Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Bình dân học vụ



Trí thức Nga còn như thế, huống hồ Việt nam

http://phamnguyentruong.blogspot.com/2011/06/sergey-kirilov-ban-ve-so-phan-cua-tang_02.html

Trích:
"Sự phát triển thành công của bộ máy nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào quá trình “phối kết hợp” tầng lớp tinh hoa trí thức với tầng lớp tinh hoa quản lí - chính trị, nói một cách đơn giản hơn là xã hội có biết cách sắp xếp địa vị xã hội cho từng người phù hợp với khả năng trí tuệ của anh ta hay không (I. Ilin gọi là “tư tưởng phẩm hàm”), nghĩa là bảo đảm việc thăng cấp cho những người, nếu không phải là tài năng nhất thì ít nhất cũng là những người có học vấn cao nhất. 

(Nếu tài năng có thể được đánh giá một cách chủ quan thì xã hội nào cũng có các tiêu chí khách quan để đánh giá trình độ học vấn, và có thể dựa vào việc các tiêu chí này quan trọng đến mức nào đối với sự nghiệp công chức mà đánh giá [trình độ] tổ chức của xã hội đó). 
Nếu tầng lớp tinh hoa trong lĩnh vực quản lí trước cách mạng bao gồm những người được giáo dục và có học vấn tốt nhất trong thời đại của mình và tầng lớp tinh hoa chính trị trong các nước châu Âu ngày nay cũng bao gồm chủ yếu là những người đã tốt nghiệp các trường đại học uy tín nhất thì ở Liên Xô bức tranh hoàn toàn ngược lại: tầng lớp lãnh đạo chính trị cao nhất gần như là những người có trình độ học vấn - văn hoá kém nhất trong số những người lao động trí óc. 
Mặc dù nước ta có một số trường đại học có chất lượng cao (cứ cho là so với bối cảnh chung của các trường đại học Liên Xô), nhưng hiếm khi những người tốt nghiệp các trường như thế được tham gia vào tầng lớp tinh hoa trong lĩnh vực quản lí. 
Tầng lớp quản lí thường chỉ bao gồm những người tốt nghiệp các trường đại học tỉnh lẻ cộng với Trường Đảng cao cấp, nghĩa là những trường đại học có trình độ văn hoá thấp nhất. 
Sự kiện là trình độ học vấn và văn hoá của các cán bộ trong bộ máy của Đảng (nomenclature) thấp hơn trình độ của giới trí thức nói chung đã dẫn đến sự đối lập “quan chức – trí thức” mà ai cũng biết (trước cách mạng không có chuyện như thế vì trình độ văn hoá của đội ngũ lãnh đạo cao cấp bao giờ cũng cao hơn mức trung bình của tầng lớp trí thức lúc đó). 
Bộ máy quản lí thời Khrushchev và quan điểm đối với chính sách trong lĩnh vực khoa học và giáo dục đã có ảnh hưởng cực kì tai hại đối với chất lượng và vị trí của giới trí thức. 
Đây là giai đoạn mà sự tầm thường hoá giáo dục đại học đạt đến đỉnh điểm: hàng chục trường đại học không đủ điều kiện đã được thành lập. Số lượng sinh viên tăng đột biến trong những năm 1960 và chất lượng của nó cũng suy giảm tương ứng. 
Đây chính là giai đoạn hình thành cơ sở cho việc “sản xuất thừa” các chuyên gia, mà biểu hiện trầm trọng nhất diễn ta trong những năm 1980. 
Kết quả và quá trình bành trướng số người lao động trí óc trong giai đoạn này đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng uy tín của lao động trí óc và phúc lợi của những người làm việc trong các lĩnh vực này so với những người lao động khác. 
Những năm đó đã tạo ra những hậu quả năng nề nhất đối với tương lai của khoa học. 
Việc mở rộng như vũ bão biên chế các viện nghiên cứu khoa học, cũng như gia tăng theo cấp số nhân các viện đó đã dẫn tới kết quả là những người mà trong điều kiện bình thường không thể có hi vọng và phần lớn không hề nghĩ đến việc nghiên cứu khoa học cũng trở thành cộng tác viên khoa học. 
Những người bước chân vào khoa học trong những năm 1960, bước chân vào khoa học trong giai đoạn “tổng động viên” đó là lực lượng bổ sung tồi tệ nhất. 
Đến những năm 1980 họ đã trở thành gánh nặng, và vì thế mà những dự định cải cách lúc đó không thể nào thoát ra được. 
Hơn thế nữa, do quá trình thay đổi thế hệ, lúc đó họ đã chiếm giữ hầu hết các vị trí lãnh đạo trong khoa học và thực hiện chính sách cán bộ trong lĩnh vực này theo đúng bản chất của chính mình.
Một sự kiện nữa, mang tính quyết định đối với quá trình suy giảm chất lượng của tầng lớp trí thức trong những năm 1960 so với những năm 1950, là lúc đó đã không còn các chuyên gia thế hệ trước cách mạng, không còn những người có học vấn thực sự nữa. 

Và như thế nghĩa là đã không còn tiêu chí đánh giá học vấn chân chính nữa, người trí thức Xô-viết đã trở thành tiêu chuẩn tuyệt đối. "

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Sau khi tay to xong việc

Hơn mọi lời muốn nói


1. Mệnh giá là cái chi chi

Quy định mệnh giá tỏ ra lỗi thời rồi, chỉ còn giúp cho hạch toán thôi.

Vướng cả phát hành thêm trên TTCK lẫn bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước. Bỏ mệnh giá đi thôi.

Ưu điểm:

- Dễ hiểu, ngân hàng căn cứ vô đó cho vay dễ

Nhược điểm:

- Vì cho vay dễ, nên dễn dính cổ phiếu, chứng khoán dạng rác

- Cản trở tới tách gộp cổ phiếu. Không thực hiện được nghiệp vụ này. Vd: CP có thị giá lên đến 200, 300k mà không tách nhỏ ra được. Còn CP có giá 1,2k ngược lại cũng không gộp lại được.

Dẫn đến, CP có tiềm năng thì không cất cánh được, CP rác thì không thu hẹp lại được, ngược với quy luật thị trường.

- Khi bán vốn nhà nước tại các DN có giá dưới mệnh giá cũng khó là khăn.


2. Quản ai ai quản
Công ty chứng khoán được quản bởi
- Qui chế tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán

- Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trên TTCK (50)

- Thông tư hướng dẫn về giao dịch chứng khoán (74)

- Công bố thông tin (thông tư 52)

- Qui định về chỉ tiêu an toàn tài chính (226)

- Đạo đức nghề nghiệp (qui định của hiệp hội)

- Giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề

Tương đối chặt vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Tiếng chặt vậy mà tình trạng CTCK vi phạm...cũng còn đầy.

CTCK đâu thể kinh doanh tự ên, còn sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký nữa chứ. Họ cũng đâu kém phần quan trọng.

Cho tới nay SGDCK và TTLK được quản bởi:

- Luật chứng khoán (dĩ nhiên chung chung hơn qui chế)

- Công bố thông tin (thông tư 52)

- Qui định về hướng dẫn giám sát giao dịch chứng khoán (báo cáo các số liệu cho UBCK)

- Điều lệ hoạt động (do BTCK ký)

Như vậy so với CTCK thì SGDCK và TTLK được quản giản lược hơn, kém chăt chẽ hơn.

Một quy chế về tổ chưc hoạt động cho SGDCK và TTLK quy định kỹ về qui định, hệ thống CNTT, con người của tổ chức trung gian này sẽ giúp thị trường hoạt động với tiêu chuẩn cao hơn, rõ ràng và kỷ luật hơn.

3. Hàng hóa thường vs. sản phẩm tài chính

Vui thật, bộ Công thương đi quản sàn hàng hóa tương lai, phái sinh. Công thương quản hàng hóa thông thường thôi chứ, Món kia là sản phẩm tài chính mà. Chả trách ì ạch mãi.

Không chỉ là lỗi thời mà là sai địa chỉ
http://cafef.vn/20120516054436684CA52/san-giao-dich-hang-hoa-o-vn-e-vi-quy-dinh-loi-thoi.chn
Sàn giao dịch hàng hóa ở VN: ế vì quy định lỗi thời


Người tham gia ít, thanh khoản thấp…, đó là tình trạng khá bi đát của Sở Giao dịch hàng hóa VN (VNX) - Sở Giao dịch hàng hóa đầu tiên của VN - dù chính thức ra đời gần 2 năm qua.

Làm thế nào để phát triển được sàn giao dịch này là mục tiêu của hội thảo “Phát triển hoạt động và mở rộng mặt hàng giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa trong thời kỳ hội nhập” do Bộ Công thương tổ chức tại TP.HCM hôm qua 15.5.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Đình Thưởng - Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Công thương cho rằng, tỷ lệ ký quỹ giao dịch (margin) được coi như một liều thuốc kích thích nhà đầu tư nhưng "liều thuốc" này ở VN không đủ hấp dẫn do tỷ lệ ký quỹ còn cao. Ngoài ra, ông Thưởng cũng đề xuất mở rộng mặt hàng giao dịch trên VNX vì đây là yếu tố quan trọng để thu hút nhiều người tham gia. Đặc biệt, phải nhanh chóng bổ sung các quy định về thanh toán bù trừ, quy định về việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài…

Một quy định "cản chân" các nhà đầu tư tham gia là giới hạn tổng mức giao dịch trên sàn. Theo quy định hiện nay, tổng mức giao dịch không được vượt quá 50% tổng khối lượng hàng hóa đó được sản xuất tại VN của năm trước đó. Đồng thời hạn mức giao dịch của một thành viên không được vượt quá 10% tổng hạn mức giao dịch theo quy định ở trên. Theo một chuyên gia kinh tế, quy định này thiếu cơ sở kinh tế vì hàng hóa giao dịch không phải đối tượng bị hạn chế kinh doanh và mâu thuẫn với sự phát triển của thị trường phái sinh.
Theo Mai Phương
Thanh niên

4. Tăng thanh khoản cho TTCKNăm 2019 là năm bản lề đối với TTCKVN:
- Sửa luật CK, thành lập SGDCKVN, đưa vào hoạt động hệ thống giao dịch KRX.
Trên thế giới, giao dịch ck diễn ra trong sở và ngoài sở (VN mới giao dịch tập trung trong sở.
- Mỹ bắt đầu cho phép gd ngoài sở từ 1980, sau đó là Anh, châu Âu. Tới 12.1998 thì Nhật cũng thực hiện. Việc cho phép gd ngoài sở được coi là bigbang trong ngành tài chính. Nó giúp tăng thanh khoản như trong bc 2016 của OECD thì Mỹ là 33%, châu Âu 50% trong năm 2015 và có xu hướng tăng nhanh. Vd năm 2018 NYSE tới 70%.
Như vậy Nhật sau Mỹ chừng 20 năm. VN với sự thay đổi hạ tầng công nghệ 2019 cũng có thể triển khai bigbang sau Nhật 20 năm chứ nhỉ?

Thanh khoản là quan trong nhất với TTCK vì đơn giản có nó thì từ nhà quản lý, nhà đầu tư, công ty chứng khoán, quỹ, sở giao dịch, trung tâm lưu ký và các thành phần trung gian khác mới sống được.

Gia tăng thanh khoản có nhiều cách trong đó có mấy cách phổ biến đang thực hiện

- Tăng cường hạ tầng công nghệ thông tin như hệ thống giao dịch...

- Tăng thời gian giao dịch

- Tăng sản phẩm mới, công cụ mới...

Tuy nhiên còn lối khác để thực hiện là giảm phí giao dịch, tăng độ dễ trong giao dịch chứng khoán

Tại VN hiện nay chỉ có Hose, HNX được lập sàn giao dịch theo luật, CTCK không được.

Tại các nước, mô hình tập trung này đã bỏ, do đó các sàn giao dịch mọc lên rất nhiều. Chúng được hoạt động miễn thỏa điều kiện về tổ chức họat động do ủy ban chứng khoán quy định.

Đây là big bang trong giao dịch. Phí giảm sâu, thanh khoản tăng vọt, mọi người cùng hưởng lợi.

Nói gọn lại là thay vì chỉ Hose, HNX được lập sàn thì CTCK, pháp nhân khác cũng được lập sàn tạo nên môi trường cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ vì cuối cùng giao dịch ở đâu mà chẳng phải qua trung tâm lưu ký.

Mời đọc thêm về quả big bang này
http://www.world-exchanges.org/focus/2011-09/m-2-1.php
Trích:
"Why is Europe facing the HFT phenomenon?

1. In Europe, the rise of HFT was fuelled by MiFID
HFTs in Europe rose from virtual non-existence in 2005 to representing an estimated 38% of equities trading volume by 2010. The numbers point to a dramatic rise of HFT activity post 2007, the year in which the European Commission enforced the abandonment of the so-called concentration rule on equities trading. The result of this de-regulation move was to allow equities to be traded not only on their home market(s) of primary listing(s) but on a variety of venues including newly admitted multi-lateral trading facilities.
So how did the de-regulators fuel HFT activity? Very simply, when securities are tradable on several venues at the same time, from a proprietary trading perspective it is nearly impossible to control pricing with a human eye or indeed to process the information in a timely fashion in the human brain. Instead you need an electronic, or computerized, eye in order to manage prices, expected returns and the associated risks. While de-regulation intended to achieve fragmentation of trading, it also created arbitrage opportunities and led to more complex exposure risk management by market makers. As a consequence these are the two core activities of HFTs: arbitrage and market making. No wonder therefore that HFT activity exploded in relative terms as well as in absolute magnitude."

5. Lệnh thị trường MP



http://cafef.vn/20120529115114688CA31/giam-doc-phan-tich-shf-lenh-mp-hieu-qua-nhat-voi-nha-dau-tu-luot-song.chn

Tác dụng của lệnh thị trường thì rõ rồi nhưng sao lại là MP chứ không là MO.
Ta có
LO (limit order): lệnh giới hạn; sao không MO (market order)
LO giới hạn cả về giá và khối lượng. nếu MO sẽ vô tư cả về giá và khối lượng, điều này sẽ khác hoàn toàn về bản chất.
nên ta có MP (market price): thả nổi về giá, nhưng vẫn giới hạn khối lượng.

Điều này hàm ý vẫn có loại lệnh thả nổi cả về giá và khối lượng or lệnh thả nổi về khối lượng nhưng giới hạn về giá.

Loại lệnh là công cụ cho nhà đầu tư, chỉ vì ta quen với ít loại lệnh nên thấy cuộc chơi còn đơn giản chứ thị trường các nước hiện đã bỏ qua giai đoạn mười mấy loại lệnh lên giai đoạn khoảng năm sáu chục loại lệnh để phục vụ cho giao dịch tự động bằng phần mềm (algorithmic trading) và giao dịch trong ngày.
Các bạn có thể xem thêm cái này
http://www.world-exchanges.org/focus/2011-09/m-2-2.php


6. Súng liên thanh HFT
Giờ dân đầu tư nước ngoài xài súng máy, trong khi VN vẫn đì đùng bắn phát một.
As of 2009, studies suggested HFT firms accounted for 60-73% of all US equity trading volume, with that number falling to approximately 50% in 2012
http://en.wikipedia.org/wiki/High-frequency_trading
High-frequency trading (HFT) is the use of sophisticated technological tools and computer algorithms to trade securities on a rapid basis.[1][2][3] HFT usually uses proprietary trading strategies that are carried out by computers. Unlike regular investing, an investment position in HFT may be held for only seconds, or fractions of a second (though sometimes it may extend to longer), with the computer trading in and out of positions thousands or tens of thousands of times a day.[4] At the end of a day of HFT, there is no open position in the market. Firms engaged in HFT rely heavily on the processing speed of their trades, and on their access to the market. Many high-frequency traders provideliquidity and price discovery to the markets through market-making and arbitrage trading; and high-frequency traders also take liquidity to manage risk or lock in profits.[5]

Dark liquidity
http://en.wikipedia.org/wiki/Dark_liquidityIn finance, dark pools of liquidity (also referred to as dark liquidity or simply dark pools or black pools) is trading volume or liquidity that is not openly available to the public.[1] The bulk of these represent large trades by financial institutionsthat are offered away from public exchanges so that trades are anonymous. The fragmentation of financial trading venues and electronic tradinghas allowed dark pools to be created, and they are normally accessed throughcrossing networksor directly between market participants.
One of the main advantages for institutional investors in using dark pools is for buying or selling largeblocks of securities without showing their hand to others and thus avoidingmarket impact as neither the size of the trade nor the identity are revealed until the trade is filled. However, it also means that some market participants are disadvantaged as they cannot see the trades before they are executed; prices are agreed upon by participants in the dark pools, so the market becomes no longer transparent.[2]

There are three major types of dark pools. The first type is independent companies set up to offer a unique differentiated basis for trading. The second type is broker-owned dark pools where clients of the broker interact, most commonly with other clients of the broker (possibly including its own proprietary traders) in conditions of anonymity. Finally, some public exchanges are creating their own dark pools to allow their clients the benefits of anonymity and non-display of orders while offering an exchange "infrastructure". Depending on the precise way in which a "dark" pool operates and interacts with other venues it may be considered, and indeed referred to by some vendors as a "grey" pool.
Iceberg orders
Some markets allow dark liquidity to be posted inside the existing limit order book alongside public liquidity, usually through the use of iceberg orders.[4] Iceberg orders generally specify an additional "display quantity"—i.e., smaller than the overall order quantity. The order is queued along with other orders but only the display quantity is printed to the market depth. When the order reaches the front of its price queue, only the display quantity is filled before the order is automatically put at the back of the queue and must wait for its next chance to get a fill. Such orders will, therefore, get filled less quickly than the fully public equivalent, and they often carry an explicit cost penalty in the form of a larger execution cost charged by the market. Iceberg orders are not truly dark either, as the trade is usually visible.

As of 2009, studies suggested HFT firms accounted for 60-73% of all US equity trading volume, with that number falling to approximately 50% in 2012
http://en.wikipedia.org/wiki/High-frequency_trading

Giao dịch tần số cao (HFT) là việc sử dụng các công cụ công nghệ và thuật toán máy tính tinh vi để giao dịch chứng khoán một cách nhanh chóng. [1] [2] [3]HFT thường sử dụng các chiến lược giao dịch độc quyền được thực hiện bởi máy tính. Không giống như đầu tư thông thường, một vị trí đầu tư vào HFT chỉ có thể được giữ trong vài giây hoặc phân số của một giây (mặc dù đôi khi nó có thể kéo dài hơn), với giao dịch máy tính vào và ra khỏi hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn lần mỗi ngày. [4] Vào cuối một ngày của HFT, không có vị trí mở trên thị trường. Các công ty tham gia vào HFT phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ xử lý giao dịch của họ và vào khả năng tiếp cận thị trường của họ. Nhiều nhà giao dịch cao tần cung cấp thanh khoảnkhám phá giáđến các thị trường thông qua tạo thị trường và giao dịch chênh lệch giá; và các nhà giao dịch cao tần cũng có thanh khoản để quản lý rủi ro hoặc khóa lợi nhuận. [5] Thanh khoản tối
http://en.wikipedia.org/wiki/Dark_l Liquidity Trong tài chính, các nhóm thanh khoản tối (còn được gọi là thanh khoản tối hoặc đơn giản là các vùng tối hoặc bể đen) là khối lượng giao dịch hoặc thanh khoảnkhông có sẵn cho công chúng [1] Phần lớn trong số này đại diện cho các giao dịch lớn của các tổ chức tài chính được cung cấp cách xa các sàn giao dịch công cộng để các giao dịch được ẩn danh. Sự phân mảnh của các địa điểm giao dịch tài chính và giao dịch điện tửđã cho phép các nhóm tối được tạo ra và chúng thường được truy cập thông qua các mạng chéo hoặc trực tiếp giữa những người tham gia thị trường.
Một trong những lợi thế chính cho các nhà đầu tư tổ chức trong việc sử dụng các nhóm tối là mua hoặc bán các khối chứng khoán lớn mà không đưa tay cho người khác và do đó tránh được tác động của thị trường vì quy mô của giao dịch cũng như danh tính không được tiết lộ cho đến khi giao dịch được lấp đầy. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là một số người tham gia thị trường bị thiệt thòi vì họ không thể nhìn thấy các giao dịch trước khi chúng được thực hiện; giá cả được thỏa thuận bởi những người tham gia trong các vùng tối, do đó thị trường không còn minh bạch. [2]

Có ba loại hồ tối chính. Loại đầu tiên là các công ty độc lập được thiết lập để cung cấp một cơ sở khác biệt duy nhất cho giao dịch. Loại thứ hai là các nhóm bóng tối thuộc sở hữu của nhà môi giới nơi khách hàng của nhà môi giới tương tác, phổ biến nhất là với các khách hàng khác của nhà môi giới (có thể bao gồm cả các nhà giao dịch độc quyền của chính họ ) trong điều kiện ẩn danh. Cuối cùng, một số sàn giao dịch công cộng đang tạo ra các nhóm tối của riêng họ để cho phép khách hàng của họ lợi ích của việc ẩn danh và không hiển thị các đơn đặt hàngtrong khi cung cấp một "cơ sở hạ tầng" trao đổi.Tùy thuộc vào cách chính xác mà một hồ bơi "tối" hoạt động và tương tác với các địa điểm khác mà nó có thể được xem xét và thực sự được một số nhà cung cấp gọi là một hồ bơi "màu xám".
Đơn đặt hàng Iceberg
Một số thị trường cho phép thanh khoản tối được đăng trong sổ lệnh giới hạn hiện có bên cạnh thanh khoản công cộng, thường là thông qua việc sử dụng các đơn đặt hàng băng trôi . [4]Các đơn đặt hàng của Iceberg thường chỉ định một "số lượng hiển thị" bổ sung, nhỏ hơn số lượng đặt hàng tổng thể. Đơn hàng được xếp cùng với các đơn hàng khác nhưng chỉ có số lượng hiển thị được in theo chiều sâu thị trường.Khi đơn hàng đạt đến phía trước hàng đợi giá, chỉ có số lượng hiển thị được điền trước khi đơn hàng tự động được đặt ở phía sau hàng đợi và phải chờ cơ hội tiếp theo để nhận được điền. Do đó, các đơn đặt hàng như vậy sẽ được điền ít hơn so với tương đương hoàn toàn công khai và chúng thường phải chịu một hình phạt chi phí rõ ràng dưới dạng chi phí thực hiện lớn hơn do thị trường tính. Các đơn đặt hàng của Iceberg cũng không thực sự tối, vì giao dịch thường được nhìn thấy
7. Cần có audit trail
Để tránh những cái này:
" Thắc mắc về công bố thông tin

Phần lớn câu hỏi mà DN đặt ra cho đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) và HNX liên quan đến nghĩa vụ công bố thông tin (CBTT). Theo quy định hiện hành, một số thông tin DN phải công bố trong vòng 24h hoặc 72h, nhưng DN không biết khoảng thời gian này có tính ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ không?"

http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHHDFB/nong--doi-thoai-ve-cong-bo-thong-tin.html

Chúng ta cần sử dụng món này khi xây dựng các hướng dẫn
http://www.investopedia.com/terms/a/audittrail.asp#axzz1uQhyPcVX
or http://en.wikipedia.org/wiki/Audit_trail



Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Vinashin và vinalines

Ngoài cơ chế xin cho, đầu tư dàn trải như bài báo dưới đây nêu ra thì còn lý do gì cho thất bại. 
Bỏ qua yếu tố con người, cơ chế thì còn lại vấn đề gì?
Nói Vinashin đầu tư rải mành mành, đi ngược lại nguyên tắc tập trung hóa thì có lý, tuy nhiên Vinalines lại không dàn trải.
Vậy vấn đề ở đây là, nói như bác Tổng lãnh đạo là nói về đóng tàu không chỉ là đóng tàu. 
Shin or lines thì cũng là tàu. 
Tuy vậy tàu chỉ là phần cứng, hệ sinh thái đóng tàu, vận chuyển còn đòi hỏi nhiều hơn thế. Đó là việc kết nối vào được hệ thống đóng tàu, vận chuyển trên thế giới. 
Ta chưa kết nối được, vậy ngoài nhân công giá rẻ ta còn có cái chi chống lưng. Không có cái gì chống lưng ngoài hy vọng ngành đóng tàu, vận chuyển sẽ dịch chuyển về phía ta theo lợi thế so sánh.
Kết quả nhãn tiền, 2 ngành trực tiếp bơi ra biển lớn mà không có chỗ dựa đủ mạnh thì thất bại thôi. Vị thế cạnh tranh thấp quá mà.
Chỗ dựa là gì. Ví dụ nông nghiệp, thủy sản là đất đai, sông hồ...với điện lực, viễn thông là người dùng. Nói cho nhanh là DNNN chỉ có dựa được vào đặc quyền hoặc độc quyền thì mới sống khỏe mà thôi.
Ta thấy ngay với shin và lines thì tài nguyên thiên nhiên cũng không có mà người dùng cũng thiếu luôn, cuối cùng thì lines lại phải xài hàng của shin. Cùng trong nước thì ngay QĐ CA cũng không xài hàng của shin.
Nếu Vinashines được phép đóng tàu to cho lực lượng kiểm ngư, CS biển...thì trong tranh chấp đã không đến nỗi lép vế mà shin cũng sống khỏe. Nhưng đó lại là câu chuyện chiến lược trên tầng trên rồi (hơi giống việc ô 6D xin xây cầu khúc Ba son mà LĐA không chịu cuối cùng xoay qua làm hầm tốn gấp 4 chưa kể chi phí vận hành bảo trì bảo dưỡng quãng 7 năm bằng 1 cái cầu).
Cái kết buồn cho việc không kết nối được vào hệ thống thế giới.    

http://www.tamnhin.net/Tuvan/20701/Lo-tu-Vinashin-den-Vinalines-vi--co-che-cu-xin-la-cho-.html


(Tamnhin.net) - Tháng 4/2012 cả thế giới đã chứng kiến vụ án “Thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý gây hậu quả nghiêm trọng“ của lãnh đạo Tập đoàn Vinashin. Vì “thiếu trách nhiệm” trong quản lý do vậy đã “đánh rơi” mất của “nhân dân” trên 85.000 tỷ đồng nhưng “mức án” cũng chỉ dừng ở khung 17 năm “nghỉ mát” cho người đứng đầu.

Nay lại đến Vinalines với những kết luận mới của Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho thấy tính "sơ bộ" công ty này đã lỗ trên 1.685 tỉ đồng. như vậy lại “chót” đánh rơi mất của nhân dân nhưng chưa thấy bóng dáng của “bị can” ai làm rơi? Vì sao rơi ? Thì lại sắp có quyết định với đề án đầu tư đến hàng 100.000 tỉ đồng để phát triển đội tàu biển của Vinalines! Chắc lại áp dụng “cơ chế” cứ “xin” là “cho” như cũ từ Vinashin đến Vinalines và đến “Vinacho” chẳng khác mấy “âm vần“ ?

Điểm qua những con số và thành tựu hoạt động kinh doanh và phương án “đầu tư “ của Vinalines nhận thấy thật “ấn tượng” và cái “điệp khúc” cũng rất Vinashin.

Kết thúc thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines giai đoạn 2007 - 2010, TTCP chỉ ra hàng loạt những tồn tại, sai phạm cụ thể năm 2009 Vinalines lỗ 412,325 tỉ đồng; năm 2010 lỗ 1.273,892 tỉ đồng (không bao gồm 5 đơn vị chuyển từ Vinashin sang). Năm 2007 nợ phải trả là 17.071 tỉ đồng chiếm 65,8%, năm 2010 là 36.599,7 tỉ đồng chiếm 91,4% tổng nguồn vốn. Hiệu quả sử dụng vốn giảm mạnh, tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu từ 14,15% năm 2007 xuống còn âm 14,8% năm 2010.

Mặc dù Vinalines được Chính phủ cho phép áp dụng nhiều chính sách, giải pháp ưu đãi về vốn, về thị trường cũng như được thực hiện cơ chế đặc thù trong đầu tư đăng ký, mua bán tàu biển... Từ năm 2005 - 2010, Vinalines đầu tư mua 73 tàu, đa số các tàu mua là của nước ngoài, đã qua sử dụng, với năng lực vận tải 2.004.961 DWT, tổng số vốn là 22.853 tỉ đồng. 85% vốn mua tàu là vay thương mại, thậm chí dự án mua tàu Sky, Ocean, Global sử dụng 100% vốn vay... Qua thanh tra, TTCP kết luận, cơ cấu đội tàu của Vinalines chưa phù hợp với quy hoạch được duyệt, chủ yếu là tàu vận chuyển hàng khô, tàu tải trọng lớn, ít chú ý đến tàu chuyên dùng. Tiến độ đóng mới tàu chậm so với kế hoạch 7 năm, làm tăng chi phí đầu tư. Có khác gì với vụ mua tàu Hoa Sen của Vinashin là mấy “âm vần”?

Do vậy trong giai đoạn 2005 - 2010, riêng việc khai thác của Cty mẹ lỗ 935 tỉ đồng. Và phát sinh chi phí nộp phạt, tranh tụng. Chỉ mới tính riêng hai vụ việc với tàu VNL Global và tàu từ Vinashin chuyển sang đã gây thiệt hại gần 6 triệu USD.

Lại điệp khúc vi phạm đầu tư “dàn trải” dẫn đến “lãng phí” hay là “tham nhũng“ ?

Tại kết luận TTCP giai đoạn 2007 - 2010, Vinalines đã quyết định đầu tư 14 dự án xây dựng cảng gồm 1 cảng cạn, 1 cảng sông và 12 cảng biển đều vi phạm và lãng phí. Theo TTCP, chỉ tính hai thương vụ đầu tư Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong và nhà máy sửa chữa tàu Vinalines phía nam, số tiền lãng phí đã lên đến trên 520 tỉ đồng.

Ngoài ra giai đoạn 2007 - 2010, Vinalines đã đầu tư và có vốn góp vào 158 doanh nghiệp. Tuy nhiên vốn đầu tư dàn trải và hiệu quả thấp. Sử dụng 1.000 tỉ vốn trái phiếu trái mục đích...

Qua đó TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ GTVT và Bộ Nội vụ tổ chức, hướng dẫn các thành viên HĐQT (HĐTV) và Tổng Giám đốc Vinalines thời kỳ 2007 - 2010 kiểm điểm trách nhiệm, tự đề xuất hình thức xử lý để Thủ tướng xem xét, xử lý trách nhiệm người để xảy ra khuyết điểm sai phạm trên.

TTCP cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ liên quan rà soát, sửa đổi nhiều quy định liên quan, khắc phục “khoảng trống pháp lý” liên quan đến việc xử lý trách nhiệm cũng như quản lý vốn tài sản nhà nước. Đồng thời, chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để tiếp tục điều tra làm rõ những vi phạm trong việc đầu tư mua nổi No83M thuộc dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía nam.

Trong kết luận của TTCP đã tương đối rõ và thể hiện được hiệu quả của việc đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước cho Vinalines là không có được kết quả như mong đợi rồi. Nhưng mới đây lại có thêm quyết định đề án đầu tư 100.000 tỉ đồng phát triển đội tàu biển của Vinalines với những danh mục đầu tư đội tàu biển để phục vụ mục tiêu CNH-HĐH trong đề án đã được Bộ GTVT phê duyệt, giai đoạn 2012 - 2015 cần đầu tư 67 tàu trị giá 30.000 tỉ đồng. Số lượng tàu cần đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 là 95 tàu với giá trị ước tính lên đến 70.000 tỉ đồng. Danh mục đầu tư đội tàu biển kể trên sẽ "ngốn" đến 100.000 tỉ đồng trong giai đoạn 2012 - 2020.

Giới chuyên gia lại rất “tâm sự” về nội dung đề án đầu tư “khủng khiếp” này cho một đơn vị đang như “tổ chuồn chuồn” về thiếu hiệu quả và lãng phí trong đầu tư kinh doanh như Vinalines? Liệu có vấn đề gì đây? Còn các nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực này thì “phân vân” có lẽ cứ tính thử xem?

Mục tiêu của Bộ GTVT trong đề án CNH - HĐH ngành GTVT là đến năm 2015 là gì? có phải là vì mục tiêu tổng đội tàu biển của VN đến năm 2015 phải đạt trọng tải chưa đến 15 triệu tấn. Trong khi "Đến hết năm 2011, tổng đội tàu biển của VN mới đạt trọng tải chưa đến 7 triệu tấn và cũng đã được đầu tư rất nhiều trong những năm qua liệu mục tiêu thì "thực" nhưng tác dụng lại "ảo "không hay chúng ta đang tính chuyện “đếm cua trong lỗ “ hay cứ thử “lãng phí “ thêm ít nữa có mất gì đâu ? Tiền đầu tư là của nhân dân mà ?

Thiết nghĩ nền kinh tế nước ta đang rất khó khăn, đầu tư cho phát triển đất nước ở từng ngành, tững lĩnh vực nếu có hiệu quả xứng tầm và đủ sức cạnh tranh với “bạn bè “ quốc tế thì trước hết các cơ quan, ngành, lĩnh vực, địa phương, Doanh nghiệp cần xác định lại tình hình và khả năng thực tế của mình, nhất là trong kinh doanh phải có được thị phần, phải cạnh tranh được về “sản phẩm” trên thương trường về giá cả, chất lượng và lợi thế cạnh tranh. Qua đó thấy được hiệu quả thì hãy có kế hoạch đầu tư ? nói cách khác phải thực sự công khai, minh bạch về tài chính về quyết định và hiệu quả đầu tư.

Không nên áp dụng theo cơ chế đầu tư cho các DN, TĐ, TCT nhà nước theo kiểu cứ có đề án “xin” là “cho” như từ vụ Vinashin lại đến Vinalines rồi sẽ có thêm “Vinacho” lúc nào ta không biết?
Mai Huy

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Vụ mùa vụ chiêm

Trong cơ quan quản lý nhà nước có các loại vụ sau:
- Vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ
- Vụ thuộc cơ quan thuộc chính phủ (nhỏ hơn bộ - thường gọi là tổng cục loại 1)
- Vụ thuộc tổng cục trực thuộc bộ (tổng cục loại 2)
Từ đây mới rắc rối, mấy vụ thuộc bộ so bì, tôi quản lý ông mà tôi vụ trưởng, ông vụ trưởng thì phân biệt làm sao. Phải có chiếu trên chiếu dưới tôn ti trật tự đàng hoàng chớ.
Vụ thuộc tổng cục loại 2 bắt đầu vào cuộc hành trình thay tên đổi họ khi thì vụ, khi thì xuống ban nghe cho hợp lý.
Được vài năm thì có ý phản bác. Ban là hơn phòng một tý, tôi phải vụ mới đúng vì dưới tôi có tới mấy phòng lận. Có lý thì phải sửa, lại thành vụ (sao chẳng ai so sánh với mấy ban Đảng, tên ban mà to vật).
Cứ tít mù vòng quanh vậy, mới rồi lại rục rịch tính xuống ban, rồi lại giữ nguyên vụ. Bao con người hồi hộp, lo âu vui mừng...
Hehe, vụ nào chẳng là vụ. Vụ lớn thì là vụ mùa, vụ chính. Vụ nhỏ thì là vụ chiêm. Quan trọng là anh làm gì chứ cái tên quan trọng chi. Tôi nghĩ vậy không biết có đúng không.


Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012
Vì sao chậm chạp?
Thường thì cơ quan quản lý nhà nước thường bị chê chậm chạp.
Loại bỏ các lý do khác, ở đây tôi chỉ nói tới một lý do:
Đó là các bộ ban ngành trong kế hoạch làm việc của mình luôn có mục xây dựng đề án luật, nghị định, thông tư mà món này càng ngày càng nhiều (thể chế hóa, xây dựng nhà nhà nước pháp quyền mà). Thôi thì làm mới, sửa đổi bổ sung, ...
Việc đó ngốn không ít công sức của ngành hành pháp trong khi đó thì:
- Quốc hội là nơi lập pháp lại chỉ chỉnh sửa, biểu quyết thông qua luật là chính
- Luật ban hành rồi muốn chạy được phải có nghị định thông tư hướng dẫn, nôm na là chưa thoát khỏi cảnh thủ kho to hơn thủ trưởng.
- Pháp nhân, thể nhân làm theo thông tư nghị định là chính, chỉ khi ra tòa mới giở luật
- Việc làm theo thông tư nghị định làm giảm sức sáng tạo của doanh nghiệp
- Và tất nhiên là đội ngũ luật sư cũng khó giỏi được vì bị thu hẹp đất diễn ( bất lợi của việc áp dụng luật tổng hợp so với thông luật)
- Và cuối cùng tòa án do đó cũng không mạnh tương ứng