Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Cuộc chiến vương quyền hội đồng quản trị


Thao túng cuộc họp (2)
- Tổng kết: chốt cuộc họp với những ý có lợi cho mình, giảm nhẹ ý nghĩa của điểm khác
- Quyết định trước kết quả: giống kiểu án bỏ túi, dù ai nói ngả nói nghiêng, ta đây đã quyết làm gì được ta
- Làm đúng quy trình: là 1 công cụ hữu hiệu chống lại người thao túng cũng như người thao túng dùng nó 1 cách hiệu quả. Còn khi không có quy trình thì mặc sức. Đã từng có những trường hợp báo cáo của BKS, của những vấn đề mà người thao túng không muốn đưa ra liền ỉm đi. Trường hợp này phần lớn do CT HĐQT quá lơ là, yếu kém kiểu tôi cứ thắc mắc không biết BKS làm gì mà cả năm không báo cáo. 
- Phản đối với chủ tọa: thảo luận gây bất lợi cho người thao túng thì anh ta bèn đề nghị chuyển sang thảo luận vấn đề khác
- Đưa ra vấn đề khác: lợi dụng khoảng trống nghị sự để đưa ra vấn đề mới có lợi cho anh ta hoặc nhóm của ảnh gọi là chiến thuật chèn vào chỗ trống
- Trì hoãn thảo luận bằng cách nêu lý do cần suy nghĩ thêm, thiếu thông tin...gọi là câu giờ. Tập cũng đang dùng chiêu này để chống Trump do Trump có nhiệm kỳ còn Tập thì không
- Hoãn cuộc họp: mức cao hơn của câu giờ
- Thiếu TV cần thiết dự họp: cố tình vắng mặt hoặc tới lúc biểu quyết bỏ ra ngoài...để ngăn các quyết định có yêu cầu tỉ lệ TV đồng ý
- Xử lý biên bản cuộc họp: viết biên bản theo ý người thao túng hoặc sửa biên bản nếu các TV không ký nháy từng tờ... 


Thao túng cuộc họp (1)
- Quản lý chương trình nghị sự: quyết định điều gì sẽ được đưa ra bàn bạc, điều gì không. Vd khi xảy ra lỗi làm hoạt động kinh doanh liên tục bị ngưng trệ thì không đưa ra bàn mà lại đưa vấn đề lương thưởng TV HĐQT ra bàn chẳng hạn
- Xét lại biên bản họp của kỳ trước: nhằm khơi lại vấn đề đã được giải quyết từ trước. Chiêu này các bạn thấy TQ áp dụng khi đàm phán thương chiến với Mỹ
- Chiếm quyền điều hành buổi họp: chiêu của PCT kiêm CEO nhằm ép CT mới, thiếu kinh nghiệm thành CT gật, vd như vấn đề này hơi chuyên môn, đặc thù anh ở trên chưa nắm, để tôi trình bày cho rõ
- Chuyển hướng tập trung của vấn đề tranh luận: 1 vd kinh điển về việc HĐQT họp về xây dựng nhà máy điện hạt nhân, trước đó thì duyệt xây nhà để xe. Phần xây nhà để xe có nhiều phương án, tranh cãi thuyết phục sôi nổi chiếm mất gần hết buổi sáng. Sau đó phần dự án điện hạt nhân được thông qua nhanh chóng vì mọi người đã mệt, đã hết thời gian, và phức tạp quá tầm hiểu biết thông thường.
Chiêu này hợp văn hóa Việt, có việc quan trọng thì cả buổi cứ hỏi thăm sức khỏe, cà kê dê ngỗng, trên trời dưới bể sau cùng trước khi chia tay mới lò ra câu chuyện chính.
- Làm bẽ mặt: đưa ra sự nghi ngờ khi đáp trả 1 đề xuất. Người làm bẽ mặt thường có thông tin đầy đủ hơn, hoặc đã thống nhất với các TV khác...
- Mượn oai cọp: cái này các anh trên đã quyết rồi, anh 2 nói vầy, chú 4 nói thế kia...là 1 công cụ đầy sức mạnh dù chả ai kiểm chứng được có đúng là mấy ảnh có nói thế không


- Tấn công dồn dập: thường do TV tham gia điều hành thực  hiện, cung cấp hàng đống dữ liệu nhằm làm các TV không điều hành rối, lẫn lộn và dấu diếm những điểm bất lợi. Từ đó phao ra TV độc lập biết gì đâu còn bên trong ép các TV này thành yes man
- Nói lòng vòng: trên diễn đàn QH nếu bạn để ý, đa số người hỏi và người trả lời đều nói lòng vòng, hỏi cũng không rõ nhắm cái chi mà trả lời cũng đánh võng ra khỏi mục tiêu của câu hỏi nhằm câu giờ, bóp méo quan điểm hay có lợi cho người lòng vòng
- Đỡ đầu: TV quyền lực đỡ đầu, bảo trợ cho TV mới, yếu vì lợi ích cả 2
- Tham bát bỏ mâm: xảy ra khi TV HĐQT hỗ trợ 1 bộ phận của tổ chức mà gây hại đến toàn bộ công ty. Vd Xã xệ đưa người của mình lên trám các chỗ trong công ty dù họ còn non, khi Xệ hưu, chả ai thay thế nổi Xệ nữa
- Gây ấn tượng bên ngoài tốt: thể hiện ra bên ngoài rất lấp lánh từ kết quả kinh doanh, quản trị tốt, truyền thông tốt...tóm lại rất lạc quan, rất tươi sáng và che dấu hết hoặc hầu hết yếu kém, rủi ro. Vd như đế chế V chẳng hạn, trên truyền thông đố thấy tin xấu về họ, chỉ có ngày mai tươi sáng


- Vận động hành lang: diễn ra bên ngoài phòng họp, là nỗ lực ảnh hưởng lên các TV HĐQT hoặc những người ở vị trí có thể ảnh hưởng lên các TV
- Thông đồng: 2 hoặc nhiều TV thông đồng với nhau vì lợi ích chung. Kiểu người đầu hỗ trợ nhiệt tình cho đề xuất đầu tư có lợi cho người thứ 2, còn người thứ 2 sẽ đưa lập luận bảo vệ trong buổi phê bình người thứ nhất dùng ngân sách yếu kém...
- Tuyên truyền: nói hoài là người ta tin, cứ cung cấp thông tin hỗ trợ mà không cung cấp bức tranh hoàn chỉnh. Vd đưa ra sản phẩm phái sinh mới mà không nhắc tới rủi ro hay TTCK là ngành không rủi ro như TS Xã xệ từng đanh thép tuyên bố
- Các phe phái đối đầu: là tình huống cực điểm của trò chơi liên minh và bè phái. HĐQT tồn tại các phe đối đầu nhau. Sự thù địch, gián điệp, 2 mang... có thể xuất hiện, Xã xệ từng sử dụng chiêu này xuất sắc bằng cách đưa người tiếp cận 1 TV phe đối địch ở quê lên, người thường nói: phải cẩn thận, ếch chết tại miệng. Nhưng ở quê thì không thể gian bằng người phố, bên kia tính làm gì là Xệ nắm sạch . Có thể tham khảo thêm trường hợp Eximbank qua tình huống tổ chức ĐHĐCĐ hiện nay
- Phao tin đồn nhảm: tin đồn rất dễ được tiếp nhận do bản tính tò mò nên chiêu thả thuốc độc xuống giếng rất có hiệu quả. 99% là thực, chỉ 1% lõi tẩm thuốc độc. Gây hoang mang, nghi ngờ là mục đích của trò này. Giống như đệ Xã xệ đi đâu cũng có chiêu cáp đôi người này với người kia (tất nhiên là VIP trong tầm ngắm) rồi cứ mặc sức phao tin, bô lô ba la về cặp đó đẹp đôi, hợp nhau, hẹn hò...để quần hùng tin là thật kiểu: thằng nào chả mê gái, gái nào chả tham tài...    


- Phân chia và kiểm soát: Đây là chiêu chia để trị kinh điển, muốn mọi người nghe mình thì tốt nhất là để mọi người quay ra cạnh tranh, kình chống với nhau. VD chia tách thành nhóm TV điều hành, không điều hành và BKS or có thể chia rẽ thành nhóm khách hàng, nhóm cung cấp, nhóm cơ quan QLNN
- Xây dựng đế chế: CEO thường chơi trò này do dễ dàng lạm dụng được đặc quyền về thông tin, con người, tiền bạc và các nguồn lực khác để thâu tóm toàn bộ quyền lực của tổ chức. Các bạn có thể tham khảo các chiêu trò của Xã xệ liên quan tới mưu đồ, đấu tranh và xâm xâm chiếm
- Một nửa sự thật: bằng cách chỉ cung cấp 1 góc thông tin về vấn đề trước HĐQT, 1 TV vô đạo đức có thể làm lệch lạc buổi thảo luận theo hướng mình muốn. Vd trong cuộc họp Xã xệ đòi kỷ luật 1 trưởng phòng vì tội vu khống. Cấp dưới mà vu khống cấp trên là tội gấp đôi rồi. Sau tìm hiểu hóa ra có khiếu nại về việc Xã xệ lấy máy móc của công ty mang về nhà xài thật, khi nghe tin nội ứng từ cấp trên thì Xệ mang trả lại, xóa bỏ chứng cớ và tiến hành phản vu khống với người mà Xệ nghi đã có báo cáo khiếu nại
- Chương trình nghị sự kín: đưa ra lập luận thuyết phúc hỗ trợ cho 1 vấn đề cụ thể mà không nói cho mọi người biết cái đó làm tăng lợi ích của anh ta. VD như đề cử công ty sân sau, công ty chi hoa hồng riêng cho ảnh...   
(TLTK là cuốn này của Tricker)


- Liên kết: Khi HĐQT hoạt động, các quyết định được thông qua theo kiểu đối nhân thì các trò chơi xuất hiện. 2 hay nhiều TV liên kết lại để gây ảnh hưởng lên quyết định của HĐQT
- Liên minh và bè phái: Mao CT dạy về mâu thuẫn luận, hễ cứ có 3 người là thự nhiên chia làm 2 phe để tranh đấu xem ai thắng ai thua nên gây bè kết phái là chuyện đương nhiên. Các phe phái có thể liên minh với nhau khi có mục đích chung. Ở đây việc vận động phi chính thức nổi lên như chìa khóa giải quyết vấn đề
- Thân hữu: đã anh em bồ bịch với nhau thì ủng hộ nhau, giúp nhau đạt mục đích cho họ trước chớ không phải vì lợi ích tốt nhất của công ty hay tính hợp lý của tình huống. Nên CT hoặc TV bự có xu hướng đưa anh em đệ tử thân hữu vô HĐQT cho dễ bề thao túng và không khí HĐQT vui vẻ như hội phỏm. Các quyết định nhanh chóng, ít có tranh luận...
- Thỏa hiệp: bên ngoài phòng họp 2 hay nhiều TV làm deal với nhau để đạt được kết quả cụ thể về vấn đề nào đó có lợi cho họ trước 



Quản lý (management) là quản 1 cách hợp lý nhằm giảm giá thành, tăng lợi nhuận còn quản trị (governance) là lèo lái định hướng. 
Mà đã lèo lái định hướng là dính tới con người tới quyền lực:
- "quyền lực là khả năng khiến mọi thứ xảy ra" và mỗi thành viên HĐQT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài, bên trong, pháp luật, quy định của công ty, công ty mẹ, người cung cấp, kiểm toán, quan chức, truyền thông...và bản thân cá nhân thành viên HĐQT cũng có quyền lực của bản thân họ dựa trên cá tính, năng lực, địa vị, chính trị...nên" điều quan trọng trên thế giới này không phải là anh biết những gì, mà là anh biết ai".
Cho nên quan hệ của các TV HĐQT rơi vô vòng xoáy quyền lực, trò chơi vương quyền  như liên minh, thân hữu, kiểm soát...
Trong mô hình tương tác HĐQT thường chia ra theo mức quan hệ và hiệu quả của HĐQT như sau:
- Hội phỏm: giống như CLB bên tây, còn VN thì là hội phỏm do HĐQT thường là thế hệ sáng lập, có bố già cầm đầu nên không khí vui vẻ giống như NH Phương nam thời a Trầm Bê chẳng hạn
- HĐQT chuyên nghiệp: mời đọc sách
- HĐQT bù nhìn chỉ để đóng dấu: giống mô hình kinh điển vua Lê chúa Trịnh thời phong kiến, vua thõng tay để chúa làm nên mô hình vừa gọn nhẹ, công việc trôi chảy mà thiên hạ thái bình
- HĐQT mang tính đại diện cho các nhóm cổ đông chính, khi các nhóm mâu thuẫn phe phái thì HĐQT cũng mang tính phe phái. Trò chơi vương quyền xuất hiện quyết liệt giống như Eximbank bây giờ



Từ ngày hôm nay tôi sẽ đưa dần dần những lối quản trị trong đời thực lên góc này. Là những câu chuyện ít được đề cập khi học lý thuyết
1. Quản lý kiểu đi dây:
Đi dây giống như nghệ sỹ làm xiếc, trân tay cầm cây sào dài để giữ thăng bằng, chân bước đi trên sợi cáp chăng trên từ đầu này qua đầu kia. Những người này ngoài khả năng giữ thăng bằng tôt, độ tập trung cao còn phải lường trước được những tình huống bất thường.
Những người đi làm đều hiều đi làm muốn làm được việc thì tựu trung có mấy cách:
- theo phe sếp
- không theo phe thì phải có chuyên môn người khác không, khó làm được
Nên đa phần phải chạy theo phe sếp, ông nào chọn nhầm cửa, chui vô phe đối lập thì khả năng cao là xất bấc xang bang. Theo phe sếp thì người đông, lộc rơi vãi phải xếp hàng, mà trời mưa nắng thất thường, sếp đổ sếp đi mà chưa kịp thu hồi vốn thì coi như lỗ nặng.
Vậy những người đi dây rất khéo, phe nào cũng ghĩ là của mình, việc khó thì nhóm không phe giúp, việc ngon thì phe sếp chia, việc nguy hiểm thì phe đối lập báo...cứ thế mà họ lên.
Đi dây là nghệ thuật, đi non thì mọi người hiểu là ba phải, khôn vặt quá thành là mặt lá trái nên người đi dây khéo được cả hội chịu đèn.
Tới khi lên sếp họ vẫn tiếp tục đi dây với cấp trên, cấp dưới, người liên quan...nếu họ chia bánh tốt nữa thì oanh oanh liệt liệt mặc dù năng lực lãnh đạo thường thường bậc trung.

2. Quản lý kiểu đa cấp
Những người thi triển mô hình Quản lý kiểu đa cấp này là những người có biệt tài. Ví dụ anh ta chỉ có 1 người làm được việc, như thư ký chả hạn. Anh ta sẽ dùng mọi cách để thư ký tin phục anh ta và điều hành công ty cho ảnh.

Hoặc có 1 cá nhân làm được việc nhưng cấp thấp, mỗi khi cần ra quyết định là 1 dây chuyền sai việc chuyển lệnh được lập lên, nó chạy từ sếp xuống trưởng phòng, TP lại giao cho nhóm trưởng, nhóm trưởng giao việc cho key person này.
Cứ thế 1 đám ký sinh trùng hưởng lợi nhờ may mắn có 1 người trong công ty làm được việc. Vậy thì sao không thăng cấp cho anh ta?
Có nhiều lý do, những tổ chức như vậy thường có đặc quyền hoặc độc quyền nên ghế thường được phân bổ kiểu chia chác chớ không theo năng lực, vả lại thăng chức cho người key này lên phó phòng chả hạn thì TP sợ, lên phó GĐ thì GĐ mất ăn mất ngủ, chả dại



Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

Sự va chạm hệ sinh thái

Sự cân bằng không mong đợi.
Ở thành phố ô nhiễm môi trường, bụi mịn lên cao vượt ngưỡng quá xa. Mọi người lo lắng không có cách nào giải quyết.
Bỗng nhiên cô vy xuất hiện người đi lại ít hẳn rồi cách ly. Đi lại tối thiểu, bầu trời trở lại trong xanh, bụi mịn cũng ít hẳn vì đi lại ít và cũng sản xuất tiêu thụ xnk ít hẳn

Khủng hoảng của mô hình 1 quốc gia 2 chế độ:
Khi ông ĐT Bình và bà Thatcher gặp nhau thì bả suýt té khi nghe ổng nói tới mô hình 1 quốc gia 2 chế độ và cam kết tôn trọng trong 50 năm. Bả choáng vì thực ra nếu TQ muốn lấy luôn thì Anh cũng chả giữ được.
Vậy tại sao TQ không sáp nhập HK ngay và luôn.
Để quay lại câu chuyện đó thì thực ra ĐT Bình chỉ là tiếp nối chiêu thức của Mao CT mà thôi.
Mao CT công 7 tội 3 trong đó 2 có 2 đại công:
- Bảo vệ Đặng không cho Giang Thanh làm thịt
- Không chiếm HK và tuyên bố HK như hòn ngọc bày trong tủ kiếng TQ.
Nhờ đó mà vốn, công nghệ, truyền thông, quan hệ, tình báo...được chảy qua cổng HK. HK trở thành vùng nước lợ màu mỡ cho TQ khai thác và vai trò đó chỉ có tăng cho đến năm 2000. Ngay cả VN thời chống Mỹ cũng qua cổng HK để chuyển ngân usd cho lực lượng VC.
Vậy cơ chế nhất quốc lưỡng thể hoạt động như thế nào? Nói cho ngay thì TQ sẽ ngày càng làm cho HK giống đại lục và HK đương nhiên biết chuyện đó qua:
- Mật độ dân HK quá đông mà TQ chả nhả thêm đất
- Chỉ cho dân TQ du lịch để hỗ trợ kinh tế HK 1 cách nhỏ giọt kiểu đàn bà
- Vai trò trung tâm tài chính bị giảm sút do sự cạnh tranh của Thượng hải, Thâm quyến
Tóm lại là đứa con nhà giàu, hoang đàng trở về nhà thấy sau màn chào hỏi thì mấy anh em nghèo xưa giờ giàu lên trông thấy còn mình thì trước hơn họ 1 trượng giờ chả còn hơn mấy.
Và cú khớp hàm thiếc bắt công tử quen chơi đêm nhưng dưới mắt phụ huynh là vô kỷ luật kiểu 10h tối phải về nhà là giọt nước tràn ly. 
Nói tóm lại Tập đang mơ về kim cương và để hạt ngọc cho ngâu vày.

.................
Pierre Darriulat
Gần đây tôi thực sự phiền lòng khi đọc trên Thời báo Tài chính ngày 25/5 một đề xuất của Bộ Tài chính nhằm tiến tới cắt giảm nguồn kinh phí của Nhà nước dành cho các quỹ khoa học công nghệ quốc gia, gồm NAFOSTED và NATIF. 

Như thường lệ, những đề xuất kiểu như vậy được người ta nhân danh ngọn cờ thúc đẩy tự chủ hóa các quỹ này. Nếu đề xuất này được triển khai trong thực tế, nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển nghiên cứu cơ bản ở Việt Nam.
Sự cần thiết hỗ trợ và phát triển nghiên cứu cơ bản nói chung, nhất là ở các nước đang phát triển, là điều hiển nhiên được minh chứng qua rất nhiều các căn cứ. 
Phớt lờ sự cần thiết này sẽ làm tổn hại sâu sắc cho Việt Nam; trầm trọng thêm vấn nạn chảy máu chất xám; góp phần trì kéo đất nước trong môi trường của một nền kinh tế lao động giá rẻ và phụ thuộc đầu tư nước ngoài; gây trở ngại sự chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức, điều kiện cần thiết để phát triển đất nước; khiến nền khoa học và công nghệ đất nước không thể thoát khỏi đẳng cấp thấp hiện nay để vươn lên tầm quốc tế, tước đoạt đi động lực khuyến khích và hỗ trợ cần thiết để cuối cùng nó có thể cất cánh.

Nguồn kinh phí cho nghiên cứu cơ bản ở Việt Nam đang thấp hơn nhiều mức cần thiết để giúp phát triển đất nước. Mức chi tiêu cho R&D tính trên GDP của chúng ta đang là 0,21%, chỉ là một phần nhỏ so với con số 2,1% ở Trung Quốc. 
Các đồng nghiệp trẻ của tôi tại phòng Thiên văn học ở Trung tâm Vũ trụ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, đang có thu nhập 200 tới 400 USD, kém gấp 20 lần so với thu nhập họ có thể có được nếu làm việc ở các nước phát triển. 
Chúng tôi không hề có kinh phí thường xuyên cho việc tham gia các khóa học và hội thảo quốc tế, hay để mời các đồng nghiệp nước ngoài đến làm việc ngắn ngày trong nước; gần đây chúng tôi cử một nhà nghiên cứu đến hỗ trợ và huấn luyện tại Đài Thiên văn James Maxwell Clerk trên đỉnh Maunakea ở Haiwaii, và cá nhân tôi phải bỏ tiền túi để giúp cậu ấy mua vé máy bay. 
Các nhà khoa học nhìn chung không có đầy đủ kinh phí để có thể vận hành và bảo dưỡng cho các thiết bị làm việc.
Sự thiếu tôn trọng như vậy đối với nghiên cứu cơ bản – nhìn rộng ra là đối với khoa học cùng các nghề nghiệp trí tuệ khác – gây ra những hậu quả tai hại sâu sắc cho đất nước. 
Nó ngăn cản lớp trẻ nhận ra tài sản chân chính của quốc gia nằm ở trí óc và trái tim của nhân dân, chứ không nằm trong két ngân hàng; ngăn cản họ hướng theo những giá trị tinh túy của khoa học: trí tò mò, sự nghiêm cẩn, lòng trắc ẩn, và tầm nhìn xa trông rộng; ngăn cản họ khát vọng khôi phục lại ở trong nước những giá trị của tri thức và đạo đức giúp nâng đỡ phẩm giá con người.



Đây mới chỉ tính rác thải từ Mỹ. Thực ra càng giàu càng sạch và rác cứ tuồn từ nơi giàu sang nơi nghèo. Nghèo mà sẵn nhân công thì trở thành túi đựng rác.


28/06/2019
Một cuộc điều tra do The Guardian (Anh) thực hiện trên phạm vi 11 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã tìm ra “bí mật bẩn thỉu” trên đường tới các bãi đỗ nước ngoài của rác thải nhựa Mỹ.

Theo những lời quảng cáo của ngành công nghiệp nhựa Mỹ, các chất thải nhựa sẽ được đưa vào một nhà máy tái chế để chuyển thành những sản phẩm mới. Nhưng trên thực tế, quá trình đó lại diễn ra hoàn toàn trái ngược.

Theo ước tính của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ, vào năm 2015, chỉ có 9% chất thải nhựa Mỹ được tái chế, Trung Quốc và Hong Kong xử lý hơn một nửa: khoảng 1,6 triệu tấn mỗi năm khi phát triển một ngành công nghiệp khổng lồ để khai thác và tái chế những rác thải có giá trị nhất và tạo ra những sản phảm có thể đưa trở lại thế giới phương Tây. 

Tuy nhiên do trong các đống rác thải này có nhiều loại gây ô nhiễm hoặc không thể tái chế hoặc đơn giản là tìm “bãi đáp” tại Trung Quốc nên làm dấy lên những nỗi sợ hãi về sức khỏe và môi trường, Trung Quốc quyết định đóng cửa trước mọi loại rác thải nhựa vào cuối năm 2017.

Kể từ đó, chất thải nhựa của Mỹ trở thành quả bóng được nảy đi nảy lại từ quốc gia này sang quốc gia khác. Phân tích của The Guardian cho thấy, Mỹ vẫn chuyển hơn 1 triệu tấn mỗi năm ra nước ngoài.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu và thấy nhiều quốc gia ở mức nghèo đói đã tham gia vào “đường dây” này. Theo một nghiên cứu của Jenna Jambeck (trường đại học Georgia) thì Malaysia là quốc gia tiếp nhận kỷ lục rác thải nhựa Mỹ, và 55% lượng này không được quản lý đúng quy trình – có nghĩa là chỉ đưa vào các địa điểm lộ thiên. 
Indonesia và Việt Nam thì lần lượt có tới 81% và 86% lượng rác thải quản lý không đúng quy trình.
Năm 2018, Mỹ chuyển 83.000 tấn rác thải nhựa tới Việt Nam.

Trong khi những ảnh hưởng đến sức khỏe người làm nghề đồng nát do phơi nhiễm rác thải nhựa vẫn chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo, mùi hôi từ việc đốt nhựa hoặc từ quá trình tái chế có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh hô hấp. 
Việc tiếp xúc thường xuyên có thể khiến người làm và cả cư dân xung quanh có nguy cơ nhiễm độc hàng trăm chất độc với cơ thể con người, bao gồm axit clohydric, lưu huỳnh điôxit, dioxin và nhiều loại kim loại nặng, vốn có khả năng phát triển thành các chứng rối loạn nội tiết ung thư.

Vào tháng 4/2019, hơn 23.400 container rác thải bị hải quan giữ lại nhưng công việc vẫn tiếp tục tiến triển ở làng Minh Khai. Bà Thắm nói, đồ phế liệu vẫn hàng ngày tới từ Hải Phòng và những nơi khác.
Khi các quốc gia như Việt Nam, Malaysia và Thái Lan cấm nhập khẩu thì chất thải nhựa tìm bến đỗ ở một loạt các quốc gia mới như Campuchia, Lào, Ghana, Ethiopia, Kenya và Sénégal, những nơi trước chưa từng xử lý chất thải nhựa Mỹ.

Không riêng gì người dân Sihanoukville mà cả người dân Valenzuela cũng không biết rác thải nhựa họ đang tái chế là từ Mỹ (mỗi tháng có 120 container rác nhựa được chở tới Philippines bằng tàu biển), chỉ có các hồ sơ nhập khẩu cho biết chúng được vận chuyển từ nhiều nơi như Los Angeles, Georgia và New York.

Các chuyên gia ước tính, từ 20 đến 70% chất thải nhựa được đưa vào các cơ sở tái chế trên toàn cầu sẽ bị loại bỏ bởi không thể tái chế được – vì vậy quá trình tái chế tại Sihanoukville rút cục cũng dẫn đến kết quả là đem lại nhiều thứ xà bần đồng nát ở đây hơn nữa.

Làm thế nào để đồ nhựa do bạn thải ra lại có thể tới một làng quê Đông Nam Á? Dĩ nhiên là thông qua một mạng lưới thương mại trải rộng qua các đại dương và lục địa, một mạng lưới đầy phức tạp, đôi khi bất chính và chỉ một vài thành viên là hiểu rõ vai trò của mình.
Mức giá 150 USD cho một tấn rác thải nhựa từ Mỹ. Một khi được chuyển ra nước ngoài, bán cho một cơ sở tái chế nào đó, có thể đạt mức giá 800 USD/tấn. 
Thanh Phương lược dịch




Con người với lối suy nghĩ theo kiểu hệ thống thì đầu vào đầu ra rất quan trọng, có cả giải Nobel trao cho vấn đề này.
Thời mới mở cửa thậm chí có lãnh đạo còn tin tưởng đầu vào đầu ra sẽ giải quyết được mọi thứ. Nguyên vật liệu cho vô hộp đen 1 cái là đầu ra sản phẩm theo kiểu cho con bò vào đầu bên này thì bên kia cho ra xúc xích vậy.
Thời bao cấp vẫn ngâm nga:
Bà con trí thức chúng ta, đầu vào rau muống đầu ra công trình
Đó là nói về lứa trí thức thời bao cấp chớ thực ra trong tư duy người Á đông không coi trọng đầu ra lắm: 

Kiểu như TQ thì thờ con có ăn mà không có ị, Ấn độ khá hơn thì nước sạch vô bên trái, nước thải ra bên phải theo chiều kim đồng hồ.
Còn VN tới thời thuộc Pháp đã kinh ngạc kêu lên: thuế xia kia mới thật lạ lùng (Phan Bội Châu) chứng tỏ luôn coi nhất quận công, nhị ỉa đồng. 

Cố sức kiếm cái bỏ miệng còn ỉa thì bạ đâu ỉa đó.
Sau này ở các thành phố lớn như Hà nội có làng Cổ nhuế, Hải phòng có Thủy Nguyên là nơi chuyên tập kết phân (đứng trên phà Bính anh thề, không lấy được cứt không về TN)....
Đó là những cơ sở CNH đầu tiên, hình thành nên tư duy tập trung rác thải vô 1 chỗ kiểu bãi rác Đa phước ở Tp.HCM về sau.

Dạo này mọi người quen thuộc với khái niệm hệ sinh thái do Apple quá nổi tiếng.  Thực ra nó có từ lâu, Darwin đưa ra khái niệm hệ sinh thái rồi tư đó khái niệm này lan tỏa và các nhà vật lý chứng minh được rằng nếu 1 hệ thống mà đóng thì entropy sẽ tăng và 1 lúc nào đó hệ thống sẽ nổ bùng nên họ biết đóng cửa chỉ có chết.

Con người thoạt tiên sợ thiên nhiên, thờ cúng trời đất, sấm sét...nên mới đưa ra mô hình thuận theo tự nhiên như Lão tử.

Theo đà phát triển, đạt tới trình khai thác thiên nhiên rồi tới cuồng vọng thay trời đổi đất, vẽ lại giang san. Coi thiên nhiên là đối tượng cần cải tạo nên từ đó đắp đập làm thủy điện, phá rừng....

Rồi 1 lúc nào đó con người lại thấy mình đã chinh phục được thiên nhiên, nghĩ rằng thiên nhiên sẽ ngoan ngoãn như con chó dưới tay chủ khi khám phá ra năng lượng hạt nhân, chinh phục vũ trụ.

Rất nhanh sau đó họ thức tỉnh:
Trong Contrat Naturel, Michel Serres nói con người không phải là chủ nhân của trái đất, trái lại , sống trên trái đất như một ký sinh trùng (parasites), như một loại cây tầm gởi. Ký sinh trùng, nếu không bảo vệ môi trường mình sống nhờ, nếu vô trách nhiệm, sẽ tàn phá, giết hại mội trường và chết theo. Vì vậy, con người phải có bổn phận với trái đất, phải ký một giao kèo ( contrat ) với thiên nhiên.

Tóm lại sau khi xả rác ngập trái đất thì họ nhận ra thân phận thật sự của mình. Từ đó phong trào Xanh ra đời, cách nay mấy chục năm những người bảo vệ môi trường bị coi là hâm lập dị thì giờ ở Đức họ là đảng hàng đầu, chuẩn bị lập chính phủ mới, hạ bệ cả bà Merkel lẫy lừng.

Ở VN phong trào không dùng bịch nilon, không xài chai nước sử dụng 1 lần bắt đầu có tiếng nói và sự hưởng ứng của nhiều người. Có đạt kết quả không thì còn dài dặc nhưng nhận thức như thế là có thay đổi, trước còn lăn tăn chọn thép hay cá thì giờ đã hiểu, như GS Phan Văn Trường đề cập:

Đề cập đến tư duy làm giàu bằng mọi giá, ông Trường cho rằng đây chính là tư duy tàn phá hệ sinh thái: 
“Ví dụ ngành xây dựng giảm giá khiến cho tai nạn công trường, vật liệu kém chất lượng xảy ra ngày một nhiều hơn. Thị trường bất động sản đang nóng quá, ai cũng muốn xây càng nhanh càng tốt, khiến cho nhiều công trình xây quá ẩu, các căn hộ không có ban công là một vấn đề rất đau lòng.

Nếu tất cả nhà thầu đều thống nhất không đi quá đề xuất chuẩn mực của ngành thì sẽ không có tai nạn xảy ra. Ngành xây dựng phải có giá sàn, luật chơi hoàn toàn nằm ở chủ đầu tư và vẫn giữ được sự cạnh tranh.

Nếu Việt Nam là thị trường thực sự thì những nhà đầu tư kém chất lượng đã chết từ lâu. Thị trường địa ốc khi đóng băng bỗng dưng có 30 ngàn tỷ đồng đến cứu, trong khi người nông dân rất cần vốn thì không thấy. 
Chúng ta có những chính sách rất cụ thể và thực tiễn cho người làm địa ốc, trong khi với nhiều lĩnh vực khác thì chỉ là hô hào thôi. 
Bản chất của một hệ sinh thái chuẩn chính là: Ai cũng là nhân và ai cũng là quả.

Tuy nhiên, đừng đổ lỗi cho cái gì mà tự mình phải thay đổi, đến lúc nào đó tự hệ sinh thái sẽ sinh ra. Khi tạo được hệ sinh thái nho nhỏ sẽ tự nó tạo ra các hệ sinh thái khác. 
Hệ sinh thái làm tối ưu hoá lợi ích cả cộng đồng, tự nó đưa cả tập thể đi đúng đường.

Khi tạo hệ sinh thái dành cho tất cả mọi người được tự do phán đoán, tự do toàn diện để kinh doanh và hái phần thu nhập tương đương giá trị mình tạo ra, đó là sự trù phú tối ưu. 
Chỉ có hệ sinh thái mới làm được điều đó, nhờ đó dù có nước nào gây áp lực Mỹ cũng sẽ không sao, ngược lại khi Mỹ gây áp lực cho nước nào đó thì nước đó sẽ khốn đốn”.

Hệ sinh thái chỉ xuất hiện khi bước đầu mọi đối tác trong toàn quốc tương tác mạnh mẽ, đồng vốn được phân phối đều, không dồn vào một lĩnh vực nào, ưu tiên phải là nông nghiệp và phát triển địa phương. 
Phải có đủ dân mới tạo ra không gian mà mình muốn, hiện thời rất đông đô thị thiếu dân, dân đều đổ về TP. HCM và Hà Nội. 
Hệ sinh thái toàn quốc chỉ có thể xuất hiện với hệ thống quy hoạch tích hợp, một hệ thống giao thông liên tỉnh với độ phủ cao, hệ thống phân phối hàng hoá năng động và toàn diện, với sự bảo vệ thị trường đồ gốc khắt khe, thủ tục hành chính nhanh chóng.
Định nghĩa một cách dễ hiểu về hệ sinh thái, khái niệm tưởng như rất trừu tượng, GS. Phan Văn Trường nói: 
“Phải chăng kinh tế Việt Nam chưa phát triển được là vì chưa có hệ sinh thái như khu vườn của ông Kimura? 
Hệ sinh thái là tập hợp các thành phần sống của động vật và thực vật phụ thuộc lẫn nhau, tương tác thông qua chu trình dinh dưỡng, dòng năng lượng, có khả năng tái tạo, thu hút các kịch sĩ mới, không một ai “Ăn không” hoặc “Bị ăn không”. 
Ai cũng có thể gia nhập hệ sinh thái, là dụng cụ để giúp các kịch sĩ khác tiếp tục sinh tồn.

Khi không có hệ sinh thái, chúng ta rất dễ đi vào ngõ cụt. Trong hệ sinh thái phải có đủ thành phần giàu nghèo. Một đất nước nếu toàn đại gia sẽ bị phá hệ sinh thái. 
Trong nền nông nghiệp, nếu các đại gia không làm việc với nông dân nghèo thì không thể hình thành hệ sinh thái, chính họ sẽ không tạo ra hệ thống để mình sinh tồn.
Giao thông phản ánh cuộc sống xã hội trong và ngoài đô thị nên quản lý giao thông không thể không quan tâm đến dân số và mật độ dân số. Giáo dục lại càng cần hệ sinh thái. 
Làm việc ở đại học quốc gia, tôi không thấy các giáo sư kết nối với nhau, thực ra họ đều cần đến nhau, chia sẻ thông tin để tạo thành hệ sinh thái.

Tổ chức nông nghiệp Việt Nam không phải là hệ sinh thái. Nông dân nào cũng lúng túng vì đầu ra, không biết đầu ra nằm ở chỗ nào. Đại gia nông nghiệp rất sợ sống gần các nông dân nhỏ lẻ. Không ai mang giải pháp toàn diện, thuận lợi an toàn cho cả nước. Không có hệ phân phối, hệ thống rau củ tươi, hệ thống lạnh tốt, mọi công việc đều nhỏ lẻ…

Hành chính và bản đồ quản trị của Việt Nam bị hạn chế bởi thái độ quan liêu, không cho phép xây dựng hệ sinh thái, các bộ không làm việc với nhau, không có quy hoạch vùng, mạch máu giao thông liên tỉnh không có chiến lược. Một xã hội như vậy thì hệ sinh thái dễ biến đi từ từ, khó lòng hồi sức và tạo điều kiện cho tiêu cực phát triển.

Nhìn sang các nước khác, nơi tồn tại nhiều hệ sinh thái một cách tự nhiên, giúp con người trung thực và tìm sự tiến bộ thực, vị giáo sư cho biết: “Trong ngành chế tạo ô tô, máy bay của Mỹ, chính những hệ sinh thái nhỏ lẻ mới tạo ra sự hợp tác chặt chẽ để tạo giá trị giữa các công ty thiết kế, kiến trúc xe, vẽ máy mới, các trường đua và các đội F1, F2, F3…

Siêu hệ sinh thái Silicon Valey - một cỗ máy tạo ra sự trù phú, giúp chính mình ngày càng lớn mạnh, thu hút nhân tài kinh khủng, tạo sân chơi cho những tinh hoa thế giới, tạo sức cuốn hút cho các lĩnh vực khác như địa ốc, ẩm thực, đời sống đô thị… Tất cả gắn bó với nhau, tạo ra sự canh tranh lẫn nhau, để từ đó tạo ra hệ sinh thái phát triển và sinh tồn.
Kinh tế vỉa hè của Việt Nam hiện thời bị huỷ đi khiến người dân rất khốn đốn. Lẽ ra phải phát triển nó bằng cách tạo điều kiện sản sinh ra những hệ sinh thái mới, có nơi hoạt động, có chỗ để xe… Chúng ta đáng lẽ phải sinh thái hoá hệ sinh thái sẵn có của kinh tế vỉa hè.

Còn đây là phát biểu của bà Merkel
Bảo vệ môi trường : Trump không hề xấu hổ khi từng tuyên bố là không hề có cái gọi là „biến đổi khí hậu“ hoặc „phá hủy môi trường“ và con người cũng không có tội lỗi gì với những khái niệm đó, mặc dù Mỹ là quốc gia số một với lượng khí thải nhiều nhất phun lên bầu khí quyển. 
Ngay từ lúc vừa nhậm chức, Trump rút lui khỏi Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu, một hiệp ước được bàn cãi gần 10 năm và được 195 nước tham gia ký kết. 
Angela Merkel phát biểu không che giấu, không ngoại giao : 
„Biến đổi khí hậu đe dọa nguồn sống tự nhiên. Sự biến đổi đó với các cuộc khủng hoảng đi kèm là do con người tạo ra. 
Vì vậy, chúng ta có thể và phải làm mọi thứ trong khả năng của con người để thực sự có thể kiểm soát được những thách thức đối với nhân loại. Điều này vẫn còn khả thi”. 
Angela Merkel còn được cử tọa đứng dậy vỗ tay hoan hô, khi bà công bố một quyết định mà chính phủ Đức vừa ban hành vào tuần lễ cuối tháng 5.2019, là đến năm 2050, Đức sẽ đạt tình trạng „trung hòa thán khí“. 
Đây là tác phẩm để đời của Angela Merkel, cho nên chúng ta có thể chờ đợi rằng, bà sẽ thúc đẩy quyết định đó sẽ nhanh chóng trở thành luật pháp trước khi bà rời chức vụ Thủ tướng.

Để làm được điều đó, cần có tinh thần lạc quan
Trái với những người bi quan, Michel Serres không hoài cổ, không tin rằng quá khứ đẹp hơn hiện tại, không ngồi than vãn, hối tiếc. 
Với những tiến bộ trên mọi phương diện, hiện tại có thể tốt đẹp hơn quá khứ, với điều kiện mỗi người đóng góp theo khả năng của mình.
Triết lý lạc quan, theo Michel Serres, là động lực để hoạt động, để cải thiện, trong khi tư duy bi quan chỉ đưa tới thái độ thụ động, tuyệt vọng.

Lạc quan, nhưng không ngây thơ. Michel Serres nói các thế lực tiền bạc mạnh hơn chúng ta, phải ý thức điều đó, nhưng không phải là lý do để bó tay.
Hãy sống lạc quan với thời đại, đừng quay về với quá khứ, đó là bài học Michel Serres nhắc đi nhắc lại. 
"Chúng ta, mỗi ngày bước đi, đặt một chân trước chân khác, nhưng không hề ý thức đó là một phép lạ trời cho mỗi buổi sáng".

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

Đề án tổ chức TTCK 1993


30.12.2019

Để đây để nhớ yêu cầu về tính an toàn trong hoạt động của Sở GDCK

Giả định phổ biến của các nhà lý thuyết có độ tin cậy cao không phải là niềm tin ngây thơ về khả năng ứng xử của con người với sự hợp lý hoàn hảo, đó là niềm tin chính đáng hơn nhiều rằng các tổ chức, được thiết kế và quản lý hợp lý, có thể bù đắp cho những nhược điểm nổi tiếng của con người và có thể do đó, hợp lý và hiệu quả hơn đáng kể so với cá nhân có thể. (Sagan, 16)

Sagan liệt kê một số kết luận được đưa ra bởi các nhà lý thuyết HRO, dựa trên một số ít nghiên cứu về môi trường tổ chức có rủi ro cao. Các nhà nghiên cứu đã xác định một tập hợp các tính năng  phổ biến giữa:

· Mục tiêu an toàn của lãnh đạo: ưu tiên tránh các thất bại nghiêm trọng trong hoạt động

· Các nhà lãnh đạo tổ chức phải đặt ưu tiên cao cho sự an toàn để truyền đạt mục tiêu này một cách rõ ràng và nhất quán đến phần còn lại của tổ chức

· Sự cần thiết của sự dư thừa. Nhiều kênh truyền thông, ra quyết định và thực hiện độc lập có thể tạo ra một hệ thống tổng thể có độ tin cậy cao
· Phân cấp - quyền hạn phải tồn tại để cho phép các phản ứng nhanh chóng và phù hợp với các nguy cơ của các cá nhân gần nhất với các vấn đề
· văn hóa - tuyển dụng những cá nhân giúp duy trì văn hóa tổ chức mạnh mẽ nhấn mạnh đến sự an toàn và tin cậy
· liên tục - duy trì hoạt động liên tục, cảnh giác và đào tạo
· học tập tổ chức - học hỏi từ các tai nạn trước và suýt bỏ lỡ.
· Cải thiện việc sử dụng mô phỏng và trí tưởng tượng của các kịch bản thất bại

Các khuyến nghị chính đưa ra năm mức tối đa để tăng cường độ tin cậy:

1. Chú ý đến các tín hiệu yếu của các sự kiện bất ngờ
2. Tránh đơn giản hóa cực độ
3. Hãy chú ý đến hoạt động
4. Duy trì cam kết phục hồi
5. Trì hoãn chuyên môn

Maxim 1 (mối bận tâm với thất bại) 
Khuyến khích một lối suy nghĩ - sự cảnh giác đối với hoạt động bất thường hoặc các sự kiện bất thường và cam kết học hỏi từ những lần suýt bỏ lỡ trong quá khứ. 
Sự cảnh giác này là cả cá nhân và tổ chức; các thành viên cá nhân của tổ chức cần cảnh giác với các tín hiệu yếu trong khu vực của họ và các nhà quản lý cần phải sẵn sàng nghe "tin xấu" khi các tín hiệu đáng ngại được báo cáo. 
Bằng cách chú ý đến "tín hiệu yếu" của sự thất bại có thể xảy ra, các nhà quản lý sẽ có nhiều thời gian hơn để thiết kế các giải pháp cho những thất bại khi chúng xuất hiện.

Maxim 2 
Giải quyết các lỗi nhận thức phổ biến về việc giảm các kết quả bất thường hoặc bất ngờ theo các danh mục phổ biến và vô hại hơn. Các nhà quản lý nên miễn cưỡng chấp nhận đơn giản hóa. 
Thảm họa tàu con thoi Columbia dường như rơi vào loại này, nơi các nhà quản lý cấp cao của NASA đã bác bỏ bằng chứng về vụ tấn công bằng bọt trong quá trình dỡ bỏ bằng cách hạ nó xuống dưới nhiều trường hợp bị tấn công trước đó.

Maxim 3 
Giải quyết sự thất bại của tổ chức liên quan đến quản lý ở xa - các giám đốc điều hành hàng đầu, những người rất "thực tế" về kiến ​​thức và hành động liên quan đến các hoạt động liên tục của doanh nghiệp. 
(Câu chuyện hiện tại của Boeing dường như minh họa cho sự thất bại này; ngay cả quyết định chuyển trụ sở công ty đến Chicago, rất xa các cơ sở sản xuất và kỹ thuật ở Seattle, minh họa thái độ sẵn sàng đối với các hoạt động.) 
Các giám đốc điều hành nhìn vào công việc của họ như "Bức tranh lớn" thay vì đảm bảo hoạt động chất lượng cao trong hoạt động thực tế của tổ chức có thể sẽ giám sát thảm họa tại một số điểm.

Maxim 4 
Là cả nhận thức và tổ chức. "Khả năng phục hồi" đề cập đến "khả năng của một tổ chức (hệ thống) duy trì hoặc lấy lại trạng thái ổn định động, cho phép nó tiếp tục hoạt động sau một tai nạn lớn và / hoặc trong tình trạng căng thẳng liên tục". 
Một tổ chức có khả năng phục hồi là một trong đó thiết kế quy trình đã được thực hiện để tránh các sự cố một điểm, trong đó các nguồn lực và công cụ có sẵn để giải quyết các sự cố "ngoài thiết kế" có thể xảy ra và làm gián đoạn một loạt hoạt động (năng lượng điện) không hoàn toàn chặn một loạt các hoạt động quan trọng khác (dòng nước làm mát). 
Một nhóm kiên cường là một nhóm trong đó nhiều cá nhân có khả năng sẵn sàng làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề, đôi khi theo những cách mới lạ, để cải thiện hậu quả của sự thất bại bất ngờ.

Maxim 5 
Nhấn mạnh điểm rằng các hoạt động và quy trình phức tạp cần được quản lý bởi các nhóm kết hợp kinh nghiệm, kiến ​​thức và sáng tạo để có thể đương đầu và vượt qua những thất bại bất ngờ. Weick và Sutcliffe đưa ra các ví dụ về các trường hợp mất chuyên môn quan trọng ở cấp tuyến đầu thông qua sự tiêu hao hoặc sự nản lòng của nhân viên, và khi các giám đốc điều hành cấp cao thay thế phán quyết của họ cho các đề xuất của cấp dưới chuyên gia hơn.

Những câu châm ngôn này liên quan đến một lượng đáng kể thực hành nhận thức, thay đổi cách mà nhân viên, người quản lý và giám đốc điều hành nghĩ: 
Tầm quan trọng của việc chú ý đến các dấu hiệu của kết quả không mong muốn (máy bơm liên tục bị hỏng trong nhà máy lọc dầu), học hỏi từ những lần suýt bỏ lỡ, tận dụng tối đa chuyên môn của các thành viên trong tổ chức, .... 
Cũng có thể xem cách các tổ chức khác nhau có thể được đánh giá về hiệu suất của họ trên năm câu châm ngôn này - trước khi xảy ra lỗi nghiêm trọng - và có thể cải thiện hiệu suất tương ứng.

Tuy nhiên, điều thú vị là quan sát rằng Weick và Sutcliffe không nêu bật một số yếu tố được ưu tiên mạnh mẽ trong các phương pháp điều trị khác của các tổ chức có độ tin cậy cao: 
Tầm quan trọng của việc thiết lập ưu tiên cao cho an toàn hệ thống ở cấp quản lý cao nhất của tổ chức (không thể tránh khỏi cạnh tranh với áp lực chi phí và lợi nhuận).
Đặc điểm tổ chức của một giám đốc điều hành an toàn được trao quyền ngoài phạm vi của các giám đốc sản xuất và kinh doanh trong tổ chức, những lợi ích có thể có của một hệ thống kiểm soát có phần phi tập trung, những lợi ích có thể có của sự dư thừa.
Tầm quan trọng đào tạo được thiết kế tốt nhằm tăng cường an toàn hệ thống cũng như an toàn cá nhân và tầm quan trọng của việc tạo ra văn hóa trung thực và tuân thủ khi nói đến an toàn.
Khi các nhà quản lý cấp trung không khuyến khích đưa ra mối quan tâm của họ về "tín hiệu" mà họ nhận thấy trong khu vực của họ, đây là một tình huống tiền thảm họa.