Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Ba tôi và thủ tướng Võ Văn Kiệt - một kỷ niệm


(Ba tôi đứng đầu tiên từ trái qua cùng các em)


Năm 1985, gia đình tôi chuyển từ Hải Phòng vào Sài Gòn. Rời cục Đăng kiểm, ba tôi đến phân viện Thiết kế tàu thủy làm việc.

Đại học Bách khoa Phú thọ trước 1975 có trường Hàng hải, sau 75 bị xóa bỏ.

Nói chuyện với mọi người ba tôi luôn nhắc tới chuyện 1 thành phố lớn như vậy mà sinh viên ngành hàng hải phải ra HP học, rồi trường ĐH Hàng hải mở phân hiệu phía Nam thu hút 1 lượng sinh viên nhưng 2 năm cuối cũng vẫn điệp khúc HP thẳng tiến.

Ổng nghĩ rằng nhân lực cho ngành đóng và sửa chữa tàu biển tại SG đang rất thiếu mà trình độ chuyên môn của các cán bộ trong ngành thừa sức đào tạo, chỉ cần có trường ĐH mở ngành mà thôi.

Nghĩ là làm, ông bắt tay vào viết đề án xây dựng ngành đào tạo cơ khí đường thủy với đích nhắm là trường ĐHBK Tp.HCM.

Năm 1989, ba tôi gặp ông Lê Văn Châu, phó thống đốc NHNN vô công tác SG. Bạn cũ từ hồi học Trung quốc những năm 50 gặp nhau hàn huyên tâm sự. Ông Châu nhận lời chuyển đề án tới thủ tướng Võ Văn Kiệt, đó là năm 1989.

Vài tháng sau thủ tướng Võ Văn Kiệt bút phê đồng ý với nội dung bản đề án và chuyển tới hiệu trưởng trường ĐHBK TP, ông Trương Minh Vệ.

Cuộc gặp giữa hiệu trưởng và ba tôi diễn ra nhanh chóng. Ông làm thủ tục chuyển về trường, vài tháng sau, năm 1990, bộ môn Cơ khí tàu thủy ra đời.
(http://www.dte.hcmut.edu.vn/dte/index.php?tin=13)

Note:
- Ba Phương là người trồng cây. Từ trường ĐH giao thông sắt bộ Cầu Giấy Hà nội đến ĐH Đường thủy Hải phòng rồi ĐH Hàng hải HP, cục Đăng kiểm HP ông đều là 1 trong những người đầu tiên về xây dựng ngành.

- Ngày đó thủ tục hành chính còn chưa ISO như bây giờ nên thông thoáng. 1 bản đề án vượt biết bao cấp mà thủ tướng vẫn đọc, đó góp phần cho bộ máy hành chính có sinh khí. Còn bộ máy mà nhăm nhăm từng nấc từng cấp không còn không gian thoáng đãng thì hệ thống đó bị quan liêu nặng.
- Ba tôi và ông 6 Dân chưa hề gặp nhau, chỉ làm qua đề án.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Đá nhanh hay chậm, Mr. Ricardo


3 mô hình chính trong kinh tế từ cổ chí kim:
- Tự cấp tự túc: các tên gọi khác bế quan tỏa cảng, tự lực cánh sinh, biệt lập. Món này mấy anh ảo tưởng 1 mình 1 chợ khoái xài
- Trọng thương: toàn cầu hóa, thương mại tự do. Món này cho mấy anh ưa buôn bán đổi chác
- Mở có trọng tâm: giao thương nhưng vẫn giữ an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng...dùng khi thấy bị kẻ khác uy hiếp.
Tóm lại xài mô hình nào do thấy có lợi hoặc tưởng là có lợi thì mần.

Lợi thế so sánh:
"...là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc giasẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sốngtăng trưởng kinh tế của chính mình."

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%A3i_th%E1%BA%BF_so_s%C3%A1nh
Thực ra trong 1 thời gian dài thì lý thuyết này cũng thường thường bậc trung thôi nhưng từ khi hết chiến tranh lạnh thì những người cổ súy cho toàn cầu hóa đã phất cờ lãnh đạo cuộc chơi kinh tế - và tất nhiên Ricardo trở lại trang trọng với tư cách là người đặt nền móng cho sự nghiệp này.

Toàn cầu hóa ca bài ca khải hoàn với EU, WTO...thừa cơ xốc tới với TPP và chiến ca của toàn cầu hóa là Chiếc lexus và cây ôliu, thế giới phẳng.

http://www.hoclamgiau.vn/training/lib/44/478/Chiec-Lexus-va-cay-O-Liu--Thomas-L-Friedman

http://www.vnseameo.org/ndbmai/Thegioiphang.pdf
của Friedman.


Khi đó, toàn cầu hóa lan tới VN qua Vinashin và chúng ta từng tự tin phải đón đầu sự chuyển dịch của nền công nghiệp đóng tàu từ Nhật Bản, Hàn Quốc qua Trung Quốc. Giờ phải tới Việt Nam chớ. Như 1 bài học kinh nghiệm, ta đã đón mừng quá lớn, quá sớm. Nói 1 cách dân dã là dựng cổng chào cho voi nhưng ai ngờ lại chỉ có lừa đi qua.

Ở VN vậy còn thế giới cũng đâu khác:

Trong khi giới tinh hoa ngây ngất với toàn cầu hóa thì họ bỏ quên những người đồng bào chậm lụt của mình.

Có 1 điều ai cũng né không dám nói là ngay ở những nước phát triển nhất đâu phải cũng thông minh, cũng là đầu tàu. Anh sử dụng lao động ở những nước đang phát triển thì ở chính quốc công việc mất (từ khi TQ vô WTO thì Hoa Kỳ mất 2,7 triệu việc làm).

Ricardo bộc lộ vấn đề cố hữu là việc làm. Cuối cùng người lao động cũng nhận ra rằng tổng GDP, GPD/người...không quan trọng bằng việc làm và thu nhập, mức sống của mình. Họ đã lên tiếng, qua lá phiếu của mình ở Anh, Hoa Kỳ, Ý...

Những người bi quan thì cho rằng TCH vỡ trận, thế giới quay về bảo hộ mậu dịch sẽ làm giảm mức phồn vinh toàn cầu nhưng thực ra họ đã tham lam khi triển khai TCH nhanh quá, số đông mệt rồi, họ muốn chơi chậm lại, vừa sức thôi.

Giống như hiện tượng VN. Sau 1 thời gian chơi nhạc đỏ thì nhạc vàng quay lại giới bình dân 1 cách vững chắc, mặc ai chê ai chặn.