Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Con lừa giữa hai bó cỏ



Con lừa Buridan. 

Phương pháp ra quyết định này được sử dụng khi bạn phải đối mặt với nhiều lựa chọn hấp dẫn như nhau. Bản chất của nó bắt nguồn từ một câu chuyện ngụ ngôn về một con lừa được đặt giữa hai bó cỏ khô ngon lành. 
Con lừa không thể quyết định lựa chọn bó cỏ khô nào ngon hơn để ăn, và kết quả là con lừa đó đã chết đói chỉ vì sự thiếu quyết đoán này. 
Phương pháp này chỉ đơn giản là lên danh sách các điểm tiêu cực hay mặt hạn chế của mỗi quyết định, bởi vì khi có nhiều lựa chọn tương đương nhau, chúng ta sẽ trở nên lúng túng và có thể bỏ qua một số mặt hạn chế nào đó. 
Kỹ thuật này thực sự hữu ích đối với một quyết định có nhiều lựa chọn khác nhau và quyết định sẽ được ban hành trên cơ sở phân tích xem lựa chọn nào có ít mặt hạn chế hơn cả.http://www.khoinghiep.info/kien-thuc-co-ban/cac-khai-niem-co-ban/3231-quyet-dinh-kd-ky-nang-can-biet.html?start=1

Bài tập hôm nay:
Bó cỏ 1: tẩm hóa chất, ăn xong khoảng 10 năm sau sẽ chết
Bó cỏ 2: Cỏ khô, mỗi lần gặm là ăn một phát đá phọt cứt
Hỏi lừa chọn bó cỏ nào. 


Con lừa giữa 2 bó cỏ là trường hợp của Tây, vậy ta có bài toán nào tương tự?
Có ngay:
Đang khi lửa tắt, cơm sôi, lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem
Được các cụ coi là tình huống nan giải nhất mà người phụ nữ truyền thống phải giáp mặt đối phó.
Xưa nấu cơm bếp củi, bếp rơm, mùn, than...canh lửa rất khó, nó mà tắt chổng mông thổi lửa nhóm lại rất mệt và phức tạp cho nên cơm rất dễ bị trên sống dưới khê giữa nhão nhoét chớ nấu nồi cơm không dễ dàng như ngày nay. 
Ngay cả 1 chị đầy kinh nghiệm vẫn có thể bị nồi cơm khê, bù lại nấu nồi gang, vùi than rơm thì ăn ngon thôi rồi, nhứt là cháy cứ giòn tan vàng rộm.
Lợn (heo) trừ 1 thời gian ngắn say mê lên CNXH bị lơ là chớ gần như được coi trọng ngang người, thời bao cấp thì hơn cả GSTS. Nó mà réo đói thì phải phục vụ ngay.
Hồi đó lại tam đại đồng đường, heo không im mõm thì mẹ chồng chửi xéo rát mặt, rất rầy rà.
Con khóc thì các mẹ biết rồi, phụ nữ có con thì con là nhất, chồng gần như không còn trong bộ nhớ.
Chồng bị bỏ quên nên ảnh giở võ cho nhớ. Ảnh đòi tòm tem. Xưa chồng nắm tài sản nên oai như cóc, chồng muốn là phải chiều chớ không phải như ngày nay, khi nào chị em khều thì chồng mới được phép.
Nói thế để biết tình huống khó khăn nan giải chớ không dễ như cách chọn lựa ra quyết định trong bài viết thú vị này:
Tình huống vui khó đỡ khi đi phỏng vấn, chia sẻ từ status của anh Nguyễn Thanh Sơn Ogilvy
Khi tuyển nhân viên, mình hay hỏi họ nếu em lâm vào tình huống như câu ca dao "trong khi lửa tắt cơm sôi, lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem" thì em sẽ làm gì?
Nếu em ấy bảo "em chiều chồng trước, vì nếu không nó ngầy ngà lắm, còn thiếu đi bữa ăn, con khóc rồi nín, lợn kêu kệ mịa lợn" thì em đó sẽ làm việc cần mẫn, cái gì cũng vâng dạ với sếp và với khách hàng, làm nhân viên 10 năm vẫn nguyên một vị trí.
Nếu em ấy bảo "em cho con em ăn đã, nó còn bé tội tình gì, người lớn thiếu bữa ăn hay nhịn cái khoản kia tý có sao, còn lợn kệ mịa lợn" thì em ấy là người hay vun vén cho bản thân, cái gì cũng có lợi mới làm, khách hàng, nhân viên hay đồng nghiệp đều xếp hàng sau

Nếu em ấy bảo " đi làm về mệt bỏ mẹ, chồng với con là cái cục nợ, em phải nấu cho xong cái nồi cơm không cả nhà nhịn thì có chiều chồng nó cũng không thoải mái, cho lợn ăn, dỗ đứa bé xong, rồi đấy ông muốn làm gì thì làm" thì là bạn làm việc khoa học, ít cảm xúc, công việc rành rẽ gọn gàng

Còn nếu em ấy bảo em sẽ bảo chồng muốn làm tý thì đi trông cho tôi nồi cơm, cơm chín thì tôi chiều, trong lúc đó em ôm con ra cho nó xem em cho lợn ăn nó vui nó hết khóc- bạn này nên tuyển ngay, vì như vậy có tư chất làm lãnh đạo

Tất nhiên cũng có lần gặp có em bảo em "chồng còn chả có, có chi con", nhà em chưa bao giờ nuôi lợn và em cũng không phải nấu cơm bao giờ...vâng loại này thì vờ vĩnh hỏi tiếp mấy câu nữa rồi giải tán ngay và luôn

Cũng có lần gặp được của quí, đó là ngoài trả lời như trường hợp 4 còn thêm vào một câu, em cũng dặn với là trông cơm mà để cháy nồi cơm hay cháy "cái kia" thì ông nghỉ nhé- vừa có tư chất lãnh đạo vừa hiểu risk management 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét