Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2020

Tìm hiểu về cái đẹp

 Em xinh em đứng một mình cũng xinh? 

Khi tìm hiểu về cái đẹp thì hầu như ai cũng được nghe kể về câu truyện sắc đẹp của người yêu thi sĩ: Thi sĩ có bồ, chàng làm thơ ca ngợi hay tới nỗi vua sẵn lòng đánh đổi tất cả cung tần mĩ nữ của vua để được người đẹp. Tất nhiên thi sĩ chối phắt, vua tìm kế được coi mặt cô bồ trứ danh. 

Khi vua thấy rồi mới thấy cổ còn kém xa cả nữ hầu. Mắt thằng thi sĩ nầy ncl, vua gọi vô mắng cho 1 trận nhưng rồi vua hiểu ra là cô cổ đẹp dưới mắt của thi sĩ 

 Cái đẹp là cái bạn cảm nhận thấy nó là đẹp, đứng trước cái đẹp thì xúc cảm của bạn dâng trào. Cho nên ta thấy trái tim lông đặt bên bờ hồ thì đa số sôi sùng sục đòi dẹp làm nhóm NS sắp đặt choáng vì thành công gây sốc vượt xa dự kiến. 

 Nói vậy nhưng để tìm hiểu thì vẫn nên học hỏi và tôi chọn cuốn Dẫn luận về cái đẹp của Roger Scruton để đọc. Những chỗ không hiểu thì nhiều vô số và may quá lại có cao nhân am hiểu chỉ điểm cho. 

 Tôi trích đoạn vài chỉ dẫn kèm theo đây: 

Cái đẹp ở sự hài hòa, khiêm nhường và tối giản Điều này người ta muốn nói: Không phải em xinh em đứng một mình cũng xinh là câu đúng hoàn toàn đâu. Về tư duy là vậy. Người ta tôn trọng sự hài hòa, tổng thể Thực ra, điều họ viết trên rất quan trọng, bởi người Việt không hiểu biết thế nên ai cũng muốn mình đẹp nhất cuối cùng phá vỡ tổng thể. 

Rất nhiều nhà khi xây dựng, nhà sau muốn cao hơn nhà hàng xóm tí, lạ hơn tí, lấn ra trước tí, không chịu thua Đối với con người thì thích sửa cái này, bóp cái kia. Cuối cùng là cơ thể không hài hòa. Hoặc lại vấn đề về trang phục, có thể rất đắt nhưng không phù hợp với mình, rẻ đôi khi lại phù hợp. Cuối cùng lại quê và kém sang. Nguồn cơn do nhận thức về thẩm mỹ kém nên vừa không đẹp lại vừa thiệt hại về kinh tế

Tướng tùy tâm sinh 

Trước ta đã nói về hữu dụng mới đẹp và đẹp là cảm nhận. Khi có sự đồng điệu, hòa hợp mới cảm nhận thấy hết cái đẹp, tức là anh tìm thấy anh trỏng. Vẻ đẹp được tôn lên nhờ tâm hồn và trí tuệ 

Giữ cho đầu óc luôn tươi mới để sang tạo là 1 điều khó. Có rất nhiều họa sĩ giỏi rồi nhưng họ thèm một chút trong sáng ngây ngô như thửa ban đầu. Để giữ cho mình luôn thuần khiết là điều không hề đơn giản, đó là cảm giác Khổng tử bảo lục giả hóa nhi, khi đạt được tư duy mới cần thiền để loại bỏ cái vừa đạt được để tiếp tục cái mới vừa không tham sân si. 

Mọi thứ đều tươi đẹp thì anh thấy mình hạnh phúc, trẻ lại vì còn mắt trẻ thơ nên mọi thứ đều tươi đẹp hấp dẫn tò mò và khám phá Lúc nào em cũng làm vậy nên em vượt qua mọi thứ dễ dàng. Càng lúc em càng nhận ra mình tư duy đúng hướng. Cuối cùng em nghĩ, tài sản quý giá nhất của con người là con người. Rồi cứ theo vậy mà sống. 

Người nghệ sĩ, hiểu tự do sáng tạo quan trọng như thế nào nên hiểu về lẽ phải trong chính trị dễ dàng. Vậy liệu chính trị có ảnh hưởng liên quan đến cái đẹp không? Em nghĩ là có vì nó cũng thuộc về phạm trù đạo đức tư tưởng và định hướng xã hội. Tức là gốc vẫn ở con người, quan niệm của họ về trật tự xã hội, tôn ti trật tự, thần thánh... Chủ nghĩa ML coi trọng bạo lực cách mạng nên sẽ tôn vinh nét khỏe, bạo liệt, lạc quan. 

 Vd như giờ coi xây dựng công trình to lớn hoành tráng là đẹp thì mình có thể hiểu nguyên nhân gốc là quyền lực tập trung thì sẽ có nhu cầu lập ra biểu tượng quyền lực, công trình xây dựng, tượng đài là 1 trong những cái thể hiện.

Giá trị của cái đẹp hay là vấn đề thẩm mỹ khi cái Trạng quỳnh vẽ được gọi là tranh. 

Xưa trạng Quỳnh thi vẽ với sứ tàu. Sứ mắm môi mắm lợi vẽ xong cái đầu rồng thì hết giờ. Trong khi đó Quỳnh nhúng 10 ngón tay vô mực rồi kéo trên giấy kêu là 10 con giun. Trọng tài nhà xử Quỳnh thắng Nhiều năm sau thị trường mở ra, tranh được trưng bày, tranh sứ tàu được mua giá cao về treo trong dinh nên dân quen gọi thành phủ đầu rồng lừng lẫy 1 thời còn tranh giun ai đi qua cũng xì, cuối cùng đem treo phòng truyền thống. 

Để hiểu về tranh nên đọc Câu chuyện hội họa của Thái Tuấn. Giờ mới rõ mối liên hệ giữa cái đẹp và nhục cảm Được hiểu theo ví dụ như này. 

Khi ta xem một bức tranh hoặc ảnh khỏa thân Thường thì người ta không cảm nhận được thế nào là đẹp và họ nghĩ ngay đến nhục dục, và bắt đầu khát khao sờ nắm hoặc đạt được nó, cái này thuộc phần con. Nhưng không trách được bởi không phải ai cũng đạt phần người bởi trong cá thể của con người thì phần con chiếm gần hết. Nên chúng ta cần tri thức là vì vậy. 

Không phải tác phẩm khiêu khích bản năng hoặc là đối tượng kích thích mà chính tư duy của con người quyết định. Anh nhìn lệch lạc và theo ước muốn sở hữu thì khác với anh nhìn thưởng thức cái chân thiện mỹ Cho nên họ mới nhấn mạnh tới tự do và lý trí như điều kiện quyết định. 

Tại sao thẩm mỹ tây hơn ta, bởi tư duy họ được giải phóng và quan trọng là nó coi con người là chủ thể là quan trọng nhất. Nó rất coi trọng nhân phẩm Để nhìn nhận được cái đẹp thì không chỉ cần lý thuyết mà cả một quá trình rèn luyện về tâm hồn và nhận thức. Khi bản thân không đủ kiến thức và kinh nghiệm thì vẫn không cảm thụ được cái đẹp, rồi cãi nhau rồi đổ cho quan điểm. 

Nên anh góp ý người ta không nghe là vì vậy. Vì cứ đổ là quan điểm khác nhau, tôi thấy như vậy là đẹp. Nhưng không phải đâu, để nhận ra là cả quá trình, có khi đến chết vẫn không nhận ra vì chưa đọc, chưa chiêm nghiệm, chưa rèn luyện.

Phụ nữ tuổi 50 mới hiểu tình yêu trọn vẹn?

 Anh thấy nhiều người xinh đẹp, xởi lởi, dễ chịu mà sao sau 50 chụp hình thấy dữ? 

Cả quá trình phát triển của họ, thường thì vẻ đẹp sau 50 nó thoát ra từ tâm hồn. Có người họ đẹp nhưng họ gặp nhiều biến cố trong đời, rồi tâm hồn họ tổn thương, hoặc cả quá trình hoàn thiện bản thân theo xu hướng lợi lộc tham sân si. 

Cái đẹp không bao giờ được sinh ra từ sự ngu ngốc và ích kỷ. Sống thiên về trí tuệ và tâm hồn thì đẹp và tỏa sáng mãi dù ở tuổi nào. Thế nên đừng cố biến mình thành kẻ biết nhiều, hãy biết để mà quên và thanh lọc cho đạt được sự ngây ngô hồn nhiên. Người chiêm nghiệm không cần tỏ ra cái gì cũng hiểu, mà là người biết giấu cái tôi vào trong. 

 Để luôn trong sáng như vậy cần sự hồn nhiên nhẹ nhàng từ tốn và uyên bác. Đó là thứ người phụ nữ phải phấn đấu không phải cho người mà cho mình

Thấy thế giới trong 1 hạt cát

Và thiên đường trong 1 bông hoa dại (Blake) 

Đẹp nằm ở sự trải nghiệm, không ở sự hiểu biết 

Chỉ có người hời hợt mới không phán xét bằng vẻ ngoài (O. Wilde) 

 Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên qua sự thông thoáng yên bình hùng vĩ mở rộng, các tòa nhà nằm ở trong phong cảnh là 1 phần của khung cảnh ấy. Những người cảm nhận được phong cảnh đẹp có xu hướng tâm địa thiện lương 

Vườn như là trung gian giữa con người và thiên nhiên Khi bố cục, tỷ lệ, sáng tối…Nhìn ổn có nghĩa là sắp xếp nhìn hợp lý, liền lạc, tiện dụng, tỉ lệ cân đối, có trang trí đẹp mắt và hài hòa với khung cảnh chung. Như vậy cái đẹp có sự chuẩn mực của nó, mà chuẩn mực này phần lớn phải được số đông thừa nhận. 

 Quay về lại những trang đầu, người ta nhấn mạnh cái đẹp thường đi kèm với hữu dụng có ích. Có những điều người ta bày trí thêm thắt vào có lẽ chưa thực sự hữu dụng và cần thiết lắm thì gọi là thừa, nhưng cái thừa này mục đích trang trí, nhấn điểm, hoặc để giải quyết vấn đề bố cục bởi cần phải thêm vào để tạo cảm giác cân bằng. Thẩm mỹ hoàn toàn là một chuỗi các mô típ chủ đề gắn liền nhau gọi là logic. 

Làm gì cũng phải có chuẩn, không thì người ta sẽ đánh nhau vì không thống nhất được quan điểm. Phải có cơ sở và chuẩn nhất định để thừa nhận nó. Có nhiều người vẫn bảo tranh ông Leonardo da Vinci hoặc Pablo Picasso hoặc Vincent van Gogh là thể loại nghệch ngoạc chả ra hình thù gì, sao lại đắt thế? Vì những cái càng cao càng trí tuệ thì lượng người hiểu về nó càng ít. Bởi người am hiểu nó phải có kiến thức nhất định về nghệ thuật Thế nên nhiều người như anh sẽ tranh luận nảy lửa vì do mơ hồ không biết nó đẹp ở chỗ nào 

Để nhận ra đuọc điều này phải học. Phải hiểu và phải tập rèn luyện thẩm mỹ quý tộc Anh chỉ đánh giá một tác phẩm bằng một chiều, đó là chiều cảm xúc. Còn người nghệ sĩ họ đánh giá một tác phẩm đa chièu Tư duy thẩm mỹ là thứ cực kì quan trọng. Bởi nó cũng góp phần làm thịnh suy một chế độ hoặc đất nước. Nhà quê vẫn cứ chọn thứ rẻ tiền và quê. Thậm chí đắt tiền vẫn không phù hợp do sự cứng nhắc làm hại thẩm mỹ mà không biết rằng sự phù hợp là vẻ đẹp tối giản. Đó là sự phá hoại.

 Thất tình qua bàn tay của bậc thầy cũng thành cái đẹp 

Nghệ thuật là phiêu lãng 

Cái này rất khó diễn tả cụ thể bởi thường người ta chỉ thấy sung sướng khi hạnh phúc. Nhưng trạng thái của con người ngoài cái hạnh phúc tột cùng cũng có những đau khổ tột cùng và họ cũng thấy sung sướng vì được trải nghiệm cảm giác ấy thì trong thẩm mỹ cũng vậy. 

Tức là cái chi đẩy tới tột cùng cũng thành cái đẹp? Tất nhiên trừ những cái ác Dạ, đúng thế, dạng nó thoát cái hiện thực. Nó thành cái siêu thực Cái siêu thực không tự nhiên mà nó phải đi từ cái thực. Cái thực phải giỏi đã rồi mới đột phá thành thứ siêu thực. 

Như vẽ tranh kiểu Salvarore Dali, em phải hiểu rõ ràng về cấu trúc trúc, cấu tạo và hiểu rõ ánh sáng bóng đổ. Phải dựng ra nó, rồi không quan tâm đến nó nữa. Ví dụ vẽ 1 bó hoa, trong loạt hoa này em nhấn một bông duy nhất, rõ nhất, những cái còn lại trừu tượng hơn. Nó theo quy luật viễn cận, Gần mình thi rõ hơn, Xa thì nhạt nhoà hơn để nổi bó hoa lên. Nếu có viễn cận thì thấy bức tranh nó sống động có hồn và có chiều sâu nhưng về mặt tổng thể nó phải hài hòa. Trộn lẫn nhưng không đuọc tách biệt. 

Tuy người ta siêu thực Nhưng họ nắm quy tắc và luật rất chặt chẽ vì nếu chép y nguyên thì ko còn sáng tạo nữa. Tức là sáng tạo dựa trên quy luật của không gian, thời gian, quy luật của tự nhiên, quy tắc đi màu, thể hiện màu, ánh sáng, bóng đổ.

Nhất dáng nhì da tam thanh tứ sắc 

Câu này phản ánh xu hướng thẩm mỹ. Vậy quan điểm của Á đông và phương Tây có gì khác? Thẩm mỹ nó sẽ thay đổi qua từng thời kỳ Thời phục hưng Người ta xem sự tròn trịa phúc hậu của người phụ nữ là đẹp nên xu hướng hội họa thời gian kỳ đó cũng tôn vinh vẻ đẹp khỏe mạnh ấy 

Riêng về phương đông thời kỳ phong kiến người ta xem phong thủy của gia đình là người phụ nữ lý do nữ là nội tướng thu vén việc gia đình còn nam chỉ cà nhổng đi ngoại giao bên ngoài. Kiến trúc Việt nam Anh biết cái khu đị không? Nó là hình tam giác trên mái nhà phía đầu hồi mô phỏng bộ phận sinh dục nữ. Nói chung người ta coi trọng giống nòi sinh sôi nảy nở Người phụ nữ đảm đang tháo vát phúc hậu biét vun vén cho gia đình vượng phu ích tử

 Vì thế quan niẹm về cái gì đẹp với phụ nữ có phần khác Người ta tôn vinh sự đầy đặn phúc hậu. Đó là cái gốc gác, cái phúc đức của dòng họ. Phúc đức tại mẫu là ý này? Họ rất coi trọng khuôn mặt. Dòng họ, gia đình chồng còn có phú quý hay nghèo hèn là do sự phúc đức của người mẹ quyêt định 

Sau này yếu tố tâm linh có phần giảm, dần dần thì thoáng hơn Họ không xem khuôn trăng đầy đặn nét mày nở nang nữa. Tây nó cũng vậy, họ xem phụ nữ là phái đẹp, là người sinh ra cái đẹp. Tức là ngày xưa phụ nữ chỉ là để sinh đẻ, chăm lo gia đình, phát triển nòi giống. Sau phụ nữ ra ngoài xã hội thì lại cần năng động trẻ trung thông minh.

 Từ đó quyêt định xu huóng thẩm mỹ của từng thòi kỳ Quan niệm đẹp là tướng đẹp Ví dụ người lùn đẫy đà thắt đáy lưng ong thì mắn con. Cao gầy thì sinh sản không tốt nên người ta không xem đó là đẹp. Kể cả bây giờ người ta ko chuộng gầy và chân dài đâu. Người ta ví chân dài là người mẫu nhưng anh phải hiểu rằng bản thân nguòi mẫu không đại diện cho cái đẹp mà nó chỉ là thứ làm nền cho cái đẹp. Người ta tôn vinh trang phục, điều các nhà tạo mãu muón gửi đến nên họ chỉ cần nổi bật trang phục ý tưởng của họ lên. 

Bởi bản thân cái được cho là đẹp ấy phải toát lên được cốt cách tâm hồn và trí tuệ không phải nhìn chân dài da trắng hoặc khuôn mặt xinh. Đẹp là cái truyền đạt tất cả mọi cảm xúc mọi giác quan. Như một bản concerto vậy, cái đẹp của âm nhạc là đẹp bằng thính giác. 

Hì hì, thể nào chị em phụ nữ khoái đánh tứ sắc và tốt giọng, lanh lảnh từ sáng tới tối ha. Một lần nữa xin cảm ơn những chỉ dẫn rõ ràng, dễ hiểu và đẹp của bạn.

2. Gồng gồng gánh gánh 

 Giờ ít nghe mọi người ví VN giống như gánh lúa với đòn gánh là miền trung, 2 thúng gạo là đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long nữa. Có lẽ do nghĩ kiểu ví von thế nông nghiệp quá, không hợp với thời thương mại công nghiệp ngày nay. Miền bắc được che chắn với TQ bằng dãy núi hoàng liên sơn, với Lào bằng dãy Trường sơn. Miền trung nhỏ hẹp chạy dài với dãy trường sơn ngăn cách lào cpc. 

 Ngăn cách thế nên kể cả khi xưa lấy được đất Bồn man rồi thì vua Gia long vẫn trả cho Lào vì thung thổ khác hẳn. Cũng thế, tới tận thời người Pháp mới nhập Tây nguyên vô VN và cắt bớt đất VN qua cho cpc. Sơ sơ về hình thể gánh gồng của VN thế. 

 Giờ trình bày thêm 2 lý thuyết về xã hội học:

 - Ảnh hưởng của Đồng bằng đậm nét rõ rệt trong bán kính 300km 

 Cả hai đồng bằng sông hồng sông cửu long đều không đạt qui mô ấy nên ta thấy kết quả ở đây không có công trình hoành tráng nào để lại và văn hóa cũng sao chép TQ là chính. Đồng bằng cpc đạt chuẩn nên có Angkor nổi tiếng nhưng bị VN, Thái lan chèn ép 2 bên nên suy yếu lần hồi. 

 - Thuyết thứ hai là dân vùng cao, vùng núi có xu hướng biệt lập, không tuân phục chính quyền trung ương. 

Ngay Scotland bây giờ vẫn thỉnh thoảng đòi tách khỏi Anh. Vì đồng bằng nhỏ nên người kinh yếu thế trước người trại. Mà người trại nắm quyền thì xu hướng biệt lập tăng. 

Họ lại được hình thể người gánh lúa nên hình dung về mình như là người gánh lúa, cứ gồng gồng gánh gánh lo đi vắt vẻo, lo giữ thăng bằng, thi thoảng đổi vai thì 2 ông thúng lúa lại reo vang ta đang dẫn lối.


3. Quản trị phù hợp 

Bỏ bao cấp, nhiều tên tuổi lẫy lừng trở nên ngớ ngẩn trước kinh tế thị trường. Ở chiều ngược lại, bao tài năng trẻ sau nhiều năm dùi mài bên trời tây về VN với nhiệt huyết tràn trề rồi vỡ văn mộng. Chỉ có dòng đi đông âu về là thành công. 

 Vậy lý do tại sao? Bảo thủ cũng hỏng, cấp tiến quá cũng hỏng, chỉ ai phù hợp là thành công. Môi trường VN coi vậy không đơn giản, nó đang chuyển đổi. Truyền thống thì 1 ít, hiện đại cũng 1 ít, biến tướng cũng 1 ít. Nó pha trộn kiểu cocktail nên nắm được là cả 1 nghệ thuật. 

 Bây giờ ta lần lượt xét những core quản trị theo nền văn minh. Ở nền văn minh nông nghiệp thì ngũ hành là công cụ quản trị chính. 

 Trần bình thừa tướng nói ở vị trí đó nhiệm vụ chính là điều hòa âm dương sao cho mưa thuận gió hòa, quan lại làm đúng vị trí của mình. Nắm chắc và khai thác thổ đất và lúa, cây trồng mộc mà giờ nhiều người theo thói quen vẫn nói là đi kiếm lúa. Khai thác và kiềm chế thủy hỏa nước lửa, bài trừ đạo tặc. 

 Muốn thế thì phải nắm được nguồn cung sắt và công nghệ rèn công cụ, kiếm giáo...Lý thường kiệt sở dĩ đánh sang TQ 1 phần cũng do TQ cấm bán đồ sắt qua mà VN chưa làm được. 

Văn minh nông nghiệp là của phương đông thì văn minh công nghiệp là phương tây. 

 Từ đây của cải mới tuôn ra ào ạt chớ không phải như mấy anh nâng bi TQ ngợi ca TQ giàu lắm, cái chi cũng có nên không thèm mua hàng đồng hồ, kính tây. Nghèo tiết kiệm quen vừa không có tiền vừa không dám mua. 

 Theo đó quản trị công nghiệp dựa trên: 

- Cung cầu: có cung thì mới có cầu và cầu thì chỉ sản xuất hàng hóa là cung ứng đủ. 

- So sánh lợi thế tương đối: nôm na là ai làm tốt nhất việc gì thì làm việc đó. Văn hoa là phân công lao động, hợp tác quốc tế rồi chuỗi sản xuất cung ứng, outsourcing...làm thế giới phụ thuộc vào nhau, quyện chặt với nhau đến khi có dịch bệnh là toàn cầu luôn. 

 - Stockholder: tối đa hóa lợi nhuận cổ đông, nôm na là ăn cây nào rào cây ấy, sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi.  

Với nền sx công nghiệp cùng lối phân chia lợi nhuận 80:20 (phương đông chia 50:50 nhưng nhiều tầng nấc hơn) thì kinh tế phát triển vượt bậc và chênh lệch giàu nghèo cũng ghê gớm. 

Và qui luật chả ai muốn chân lấm tay bùn mà đều muốn ngồi mát ăn bát vàng nên hậu công nghiệp hay kinh tế dịch vụ ra đời dựa trên nền tảng toàn cầu hóa. Ai ở đầu trên của chuỗi được miếng gan miếng tiết, ở dưới được cuốc xẻng. 

Lòng tham xổ lồng dẫn đến phải: 

 - Quản lý rủi ro: làm được nhiều nhưng mới tránh được cái nhỏ, chu kỳ khủng hoảng dãn ra nhưng lại cũng to ra 

- Tiêu chuẩn: như iso quản lý chất lượng, kinh doanh liên tục, trách nhiệm xh...đến chuyên ngành như Basel cho ngân hàng... thừa nhận không có giày vừa mọi cỡ chân mà các ngành phải tự may đo. 

- Stakeholder: mở rộng quyền lợi ra nhóm như Giang trạch dân gọi là xã hội hài hòa. 

 Với core quản trị của 3 nền văn minh cùng chạy như thế. Người thành công là người kết hợp được cả 3, 1 nghệ thuật đòi hỏi sự tinh tế