Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Cốt lõi của nền kinh tế

Trong tướng pháp học thì coi về tướng mặt, người, đi đứng...là mức cơ bản còn những thầy hay đạt tới mức xem tinh khí thần. 
Tinh khí thần với người Á đông rất quan trọng. Tuệ Tĩnh khuyên bế tinh dưỡng khí tồn thần còn Đặng Tiểu Bình dặn thao quang dưỡng hối làm Mỹ ỳ y mơ màng cho đến khi Bình bự nhịn không được liền bị Mỹ nện thật lực, rơi vào tình thế hung hiểm:
Tinh hoa phát tiết ra ngoài, thì rằng bạc mệnh lại là lời chung
Vậy trong kinh tế học thì tinh khí thần của nó là gì?
Ông bà thường nói: phi thương bất phú. Không kinh doanh thì không giàu. Rất đúng với tư cách cá nhân, tổ chức. 
Nhưng đối với cả nền kinh tế thì sao?

Ông Lê Quý Đôn tổng kết:
Phi công bất phú (công nghiệp)
Phi nông bất ổn (nông nghiệp)
Phi thương bất hoạt (thương nghiệp)
Phi trí bất phát (khoa học)
Quá đúng, tiếc là chẳng ai tiếp thu làm theo. Đó cũng là 1 trong những bi kịch của giới trí thức.

Nhìn qua Tây thì tụi nó đổi xoành xoạch, nào là trọng nông, trọng thương, bàn tay vô hình, trọng cung, trọng cầu, trọng tiền...mà lạ là toàn 1 chân tiến trước, không giống ta cứ cái này trước 1 bước thì cái kia phải then chốt. 
Cái này mũi nhọn thì cái kia phải cơ bản...nói gọn là không bỏ sót ai, dàn hàng ngang mà tiến.
Nói loanh quanh, vậy cốt lõi của nền kinh tế là gì?

Thực ra 1 nền kinh tế muốn phát triển tốt cần 03 yếu tố là: đông, vui, có tri thức.
- Đông: đông tay thì vỗ mới kêu, lượng đổi thì chất mới đổi. 
Buôn thì phải có bạn, bán phải có phường mới tạo nên cảnh trăm người bán, vạn người mua được. 
Nói tóm lại là phải cung lớn cầu nhiều chứ cứ làm hàng kiểu tiểu thủ công mà bán cho cái anh bo bo xin xít tự cung tự cấp là chính thì nghèo mãi.

- Vui: làm kinh tế là phải vui. Vui mới kích thích tiêu thụ. Vui vì win win cùng thắng, vui vì ai cũng có lợi, vui vì ai cũng có phần, không bị thiệt và tin tưởng lẫn nhau. 
Nhà nước vui vì đông thuế, người sản xuất vui vì hàng có lời, nhà phân phối vui vì tồn kho ít, người mua vui vì rẻ...chứ cái cảnh thương trường là chiến trường, lăm lăm mưu hèn kế bẩn thì vui sao nổi.

- Có tri thức: cái này dễ hiểu. Cứ nhìn 1 tấn gạo giá khoảng 450usd với cái điện thoại hơn 100 gram giá gấp đôi thì rõ ngay. 
Chừng nào tri thức tạo ra giá trị gia tăng trên sản phẩm còn ít thì ngày đó vẫn phải loay hoay đào, chặt, hay bán sức lao động là chính. 
Cho nên mới nói: khôn chết, dại chết, biết mới sống.

Khôn chết vì là khôn vặt, dại chết thì chẳng phải bàn, còn biết ở đây là tri thức bạn ạ, chứ không phải là biết thông tin, biết điều, biết chơi, biết quan hệ như các bạn tưởng (mấy cái biết đó chỉ đúng với phương diện cá nhân, không phải với cả nền kinh tế).

  

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Ăn ăn ngủ ngủ tập tập

4.0 trong sinh hoạt nè:
- Không ăn đẫy tễ
- Không để thiếu ngủ
- Không tập quá sức
- Không rặn lòi trĩ 

Hôm nay thứ 7 làm bù rảnh rỗi nên đưa một số ý về ăn ngủ đụ ẻ nhằm tạo lối sống lành mạnh làm nền cho việc tập SNTT:
- Ăn: ăn chỉ đến lưng lửng bụng, không ăn no. Tăng chất xơ, trái cây, thêm cá, giảm thịt đỏ. Sáng ăn nhiều, trưa trung bình, tối ít. Nhai kỹ, ăn chậm.
- Uống: uống nhiều nước, sáng nên uống nhiều - làm 1 ly cối, nước ấm
- Ngủ: phải đủ giấc, sáng không được vùng dậy ngay
- Đụ: phải điều độ, không cố quá kẻo quá cố
- Ẻ: không được cố rặn, xong rửa nước, tránh làm tổn thương hậu môn
- Đái: Không được nín tiểu, phải cố tiểu cho hết
- Tắm: sáng thì tốt hơn, nước lạnh cũng tốt hơn. Giảm dùng dầu gội đầu, nhuộm tóc vì chúng là hóa chất.
- Hạn chế bia, rượu, nước uống như coca, tăng lực
- Vệ sinh miệng, mũi: đánh răng, súc miệng nước muối, dùng nước muối sinh lý rửa mũi.
- Ngồi làm việc 45' đứng lên thư giãn, uống nước...khoảng 5'.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Tinh thần thể dục
Dân Âu Mỹ khỏe nên thiên về hoạt động như chạy nhảy, nâng ném vật nặng, tập với dụng cụ...nhằm làm cơ bắp to khỏe, đồng thời cơ thể cường tráng sung mãn lanh lẹ. Các môn thi Olympic giờ đa số phát xuất từ đó.
Dân Ấn thì có môn tiêu biểu Yoga, phát triển các tư thế căng dãn tối đa, kết hợp thở để cho cơ thể có sức chịu đựng tốt, hệ thống cơ thể luân chuyển dễ dàng, tăng cường sức mạnh. Những màn biểu diễn chôn sống or nằm trong nước đá nói lên tất cả.
Dân châu Á lại có môn đặc trưng Càn Long: chuyên luyện tập những cơ bắp nhỏ, ít được sử dụng (ví dụ ngậm lưỡi nuốt nước bọt, nhíu đít...) vì Đông y quan niệm những chỗ đó không or ít hoạt động gây ách tắc cho hệ kinh lạc. Làm vậy sẽ làm người sung mãn, tăng cường sinh dục. Càn Long vẫn là tấm gương tham khảo cho đàn ông Á vì khả năng lâm trận khỏe và sống lâu của ông.
Tôi chưa biết dân Phi thể dục thế nào, không lẽ do họ khỏe quá.
Ngoài ra thể dục còn phục thuộc lứa tuổi và thể trạng từng người. Đa số cho rằng đi bộ là môn thể dục hữu hiệu nhứt.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

An lạc khi tập suối nguồn tươi trẻ

Các bạn tập SNTT có thấy an lạc không. Theo các bạn thức nào bạn cảm thấy an lạc nhất, trong mỗi thức thì giai đoạn nào an lạc nhất.
Có lẽ mức an lạc này quyết định sự tươi trẻ của bạn.
Kết cấu của 5 thức tập theo tinh thần tối giản. Thức 1 giống như sự khởi động, đánh thức. Thức 2, 3, 4 căng cơ, khớp tối đa. Thức 5 làm giãn cơ khớp giúp điều hòa thư giãn cơ thể. Thông qua 5 thức này vị trí của các đốt sống lưng được trả về đúng như tự nhiên.
5 thức như vậy tập tuần tự, liền lạc là ok nhất.

Thức 1 khi 2 tay giơ ngang, đầu thẳng như treo. Xoay từ từ, cảm thấy người như được nâng lên, thả lỏng. Mệt mỏi cũng từ từ thoát ra theo vòng xoay. Sau thức này cơ thể sẵn sàng với các tư thế giãn cơ của thức sau.


Kinh nghiệm tập thức 1 của tôi:
Thức xoay tròn được giới thiệu làm trẻ lại. Thực hư chưa biết nhưng có điều rõ ràng khi nhỏ, trẻ quay mòng mòng hay đứng trên cao nhìn xuống đất thấy bình thường. Khi lớn tuổi chút bị hoa mắt chóng mặt liền chứng tỏ tai giữa - cơ quan giữ thăng bằng suy kém.
Có người xoay tròn dễ, có người vài vòng là chóng mặt. Tôi xoay ban đầu cũng chỉ được 5,6 vòng là chóng mặt, sau cả tháng mới đạt 21.
- Đầu tiên xoay chậm thôi, thấy chóng mặt thì ngừng.
- Tập trung ý nghĩ vào một điểm trên cơ thể, như tôi là khuỷu tay trái.
- Đứng thẳng, tay giơ ngang nhẹ nhàng, đầu thẳng để có cảm giác nhẹ như thế đứng trong Thái cực quyền.
- Khi thuần thục rồi, tăng tốc độ xoay lên nhưng đừng xoay quá nhanh.

Thức 2, khi bạn hít vô, đưa chân thẳng vuông góc, cằm sát ngực. Cố định tư thế này trong nhịp thở tối đa mà bạn chịu được. Bạn biết nhịp thở của người tập Yoga dài hơn người bình thường. Trong giai đoạn này sự an lạc xuất hiện.


Kinh nghiệm tập thức 2:
Kể từ thức 2 ta gặp đặc trưng của Yoga, đó là đưa các tư thế tới độ giới hạn của cơ thể, việc này giúp cho:
- Dẻo dai hơn của cơ khớp
- Cơ bắp bị kéo căng, tác dụng giống tập thể hình
- Tư thế khó, phải tập trung vô nên tĩnh trí
- Các tuyến hooc môn được tác động...
Chú ý:
- Đầu gối thẳng
- Cằm sát ngực
- Mắt nhìn đầu gối
- Giữ tư thế trong nhịp thở
Tư thế người giống chữ U, thực ra giống chữ L kiểu roman hơn.

Thức 3. Thoạt đầu tôi tập thức 1 thấy khó nhứt, thấy thức 3 quá nhẹ. Sau 1 thời gian lại thấy thức này khó, vì ngả ra sau thì ngả phần thắt lưng là chính hay ưu tiên phần ngực. Khi hơi thở bạn đủ dài thì thức 3 thực sự lợi ích. Tui vốn bị gút nhẹ nên đã tìm cách vận động thêm cho ngón cái. Như vậy, ngón cái của tôi sẽ hướng về trước, để khi quỳ xuống thì bàn chân vuông góc với ngón cái. Bạn có thể hưởng sự vận động cơ bắp cùng với độ dẻo của lưng, sự an lạc từ hơi thở của thức này.

Kinh nghiệm tập thức thứ 3:
Thức thứ ba này thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhẹ. Chỉ là uốn cong người như cung tên mà thôi. Thoạt tiên tôi cũng thấy vậy nhưng gần đây lại thấy đây là một tư thế tương đối khó, có độ tùy biến cao như có người đặt tay sau mông, có người đặt tay ở eo...
Vậy là tư thế này phụ thuộc đặc điểm của từng người
Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào tư thế đã tới giới hạn chưa, mức gia tăng lực để làm căng những cơ liên quan tới đâu và trong bao lâu.

Thức 4. Thức này huy động hầu hết các cơ phí sau của cơ thể. Việc tập cơ phía sau rất quan trọng trong chống đau lưng vì trong hoạt động hàng ngày chủ yếu ta xài cơ phía trước. Tôi còn tranh thủ chống viêm xoang bằng động tác này ngoài việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Cố định tư thế ở vị trí tay, cẳng chân vuông góc với thân, lúc này thân mình song song với đất, nín thở cho tới khi cảm giác mũi phát ra tiếng kêu lục bục.

Kinh nghiệm tập thức 4.
Thức thứ 4 này khó khăn với một số người, đặc biệt dân vp bụng to tay chân teo nhưng thức này đặc biệt ích lợi:
- Với những người đau lưng vì toàn bộ các cơ phía sau được huy động, và thêm cả tăng cường sức mạnh cho tay, bắp chân.
- Với cơ đáy chậu, cơ phía cơ quan sinh dục được nhíu lại thì nó hơi giống các bài tập tăng cường khả năng tình dục như Kegen, Thập dâm công...
- Khi tư thế vào vị trí giới hạn mà bạn căng tất cả các cơ liên quan trong 1 nhịp nín thở thì đúng là khá khá nặng.
Tip: nếu khớp cổ tay của bạn bị yếu thì bạn có thể dịch chuyển hướng bàn tay cho phù hợp (trong động tác mẫu bàn tay đặt song song với thân) như chếch đi góc 45 or thâm chí 90 độ.

Thức 5. Hầu như mọi người đều nhất trí đây là thức mang tới sự an lạc nhất. Tôi vẫn thu xếp để ngón cái làm phận sự của mình khi thân người ở tư thế đầu ngẩng cao nhất. Cảm nhận tiếng răng rắc của khớp đốt sống phần lưng trên khi vào tư thế ở vị trí mông cao nhất, rồi tiếng khớp xương sống, xương khớp háng kêu lục cục khi ở tư thế đầu cao nhất. Từ đó, tôi thấy nhu cầu massage không còn cần thiết nữa sau khi hoàn tất 21 lần của thức 5 này.

Kinh nghiệm tập thức 5
Tư thế này có 2 chu trình mông cao nhất và mông thấp nhất. Yêu cầu giữ tư thế trong nhịp thở ở điểm cao nhất và thấp nhất này, đảm bảo sao cho cả 2 lần mắt đều nhìn thấy trời trên cao.
Tư thế này rất nhiều người thích vì sự thư giãn thoải mái mà nó mang lại, đồng thời nó cũng giúp nâng cao sức khỏe tình dục của bạn.
Chúc các bạn tập tốt, chia sẻ kinh nghiệm. Tks



Sáng nay tập thể dục chút cho giãn gân cốt chút mà cúi người xuống hơi quá đà, đau hết cả dây thần kinh hông, phải dán sanlonpas nên mới nhớ chuyện về phòng tránh chấn thương khi tập.
Một buổi tập bao gồm:
- Khởi động nhẹ làm ấm người, mềm cơ khớp
- Tập 5 thức 1 cách từ từ, theo mức của mình
- Chú ý tư thế trong sách, video là tư thế chuẩn. Tuy nhiên cơ thể mỗi người mỗi khác, cần cá nhân hóa để phù hợp với chính mình như tôi đã đề cập ở thức 3, 4.
- Nghỉ sau buổi tập cho ráo mồ hôi rồi mới đi tắm.
- Bạn nên tập tăng thêm vài lần thức ngả sau để trả lại quân bình & nên dán cao lạnh nhé.Các mức độ tập luyện

Nói chung bạn nên ngày nào cũng tập, trừ khi quá lu bu hay bệnh.
Theo dõi cơ thể, nâng mức tập từ từ
- Mức 1: tập đúng động tác và kết hợp thở đúng nhịp (thức 1,2,3,4,5)
- Mức 2: Đưa tư thế đến mức tới hạn ( thức 2,3,4,5)
- Mức 3: Đưa tư thế đến mức tới hạn ( thức 2,3,4,5) và cố định tư thế trong 1 nhịp thở
- Mức 4: Đưa tư thế đến mức tới hạn ( thức 2,3,4) kết hợp căng (gồng) các cơ liên quan trong 1 nhịp thở. 

Bổ sung ngày 28/6/2016

Các bạn có thường xuyên gồng cứng người ở tư thế cố định khi đã hít đầy hơi và cảm giác năng lượng chảy khắp toàn thân không?
Trừ thức 1 khởi động, thức 5 thư giãn thì thức 2,3,4 đều sử dụng được món hóa thạch công này.
Món này rất hiệu quả đối với việc gia tăng cơ bắp vì các bạn đã biết luyện thể thao chú trọng vào 1 là gia tăng sức bền, 2 là gia tăng sức mạnh (cơ bắp).
Hóa thạch công là mức 4 trong 4 tầng tập SNTT basic.
Tuy nhiên cũng không nên quá thường xuyên tập ở mức này vì dễ quá sức. Tôi thường tuần 2 lần ở mức này thôi.
Chúc các bạn nhận thấy cảm giác năng lượng tuôn chảy trong người mình.

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Thi chọn người giỏi

09.11.20
Xưa 
Nhà thơ làm kinh tế Thống chế đi đặt vòng Nay 
Công chức làm doanh nhân  
Nghiên cứu gia làm công chức

Biết tuốt nhan nhản
Là xứ Duê nản

Dạo này các bộ ban ngành rộ lên thi chọn người giỏi vô cấp vụ cục, đia phương thì rải thảm đỏ, hứa hẹn đãi ngộ, trọng dụng...thật ra dân mình có truyền thống thi cử cả ngàn năm. Nay xin kể lại 1 khóa thi tuyển chọn nhân tài xưa.
Triều nhà Đại Ngủ, năm thứ 15. Mấy hôm nay vua ngồi bần thần nghĩ ngợi. Quan lại ngày càng nhiều mà sao người giỏi lại tỷ lệ nghịch. 
Băn khoăn lắm vì trước khi làm quan, đám này đã phải thi tuyển gắt gao rồi. Mà giờ trong thì quốc kế dân sinh, ngoài thì giặc lăm le, trong nhà thì  chuyện bà cả bà 2... 
Thấy vua lo, thượng thư bộ lại mới bàn kế:
- Xưa chúng giỏi, nhưng từ ngày làm quan do ta cho chúng lương tượng trưng nên chúng sống bằng bổng là chính. Trót thả gà ra lâu rồi, chúng tự bươi móc kiếm sống đã lâu nên giờ thành gà thả vườn, gà rừng, thậm chí có con thành cả tinh gà trắng rất vô tổ chức, kiến thức thì lỗ mỗ, học thì quên, cày thì nhác. Giờ thần có kế gọi là chuẩn hóa quan lại, cho chúng nhớ lại những điều đã học ngày xưa.

Lệnh ban ra, năm đó quan lại khắp các bộ như bộ Binh, bộ, Hộ, bộ Hình, bộ Lễ, bộ Lại, khu mật viện, Quốc Tử Giám...rồi khắp các địa phương lũ lượt lai kinh ứng thí.

Đề thi chỉ có 1, mà các quan lại từ nhiều ngành nên ra đề là việc khó, giải đề cũng khó nên quan viên đi thi lo lắng, tìm đường bao đậu loạn cả lên khiến bộ Lại phải trấn an.

Đề thi năm nay gồm 4 bài, các quan viên ngoài mặt là thí sinh, trong vẫn là quan, cố thi cho tốt.
Môn thứ nhất kiến thức chung gồm 3 câu, cho mang tài liệu vô thoải mái. Gớm, có người đưa hẳn xe cút kít chở sách vô phòng thi, tới nơi mệt quá gục xuống phải ngồi bệt xuống mà nghỉ. Gác thi cũng hết sức cẩn mật, phá sóng chế áp tất cả làm cho không thê gửi đề ra, nhận bài giải vô qua đường bồ câu đưa thư được.
Đúng giờ Mẹo, trống nổi vang:
- Câu thứ nhứt: trong ngôi nhà đang xây, chứng minh ta có thể ở mà không dính bụi.
- Câu thứ 2: quan huyện thanh liêm là gì? Trở ngại nào lớn nhứt.
- Câu thứ 3: làm 1 biểu dâng thượng cấp
Câu 1,2 khó ở chỗ vế 1 thì nói ít thôi, chứng minh liên hệ bản thân mới là chuyện nhớn. câu 3 nhằm cho gỡ điểm vì nếu kết quả thấp quá sẽ bị dân chúng dị nghị.
Đọc xong đề, người thì ngẩn ngơ, kẻ thì lục tung tài liệu, đứa thì hô trúng tủ, đứa ngồi chờ ngoại viện...
Rồi củng hết buổi sáng. Chiều thí sinh thi tiếp môn nghề và môn ngắm bắn.
Môn nghề thi trắc nghiệm, chủ yếu hỏi về mẹo mực, nguyên lý cơ bản của nhà quan, cũng không có gì để nói. 
Môn ngắm bắn mới thật vấn đề vì bắt ngắm bằng súng mút cờ tông dài 2m trong khi các quan ta vốn sức yếu tuyền xài súng lục nồi, lại thêm cả môn nhồi thuốc súng làm các thí sinh cứ bụm miệng cười.  Lý gải chuyện này phó thượng thư bộ Lại giải thích quan giờ giỏi luật không chưa đủ, phải văn võ toàn tài.
Môn cuối cùng là ngoại ngữ, thời nay cử phái bộ ngoại giao đi khắp nơi, nên phải đưa ngay vào hầu khi cần kíp có thể cử vô sứ bộ được ngay, nhưng châm chước, không thi oral mà chỉ bút đàm thôi.

Chao ôi ý tưởng chuẩn hóa thì hay mà có biết các quan giờ có nhiều nghề khác nhau chứ có còn 1 chữ Sỹ như thời xưa đâu nên rốt cuộc các quan vẫn là văn dốt võ dát vì nếu trọng văn quá thì mấy người bộ Binh, bộ Hình trượt, nếu trọng võ quá thì mấy ông bộ Lại, bộ Hộ lại có vấn để, đó là chưa tính mấy ông ở Quốc tử giám, bộ Lễ thì kiểu gì cũng yếu nên cuối cùng lại phải nhờ cậy đường dây.
Note: đó là 1 trong những lý do nhà Đại Ngủ cải cách mà vẫn bị nhà Minh  xâm chiếm.



Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014
Tại sao bác sỹ dốt văn
Bác sỹ dốt văn là lời chị Tiến bộ Y nói chứ tôi thì không dám. Tầm tuổi này muốn cầu thân với bác sỹ còn chẳng được. Cứ thắc mắc sao tư lệnh ngành lại chê các BS thế.
Nghi ngờ thứ nhất:
Có phải là hậu quả của quan niệm văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt lắm tiền không. Thằng dốt đã quan niệm thế thì BS là giới tinh hoa còn đánh giá chuyện đó tới đâu.
Qua đó lại nổi lên nghi ngờ 2:
Thực ra có quá nhiều BS văn hay chữ tốt. Nói đâu xa thời Pháp thuộc nếu văn vẻ không ok thì sao tốt nghiệp tú tài mà thi ĐH Y được, khó như lên trời. Tôi nhớ có ông em ông ngoại tôi đậu y sỹ Đông Dương mà vẻ vang cả dòng họ. Đó là chuyện xưa, nay thì BS như Đỗ Hồng Ngọc, Đặng Thùy Trâm, Hồ Hải... viết không hay à?
Quay lại nhiệm vụ chính của BS: hiển nhiên là khám chữa bệnh.
Nhưng bộ Y cũng như mọi bộ ban ngành khác thì lại hay lấy người trong ngành sang làm các công việc như tổ chức, văn phòng, pháp chế, thi đua tuyên truyền...có nghĩa là trong công việc chuyên môn thì mất đi một kỹ sư, bác sỹ lành nghề mà mấy bộ phận kia lại có thêm người học việc.
Nhiều bạn phản đối rằng luân chuyển cũng có cái hay. Tôi thì nghĩ rằng người nào việc ấy nó mới chuyên nghiệp được, luân chuyển chỉ ok khi đội ngũ bên dưới chuyên nghiệp, mà cái này ở ta còn khuya.
BS chỉ giỏi chuyên môn của mình thôi, trách sao họ làm thông tư, chỉ thị, văn bản pháp quy, tờ trình, dự án...chẳng vụng về.
Vậy hãy để mấy bộ phận kia cho người có nghề làm. Như tổ chức cho dân HR, văn phòng cho dân học viện hành chính, pháp chế cho dân luật,...Ngặt nỗi như vậy phải định nghĩa lại thế nào là công chức.
Hồi trước tôi đi học lớp chuyên viên chính với mấy KS hàng không sắp về hưu. Xã hội thực cần gì? Cần 1 anh KS giỏi hay 1 anh chuyên viên chính biết về quản lý nhà nước?
Đến đây thì lại phát sinh câu chuyện. Nếu đúng thì thi đạt chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp thì mới bổ nhiệm vào các vị trí tương ứng đằng này làm ngược lại, mang tính bậc lương là chính.
Đôi lời nói nốt về phong trào thi tuyển lãnh đạo hiện nay. Đó cũng chỉ là cờ bí dí tốt mà thôi. Tổ chức phải làm 1 cách chuyên nghiệp, đánh giá người là cả 1 quá trình và quan trọng nhất là biết người đó đã sẵn sàng cho vị trí. Một bài thi kết hợp phỏng vấn thì làm sao đánh giá hiệu quả được.