Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Chết dưới tay Trung quốc


Chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã mở màn gợi lại câu chuyện Mỹ Nhật cách nay hơn 20 năm. Ngày đó, sau khi suy xét kỹ càng thì Nhật chịu vai em, kết quả đất nước trì trệ trên 20 năm, tới giờ vẫn chưa thoát ra khỏi.
Có thể nói Trump là truyền nhân của Reagan và cần chú ý đặc biệt tới Navarro.
Ổng chính là lý thuyết gia mà Trump tin tưởng, bởi vì khác với những tổng thống Mỹ khác là chính trị gia. Trong huyết quản Trump thì máu kinh doanh sôi sục, ông ngả về con bài kinh tế quyết định tất cả.

Cho nên để hiểu Trump cần đọc kỹ Chết dưới tay TQ:
"Trung Quốc đang tấn công trên mọi mặt trận bằng mọi thứ vũ khí sẵn có - từ chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và thao túng tiền tệ đến tình báo và tấn công tin tặc. 

Khắp nơi trên thế giới, Trung Quốc cũng đang làm bất cứ mọi giá để chiếm đoạt nguồn tài nguyên nhiên thiên quan trọng - thậm chí điều đó có nghĩa khuyến khích các chế độ nguy hiểm nhất thế giới truyền bá vũ khi hạt nhân.
Bên trong nội địa Hoa Kỳ, người Mỹ bị hàng nhập cảng độc hại của chú Rồng giết chết hay gây tổn thương. Những loại hàng nhập cảng này là thực phẩm có chất độc, đồ chơi nhiễm độc, thuốc có độc.
Các công ty khổng lồ của Hoa Kỳ đã và đang hợp tác với các công ty quốc doanh Trung Quốc để hủy diệt ngành sản xuất Mỹ, và cuối cùng thì thật mĩa may là chính họ đang hủy diệt họ.
Hình thức chủ nghĩa tư bản ương ngạnh của Trung Quốc kết hợp với vũ khí bảo hộ mậu dịch và vũ khí mậu dịch trái luật để đẩy lùi từng việc làm một của các ngành công nghiệp Mỹ. 
Sự phát triển quân sự táo bạo của Trung Quốc đang chạy đua về hướng đối đầu với Hoa Kỳ. Trong khi đó, giới hành chính, chính trị và thậm chí giới khoa bản của Mỹ vẫn yên lặng về mối đe dọa đang tới gần.
Hàng ngàn nhà bất đồng chính kiến mạng thông tin của Trung Quốc đang bị giam cầm trong các trại "Google Gulags."
Tin tặc Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động tấn công tin tặc vào nền quốc phòng Hoa Kỳ và các công ty chủ chốt của Mỹ.
Tiền bị giảm giá của Trung Quốc đang gây thiệt hại cho Hoa Kỳ, châu Âu và sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Giới truyền thông trong đó có những siêu sao như Tom Friedman và Nicholas Kristof của tờ New York Times, James Fallows của The Atlantic Monthly, và Fareed Zakaria của Newsweek đã bóp méo câu chuyện Trung Quốc như thế nào."
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BFt_b%E1%BB%9Fi_Trung_Qu%E1%BB%91c)

Và coi lại Reagan đã đè Nhật như thế nào:
Tác giả: Piere Antoine – Donnet, viết cách nay hơn 20 năm.
(http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=29618)

Hồi đó cả thế giới sợ Nhật giống như giờ sợ Trung Quốc vậy
http://vietnam.ca/vi/tai-lieu/cac-bai-viet-dang-luu-y/chet-duoi-tay-trung-quoc.html

Đôi điều ghi nhận:

- Rất ít người hồi đó lo ngại về Trung Quốc hoặc đánh giá TQ sẽ như ngày nay

- Hầu hết đều nhất trí rằng Nhật sẽ không duy trì được vị thế hùng mạnh đó nữa

- Nhật bị kẹp giữa đòn nâng giá đồng yên của Mỹ và đối thủ sản xuất hàng công nghiệp phía sau Hàn Quốc, TQ

- Thế giới biến chuyển chẳng ai lường được sau 10y, 20y
- Quyền lực tạm chia làm 3 giai đoạn: bạo lực, tài lực, trí lực ứng với

Giai đoạn phát triển phong kiến (khai thác và chiếm đoạt đất đai), tư bản tài chính (đầu tư mua bán sát nhập và đầu cơ), hậu công nghiệp (kinh tế tri thức).

Xem thế thì những nước như Mỹ, Đức, Bắc Âu đã vào giai đoạn kinh tế tri thức, Nhật đang vùng vẫy thoát ra giai đoạn tư bản tài chính còn TQ, VN đang ở giai đoạn tiền công nghiệp cả trong nước lẫn đối ngoại.
Xưa Napoleon nói TQ là con rồng đang ngủ, đừng thức nó dậy. Sau hơn 200 năm, để chống LX thì Nixon và Kissinger đã rón rén mở lồng. 
Kết quả tới ngày nay khi hơi lửa rồng TQ phà nóng rực gáy Mỹ giống như Nhật đã từng thách thức xưa kia làm Mỹ sau bao chần chừ đã trao kiếm vào tay dũng sỹ giết rồng Trump. Tuy nhiên đây mới chỉ là hiệp đầu. 

Càng kính sợ thì càng xấu xí
Dân Á châu có những quan niệm kỳ lạ. Ví dụ như:
1. Dê: biểu tượng tình dục: món này có chi xấu, mọi người đều thèm mà lại gán cho tình dục biểu tượng lông lá xồm xoàm, mặt mũi gớm guốc vậy.
Thật đúng là xấu hóa sự thầm kín của người

2. Rồng: tượng trưng cho vua chúa, tưởng đẹp đẽ sao chứ mình pha rắn pha cá sấu, mặt mũi dữ tợn. Tóm lại là con vật không có thật thoát thai từ giấc mơ quyền lực, được đè đầu cưỡi cổ người khác của con người.

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Tăng lương kiểu Nhật

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/106987/khi-lanh-dao-va-tri-thuc-cung-nhin-mot-huong.html

Khi lãnh đạo và trí thức cùng nhìn một hướng

Trí thức có thể đối lập với chủ trương của lãnh đạo nếu thấy chủ trương đó đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của đất nước, hoặc thấy không khoa học, không hợp với quy luật khách quan.

Thông thường trí thức là người hiểu biết, có trình độ văn hóa cao, có kiến thức chuyên môn, và không bị ràng buộc vào (hoặc có ý thức tránh xa) những lợi ích phát sinh từ quan hệ với lãnh đạo chính trị. 

Trí thức có thể đối lập với chủ trương của lãnh đạo nếu thấy chủ trương đó đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của đất nước, hoặc thấy không khoa học, không hợp với quy luật khách quan. 
Nhưng cũng không hiếm những trường hợp lãnh đạo và trí thức tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau và trí thức giúp lãnh đạo làm nên sự nghiệp cao cả, đưa đất nước vào thời đại xán lạn. 
Ngày xưa không thiếu những trường hợp minh quân gặp hiền tài và cùng làm nên nghiệp lớn. Lưu Bang gặp Trương Lương, Lê Lợi gặp Nguyễn Trãi là những ví dụ.

Trong thời đại ngày nay, xã hội phức tạp hơn, vai trò của trí thức và sự thể hiện vai trò đó cũng đa dạng hơn. 

Lãnh đạo tìm đến trí thức có thể trực tiếp "tam cố thảo lư" nhưng cũng có thể qua nhiều kênh gián tiếp. 
Chẳng hạn lãnh đạo thường quan tâm đến trí thức, thường đọc sách, đọc báo thì có thể tìm thấy những ý tưởng hay, những đề khởi về con đường phát triển để tham khảo cho các quyết sách chiến lược. 
Tiền đề ở đây dĩ nhiên là phải có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận để trí thức có cơ hội phát biểu ý kiến của mình. 
Mặt khác, nếu xuất hiện nhà chính trị có văn hóa, có đạo đức và tỏ ra có bản lãnh, có lý tưởng vì đất nước thì qua các quan hệ xã hội hoặc qua các kênh nghiên cứu, thảo luận rộng rãi, họ có thể quy tụ được bên mình nhiều trí thức tài năng, tâm huyết.

Vào cuối thập niên 1950 ở Nhật Bản, xuất hiện mẫu người lãnh đạo lý tưởng đó và trí thức, trí tuệ của xã hội đã cùng với người đó làm nên một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử thế giới: 

Chỉ trong 10 năm đã biến một nước có thu nhập trung bình và mới vừa phục hồi sau chiến tranh trở thành một nước có thu nhập cao, thay đổi hẳn đời sống của đại đa số dân chúng và sánh vai với các cường quốc kinh tế trên thế giới.

Tình hình chính trị, xã hội ở Nhật vào nửa sau thập niên 1950 rất phức tạp vì bất đồng trong dư luận và giữa các chính đảng liên quan đến chính sách ngoại giao với Mỹ.


Ikeda Hayato và John Kennedy (trái)

Về kinh tế, năm 1956 đánh dấu sự thành công của nỗ lực phục hưng hậu chiến. Mức sản xuất đã khôi phục lại mức cao nhất thời tiền chiến. 

Nhưng cũng trong bối cảnh đó xảy ra tranh luận sôi nổi về hướng phát triển sắp tới. Chưa có ai vẽ ra được viễn ảnh và đưa ra chiến lược có sức thuyết phục.

Trong tình hình dân chúng đang mệt mỏi vì không khí chính trị, xã hội căng thẳng, và không có viễn ảnh về tương lai kinh tế, một chính trị gia kiệt xuất đã xuất hiện. 

Đó là Ikeda Hayato (1899-1965). Ikeda nguyên là quan chức Bộ Tài chính, làm đến chức thứ trưởng thì ứng cử vào hạ viện. 
Trong lúc tham gia nội các, giữ các chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Công thương, ông đã quyết chí ứng cử vào chức đảng trưởng đảng cầm quyền LDP (đồng thời là thủ tướng) để thực hiện giấc mơ đưa nước Nhật lên ngang hàng với các nước tiên tiến Âu Mỹ.

Ikeda nguyên là một quan chức mẫu mực, một lãnh đạo chính trị đức độ, thanh liêm. Lúc làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, đầu thập niên 1950, ông dẫn đầu một phái đoàn công du sang Mỹ. 

Trong tình trạng ngân sách nhà nước hạn hẹp, ông đã tiết kiệm kinh phí đến mức chỉ thuê khách sạn ba sao và hai ba người (kể cả Bộ trưởng) ở chung một phòng. 
Ban ngày đoàn của ông đi làm việc với chính phủ Mỹ, buổi tối mọi người tập trung tại phòng ông để kiểm điểm công việc trong ngày và bàn nội dung làm việc cho ngày hôm sau. 
Khách sạn nhỏ nên phòng không có bàn, mọi người phải ngồi bệt trên sàn bàn công việc.

Cùng với đức độ và tinh thần trách nhiệm mà nhiều người đã biết, Ikeda đã được dư luận nhất là giới trí thức đánh giá cao qua những phát biểu về nhiệm vụ của người làm chính trị, về phương châm phát triển đất nước mà ông sẽ thực thi nếu được làm thủ tướng. 

Có mấy điểm đáng chú ý. Thứ nhất, ông cho rằng giai đoạn sắp tới phải là thời đại kinh tế, Nhật phải tận dụng tiềm năng về nguồn nhân lực của mình và hoàn cảnh thuận lợi của thế giới để vươn lên hàng các nước tiên tiến. 
Thứ hai, triết lý chính trị là vì dân, vì cuộc sống của dân chúng nên mục đích cuối cùng của phát triển kinh tế là phải tăng thu nhập của toàn dân và mở rộng mạng an sinh xã hội để giúp người không theo kịp đà phát triển chung.

Nhưng nguyện vọng, quyết tâm của nhà chính trị phải được cụ thể hóa bằng chiến lược, chính sách, trước mắt là được đồng tình của dân chúng, tiếp theo là phải được thực hiện có hiệu quả. Lúc này Ikeda cần đến trí thức.

Đang suy nghĩ tìm kiếm một ý tưởng chủ đạo của chiến lược phát triển đất nước, Ikeda đọc được bài viết "Luận về khả năng bội tăng tiền lương" của giáo sư kinh tế Nakayama Ichiro đăng trên báo Yomiuri. 

Trong bài viết đó, Nakayama bàn về khả năng cũng như điều kiện để tăng gấp đôi tiền lương thực chất, cải thiện hẳn mức sống của dân chúng.

Theo gợi ý của giáo sư Nakayama, Ikeda thai nghén một chiến lược phát triển gọi là "Bội tăng thu nhập quốc dân" và lập ra một nhóm bảy người gồm các trí thức tên tuổi và các quan chức, các cộng sự tài giỏi để triển khai cụ thể chiến lược này. 

Đặc biệt trong số này có Shimomura Osamu (1910-1989), nhà kinh tế vừa giỏi lý luận vừa hiểu thực tiễn và có năng lực hình thành các chính sách cụ thể.

Lúc đó ở Nhật đang có tranh luận sôi nổi về hướng phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. Ý kiến chủ đạo lúc đó là trong giai đoạn phục hưng hậu chiến vừa qua, kinh tế Nhật phát triển khá cao (trung bình độ 8%/năm) vì khởi điểm quá thấp, trong giai đoạn tới tốc độ phát triển chỉ có thể bằng mức cao nhất thời tiền chiến (độ 4%) hoặc hơn một chút (5%).

Chủ trương của Shimomura thì khác. Ông cho rằng Nhật đã qua thời hỗn loạn hậu chiến, hiện nay tiết kiệm trong dân đang tăng, đất nước đang mở cửa hội nhập với thế giới nên công nghệ nước ngoài sẽ được du nhập dễ dàng; đó là hai tiền đề để đầu tư tích lũy tư bản. 

Đầu tư có hai hiệu quả là vừa tăng tổng cầu vừa tăng khả năng cung cấp (sản xuất) của nền kinh tế. Do đó có thể nói kinh tế Nhật đang bước vào thời đại bột phát mạnh mẽ. 
Thời phục hưng hậu chiến phát triển 8% nên thời đại mới ít nhất phải là 10%. Ngoài giải thích về mặt lý luận, Shimomura còn dẫn chứng bằng các kết quả tính toán chi tiết nên rất có sức thuyết phục. 
Trợ lý cho Shimomura là hai chuyên viên trẻ, hồi đó chưa có máy tính nên việc tính toán rất mất thì giờ. Trong nhóm bảy người còn có các nhà kinh tế nổi tiếng khác như Inaba Shuzo, Takahashi Kamekichi, và một quan chức tài giỏi là Miyazawa Kiichi (sau này cũng làm thủ tướng). Ikeda trực tiếp tham dự nhiều buổi họp thâu đêm của nhóm này.


Tượng của Ikeda Hayato tại Hiroshima


Được nhóm chuyên viên, trí thức triển khai về mặt lý luận và các chính sách cụ thể, Ikeda tự tin và đã quyết định lấy Chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân làm cam kết chính trị trong cuộc tranh cử vào vị trí chủ tịch đảng. Ikeda thắng cử và trở thành thủ tướng vào tháng 7 năm 1960.

Cốt lõi của kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân là toàn dụng lao động, làm cho dân chúng thấy cuộc sống được cải thiện rõ rệt. Phương châm cơ bản là tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân tích cực đầu tư. 

Công việc của chính phủ chỉ là cố gắng tiết kiệm công quỹ để có thể giảm thuế nhằm kích thích đầu tư, đầu tư xây dựng hạ tầng, và bảo đảm an sinh xã hội. 
Phát triển là công nghiệp hóa, là phát triển ngành dịch vụ nên lao động phải chuyển dần từ nông nghiệp sang các khu vực phi nông. 
Do đó Ikeda đã nhấn mạnh phải ra sức giáo dục bậc cao đẳng và hướng nghiệp để quá trình chuyển dịch lao động không bị gián đoạn.

Mặc dù Shimomura chủ trương phát triển mỗi năm 10% (thu nhập quốc dân sẽ gấp đôi trong bảy năm), nhưng để dung hòa với nhiều ý kiến khác, trong kế hoạch được công bố, kinh tế sẽ tăng trưởng độ 7,2% và thu nhập quốc dân tăng gấp đôi trong 10 năm (1960-1970).

Khi nhậm chức thủ tướng, ngoài bài phát biểu về kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân, Ikeda còn tuyên bố nhiều ý tưởng được sự đồng tình của dân chúng. 

Chẳng hạn, "Làm chính trị là nâng cao mức sống của dân chúng. Phát triển kinh tế phải trên tiêu chuẩn tăng thu nhập toàn dân, làm cho mọi người dân cảm nhận thực sự là kinh tế đang phát triển", hoặc "Chính trị mà để người nghèo không được đi học là chính trị tồi".

Ikeda đã thổi vào xã hội một không khí phấn chấn, tin tưởng vào tương lai. Doanh nghiệp tích cực đầu tư, mọi người hăng hái làm việc. 

Trong bối cảnh đó, đúng như dự đoán của Shimomura, kinh tế phát triển trên 10%, chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân đạt được mục tiêu chỉ trong bảy năm, thay vì 10 năm như kế hoạch ban đầu. 
Theo giá thực tế năm 2000, tổng thu nhập quốc dân trên đầu người của Nhật vào năm 1960 là 7.700 USD, đến năm 1970 tăng lên 16.600 USD. Mức chi tiêu của một gia đình giới lao động vào năm 1960 trung bình mỗi tháng là 32.000 yen, đến năm 1970 đã tăng lên 83.000 yen. 
Lương tháng của công nhân trong ngành công nghiệp đã tăng từ 23.000 yen năm 1960 lên 72.000 yen năm 1970. Trừ đi độ trượt giá mỗi năm vài phần trăm, trên thực chất thu nhập của giới lao động đã tăng gấp đôi hoặc hơn. 
Ngoài ra, số lao động có việc làm tăng nhiều hơn so với kế hoạch và số giờ làm việc mỗi tháng của giới lao động giảm từ 203 giờ còn 187 giờ. Thập niên 1960 cũng là giai đoạn người Nhật chứng kiến nhà nhà có tủ lạnh, quạt máy, máy giặt, TV,...

Ikeda bị bệnh và mất sớm (năm 1965), lúc đương tại chức thủ tướng. Ông không sống đến hết giai đoạn của kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân, nhưng đã chứng kiến những thành tựu bước đầu, cụ thể là ba sự kiện xảy ra trong năm 1964: 

Tổ chức Olympic Tokyo thành công, khai trương đường sắt cao tốc (Shinkansen) Tokyo-Osaka và Nhật trở thành thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), một tổ chức của các nước tiên tiến.

Nhà chính trị Ikeda Hayato và nhóm trí thức cộng tác với ông đã biến giấc mơ của mình thành giấc mơ của toàn xã hội. Họ là những người hiểu được nguyện vọng của người dân và quyết chí đáp ứng bằng trí tuệ và tâm huyết của mình.

Tokyo, Xuân Quý Tỵ 2013Trần Văn Thọ/ Theo DNSGCT

Vì sao người miền Trung được cho là giỏi

Đơn giản là khi có phong trào cổ phần hóa, cán bộ lên giải thích mãi mọi người chưa hiểu, chưa thông. 
Tới khi bác miền trung nói thì mọi người nhất trí duyệt luôn vì bác nói nôm na thành Cỗ phần hóa. Nghe tới cổ thì trù trù chứ cỗ ai không ham.

Ngồi lâu trên xe lửa, ông miền Trung ngứa quá, gãi buột mồm kêu:
- Ngựa địt quạ
Chuyện hay chuyện lạ à nha. Cả toa tàu nhao nhao nhòm cửa sổ hòng xem cảnh giao cấu giữa loài có cánh và loài có 4 chân. Tất nhiên hoài công.

Anh Bắc, anh Trung ngồi quán ăn thịt ngựa. Món mới, ngựa tơ, mền, ngon. Chợt anh Trung làu bàu
- Ngựa dai quá
Anh Bắc thấy kỳ quá, mình thấy mềm, nó thấy dai là sao.
Hóa ra chữ tác chữ tộ, anh kia ngứa dái. 

Thắt chặt hay chặt chẽ
Chặt chẽ theo chữ viết thì không có gì đáng bàn. Rắc rối ở chỗ 3 miền Bắc Trung Nam phát âm lại khác nhau.Miền Bắc: chặt chẽ
Gốc của từ này có nghĩa: khi bà con bó lúa thu hoạch về nhà thì phải bó thậc chặt cho chắc chắn, không bị xổ ra. Tức là phải bó chặt tới mức hai đầu không được chụm mà phải chẻ ra.
Vậy từ này có gốc thuần nông, thuần Việt.
Phát âm cũng thể hiện tính cách Bắc mền dẻo, sỹ phu:
Lạt mềm buộc chặt lưng con ếch.

Miền Trung: Chặt chẻ
Dân miền Trung dấu hỏi dấu ngã phát âm cố đến mấy chỉ được một trong hai. Trong ví dụ trên khi chặt đã hạ bằng dấu nặng thì chỉ còn khả năng phát ra âm "chẻ".
Chặt chẻ làm biến đổi hoàn toàn ngữ nghĩa.
Chặt đây làm người ta liên tưởng tới băm chặt, chặt chém...sau rồi lại còn chẻ ra tiếp. Nghe giống quy trình làm tăm làm đóm.
Miền trung cứng rắn quyết liệt hơn nên đâm ra chặt chẻ.
Hehe. Chặt chẽ...chặt chẻ chữ ra làm tư.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Lỗi kỹ thuật

http://vneconomy.vn/20130121095725714P0C7/tra-co-tuc-tien-le-xau-khien-nha-dau-tu-that-vong.htm

Trả cổ tức, điều chỉnh giá tham chiếu, nhập thông số điều chỉnh index...có ai thống kê những lỗi kỹ thuật này gây thiệt hại bao nhiêu cho nhà đầu tư không.
Theo tôi vấn đề là VN chưa có những định nghĩa cơ bản, rõ ràng theo chuẩn mực quốc tế về những cái tưởng như tiểu tiết, kỹ thuật này. Nói nhanh là thiếu quan tâm tới thống kê. Dân Việt vốn tính ăn to nói lớn, đại khái mà.
Tui vẫn nói đùa với anh Vịnh, anh Long CTCK Âu Việt là công ty này mang bản sắc Việt nhất thị trường vì Âu Việt = Việt ẩu.

Để tham khảo mời xem:
http://www.world-exchanges.org/statistics/statistics-definitions

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Kinh tế vỉa hè

http://phamnguyentruong.blogspot.com/2012/12/james-peron-tai-sao-nguoi-ngheo-lai-can.html#more

James Peron - Tại sao người nghèo lại cần quyền sở hữu hay quyền sở hữu cho người bán hàng rong có thể tạo ra thịnh vượng như thế nào



Phạm Nguyên Trường dịch


Ngay từ sáng sớm những dãy phố bên dưới căn phòng của tôi đã hoạt động nhộn nhịp như một tổ ong. Những quầy hàng nhỏ bé nằm rải rác khắp nơi, chen nhau trong từng khoảng trống trên vỉa hè. Những rổ chuối nhỏ, những túi khoai tây hay cà chua được bày bán khắp nơi. Những người bán báo bám lấy từng góc phố đông đúc. Những người bán hàng rong với mọi thứ sản phẩm có thể tưởng tượng được tiến hành công việc làm ăn của mình.




Chiều tà, hoạt động có giảm đi nhưng không chấm dứt hẳn. Những người bán rau đã trở về nhà. Bây giờ phố xá sặc mùi xúc xích nướng. Đi dọc phố sau khi trời đã tối được một lúc, tôi bị những người bán thức ăn vây quanh, họ hi vọng bán món hàng của mình cho những người tìm món ăn nhẹ vào buổi tối.
Những người bán hàng này là những thứ đầu tiên tôi nhớ lại khi rời châu Phi. Tôi không chỉ ở châu Phi, tôi đã ở trong những khu vực đông dân nhất trên lục địa này – đấy là khu Hillbrow ở Johannesburg. Những người bán hàng rong là thành phần chủ yếu của đời sống ở Hillbrow. Một số người thậm chí còn nói rằng chính họ làm cho nó suy sụp. Hiện nay Hillbrow là một khu ổ chuột, đầy gái điếm, bọn buôn bán ma túy, người nước ngoài rất đáng ngờ và những ngôi nhà đổ nát. Thế mà mới mười năn trước nó chính là trung tâm thời trang của Johannesburg.
Những người bán hàng rong bị lên án là nguyên nhân của sự suy sụp vì hàng quán của họ chiếm hết vỉa hè. Mỗi ngày những đống rác và thức ăn thiu thối mà họ bỏ lại càng cao thêm mãi lên. Không thể đi bộ trên vỉa hè vì tuần nào cũng có thêm những người bán hàng rong mới chen chúc nhau ở đó.
Cố gắng rất đáng trân trọng trong việc kiếm sống của người này lại trở thành khó chịu đối với người khác. Khi đời sống chính trị ở Nam Phi thay đổi, việc thực thi quy định của chính phủ về bán hàng rong cũng thay đổi theo. Thời gian đầu chính phủ mới tìm cách bợ đỡ những người bán hàng rong và không đưa ra quy định nào hết. Nhưng sau một thời gian, khu phố buôn bán trung tạm trở thành nơi không thể đi lại được nữa. Khách sạn sang trọng tên là Carlton Hotel đóng cửa và phòng nghỉ của cái khách sạn 50 tầng này đành bỏ không. Thậm chí thị trường chứng khoán Johannesburg cũng chạy sang khu vực thịnh vượng và sạch sẽ hơn của Sandton. Tôi sẽ không dám đi vào ban ngày nơi tôi từng một lần đi qua vào lúc nửa đêm. Khi khu vực trung tâm suy sụp, chính phủ lúng túng không biết nên nghiêm khắc hay không cần thực thi luật lệ về bán hàng rong nữa.
Nhưng dù người ta có gán cho những người bán hàng rong những tội lỗi gì đi nữa thì bạn có thật sự phê phán họ hay không? Trong một đất nước với trên 40 triệu dân, mà chỉ có dưới 25% người có việc làm thì luật lao động mới chỉ làm cho vấn đề trầm trọng thêm mà thôi. Vỉa hè là để dành cho người đi bộ chứ không phải cho hàng quán. Nhưng không có hàng quán thì con em những người bán hàng rong sẽ bị đói.
Sự giận dữ sẽ còn tiếp tục đổ lên đầu lên cổ những người bán hàng rong, và hiện nay cuộc xung đột vẫn còn tiếp tục vì ngay cả bây giờ vỉa hè vẫn được coi là tài sản công cộng hay là “của chung”. Các nhà kinh tế học đã và đang viết về “bi kịch của tài sản chung” và đây là một ví dụ nữa của việc tài sản chung bị bóc lột một cách quá mức, đến nỗi trở thành có hại cho tất cả mọi người.
Ngay cả vấn đề rác cũng là vấn đề của sở hữu chung. Nhà kinh tế học Walter Block đã từng nhận xét rằng vứt rác chỉ xảy ra ở những nơi thuộc tài sản công mà thôi. Chắc chắn là rác rưởi thường bị ném vào những chỗ thuộc tài sản riêng nhưng được mở ra cho mọi người cùng sử dụng – đấy là những chỗ như siêu thị, sân thể thao, rạp chiếu phim. Nhưng ở những chỗ đó, người chủ sở hữu không gọi cảnh sát tới phạt, mà đưa người tới dọn dẹp. Dọn dẹp là một phần của việc kinh doanh.
Nhưng thế giới của hàng rong lại không có quyền sở hữu, và vì vậy mà mới có nhiều vấn đề. Người buôn bán không có quyền sở hữu chỗ đặt quầy hàng và biết rằng họ có thể bị đuổi đi bất cứ lúc nào. Thỉnh thoảng lại có một đội cảnh sát tới đuổi, tịch thu hàng hóa và tịch thu cả hàng quán nữa. Kết quả là người bán hàng không quan tâm tới việc đầu tư vào hàng quán. Chỉ cần môt tấm bìa các tông trải ngay trên nền đất cũng xong. Thêm nữa, sẽ trở thành khoản đầu tư mà họ không thể kham nổi vì sợ mất.
Hernando de Soto cũng nhận thấy vấn đề tương tự như thế ở những người bán hàng rong ở Peru. Ông viết như sau: “Nguy cơ bị đuổi luôn luôn đe dọa những người bán hàng rong, nhất là khi bị tắc đường hay dưới áp lực của người dân sống trong khu vực. Nói một cách thực tế, điều đó ngăn chặn mọi ý định đầu tư dài hạn nhằm cải thiện khu vực, buộc những người bán hàng rong tiếp tục sử dụng những chiếc xe đẩy chứ không làm hàng quán bằng vật liệu xây dựng, có điện, nước, tủ lạnh, kho và những vật dụng khác đủ chứa số hàng hóa cần thiết. Xây dựng những tiện nghi như toilet, chỗ để xe hay vườn cây sẽ là việc làm không thiết thực”[1].
Giải pháp cho cuộc xung đột khi những quyền lợi cạnh tranh với nhau có ý định chộp giật những tài sản thuộc quyền sở hữu chung là tư nhân hóa. Như tôi đã nói bên trên, giải pháp thay thế còn lại duy nhất là những biện pháp có tính độc đoán: công an, phạt và tịch thu[2].
Quyền sở hữu có tác dụng
Trong một khu vực ở Johannesburg, biện pháp tư hữu đã được đem ra thử nghiệm và có tác dụng. Các chủ doanh nghiệp tư nhân đã thành lập những khu vực quản lí tư nhân nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh. Một khu vực như thế nằm ngay trên con đường trước khu nhà tôi, gọi là Ban quản lí Rosebank (RBMD).
Ở đây cũng có vấn đề hàng rong. Một đoạn phố nhỏ tên là Craddock chạy giữa siêu thị Rosebank và một vài cửa hàng nhỏ ở bên kia đường. Khoảng 140 người bán hàng rong chen chúc trong khu vực này. Mọi cố gắng nhằm ngăn chặn việc chiếm đoạt vỉa hè đều không đem lại kết quả vì khi lực lượng cưỡng chế vừa ra đi là những người bán hàng rong lại chiếm lấy càng nhiều chỗ càng tốt. Người đi bộ nhiều khi buộc phải bước xuống đường. Chỉ cần một người dừng lại để xem món đồ là lối đi đã không còn. Mỗi người bán hàng rong, trong khi hành động vì lợi ích cá nhân của mình, lại có những hành vi mà tất cả đều bị thiệt hại – tất cả, bởi vì không người nào có quyền sở hữu cái tài sản mà người đó đang sử dụng.
RBMD có giải pháp. Thứ nhất, dãy phố được nhượng lại cho họ. Con phố bị đóng cửa, không cho xe chạy qua nữa. Thứ hai, hầu như toàn bộ dãy phố được biến thành khu vực ngoài trời cho công chúng sử dụng. Một khu chợ hai tầng được xây dựng cho những người bán hàng rong và một công ty quản lí được thuê để cai quản công việc. Khoảng 60 người bán hàng rong được chọn vào bán trong tòa nhà này với khoản phí tối thiểu. Ngay bên dưới tòa nhà, nơi những người bán hàng rong từng sử dụng làm chỗ bán hàng, được RBMD dùng làm nơi biểu diễn của các diễn viên múa truyền thống. Các khách sạn ở đây đặt cả bàn ra ngoài vỉa hè. Khu vực từng xuýt bị lụn bại lại trở thành nơi thu hút khách du lịch.
RBMD còn thuê cả đội bảo vệ và vệ sinh viên nữa. An ninh được cải thiện, cả người mua, người bán hàng có môn bài và cả những người bán hàng rong đều được lợi. Ngoài ra, thành phố không còn phải lo dọn dẹp nữa vì RBMD đã quan tâm tới chuyện này rồi.
Trước đây, xung đột là không tránh khỏi. Nhưng khi những người bán hàng không có môn bài được đưa vào hệ thống thị trường với quyền sở hữu thì những người bán hàng có môn bài và không có môn bài có thể hợp tác với nhau vì quyền lợi chung.
Một cách nữa là dựng những quầy hàng trên hè phố. Người ta dành ra những khu vực riêng và người bán hàng được giao quyền sở hữu quầy hàng đó. Bằng cách bảo đảm cho người ta quyền sở hữu khu đất mà đằng nào người ta cũng sử dụng, thành phố có thể động viên những người bán hàng rong.
Theo luật hiện hành, quầy hàng là vốn chết: giá trị của nó không được sử dụng một cách đúng đắn vì không được pháp luật công nhận. Trong các nước thuộc thế giới thứ III, như de Soto đã chỉ rõ trong tác phẩm Bí ẩn của vốn (The Mystery of Capital), có một số lớn vốn chết[3]. Nhà chưa có quyền sở hữu, doanh nghiệp ngầm, những người bán hàng rong – tất cả đều là một phần vốn chết của thế giới thứ III. Chỉ cần công nhận về mặt pháp lí là một số tài sản khá lớn đã được hình thành chỉ sau một đêm, đấy là số tài sản mà người nghèo có thể sử dụng để mở rộng và tạo thêm tài sản mới.
Vị trí có thể sang nhượng
Quyền sở hữu tạo điều kiện cho người ta sang nhượng các vị trí. Những quy định về buôn bán hiện hành chẳng khác gì luật ăn cướp. Người bán hàng có thể sử dụng vị trí với điều kiện là người đó giành được nó trước khi những người khác kịp làm như thế. Nhưng với hệ thống pháp luật như thế, chuyển giao vị trí là việc khó khăn vì người bán hàng không có quyền sở hữu. Điều đó làm cho kinh tế trì trệ và những người bán hàng khó lợi dụng được ưu thế của vị trí buôn bán. Điều này là rõ ràng bởi vì không phải tất cả mọi chỗ đều có giá trị kinh tế như nhau cho tất cả những người bán hàng. Nếu những người bán hàng có quyền sở hữu thì họ sẽ có thể thu xếp việc sử dụng vị trí phù hợp với giá trị kinh tế cả nó. Giá trị một số vị trí sẽ tăng, những người bán hàng có lợi nhuận cao nhờ vị trí đặc thù, người bán hàng rong cũng thế. Ở Peru, de Soto phát hiện ra rằng quyền sở hữu bên ngoài hệ thống pháp luật hiện hành tạo điều kiện cho những người bán hàng rong bán vị trí của họ. Và cũng giống như mọi hàng hóa khác, vị trí cũng có giá khác nhau.
Tính linh hoạt trong sử dụng còn có nghĩa là một người có thể sử dụng vị trí vào buổi sáng, còn người khác thì sử dụng vào buổi chiều. De Soto đã nhận thấy hiện tượng như thế, ông viết:
Thí dụ, không có gì bất thường khi thấy một chỗ mà buổi sáng có người bán đồ điểm tâm, khoảng 9 hay 10 giờ thì lại có người bán nước ngọt, rồi đến trưa thì nhường cho người bán cơm trưa, sau đó, khoảng 4 giờ chiều lại được thay bằng người bán thuốc làm bằng thảo mộc, rồi đến tối lại được thay bằng người bán các món ăn Trung Hoa. Việc quay vòng như thế có thể biến một cái xe đẩy thành một tiệm lớn, góp phần tối đa hóa giá trị của nó. Tự mình, những người bán hàng khác nhau này chỉ cung cấp được một ít loại hàng hóa và dịch vụ. Nếu bán mãi một vài thứ không hiệu quả thì họ sẽ cải thiện vị trí bằng cách xoay vòng, làm cho cái xe đẩy đáp ứng được nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng suốt cả ngày, tức là tận dụng được giá trị thương mại của vị trí suốt hai mươi bốn giờ một ngày”[4]
Việc thiết lập quyền sở hữu còn làm thay đổi cả hành vi của những người bán hàng rong. Nó khuyến khích người ta cải thiện công việc kinh doanh của chính họ. Nó tạo điều kiện cho người ta đầu tư. Nó cho phép người ta chuyển nhượng quyền kinh doanh. Hệ thống quyền sở hữu như thế giúp biến những người bán hàng không có môn bài thành khu vực có môn bài. Buôn bán trên đường phố có thể trở thành nơi ươm mầm cho những doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng và đầy sức sống. Cả một tầng lớp doanh nhân có thể được hình thành, với tất cả những lợi ích mà họ có thể cống hiến cho xã hội.
Tiếp cận bằng quyền sở hữu đem lại không chỉ sự uyển chuyển mà còn hiệu quả hơn trong việc giữ gìn trật tự trong khu vực buôn bán. Ban quản lí tại chỗ biết rõ khu vực của mình. Họ biết ai cần hay ai không cần có mặt tại vị trí nào. Họ còn biết ngay khi người bán hàng này gây khó khăn cho người bán hàng kia và ai là người chịu trách nhiệm giải quyết. Nghĩa là, họ có khả năng quản lí những khu vực nhỏ, đặc thù trên đường phố. Những thành phố lớn với hàng chục triệu dân và hàng ngàn đường phố không thể cạnh tranh về mặt uyển chuyển với sự quản lí đã được địa phương hóa như thế.
Ở Lima, Peru, chính quyền thành phố đã phải công nhận rằng cấm buôn bán trên hè phố là việc làm vô ích. Sau đó, chính quyền thành phố quyết định tạo ra những khu chợ cho người bán hàng rong. Nhưng theo de Soto, chính quyền thành phố “không tìm cách giữ độc quyền trong việc xây chợ. Ngược lại, được sự đồng ý của chính quyền trung ương, những người muốn xây chợ còn được miễn thuế, thậm chí miễn cả phí xin phép xây dựng nữa, chính quyền thậm chí còn đưa ra những luật lệ có lợi cho các tổ chức của người buôn bán”. Kết quả là từ năm 1964 đến năm 1970, “hễ nhà nước xây một chợ thì những người buôn bán không có môn bài xây được bốn cái”[5].
Những người bán hàng rong đại diện cho cái mà de Soto gọi là “cuộc trường chinh” tới chủ nghĩa tư bản. Nếu bị chính quyền cản trở và quấy rầy thì quyền sở hữu không thể phát triển được. Kết quả sẽ là suy sụp và đổ nát. Nhưng nếu thay vì kiểm soát, chính phủ lại hành động như là người bảo vệ quyền sở hữu thì việc buôn bán trên đường phố sẽ là bước khởi đầu trên con đường dẫn tới thịnh vượng.
James Peron là chủ tịch dự án Laissez Faire Books và biên tập viên tạp chí Laissez Faire!
Nguồn: http://www.thefreemanonline.org/features/why-the-poor-need-property-rights/

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Tái định cư kiểu Mỹ

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9m_nho_u%E1%BA%A5t_h%E1%BA%ADn
Đọc chùm nho nổi giận


Chùm nho uất hận
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



Chùm nho uất hận

Tác giả John Steinbeck
Minh họa bìa Elmer Hader
Quốc gia Hoa Kỳ
Ngôn ngữ Tiếng Anh
Thể loại Tiểu thuyết
Nhà xuất bản The Viking Press-James Lloyd
Ngày phát hành 1939
Kiểu sách Sách in (Bìa cứng &Bìa mềm)
ISBN 0143039431


Chùm nho uất hận (tiếng Anh: The Grapes of Wrath), còn có tên trên bản dịch là Chùm nho nổi giận hay Chùm nho phẫn nộ, là tiểu thuyết của văn hào John Steinbeck, bao gồm 30 chương, phản ánh những biến đổi sâu sắc trong nông thôn nước Mỹ khoảng những năm đầu thế kỷ 20 dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của thời đại công nghiệp hóa. Với tác phẩm này, Steinbeck đã được trao giải Pulitzer vào năm 1940. Năm 1962, Steinbeck được trao giải Nobel Văn học, mà Chùm nho uất hận là sáng tác chính của Steinbeck được Viện Hàn lâm Thụy Điển đưa ra như một trong những lý do trao giải. Tạp chí Timeliệt kê tác phẩm này trong danh sách 100 tiểu thuyết Anh ngữ hay nhất từ năm 1923 đến nay[1]. Kết quả tuyển chọn dựa theo tiêu chí bình chọn Những kiệt tác thế giới được dịch ra chữ Hán do Bộ Văn hóa Trung Quốc tổ chức những năm 1980-1981[2] xếp Chùm nho uất hận là một trong 100 cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới.


Mục lục [ẩn]
1 Hoàn cảnh sáng tác
2 Nội dung
3 Tựa đề
4 Giá trị tác phẩm
5 Bản dịch tiếng Việt
6 Phim chuyển thể
7 Chú thích
8 Tham khảo
9 Xem thêm

[sửa]Hoàn cảnh sáng tác

Bối cảnh hiện thực và nguyên nhân sáng tác Chùm nho uất hận có nguyên ủy từ cuối thập niên 20 đến thập niên 30 khi nền kinh tế Mỹ lâm vào khủng hoảng cùng với sự thất nghiệp hàng loạt của công nhân thành thị, công nhân đồn điền và sự khó khăn trong cuộc sống của họ. Mùa thu 1937, John Steinbeck theo bước chân di cư của những người nông dân bang Oklahoma lưu lạc đến California, tận mắt chứng kiến nỗi gian nan khốn khổ của người dân khi bị ép buộc phải rời bỏ quê hương, đã đồng cảm và xúc động sâu xa sáng tác nên thiên truyện nổi tiếng Chùm nho uất hận mà ngay từ khi ra đời đã thu hút một lượng độc giả đông đảo. Lời đánh giá của Viện Khoa học hoàng gia Thụy Điển vào năm 1962 khi Steinbeck đoạt giải Nobel văn học: sáng tác thông qua chủ nghĩa hiện thực, giàu tưởng tượng, biểu hiện sự hài hước, giàu lòng cảm thông và sự quan sát nhạy bén đối với xã hội, ở mức độ lớn là gắn với tác phẩm này.
[sửa]Nội dung
Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.


Chùm nho uất hận đưa độc giả tới bang Oklahoma miền Đông nước Mỹ vào một mùa hè oi bức khi những gia đình tiểu chủ ở đây bị tịch thu đất đai và buộc phải rời bỏ ruộng đồng để di cư về miền Tây sinh sống.

Tiểu thuyết tập trung miêu tả quá trình di cư của gia đình Joad (hay còn gọi là gia đình nhà Tôm). Hạn hán nặng nề khiến lương thực không thu hoạch được và đất đai bị thôn tính hầu hết, những người nông dân không còn cách nào khác hơn để tiếp tục sinh sống, buộc phải rời bỏ quê hương. Chàng Tom mới ra tù cùng người nhà nhanh chóng chuẩn bị di cư đến California trên một chuyến xe cũ nát chở quá tải. Hành trình với muôn vàn gian khổ khốn khó khi xe bị hỏng liên tục, đói, khát, ông bà nội liên tiếp qua đời và người con trai, người con rể liên tục bỏ trốn, khi đến California cả nhà Tôm gồm 12 người đã chỉ còn 8 người.

Thế nhưng California hoàn toàn không phải là thiên đường trong mơ đối với gia đình Tom. California đã có hơn 300.000 dân di cư, và còn nhiều hơn như thế những kẻ đang muốn đi tìm một địa đàng trần gian. Những con đường lớn chen chúc những con người điên rồ, chạy vạy khắp nơi như đàn kiến, vỡ đầu sứt trán để tìm một công việc hèn mọn sinh nhai. Gia đình Tom cũng không nằm ngoài số đó, tiêu đến những đồng tiền cuối cùng trong túi, họ đã rất hối hận và tuyệt vọng vì dựa vào một tờ truyền đơn quảng cáo thiên đường vùng kinh tế mới mà nhẹ dạ đưa cả nhà đến miền Tây, và Tom một tháng trôi qua chỉ tìm được việc làm thuê trong vòng 5 ngày.

Vì sự khốn cùng trong hành trình, các nông phu đã kiên trì lập hợp đồng, đấu tranh cố định tiền lương, nhưng chủ thuê lại ăn nói úp mở và khiến những người đồng ý bị mắc mưu. Yêu cầu hợp tình hợp lý của các nông phu khiến ông chủ tức giận, họ quyết định gọi những sĩ quan cảnh sát cùng đi xe đến, bảo vệ lẫn nhau, ép buộc các nông phu hoặc đi theo chúng hoặc là phải đến nơi khác, và nếu các nông phu không nghe lời khuyến cáo chúng sẽ cho Cục vệ sinh đến dỡ bỏ điểm dừng chân của họ.

Chàng Tom bị cuốn vào cuộc kích thích trong cơn phẫn nộ của đám đông và trong lúc hỗn loạn Tom đã đánh viên sĩ quan cảnh sát. Tuy mục sư Casy đã che giấu cho gia đình Tom trốn chạy nhưng chính bản thân ông lại bị cảnh sát đưa đi. Gia đình Tom đã bất đắc dĩ phải đến xin việc ở một nông trường hái đào nhưng khi đến địa điểm này thì ở đó đã tập hợp được 5 gia đình mà mỗi gia đình do hai viên cảnh sát lái xe máy dẫn đường. Trên con đường tràn ngập các đồn bốt với cảnh sát súng đạn rầm rộ, với những người lao động đứng trên các rãnh cạn dọc đường tức tối kêu gào vung nắm đấm, và mỗi lần 6 gia đình, trong đó có gia đình Tom, đi qua trạm gác thì cửa liền đóng chặt. Cảnh tượng không giống như đếntrang trại mà như đến nhà ngục khiến Tom cảm thấy bất an.

Khi đến trang trại thu hái đào, hai người quản lý từ xe này sang xe khác hỏi những người trên xe có làm công hay không và chỉ cần có người đáp là chúng lập tức ghi tên họ lại bất chấp họ có đồng ý hay không, không cho phép họ hỏi han gì thêm mà thô bạo ra lệnh cho họ lập tức đi làm việc. Bà mẹ Tom cầm đồng tiền kiếm được trong ngày đến căng tin mua thức ăn nhưng thực phẩm trong cửa hàng tạp hóa này đều là những thứ hàng hóa kém chất lượng, quá đát mà các cửa hàng trong thị trấn không thể bán được, nhưng giá cả lại đắt gấp đôi ở thị trấn. Gia đình Tom, mặc dù rõ ràng chịu hai tầng áp bức, phía ông chủ đồn điền và phía giới đầu cơ thực phẩm, nhưng vì còn có việc để làm, có cái để ăn nên vẫn tạm hài lòng.

Khi mọi người đang ngủ yên trong đêm, Tom vẫn thao thức. Ban ngày khi họ đi vào cổng lớn thấy đâu đâu cũng có cảnh giới rất nghiêm ngặt, bên ngoài cổng xúm xít một đám người trông hết sức giận dữ khiến Tom cảm thấy sự việc rất kỳ quặc. Anh muốn làm rõ trắng đen nên nhân lúc nửa đêm liền lặng lẽ chui ra khỏi màn, đi ra ngoài. Vừa ra cổng lớn thì nòng súngđèn pin của bọn cảnh vệ cùng nhất tề hướng về phía Tom hỏi xem anh định làm gì. Tom mượn cớ nói đi tắm mới khiến bọn cảnh vệ cho qua. Anh nghe loáng thoáng thấy hai cảnh vệ nói, các công nhân do bất mãn vì công xá mỗi ngày một giảm nên đã bãi công, làm kinh động cảnh sát trong hạt, cảnh sát muốn trừng trị những người cầm đầu gây ra chuyện đó nhất là muốn tóm được người đứng ra xúi bẩy gây chuyện có dáng người cao gầy. Nghe được những lời đó, Tom quyết định truyền tin cho những người nghèo khổ cùng làm việc đang rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm kia.

Nhanh chóng tìm ra những anh em bãi công, Tom chợt phát hiện ra điều ngoài dự đoán của anh là người đứng đầu cuộc bãi công chính là mục sư Casy, người từng cứu Tom trước kia. Casy nói với Tom rằng, nguyên nhân mọi người bãi công là do chủ nông trường khấu trừ tiền công, bắt đầu quyết định là mỗi giờ làm việc đáng 5 xu, nhưng do nguồn nhân lực nhiều lên khiến chủ thuê giảm tiền công xuống một nửa. Số tiền công ít ỏi này không đủ nuôi sống gia đình khiến các công nhân bèn tuyên bố bãi công. Tom cũng lập tức gia nhập cộng đồng bãi công. Chủ nông trại liền mời một loạt cảnh sát đến trấn áp.

Trong khi tranh đấu với bọn cảnh sát, Tom đã lỡ tay giết chết một viên cảnh sát, kẻ đã đánh chết người tổ chức bãi công là mục sư Casy. Anh đành phải trốn chạy lần nữa khi bám theo con suối nhỏ chạy đến một cánh rừng lúp xúp đằng xa.

Gia đình Tom lại một lần nữa chạy trốn khỏi trại trồng đào để rồi sau đó xin được việc làm tại một đồn điền trồng bông, dù bà mẹ phải đành lòng giấu Tom vào chiếc cống ngoài bụi rậm còn cả nhà xuống đồng, đêm về tạm trú trong một toa tàu bỏ hoang. Thế nhưng công việc trồng bông ở đồn điền chẳng mấy chốc đã kết thúc, vừa nhận chút tiền công ít ỏi gia đình Tom đã phải đối mặt với nỗi lo hết việc. Rồi mùa mưa bão thình lình ập đến, đập chắn bị vỡ và nước tràn lên cả sàn tàu.

Giữa lúc khốn khó thì cô con gái của gia đình là Rozahan lại chuyển dạ, nhưng vì đẻ non nên đứa bé bị chết. Ngớt mưa, mọi người quyết định tìm đến nơi cao ráo hơn. Cả gia đình vừa đói, vừa ngấm lạnh và gần như tuyệt vọng vì kiệt sức cố vượt qua cánh đồng nước đến trú ở một nhà kho. Họ bắt gặp tại đây hai người đàn ông, một già và một trẻ, người già đã gần như lả đi vì sáu ngày nhịn đói. Thấy Rozahan bị ướt lạnh, anh thanh niên nhường chiếc chăn duy nhất của mình cho cô, còn cô khi nhìn cảnh ngộ của ông già đã vượt qua những rụt rè bản tính. Động lòng thương cảm, với sự khuyến khích của mẹ, Rozahan đã đi đến một quyết định mạnh bạo là ghé bầu căng sữa của mình vào miệng ông già đang kiệt sức.
[sửa]Tựa đề

Steinbeck gặp khó khăn trong việc chọn tựa đề cho cuốn tiểu thuyết của mìnb. Tựa đề Chùm nho uất hận do Carol Steinbeck, vợ của nhà văn đề nghị, xem có vẻ phù hợp với nội dung hơn bất kỳ tựa đề nào mà nhà văn nghĩ ra. Tựa đề này lấy ý từ lời của bài thánh ca "The Battle Hymn of the Republic" do Julia Ward Howe sáng tác. Lời câu thánh ca đó như sau:


Mắt tôi đã thấy vinh quang của sự hiện đến của Chúa:
Ngài sẽ chà đạp những vườn nho nơi chứa những chùm nho uất hận;
Ngài tuốt gươm kinh hoàng lấp lánh ánh tang tóc:
Chân lý của Ngài đang đến.

Lời thánh ca này lại dựa trên phân đoạn Thánh Kinh trong sách Khải Huyền 14:19-20, trình bày khải thị về sự xét đoán thiên thượng và giải cứu khỏi sự áp bức trong ngày phán xét cuối cùng.


Thiên sứ quăng lưỡi liềm xuống đất, cắt vườn nho ở đất và ném nho vào thùng lớn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Thùng ấy phải giày đạp tại ngoài thành; rồi có huyết ở thùng chảy ra, huyết đó lên đến chỗ khớp ngựa, dài một quãng là một ngàn sáu trăm dặm. [3]

Như chúng ta có thể tiên đoán, hình ảnh gợi lên từ tựa đề là một biểu tượng quan trọng trong việc phát triển câu chuyện và chủ đề lớn của cuốn tiểu thuyết: Những áp bức kinh khủng từ những lò ép rượu nho tại Dust Bowl sẽ tạo nên uất hận kinh hoàng nhưng cũng đem lại sự giải phóng những người làm công qua sự hợp tác của họ.
[sửa]Giá trị tác phẩm

Chùm nho uất hận lấy bối cảnh không gian tương đối hẹp, hành trình từ Oklahoma đến California cũng là quá trình đi xuống đáy cùng xã hội của một gia đình nông dân Mỹ, gia đình Joad (Tom). Nhưng tác phẩm đồng thời cũng phản ánh một cuộc di dân khổng lồ, nạn thất nghiệp khủng khiếp trong tầng lớp nông dân và tiểu chủ Mỹ trước sức phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật với sự thay thế sức lao động con người của máy móc hiện đại, một bức tranh sống động về hiện thực đời sống của người nông phu Mỹ bị phá sản giãy giụa để sinh tồn, cũng như không khí hỗn loạn của khủng hoảng kinh tế và sự tước đoạt dã man thành quả lao động của con người trong xã hội Mỹ trước Đại chiến thế giới thứ 2.

Phản ánh một giai đoạn ngắn ngủi trong lịch sử Mỹ và trên địa điểm cụ thể là bang California, nhưng ý nghĩa tác phẩm đã vượt xa hơn khi mang ý nghĩa của một sử thi bi kịch về nhân dân Mỹ. Chùm nho uất hận đã trở thành tiếng kêu cứu khẩn thiết của nhân dân lao động bị thất nghiệp, sống trong những căn lều lụp xụp trên khắp đất nước. Mặc dù có sức lao động phi thường và biết hy vọng vào tương lai, nhưng cuộc đời của họ đang ngày càng dấn sâu hơn vào con đường khổ ải[4].

Tuy nhiên, Chùm nho uất hận không chỉ chân thực phản ánh sự tàn khốc của một thời kỳ lịch sử Mỹ quốc, mà còn chú trọng trình bày tình cảm đối với quê hương, sự lưu luyến đối với đất đai, tâm lý chống đối cách mạng công nghiệp, tình cảm đối địch với bộ máy quốc gia cảnh sát và nhà ngục. Tác phẩm cũng đồng thời phản ánh phương diện lạnh lùng khắc nghiệt của cách mạng công nghiệp.

Tiểu thuyết tập trung mô tả hai hình tượng Tom và Casy. Tôm tính tình thô bạo nhưng dám phản kháng và đấu tranh, cuối cùng tìm được hướng đi cho bản thân qua sự kết hợp tự nguyện vận mệnh của cá nhân với vận mệnh của những người cùng khổ. Casy là một mục sư lang thang, chống lại Thượng đế của ông và vứt bỏ giáo chức để quan tâm đến nỗi cực khổ của nhân dân thời đó, đã hy sinh vì tổ chức cuộc bãi công.

Về mặt nghệ thuật, Chùm nho uất hận thể hiện một văn phong già dặn và giàu xúc cảm. Bằng tính chân thực và tính sâu sắc to lớn, bút pháp tả thực có sức tố cáo mạnh mẽ, tác phẩm đã lôi cuốn người đọc ngay từ khi được xuất bản lần đầu tại Oklahoma với lượng phát hành vượt trên cả Cuốn theo chiều gió[5] và rất nhanh chóng được dựng thành phim, gây nên nhiều dư luận trái ngược về ý nghĩa của tác phẩm[6] đối với độc giả đương thời bao gồm cả những ông chủ tư bản giàu sụ và những người làm thuê khốn cùng.
[sửa]Bản dịch tiếng Việt
Chùm nho uất hận, 2 tập, Võ Lang dịch, Nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn 1972.
Chùm nho phẫn nộ, Phạm Thuỷ Ba dịch. Bản in lần đầu 2 tập tại Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội (tập 1 có 410 trang khổ 19 cm in năm 1975, tập 2 có 408 trang khổ 19 in năm 1989), tái bản tại Nhà xuất bản hội Nhà văn năm 1994. Được gộp thành một tập duy nhất với 940 trang khổ 19 cm in tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2000. Nhà xuất bản Văn học tái bản năm 2007.
[sửa]Phim chuyển thể

Phim năm 1940 do John Ford đạo diễn, các diễn viên Henry Fonda, Jane Darwell, John Carradine...Phim giành 2 giải Oscar, được chỉ định 5 giải khác, và giành một số giải thưởng khác, nằm trong 100 phim hay nhất của Viện điện ảnh Mỹ.
[sửa]Chú thích
^ Lev Grossman (5 tháng 12 năm 2005). "All-Time 100 Novels: The Grapes of Wrath". Tạp chí Time. Truy cập 30 tháng 12 năm 2007.
^ 100 cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới, chủ biên Đặng Thục Sinh, Trương Tú Bình, Dương Tuệ Mai, bản dịch của Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002., trang 5
^ United Bible Societies, Thánh Kinh Tin Lành, 1926
^ Tóm tắt theo Từ điển văn học (bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới, H. 2005. Trang 300.
^ 100 cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới, sách đã dẫn, trang 549.
^ Từ điển văn học (bộ mới), sách đã dẫn, trang 300.
[sửa]Tham khảo
Mục từ Chùm nho nổi giận, trong cuốn 100 cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới, chủ biên Đặng Thục Sinh, Trương Tú Bình, Dương Tuệ Mai, bản dịch của Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002. Trang 545-550.
Mục từ Chùm nho nổi giận, trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2005. Trang 299-300.
[sửa]Xem thêm
100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 20 của Le Monde