Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Hành trình U19


Dạo này mọi người ca U19 quá xá, đến đợt đụng Nhật mới bớt khen. Rảnh rỗi thử cùng phân tích về U19.
- Thứ nhất, theo thống kê thì ở lứa tuổi này nhiều cầu thủ rất hứa hẹn nhưng sau thì mất biến, tỷ lệ thành công thấp. Ngoái lại chút như lứa U16 Văn Quyến, Công Vinh, Như Thuật ngày xưa chỉ còn mỗi Công Vinh; Quyến thì quá xui. 
- Vấn đề thể lực. Đây là món VN yếu nhất. Thử nghĩ xem, đá với người ta khoảng 45' mà đã bở hơi tai thì kỹ thuật có như Messi cũng thua thảm. Chuyện thể lực có lẽ còn rất lâu nữa mới khắc phục được. Như Đông Á cũng chỉ có Nhật, Hàn thể lực kém chút xíu so với tụi Âu, Mỹ, còn Tung của cao to vậy mà vẫn sức thua. 
Nghe nói bầu Đức muốn xuất khẩu lứa này ra nước ngoài. Với sức đó, trụ được ở giải Thái cũng còn chưa chắc. Nói chuyện này mới có ý so sánh về đầu tư ra nước ngoài, khó khăn lắm. Có lẽ giờ các bác mới ngấm thế nào là rủi ro khi đầu tư ra nước ngoài. Mấy chuyện mưa mưa nắng nắng như Venexuela, Cambodia... nhãn tiền.
- Vấn đề thu nhập. Tuổi cầu thủ VN quá ngắn, 20 thì còn quá trẻ mà 30 đã là già. Vậy thời hoàng kim chưa tới chục năm thì sao bao nổi 50 năm còn lại, mà đa số lại là nhà nghèo. Muốn kiếm thêm thì chỉ bán độ, còn thu nhập chính thức, quảng cáo thì không đủ. 
Cho nên nói gì thì nói môn bóng đá ở xứ mình chỉ là món tự sướng là chính vì môn này là môn tập thể, rất khó nhá so với môn cá nhân.
Tôi sẽ nói với các bạn về lý do khó nhá này:
- Đã tập thể là phải đồng đều. Các bạn thấy giải ngoại hạng Anh hoàn tráng thế mà tuyển Anh gom bi cũng rất khó khăn. Tài năng lâu lâu mới có một chú. Như Nhật Hàn, nền bóng đá mạnh vậy mà thành danh ở trời Âu đếm đầu ngón tay. Nên xứ mình, nếu may mắn lắm cũng chỉ có một vài cầu thủ ngang tây, vậy thì mãi thua là đương nhiên.
- Người VN ta cũng chăng có quen món tập thể. Riêng lẻ khỏe ăn quen rồi.
- Chơi kém thì thu nhập kém, muốn khá thì lại làm bậy. Mà làm bậy thì kết quả lại càng kém.
Nên hãy quên mấy môn thể thao tập thể đi, chỉ nên trông đợi mấy môn cá nhân, run rủi thế nào mà lại nảy ra tài năng như Tiến Minh cầu lông, Hà Thanh thể dục dụng cụ chẳng hạn thì còn có cửa huy chương với thế giới. 
Như Phi, biết mình biết người, quyền Anh hạng nhẹ ngon lành. Hay Thái đợt rồi Khumkum đánh banh quần chẳng hạn. Ngó sang Mã, Indo cầu lông ngất ngưởng. 
Kết luận gọn bóng đá chỉ là môn đá cho dân ta xem, trong nhà tự sướng mà thôi.


Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Được ăn cả, ngã về không


Tôi quen một ông anh xã hội. Thời những năm 80 ai ai cũng mơ ước được đi tàu viễn dương. Nhà nào có con đi là giàu lên thấy rõ, có của ăn của để, là niềm tự hào của nhà, thậm chí dòng tộc. 
Anh tôi đi pha sông biển, được 9 chuyến. Sau bẵng đi không gặp. Tưởng anh mua nhà to ở phố rồi. Hóa ra không phải, hôm gặp lại thấy mặt mũi thất thần, mắt trũng sâu. 
Anh kể, tính chuyến cuối xong lên bờ. Bao nhiêu vốn liếng, lời lãi, đi vay dồn vào đánh quả cuối. Số xui, tàu bị khám, ném đồ phi tang, may mà thoát tù, giờ vẫn còn nợ, khổ lắm. Giấc mơ khá giả hơn người tan như bong bóng xà phòng.
Đó là chuyện buôn tàu. Sang chuyện buôn nhà đất, giá lên lời nhiều, vay ngân hàng, vay cả bên ngoài để làm giàu. Số đãi những người nhanh chân, ai đi sau, vay nhiều là khốn đốn.
Thế thì chuyện làm ăn, buôn bán có phải là chuyện được ăn cả, ngã về không hay không?
Nhìn ra xung quanh, từ chứng khoán, cafe, bđs, ...hầu như thế cả. tại tâm tính, thói quen người Việt liều ăn nhiều chăng?
Cũng một phần nhưng cái chính là môi trường làm ăn ở VN.
Cơ hội làm ăn không nhiều, ai nhanh tay, quan hệ tốt thì giàu nhanh. Tóm lại là kinh doanh theo kiểu đặc quyền là ổn. Khi thiên hạ thấy ngon, tưởng bở rần rần chạy tới là số đông ôm đầu máu vì muốn làm ăn phải có tiền, một đống tiền lớn mà mình không có thì lại phải đi vay. Đi vay thì khả năng tất tay là nhiều.
Như vậy vấn đề là phải chia nhỏ cơ hội ra cho nhiều người, cho mọi người có cơ hội kinh doanh kiếm chút mà không phải cố quá vì cố quá dễ thành quá cố.
Thị trường chứng khoán ra đời để đáp ứng câu chuyện này, ví dụ như đầu tư bất động sản chẳng hạn.
Bất động sản đòi hỏi tiền nhiều, quá sức đa số người nhưng lại lãi lớn, đặc biệt với dân VN coi nhà đất là một cái gì đó thiêng liêng, ma mị lắm.
Bong bóng bể BĐS đã khiến rất nhiều người nếm trái đắng vì đầu tư nhiều, rất nhiều vô nhà đất. Để tránh tình trạng này quỹ đầu tư BĐS ra đời, chứng khoán hóa BĐS, chia nhỏ cục tiền to thành các cổ phần để các nhà đầu tư nhỏ lẻ có cơ hội tham gia phân khúc đầu tư này.
Nhà đầu tư vừa không phải cố, cơ hội được san sẻ và nhiều người góp đầu tư thì nguồn vốn xã hội được tăng lên. Có như vậy mới tránh được chuyện được ăn cả ngã về không, tiếc thay mô hình đó ở ta vẫn còn đang trên giấy.
   

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Giải mã biểu tượng rồng

Dân Trung Hoa, Việt Nam có những quan niệm kỳ lạ. Ví dụ như:

Rồng: tượng trưng cho vua chúa, tưởng đẹp đẽ sao chứ mình pha rắn pha cá sấu, mặt mũi dữ tợn. Tóm lại là con vật không có thật thoát thai từ giấc mơ quyền lực, được đè đầu cưỡi cổ người khác của con người.

http://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%93ng

Rồng là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đôngphương Tây. Trong cả phương Đông lẫn phương Tây, hình ảnh loài rồng đều được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âuchâu Mỹ. Tại một số nước châu Á, rồng có mình rắn, vảy , bờm sư tử, sừng hươu và biết bay. Đa số các nước châu Á coi rồng là con vật linh thiêng trong khi các nước châu Âu lại coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ.

Tại Trung Quốc và các nước lân cận khác, rồng là một trong bốn linh vật mà Lễ Ký 禮記 (thiên Lễ Vận 禮運) chép: "Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh" 麟鳳龜龍謂之四靈 (Long, lân, quy, phụng gọi là tứ linh). Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực.

Hay http://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%93ng_Trung_Qu%E1%BB%91c

"Rồng đại diện cho sức mạnh, quyền lực và sự may mắn. Rồng là biểu tượng của các hoàng đế Trung Hoa, với chữ long được ghép với các danh từ chỉ vua Trung Hoa (long thể, long bào).Trong tiếng Trung, rồng được dùng để chỉ những người tài hoa kiệt xuất, ngược lại những người hèn kém được so với con giun."


Như vậy rồng được coi là biểu tượng của quyền lực, vua chúa. Nói rộng ra để chỉ nghững người có quyền lực.

Rồng có những đặc điểm chính sau:

- Sự biến hóa, ẩn hiện khôn lường

- Sức mạnh

- Cai trị kẻ khác: đứng trên muôn loài

Nếu diễn nôm ra trong đời sống thực thì

- Biến hóa tức là không cần chữ tín, mục đích biện minh cho phương tiện. Lý thuộc về kẻ mạnh nên tha hồ mặt dày tâm đen. Những cái gì nhân lễ nghĩa trí tín...là dành cho tầng lớp giúp việc, bị trị ở dưới còn bên trên thì ta là luật, luật không kể tới thánh nhân.

- Cai trị đi kèm với sức mạnh nên sức mạnh được biểu hiện cho quyền lực. Nên ai có sức mạnh người đó phải dữ dằn, người khác phải tránh xa, phải tuân phục. Nói có người nghe, đe có người sợ. Nên cai trị là đứng trên, không có đối thoại, và dùng mọi biện pháp làm kẻ khác phải sợ. Không đánh mà lòng người tự khuất, ta đây mưu phạt tâm công.

Việc hiểu tâm thức rồng rất quan trọng trong việc diễn giải hành vi của người có quyền lực, nước có sức mạnh của những xứ có totem là con rồng.

Đến đây chúng ta cũng đã giải thích được hành động của TQ đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông...gần con rồng là bị vậy, đó là tâm thức của họ. Họ càng mạnh thì càng muốn chứng tỏ mình là rồng, cấm ai xâm phạm tổ rồng, bất tuân lệnh rồng chứ không phải như một số người hiểu là trong động loạn thì ngoài phải quậy bạo. Cái đó cũng có nhưng không phải là bản chất.