Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên ta ăn gì


- Đại nhân: mất tiền là không mất gì, mất sức khỏe là mất nhiều, mất danh dư mất tất cả (Napoleon)
- Quan nhân: mất danh dự là không mất gì, mất tiền là mất nhiều, mất sức khỏe mất tất cả ( xem mặt dày tâm đen)
- Thường nhân: mất sức khỏe là không mất gì, mất danh dự là mất nhiều, mất tiền mất tất cả (nhà giàu đứt tay bằng ăn mày sổ ruột)


Tuy nhiên, nói là nói vậy chớ rồi mọi người đều công nhận có sức khỏe mới làm việc nọ việc kia được.
Để có sức khỏe tốt thì ăn uống rất quan trọng. Xưa thời chưa có chuyên gia thì các cụ cứ lẩm nhẩm ăn gì bổ nấy. Đến thời nay thì chuyên gia dinh dưỡng CGDD Lại khuyên đừng động vô bộ đồ lòng: gan ăn độc, tiết ăn dơ, còn lại thì tăng colesterol...
Rồi khăng khăng đẹp vàng son, ngon mật mỡ. Tới giờ thì cãi nhau loạn xì ngậu về mỡ. Có 1 dạo nói mỡ động vật ăn rất hại, khuyên mọi người chuyển qua ăn dầu thực vật rồi gần đây lại khám phá ra dầu thực vật mà đem chiên vài phút có khả năng gây ung thư...ôi chuyên gia.
Chuyện còn nhiều như ăn cơm nguội, đồ ăn để trong tủ lạnh cũng gây ung thư luôn. Ông bà xưa sáng ra vét niêu cơm nguội dắt trâu ra cày cả buổi mới có cơm ăn tiếp. Họ lo chết đói hơn chết vì ung thư.
Ngược thời gian quay về thời bao cấp cũng có nhiều chuyện kể.
Chuyện thứ nhất: 3 hột mít bằng 1 quả trứng gà. Hồi đó nhà nào cũng kỳ cạch nuôi gà đẻ trứng, ác nỗi có phải ngày nào nó cũng đẻ đâu nên ước mơ nười 1 trái trứng ngày tương đương đặt 1 chân vô CNXH.
Tới khi có thể ăn trứng thoải mái thì lại nói ăn trứng làm tăng máu, nên giảm ăn trứng ngay.

Chuyện thịt bò hay là chuyện đậu tương còn nhiều protein hơn thịt bò. 
Nói cho ngay hồi đó được miếng thịt heo là ngất ngây rồi, biết gì tới thị bò. Vậy mà tem thịt dần dần không mua được thịt, đổi ngang sang cứ 1 lạng thịt thì bán 3 lạng đậu tương, đậu nành. 
Hồi đó bà con cứ thì thào mả mẹ cái thằng chuyên gia thèm thịt bò nên viết bài bốc thơm đỗ tương để kiếm tiền mua thịt bò ăn.
Thời gian trôi đi, khoa học chứng minh thịt đỏ rất nên là hạn chế ăn vì có thể gây K. Hoá ra chuyên gia vì đi trước khoa học quá xa nên bị chửi oan hàng mấy chục năm ròng.

Chuyện thứ 3: Miếng ăn thần thánh giúp thắng Mỹ.
Chuyện kể anh Triều tiên sang ta cứ khoe mãi sâm Cao ly bổ kinh khủng làm mấy anh hầu chuyện vốn nông dân làm gì có tiêu chuẩn sâm nhung cáu tiết chỉ tay vô đám rau muống mà nói rằng đây là sâm VN làm đám có hiểu biết chút chút cười rung hết cả rốn coi như chuyện tào lao xịt bợp.
Tới khi vô Nam mới biết dân Nam trước 75 không có ăn rau muống. Thấy dân BK vô hái rau muống ăn ào ào họ chê tới: BK rau muống, nó ăn rau muống nó lỳ như trâu.
Chợt khám phá ra 1 bí mật giúp Miền Bắc thắng mà sử sách tổng kết bỏ sót. Đó là món rau muống thần thánh đã giúp tinh thần trở nên lỳ rất lợm, dám chiến và dám thắng chứ vũ khí thì 2 bên chưa biết ai hơn ai.
Thế mới biết ở nước mình nông dân là nhất, cứ tưởng họ sai họ nổ mà cuối cùng lại là kẻ đúng.



  

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Nôn nóng


Xưa có câu:
Dục tốc bất đạt rồi bức ăn nuốt lưỡi để chỉ về sự nôn nóng, vội vàng.
Trong sử Việt có 2 ông vua bị dân ta ghét nhất là Lê Long Đĩnh và Hồ Quý Ly.
Tại sao ghét:

Lê Long Đĩnh
- Lai Chàm (có mẹ là người Chàm)
- Phát triển đạo Phật: dịch kinh Phật Đại tạng 5 ngàn quyển đồ sộ
- Đưa triều chính, quan chế giống nhà Tống

Hồ Quý Ly:
- Gốc Đại Ngu bên Tàu
- Thực hiện hạn điền, hạn nô để giảm quyền lực của tầng lớp quý tộc
- Sử dụng tiền giấy, kỹ nghệ làm pháo, xây thành ngang ngửa nhà Minh

2 ông tài thế sao bị ghét?
Bỏ qua yếu tố huyết thống thì 2 ông có nét tương đồng là nhà cải cách. Cố gắng áp văn minh cho dân, cho đất nước.
Những thay đổi này mạnh bạo quá, nhiều quá, gấp quá mà dân ta vốn tự nhiên tự tại, không khoái học tập, kỷ luật...nói nhanh là bảo thủ nặng, không thích nghi được nên ghét, không khoái 2 ổng.
Bị dân ghét thì khi có cơ hội là bị đổ thôi.
Quay lại gần đây thì Pháp ngoài tội xâm lược ra còn đòi khai hoá mạnh quá, nên tới khi có cơ hội là Pháp cũng thua.


Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Di sản


Mặc dù số người tài năng chiếm khoảng 5% trên tổng số nhưng đáng ngạc nhiên là di sản họ để lại cho đời sau chỉ chiếm khoảng 1%.
Các cụ xưa nay rất đặt nặng di sản:
Làm trai cho đáng nên trai
Qua Đông đông tĩnh, qua Đoài đoài yên
nhưng yên xong thì đời sau mất tăm mất tích. Chẳng có gì để lại, chứng minh cho đời sau.
Cụ Nguyễn Công Trứ thì cụ thể hơn:

Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
Hề hề. Cái danh đó chính là di sản.
Khi khuất núi hầu như trên bia mộ chỉ sinh được năm sinh, ngày mất, quê quán...công trạng là con số không, giống AQ khi ký tên trước khi bước lên đoạn đầu đài.
Đó là nói về bạch đinh, còn những nhân vật quyền thế thì sao?
Nhìn lại gần đây a 6D thì có đường dây 500KV để đời, a 6K thì bỏ ống được chút $, còn a 3X, ưu ái lắm cũng chỉ thấy có nón bảo hiểm cho dân đi xe 2 bánh.
Di sản cũng khó lắm thay
Gần đây có người đề xuất cả nước mắt làm di sản, thương thay, khó thay.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Sự tích con tì hưu


Con tì hưu được bà con bày đầy trên bàn làm việc, ở nhà...thực ra là 1 con không có thật, do bà con bên Tàu tưởng tượng ra.

Mà sao lại tưởng tượng ra được chuyện có ăn mà không có ị để rồi thành linh vật giữ của.

Nhớ hồi trẻ đọc Samuelson tới đoạn các kinh tế gia từ đời này sang đời khác loay hoay không giải thích nổi vì sao có tình trạng lạm phát lấy làm ngạc nhiên lắm. Cứ nghĩ, thì của cải vật chất làm ra ngày càng nhiều, tiền in đối ứng nhiều. Không bị rơi vãi, kẹt đâu đó là chuyện lạ. Mấy cái đó hình thành lạm phát tự nhiên giống như trong ruột người khi nào uống thuốc xổ xong chẳng nhẹ đi 2-3 kg.

Đúng là tư duy biện chứng nhỉ.

Nhớ anh 3 Duẩn ngày xưa cũng hùng hồn: CNXH thì làm gì có lạm phát, nên in tiền thoải mái. Tới 40 năm sau ca ca Nghĩa cũng còn phát biểu ngân hàng tự in tiền được thì không thể chết.

Nghĩ làm viết ngay 1 bài chứng minh sự tất yếu của lạm phát. Viết xong thì mới ngớ ra mình mới chứng minh chuyện ăn vô mà quên mất chuyện ị ra.

Nên vấn đề lạm phát vẫn còn nguyên đó và hoá ra việc tạo ra con tì hưu là do gene.

Ngày nay nhiều người Tết đến hay chúc theo kiểu con tì hưu:

- Chúc bác tiền vô như nước sông Đà, tiền ra nhỏ giọt như cafe phin. Là tôi lại nghĩ tới cái vụ quên ị đó.


Trồng cây cổ thụ
Trường cũ chuẩn bị kỷ niệm 50 năm. Lớp trưởng hỏi tặng gì? Tôi bảo 1 cây gốc = bắp đùi nữ.
Lý do là mình lớp hậu sinh, trồng khi trường có tuổi rồi. 
Chỉ bậc tiền bối mới trồng cây nhỏ lúc trường mới sinh thôi.
Không thấy các bác lãnh đạo giờ tuyền trồng vậy à.
Trước cứ hay cười vụ trồng cây gì mà to đùng đùng, đáng ra phải trồng cây nhỏ nhỏ cho nó lớn lên từ từ chớ.
Hoá ra các bác cũng biện chứng, kế tục truyền thống phết.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Kỹ năng giải quyết vấn đề


Việc gì cũng có cách giải quyết, trừ cái chết
(Phương ngôn)
Thu lượm được 1 số phương pháp giải quyết vấn đề, mà toàn là vấn đề hóc búa đưa lên đây phục vụ các bạn.

Thứ nhất
Thế nào là vấn đề hóc búa: Hóc búa giống như tính huống con lừa giữa hai bó cỏ
(http://trantuananh9.blogspot.com/2012/12/con-lua-giua-hai-bo-co.html)

Lừa vốn ngu, ưa nặng mà đứng giữ 2 bó cỏ thơm ngon như nhau thì không biết chọn bó nào rồi đói quá mà chết. Giống như ông bà hay nói ngồi trên đống vàng mà chết.
Nhưng tôi đồ rằng chỉ có con lừa-học giả mới nghĩ vậy. Thực tế lừa đâu cần nghĩ, khi đó bao tử quyết chớ đầu có được quyền quyết quái đâu. Nên thực tế sẽ là lừa ta nhào vô ăn bó này 1 ít, bó kia 1 chút. No rồi lấy móng giẫm nát phần còn lại, hôm sau khỏi ăn.
Tình huống này giống khối người, khối nhà, khối nước hỉ.
Thứ đến là cách giải quyết vấn đề:

- Cách của dân Tây: quét rác tấp vô dưới thảm.
Tụi đó trời lạnh nên ưa dùng thảm. Vậy thì cái gì dơ là tấp xuống dưới. Bên trên vẫn ngon lành cho tới ngày thối thảm.
Dân mình ít có thói quen xài thảm nên hơi khó áp dụng.
Nếu để ý thì dân VN cũng có chiêu tấp rác vào xó nhà trong 3 ngày Tết không hốt vì sợ hao tài.

- Cách của dân Do Thái: đá ống lon (ống bơ) rỗng lên dốc
Ruột xài xong rồi còn vỏ lon thì phải xử lý. Bằng cách nào. Bằng cách đá nó ra xa nhà mình, lên dốc. Món này khó, như nghệ thuật trình diễn. Phải cao thủ mới làm được, đá đều 2 chân mà người vẫn thăng bằng. Đúng chỉ tụi khôn như Do Thái mới xử được chiêu này.
Còn dân ta thì đơn giản là vứt rác qua nhà hàng xóm, hơi đâu mà trình diễn.

- Cách của dân Trung Đông: đà điểu vùi đầu trong cat
Nhiều bạn cười cách này nhưng oái oăm là cách này được nhiều người xài nhất, xài thường xuyên nhất mà các bạn cứ gọi tránh ra là mũ ni che tai, 3 không rồi mặc kệ nó...

- Thế còn cách của dân ta thì sao, có không?
Dân ta có chiêu để lâu cứt trâu hoá bùn cũng ngoạn mục. Cứt trâu ít thối, để lâu còn làm được khối thứ như phân khô, chất đốt...nên bạn đừng sốt ruột khi thấy ta làm cái chi cũng rề rề, thậm chí còn vỗ ngực Hà Nội không vội được đâu.

Có người cắc ké hỏi thế bãi phân người để lâu có hoá bùn không? Thúi quá sao chịu nổi?
Sao không nhỉ. Dắm quan còn thoảng thoảng như mùi lan mùi huệ thì thối mấy chả chịu được.

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Thích trâu hay khoái gà

Gà nuôi thì luôn to, nhiều thịt, nhiều trứng và hiếu chiến hơn gà rừng còn trâu nhà lại nhỏ bé, hiền lành, thua xa lắc trâu rừng. Vì sao vậy?
Lý do rất Misurin. Nuôi gà thì người nuôi chọn con nào to khoẻ, hiếu chiến nhất trong đám gà nuôi để làm giống. Cứ thế hàng trăm năm trôi qua thì gà nhà so với gà rừng cứ như dân Hàn so với dân Triều tiên vậy.
Còn trâu thì lại ngược lại. Nhưng con trâu to lớn, hung hãn thì phải đập chết ăn thịt gấp không thì chúng phá rào dẫn cả bầy trâu nghé chạy vô rừng mất. Cũng thế, hàng trăm năm trôi qua, con nào khoẻ yếu phân minh.
Kết luận: to nhỏ do con người. Vì cầm cái được mà gà dưới tay người thì to. Vì người yếu so với trâu nên chú nào nhỏ yếu thì mới ở lại được.

Hết chuyện vật nuôi tới chuyện người.
Sau thế chiến 1, nước Phổ (Đức) bại trận. Vua Phổ gấp rút cải cách lại quân đội. Cha đẻ của lý thuyết quân sự hiện đại được vời đến và lý thuyết chọn lựa 4 loại sỹ quan nổi tiếng ra đời.
Ông phân ra:
1. Loại sỹ quan vừa làm biếng vừa dốt: loại này chiếm số đông vì bản tính con người là vậy.
2. Loại sỹ quan vừa làm biếng nhưng giỏi: ít
3. Loại sỹ quan vừa chăm vừa giỏi: quá quý
4. Loại sỹ quan vừa chăm nhưng dốt: cũng đông kha khá.
- Loại 1 loại đi thì lấy ai làm, đây là dạng chỉ đâu đánh đấy và vô hại nên giữ lại
- Loại 2 làm biếng mà vẫn nổi bật lên được chứng tỏ tài, cho làm tướng chỉ huy
- Loại 3 là xương sống của quân đội: làm tham mưu hoạch định
- Loại 4 làm mà làm ngu thì chỉ có phá nên phải loại ngay, loại gấp không thì băng này sẽ phá tan quân đội.
Anhxtanh cũng nói người giỏi sẽ thua người ngu vì chúng quá đông. 
Khi 1 hệ thống mà loại 4 nhan nhản thì hệ thống đó thua là đúng.
Có bạn hỏi, quân đội Đức giỏi sao thua. Lý do nằm ở đây: https://vi.wikipedia.org/wiki/Heinz_Guderian
Hay như Nhật, trường hợo đô đốc Yamamoto cũng vậy: https://vi.wikipedia.org/wiki/Yamamoto_Isoroku

Bổ sung nhân đợt ngập và kẹt xe lịch sử thứ 3 ngày 15-09-2015:
Công thức thần thánh
Dốt + biến đổi khí hậu = ngập nặng
Tối ưu chắc là nên lai. Con của gà trống và trâu cái thì vừa đẹp vừa khỏe. 

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Cuộc sống đơn giản là như vầy



Miếng tag Levis này như 1 bức tranh. Nói đơn giản nhưng mỗi người nhìn vào sẽ chú ý vào 1 thứ.
- Người thích bao quát thì chú ý miếng tag: da or giấy, sao bền thế
- Người mua săm soi sắc nét or not. Gin or fake
- Người muốn khoe khéo nhìn vô original riveted đinh tán đẹp không
- Chất liệu vải XX cho người ăn chắc mặc bền mà lại phải đúng loại vải 9 OZ XX chẳng hạn.
- Người mập ốm lại quan tâm tới W, L bi nhiêu
- Rồi xì tai: 501, 508....người ta sẽ nhìn mình như thế nào.
Cuối cùng, phổ quát nhất là sợ bục đũng quần: 2 người 2 ngựa đang kiểm tra chất lượng quần. Rách hay không rách.
Kéo nhẹ quá thì ra diễn, mạnh quá rách thì ai mua. Nó giống như khi bạn phải lựa chọn. Phải hay trái đây, suy nghĩ, nhấc lên đặt xuống, giằng xé trong suy nghĩ, trong nội tâm. Đúng sai, tình lý, hiện thực, ước mơ...phức tạp vậy mà cuộc sống vẫn cân bằng chớ không như nhiều người tưởng 2 người 2 ngựa cùng về 1 phía sẽ việc gì khó cũng thành công. 
Như vậy trong sâu thẳm mỗi người cần có chỗ trú an toàn, 1 lưới bảo hiểm mình chắc sống sau khi phi thân.
Nhiều bạn nói Tây dũng cảm, máu khởi nghiệp. Ta hãy xem vì sao:
- Thứ nhất họ an sinh xã hội tốt, thậm chí 1 số nước còn bị chê bao cấp quá khiến mất động lực làm việc. Đây là vấn đề gây tranh cãi vì mấy nước Bắc Âu an sinh rất cao mà làm ăn cũng rất tài. Nói nôm là không sợ chết đói.
- Không kỳ thị, coi rẻ người thất bại. Ví dụ như cho phá sản 3 lần, quá tam ba bận. Chỉ cần nhìn người khuyết tật Tây thành danh thì thấy. Còn xứ mình giỏi lắm cũng tàn nhưng không phế.
- Cơ hội đa dạng. Nhiều đường để lập thân, làm giàu chứ không phải như ta xưa thì chỉ biết phải có danh gì với núi sông, giờ thì lại chỉ biết có tiền.

Ngoảnh nhìn lại trước VN anh hùng  phần lớn do có hậu phương lớn, vững chắc Liên xô, Trung quốc.
Như vậy, cuộc sống đơn giản là làm sao cho người dân cảm thấy an tâm, tự tin khi bước tới. 
Các cụ chả nói:
Mạnh vì gạo, bạo vì tiền
rồi: Bần cùng sinh đạo tặc đó thôi.  

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Thời gian và chứng khoán



05-12-2019
Những ngày làm CTV
Một buổi sáng 1999, ghé sạp báo thấy có tờ tạp chí mới về ngành mình đang làm – chứng khoán bèn mua mang về cơ quan đọc. Cầm trên tay ấn bản đầu tiên của tạp chí đầu tư chứng khoán điều đầu tiên nhìn thấy là phong cách chuyên nghiệp của trang bìa. 
Cũng dễ hiểu vì nó có cơ quan chủ quản là bộ KHĐT. Ngày ấy những tờ báo như  VIR, Đầu tư của bộ là những tờ có uy tín, chất lượng viết về kinh tế, kinh doanh ở Việt nam thu hút được đông bạn đọc và giới doanh nhân nước ngoài.
Vì là tờ đầu tiên nên tôi đọc kỹ càng lắm, và thấy phấn khởi vì đây là dấu hiệu cho thấy thị trường chứng khoán chắc chắn sắp đi vào hoạt động.
Dạo đó, những người biết về TTCK còn rất ít, khi tôi nói làm ở Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM (tiền thân của Hose) thì mọi người ngơ ngác, hỏi đi hỏi lại mấy lần, có người còn nói chọn nghề chi mà xa xôi thế, chắc 20 năm nữa mới phát triển. Có người gởi đồ cho tôi còn ghi Ủy ban trứng khoáng….
Nói thế để các bạn thấy truyền thông quan trọng như thế nào, nay Bộ KHĐT chơi lớn vậy thì chúng ta hiểu là Chính phủ đã rất quyết tâm mở cửa thị trường.
Nghĩ vậy nên tôi bàn với mấy anh em trong phòng quản lý thành viên ( quản lý các công ty chứng khoán là thành viên của TTGDCK, Sở GDCK) là mình góp một tay vô viết bài cho tạp chí ĐTCK. Việc này vừa có lợi giúp công chúng hiểu được thị trường chứng khoán và cũng là dịp để anh em trau dồi thêm nghiệp vụ, khả năng viết lách và có thêm thu nhập…
Mấy anh em gồm Tô Đình Khôi, Hoàng Tuấn Cường, Dương Quang Phú, Nguyễn Hữu Tuấn, Võ Hoài Anh và tôi tới gặp anh Chính  là trưởng đại diện tạp chí ĐTCK tại Tp.HCM bàn việc phối hợp, ở đây chúng tôi cũng gặp anh Nguyễn Hồng Phó TBT khi ấy là phóng viên trẻ mới ra trường. Buổi gặp rất vui do tất cả anh em cùng chí hướng và anh Chính là người có kinh nghiệm làm báo với vốn tiếng Anh rất tốt.
Nhóm về mới phân công nhau, người viết bài giới thiệu chứng khoán là gì, thị trường chứng khoán abc, người giới thiệu về hoạt động của công ty chứng khoán, môi giới rồi quỹ đầu tư hoạt động ra sao cho đến nhà đầu tư cần biết những gì, làm gì để bảo vệ mình, đọc bảng điện, ký hiệu rồi báo cáo tài chính, chỉ số…nguồn tài liệu thì sẵn, nhưng khó là phải chuyển nó thành ngôn ngữ báo chí sao cho không sai mà vẫn đơn giản, dễ hiểu và thu hút được người đọc.
Có những bài được đăng liền, có những bài trễ. Có bài phải sửa nhiều, có bài được yêu cầu viết dài ra, viết thêm hoặc bị cắt ngắn lại. Một thời gian ngắn anh em quen tay viết đều đều thì thị trường đi vào hoạt động, thế là lại thêm mục diễn biến thị trường như kiểu tường thuật bóng đá, phân tích thị trường.
Nghiêm túc mãi thì cũng khô nên chúng tôi tìm thêm những mục liên quan như đố ô chữ, kinh nghiệm đầu tư, thành ngữ đầu tư từ báo chi nước ngoài bổ sung cho phong phú…
Có những bài khi mới viết chỉ là thuần dịch thuật như viết về hoạt động của CTCK, rồi kỳ qua kỳ, khi mình viết tới nghiệp vụ nào, phòng ban nào lại phải tìm thêm tài liệu để đọc hay hỏi các bạn làm trực tiếp ở CTCK cho hiểu để viết cho đúng. Hay những mục giới thiệu cách tính chỉ số PE, EPS…thì khi BCTC của công ty ra, mình lại phải tính toán, so sánh xem mình tính vậy so với các nguồn khác như CTCK, quỹ có sai lệch gì không, vì sao? Trông vậy chớ tỉ mẩn, tốn thời gian mà khi viết ra cũng có được một đoạn ngắn.
Có những kiến thức ngỡ như chuẩn mực, xương sống khi học nhưng khi thị trường đi vào hoạt động thì gặp những thử thách như lý thuyết thị trường hiệu quả. Lý thuyết thì cho rằng thông tin phản ánh vào giá và con người suy tính một cách hợp lý. Nhưng cuộc sống thì lại đa dạng, thế là lại lần mò tìm hiểu, giới thiệu về tâm lý hành vi trên thị trường.
Hay có những thuật ngữ dịch từ tiếng Anh qua chưa thống nhất được cãi nhau chí chóe, rồi khi bài ra, nhiều người phản hồi từ đó chưa đúng, từ này không chuẩn hay sai ngữ nghĩa…
Giờ thỉnh thoảng ngồi lại với nhau, người còn làm ở trong ngành chứng khoán và lien quan như UBCKNN, Hose, CTCK, Quỹ, Kiểm toán, người ra ngoài mở DN, người ở nước ngoài… chúng tôi đều nhắc lại thời làm CTV cho tạp chí ĐTCK như 1 kỷ niệm đẹp của một thời trong trẻo, nhiệt huyết muốn chung tay góp sức cho TTCK. Khi chưa hoạt động thì tuyên truyền giới thiệu kiến thức cơ bản, khi thị trường hoạt động thì hỗ trợ thông tin truyền tải được nhanh chóng chính xác, khi có điều gì khúc mắc sai lệch với thực tế thì tìm tòi giới thiệu kinh nghiệm của nước ngoài.
Những kỷ niệm cũng không kém phần lãng mạn vì mọi người trong nhóm khi ấy còn chưa lập gia đình đều lấy tên người yêu, người trong mộng ra làm bút danh. Giờ mà vợ hoặc chồng soi lại quãng đấy thì khối anh tái mặt. Cũng vì lý do đó mà người đọc cho tới giờ cũng hầu như không biết sự cộng tác chặt chẽ, nhiệt tình của nhóm thành viên của P.QLTV TTGDCK Tp.HCM  với ĐTCK vào những ngày đầu khi tạp chí mới ra đời.   
Tp.HCM ngày 05-12-2019


15 năm trôi qua vùn vụt. Mới ngày nào là năm 2000. Vào năm đó, TTCK Việt Nam đi vào hoạt động. Sáng sáng vài chục nam thanh nữ tú từ các công ty chứng khoán lại tập trung vào căn phòng lối hơn 200 m2 gọi là sàn giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM (Hostc) để ngồi gõ lệnh mua bán nhập vô hệ thống giao dịch.

Sàn giao dịch nằm tại tầng trệt khu nhà B, trước vốn là nhà cho thư ký, thượng nghị sỹ chế độ cũ mỗi khi về họp tại hội trường Diên Hồng phía trước làm việc, ngủ nghỉ. Khi cải tạo thành sàn thì tiến hành đập tường nối thông nên có hai hàng, mỗi hàng 4 cột tướng. Điện chạy nổi được lấy từ mạng âm tường có sẵn từ xưa, PCCC trang bị 4 bình chữa cháy lớn bên ngoài (dĩ nhiên là không có khái niệm cảm ứng báo cháy).
Thoạt tiên có 12 bàn giao dịch. Bàn này do Bách vẽ kiểu, mà vàng, màn hình CRT được dấu trong hộc, khá đẹp. Mỗi bàn có 2 màn hình giao dịch, màn hình giữa dành cho CTCK để truyền số liệu. CTCK sẽ truyền lệnh vô cho đại diện sàn bằng máy fax, điện thoại bàn, di động or qua màn hình ở giữa.

Với phương thức này thì tự động ở đâu không biết, khi lệnh đến thì đại diện sàn bắt buộc phải gõ thủ công để nhập vô hệ thống. Như vậy thông thường mỗi bàn sẽ có 2 người nhập lệnh, 1 người đọc và soát lệnh.

Khi mới ra thị trường sôi sùng sục, nhà đầu tư xếp hàng từ 5h sáng, nóng đến mức bản tin của Host phải đăng tin: dự kiến ai mua sẽ phải giữ 90 ngày, không được bán liền - dĩ nhiên là tin dọa.
Khách như thế nên xuất hiện tình trạng bên ngoài gọi là tranh mua khi thị trường lên, tranh bán khi xuống còn giới trong sàn gọi là đua lệnh.
Mấu chốt là chỗ này, ai nhập lệnh được nhanh vì ưu tiên lệnh vào trước ưu tiên trước. Trước khi được chấp nhận làm đại diện sàn thì ngoài giấy phép hành nghề môi giới còn phải qua huấn luyện sử dụng phần mềm DCTerm. Test thử cho thấy để nhập xong một lệnh chừng 20 ký tự trên bàn phím PC mất hơn 3 giây rưỡi.

Ngoài kỹ năng nhập lệnh nhanh thì tốc độ truyền lệnh từ CTCK tới sàn giao dịch sao cho nhanh cũng là một vấn đề.

Bây giờ ngồi giữa smartphone rồi đường truyền băng thông rộng khó hình dung về thời sử dụng internet bằng dial up, rồi cân nhắc mãi xem việc truyền lệnh vào rồi công bố thông tin thị trường ra thì hạ tầng viễn thông có đáp ứng nổi không vì hồi đó mới dùng tới giao thức X25.

Tới năm 2008 giao dịch trực tuyến ra đời đã dẹp bỏ được tình trạng nghẹn cổ chai trong khâu nhập lệnh này.

Như vậy sự cạnh tranh về thời gian từ những năm 2000 được tính bằng giây thì qua giao dịch trực tuyến đã tính tới phần trăm (%) giây.

Có một điều thú vị là khi lập dự án xây dựng lại tòa nhà B cao 12 tầng thì nhiều người đã rất hi vọng các CTCK sẽ thuê ngay vì một lý do đơn giản là nếu truyền lệnh từ đó vào hệ thống giao dịch sẽ rút ngắn được thời gian tính bằng % giây tùy theo khoảng cách.

Đối với công chúng đầu tư thì thời gian được thể hiện bằng tốc độ thay đổi xanh đỏ trên bảng điện tử. Có lẽ chờ đèn đỏ dưới trời nóng 40 độ còn chưa khó chịu bằng độ đỏ trên bảng điện. Mới phút trước còn xanh ngăn ngắt mang lại sự mừng vui hoan hỉ thì đỏ lại mang cảm xúc trái ngược. Có trải qua những thời khắc đó mới thấm thía thế nào là bầy thú điện tử.

Tiếp xúc với tốc độ cao thì con người trẻ phù hợp nên nhân lực ngành chứng khoán từ CTCK, Quỹ, SGDCK, UBCK… so với các ngành khác cũng trẻ hơn nhiều. Những đại diện giao dịch tại sàn ngày nào giờ đa số trở thành tổng giám đốc, giám đốc…các CTCK, CTQLQ…

10 năm là một khoảng thời gian quan trọng để đo đếm sự thành bại của cá nhân, tổ chức. Nhà nước, tổ chức cũng cũng thường đặt ra kế hoạch 5 năm, 10 năm. Nếu 1 cá nhân làm trong 1 tổ chức, làm giàu…sau 10 năm sẽ đạt những kết quả, thành tựu. Còn nếu sau 10 năm mà không thành tựu thì coi như lựa chọn nghề nghiệp, lĩnh vực kinh doanh sai.

Nếu ta để ý sẽ thấy TTGDCK Tp.HCM từ khi hoạt động phục vụ thị trường năm 2000 là đơn vị hành chính sự nghiệp, tới năm 2007 được nâng cấp chuyển đổi thành SGDCK, là một công ty TNHH 1TV và 2015 lại có kế hoạch sáp nhập với HNX để trở thành SGDCKVN.

Như vậy chu trình 10 năm đã được rút ngắn xuống còn 7,8 năm. Ảnh hưởng của thời gian, của công nghệ lên tất cả các thành phần liên quan đến TTCK là không thể phủ nhận và chúng ta đều được hưởng lợi từ sự tăng tốc này.



Ghi chú:

- Thuật ngữ dial-up là khái niệm quen thuộc đối với nhiều người. Nhất là khi internet trở nên phổ biến, dial-up được rất nhiều người sử dụng để kết nối vào hệ thống thông tin toàn cầu này. Khái niệm về dial up nhìn theo góc độ chuyên môn đơn giản là một phương pháp nối kết trong đó người sử dụng phải quay số (dial) tới số của đích mà người đó muốn kết nối. Hai môi trường hỗ trợ cho dial-up là PSTN và ISDN (Mạng điện thoại công cộng và mạng tích hợp dịch vụ số).

Dial-up có thể giúp kết nối một người dùng ở xa vào hệ thống LAN, kết nối LAN-to-LAN hay dùng làm đường backup cho các đường liên kết leased line, X25 hay Frame Relay.

Dial-up là phương pháp kết nối có chi phí thấp và tiện dụng, có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Nhược điểm của dial-up là tốc độ và độ tin cậy không cao như các công nghệ khác.

Phương pháp Dial-up hiện nay thường dựa vào giao thức truyền thông PPP (point-to- point protocol.

(nguồn: https://voer.edu.vn/m/gioi-thieu-ve-dial-up/db37eca7)

- Giao thức X.25 là một đề nghị của CCITP (ITU) định nghĩa các kết nối từ thiết bị đầu cuối và máy tính đến mạng chuyển mạch gói. Nhiều công ty đã sử dụng X.25 thay cho đường quay số hay đường dây thuê bao, để thiết lập liên kết với các văn phòng hay người dùng ở xa. X.25 là một dịch vụ chuyển mạch gói được thiết lập tốt (hiện nay có lẽ hơi lỗi thời), trước đây được sử dụng để nối kết các thiết bị đầu cuối ở xa với các hệ thống chủ. Dịch vụ này cung cấp các kết nối any-to-any cho các người dùng đồng thời. Các tín hiệu từ nhiều người dùng có thể được hợp kênh (multiplex) thông qua giao diện X.25 vào mạng chuyển mạch gói và phân phối tới các nơi khác nhau. Giao diện X.25 hỗ trợ tốc độ đường truyền lên tới 64 Kbit/giây. Giao thức này được CCITT chuẩn hóa vào năm 1976, được tái xem xét nhiều lần, và nâng lên tốc độ 2Mbit/giây trong lần tái xét vào năm 1992. Kiến trúc chuyển mạch gói của X.25 có các ưu điểm lẫn khuyết điểm. Các gói thông tin được định hướng thông qua một mạng lưới dựa vào thông tin địa chỉ đích trong tiêu đề của gói dữ liệu. Người dùng có thể kết nối với nhiều nơi khác nhau, không như các mạng chuyển mạch điện, trong đó chỉ tồn tại các đường dẫn giữa hai điểm. Tuy nhiên vì đây là mạng chia sẻ, sẽ có những trì hoãn khi lưu lượng gia tăng.

(nguồn: http://tratu.soha.vn/dict/en_vn/X.25)

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Bí mật của sự nhất quán

Đặng Tiểu Bình đề ra thao quang dưỡng hối và chiến lược náu mình chờ thời được thực hiện nhất quán tới Hồ Cẩm Đào, đáp ứng chiến lược này thì các TT Mỹ tới thời Obama cũng đáp ứng 1 cách hòa hợp. Đó là nâng đỡ và tôn trọng sự mạnh dần lên của TQ.
Tới Tập Cận Bình vươn vai đứng dậy bỏ sự nhất quán thao quang dưỡng hối đi, hơi thở kẻ số 2 phà nóng rực vô ót người số 1. Tất nhiên là chả ai tự nguyện nhường ngôi đại ca. 
Vậy nếu Tập kiên trì thao quang dưỡng hối thì Trump có làm như hiện nay không?
Ổng vẫn làm nhưng lôi kéo sự ủng hộ của dân Mỹ, của đồng minh khó hơn nhiều vì cây kim vẫn chưa lòi hẳn ra khỏi bọc.
Khi TQ từ bỏ nhất quán thì Mỹ cũng vậy, cho nên nói duy trì sự nhất quán là 1 việc vô cùng hệ trọng.

Sự học ở xứ ta vốn chịu ảnh hưởng của giáo dục Liên xô, Trung Quốc. Nghĩa là coi trọng các môn khoa học tự nhiên hơn các môn văn sử địa...là KHXH.
Nên nhiều (chắc quãng 50% và đặc biệt là nữ) chịu thiệt thòi vì thực ra nghiên cứu hiện đại chỉ ra con người có đến 07 loại trí thông minh mà khi đánh giá, thi cứ thì 1 loại trí khôn lại được đề cao quá đà.
Tuy vậy, đó là khi học chứ khi ra đi làm lại khác. Lúc này thì những người học kinh tế, tài chính,...những ngành liên quan đến KHXH nhiều hơn là liên quan đến KHTN lại thắng thế.
Có mấy anh kỹ sư, bác sỹ mà ngoi lên được giám đốc, kế toán trưởng đâu mà đứng dưới mấy anh kia là chính (mấy KS, BS chỉ làm giám đốc được ở nơi rất chuyên ngành thôi).
Tức là, ra đời thì mức thành đạt của mấy anh trường hạng A, học khó hơn, dài hơn lại chẳng được trọng dụng bằng mấy anh trường hạng B, thế mới quái. Đó là chưa kể mấy anh chuyên tu, tại chức ngoại hạng lại càng được trọng dụng, thành đạt hơn nữa.
Cái này thì VN khác TQ. Lãnh đạo cao nhất của họ toàn từ Thanh Hoa, Bắc Kinh trường nhớn và là dân kỹ sư xuất thân không và họ cũng chỉ là KS chứ chẳng thấy TS kiểu chuyên tu, tại chức gì ráo.
Dân kỹ sư thì mới thực hiện 4 hiện đại, công nghiệp hoá được chứ. Ít ra họ nhất quán ở điểm này.
Còn VN giữa đào tạo và sử dụng vậy là không nhất quán rồi.
Đó là nói chuyện học. Giờ nói sang chuyện hành hay là cái hại của cơ chế 1 thủ trưởng. Thủ trưởng chịu trách nhiệm cuối cùng nhưng anh lại quyết hết chẳng để dân chuyên gia, kỹ thuật thò mồm vào những vấn đề chuyên môn thuần tuý là thành tréo ngoe.
Chuyện đời thì người ta bảo nói lời hay làm việc tốt thì khó mà miệng nam mô bụng bồ dao găm thì dễ. Rồi nói zậy hổng phải zậy, nói rồng leo, làm mèo mửa...toàn những chuyện nói 1 đàng làm 1 nẻo rời xa sự nhất quán lăng lắc.
Cho nên nhất quán được mới là bí mật của thịnh vượng.

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Nhớ anh Tư Nguyên

Lần đầu biết anh từ 98, khi a lên Bảo Lộc làm thủ tục chuyển cho a Sinh từ Agri BL về UBCK. Lúc đó a là phó VT tổ chức, còn tôi ở VPĐD; chả có nhiệm vụ gì bám càng a đi chơi thôi.
Rồi những ngày ở 12, 39 Hàm Nghi mấy anh em tụ tập. Rượu thì lấy từ a Sách nhà khách 39, mồi là mấy trái dưa leo, chả lụa, giò thủ...bánh mỳ. Đơn giản mà vui. A cười cười uống từ từ thôi nhưng sức uống rất dữ, tụi tôi thanh niên theo cũng xính vính.
Rồi a làm GĐ đầu tiên của TT đào tạo. Mấy ae lại sôi nổi bàn về đào tạo như thế nào, rồi những ý tưởng giáo trình cơ bản, luật, phân tích ra đời. Hỏi a sao lại làm 3 lớp chứ không theo tín chỉ được a giải thích do phải đào tạo cho nhiều loại đối tượng từ nhà đầu tư, người của CTCK...nên bước đầu cứ thế.
Quãng 2010 ra HN họp, a rủ ra Lan 9 Hàng Tre. Ngày đó CK đang happy lắm mà a về hưu từ quãng 2005, trước khi thị trường sốt nên thiệt thòi.
Hỏi a sao không...cho đỡ thiệt thòi. A cười hiền rồi bảo nghèo thì cũng nghèo rồi, bận tâm làm gì.
Mai tiễn anh về với đất mẹ mà em không ra HN được. Chẳng biết làm sao nhớ anh theo cách của mình.
Vĩnh biệt anh, người a hiền hậu. Xin chia buồn với chị cùng gia quyến
Chúc anh về nơi vĩnh hằng thảnh thơi an nghỉ.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Bắn tàu bay Mỹ


Tối 15-4-1972, bố hứa cho 2 anh em đi chơi ở vườn hoa thành phố. Mừng tíu tít, trong cái vườn hoa đó có nhà kèn, cứ mỗi chủ nhật đi chơi qua đó tôi lại gặp 1 tụi trai gái cỡ tuổi mình, trai quần short, nữ váy ngắn tập kèn tập trống rộn rã lấy làm hâm mộ lắm, cứ thắc mắc hoài sao mình không được tham gia.
Sáng chủ nhật 16, thằng em lại mệt nên bố quyết ở nhà mặc cho cu cậu lè nhè. Bỗng nhiên tiếng bom nổ ầm ầm, đất rung như bị động đất. Hải Phòng bị đánh bom.
Chiều ra cầu Vạn Mỹ, thấy cầu bị đánh sụp dưới sông. 2 bờ trơ 2 đầu thun thút, nhìn xuống thấy nước chảy xiết, chẳng bù khi qua cầu thấy nó chảy hiền hiền.
Sơ tán.
Từ nhà tập thể 8 m2 tường đất mái lá ở Phương Lưu tới Quý Cao, Hải Dương là 2 thế giới khác biệt hoàn toàn với đứa con nít như tôi.
Nhà bác Hậu nơi bố con sơ tán là nhà khá giả. Nhà ngói, sân gạch, cây mít, ao nhỏ vườn nhỏ. Đầu ngõ dĩ nhiên có bụi tre như mọi làng khác.
Trời ở đây nhìn cao rộng hơn trời thành phố. Mỗi nhà có 1 đụn rơm mà sau tôi biết cứ người lớn sẩy ra là mấy mới lớn lại ra đó cặp đôi ôm nhau (cái này mới, ở HP chưa ngó thấy).
Một buổi chiều, bác Hậu nướng con lươn nhỏ rồi hỏi em tôi: Ăn không cháu?
Tất nhiên, thằng nhỏ, cả tôi nướng miếng ừng ực. Thơm quá mà, thế mà sau bác lại vứt cho mèo ăn.
Tội nghiệp thằng nhỏ, khóc mãi, tới khi đền cá giếc chiên vẫn còn rấm rứt. Nói để thấy ngày đó nông thôn mức sống cao hơn hẳn mấy người ăn sổ gạo thành phố. 
Vậy mà hồi nhỏ cứ ra vẻ dân phố chê dân quê, thật buồn cười.
Đang đứng chơi cạnh bụi tre bỗng nhìn thấy con cạp nong tướng, vội chạy vô gọi a Đường hơn mấy tuổi. Đường lại kêu ông anh cỡ 14, 15 tuổi. Cả bọn chọc con rắn bò ra, ông anh nhảy loi choi lừa lừa túm được đuôi con rắn, quay được vài vòng thì con rắn quay được đầu lại, anh vội buông tay cho nó văng ra xa. Sau vài lần vậy thì rắn chịu phép, xương sống giãn hết nằm xụi lơ. 
Tới mùa rươi, bờ sông Luộc rươi bò vô đẻ đỏ thẫm cả 1 vùng. Nhà nhà kẻ mang đồ xúc, rồi thùng, thúng chứa hoan hỉ tràn ngập. 
Lũ trẻ con nhẹ người được cho đi lên trên vớt rươi. Tôi cũng 1 rá xúc xúc. Đang xúc có thằng phát hiện tôi không phải người làng, đuổi ngay không cho xúc nữa. Mùa đó thôi rồi nào chả rươi, rươi kho dưa,... dư ra làm mắm, thật hỉ hả.
Loanh quanh mãi, trở về chuyện chính là bắn máy bay.
Thật ra nơi sơ tán yên bình lắm. Thi thoảng mới nhìn thấy cảnh tên lửa phóng lên bay loằn ngoằn đuổi theo máy bay mà toàn trượt vì tụi nó bay cao, nhìn nhỏ tý. Hay thấy MIG 21 tăng tốc đùng đùng. Có hôm thấy máy bay rơi, phi công nhảy dù. Cả làng nô nức đi bắt phi công, riêng ông anh có kinh nghiệm bảo nó rơi nhìn gần thế chứ phải cách 4,5 km; tiếc quá không thì lấy dù chia nhau cho sướng.
Có lần, chả hiểu sao thấy máy bay bay thấp, nhìn to phè phè, loáng cái mất hút. Sau người lớn nói là F 111 cánh cụp cánh xòe bay thấp lẻn vô. Mọi người nô nức vác súng trường ra ngồi rình, cả tuần chả thấy đâu lại bỏ bê như cũ.
Ngày ấy súng đạn bừa bãi lắm, con nít như tôi lẻn ra lấy súng dài kê báng lên đất, mũi gác bờ hào rồi thằng thì tay, thằng thì ngón chân đạp cò.
Có lần tôi thấy máy bay bay cũng cao cao, chả rõ Mỹ hay ta cũng thử bắn phát. Bắn xong ù té chạy vì sợ nó rơi. Hồi lâu chẳng thấy gì, mới đi hỏi mấy bô lão dân quân. Được hướng dẫn ngắm mấy lần thân máy bay vì nó bay nhanh lắm.
Lần hai đón đầu đàng hoàng, cũng chẳng thấy gì, nó bay qua, thản nhiên không hề biết phát súng.
Ngày đó, bé, nào biết súng K44 thì sao bắn được máy bay bay cao tới 6,7 km.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Chuyện trâu gỗ ngựa gỗ


Chuyện xưa
Năm đó, Khổng Minh kéo quân ra Lũng Tây đánh nhau với Tư Mã Ý. Tư Mã Ý đứng trên ngọn đồi giơ roi chỉ đoàn quân dài dặc của Gia Cát cười rằng:
Quân đông vầy thì lương đâu mà ăn. Ta cứ đóng cửa thành không ra, giặc kia vài bữa thiếu lương tất rút.
Ngờ đâu Gia Cát sai chế trâu gỗ, ngựa gỗ vận lương. Lần ấy đánh Tư Mã Ý đại bại.
Số là biết Tư Mã Ý đa nghi, Gia Cát bèn cho người vô trong trâu gỗ, ngựa gỗ giả như chúng là ro bot vậy. TMY mắc mưu, đổ quân ra đánh, bị trúng phục binh.

Chuyện nay
Hôm Gia Cạp lĩnh ấn soái lấy làm lo lắm. Biết chúng chưa phục mình vì văn rốt võ rát, chỉ giỏi ngón cửa hậu.
Ngồi trăn trở chợt nghĩ tới kế trâu gỗ, ngựa gỗ của Gia Cát Võ hầu xưa bèn y kế thi hành.
Triệu ra 1 nhóm tinh binh, soạn gấp:
- Quyển thi trạng chứng vịt
- Quy trình hoạt động của lò ấp chứng vịt
- Phương pháp chọn chứng vịt tốt...

Đợi lính viết xong, Gia Cạp sai đóng thành quyển rồi nộp lên Kinh. Vua khen rần rần: 

Vua khen rằng ấy mới tài
Ban cho cái áo với 2 đồng tiền

Vui quá, Gia Cạp chạy về cởi khố giặc ra thì thấy trong có dòng chữ: ăn cắp trứng gà. Gia Cạp lãnh diệu kế, bèn qua mấy nhà phú hộ xin tiền tài trợ, in ngay thành sách đứng tên mình:

Tác giả:  Tiến sỹ  không học (TSKH) Gia Cạp 

Dấu biến công sức của đám lính kia, coi chúng như trâu gỗ, ngựa gỗ.
Từ đó Gia Cạp đi đâu cũng tặng sách cho cấp trên, chô bạn đồng môn. Cứ sách này em viết, tôi viết...tặng anh, tặng bạn đọc lấy thảo.
Từ đó tiếng Gia Cạp văn hay chữ tốt nổi lên rần rần. Mọi người quên hết chuyện xưa chàng vốn chỉ ăn cắp trứng gà. 
Nay về già, Gia Cạp vẫn thỉnh thoảng vuốt râu tủm tỉm: sách ta so với Lã Thị Xuân Thu cùng cỡ.


Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Người cháu của Viên Thế Khải


Anh A trồng táo phát hiện ra n
guyên lý trái táo thối: nếu đặt một quả táo đã chín mục xung quanh các quả táo khác thì cả đống táo đó sẽ chín thối cực nhanh. 
Anh M trồng mía cũng phát hiện ra nguyên lý đốt mía sâu: Mía sâu có đốt
Theo bạn táo đúng hay mía đúng?
Sau đây là 1 truyện về hệ số lan tỏa của táo thúi.

Truyện kể rằng nãi nãi là người cháu họ xa ngái 4 đời của tông tông Viên Thế Khải (http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%C3%AAn_Th%E1%BA%BF_Kh%E1%BA%A3i)
Viên Thế Khải xưa nổi tiếng vì có chiêu tiếp khách, nghe báo cáo, đọc sớ...mà vẫn ngồi bô, 2 bên có 2 đứa lính hầu phe phẩy quạt xua đi mùi lan mùi huệ.
Một đêm nãi nãi nằm mơ mồm ngậm 1 cây đinh sắc, sáng ra thấy người ớn ớn, biết là mình có thai. Đúng 2 năm sau sinh hạ ra 1 bé trai.
Nhà nãi nãi có 2 cây thông lạ, lùn mà tán như núi đôi phụ nữ. Hôm bà trở dạ, mây hình bướm bay về quấn quít. Ấy là điềm báo sinh quý tử, lớn lên được chị em cung phụng, ủng hộ hết mình.
Nghĩ mình dòng danh gia, bà bèn đặt tên con là Viên Thất Tử.
Năm lên 18 tuổi, có thầy mo đi qua làng nhìn thấy nhìn thấy chú bé đang chơi, đòi dẫn về nhà. Đứng ngắm hồi lâu rồi cười 3 tiếng, nấc 3 phát xong phán:
- Thằng bé này mặt phèn phẹt, miệng móm, mắt híp mũi tẹt là người vô cùng quái dạ, nếu chịu học theo tổ tông sẽ có tuyệt kỹ, uy trùm thiên hạ, lộc ăn dồi dào.
Từ đó, Viên Thất Tử bỏ việc chơi bời lêu lổng, đá cá lăn dưa mà vùi đầu vào đọc tài liệu về Viên Thế Khải, tới đoạn tông tông ngồi bô tiếp khách bèn cảm khái mà rằng, làm trai thì phải thế mới đáng thân trai. Sau lại còn đọc kỹ đoạn Câu Tiễn nếm phân, lấy làm đắc ý lắm.
Ngày tháng thoi đưa, bỗng nhiên Thất Tử ngộ ra tuyệt kỹ gọi là ngậm cứt phun cây cực kỳ lợi hại.
Này nhé, ngậm phun vô cải xanh, cải bẹ liền lớn như thổi, xanh mơn mởn.
Một hôm có nhà viên ngoại trồng cafe tuyển người làm, Thất Tử nhà nghèo bèn vô làm. Nhờ tuyệt kỹ của mình mà năng suất cafe tăng vòn vọt, ông chủ kinh ngạc lắm. Biết Thất Tử là người tài liền gả con gái cho, từ đó việc chi tiêu giao tiếp của Thất Tử thoải mái hơn hẳn.
Một hôm, Thất Tử thưa với cha vợ: chí làm trai vẫy vùng thiên hạ, con xin ra ngoài làm cho thỏa chí bình sinh.
Từ đó, chàng đi nuôi tằm thuê. Tằm chàng nuôi tơ nhả ra rài rài là, óng ánh hơn xa tơ thường, chỉ mỗi tội tơ tằm cứ thoang thoảng mùi thối nên chủ bán không được, không lâu sau sập tiệm.
Sinh nghi, chàng bèn thử hôn môi nhỏ bồ làm cùng thì thấy em 2 mắt trợn ngược, người tím tái đưa vô bịnh viện tới 10 ngày mới tỉnh, bác sỹ bảo do hít phải loại khí thúi kêu bằng nước đái quỷ, may đưa vào kịp (em này sau phải cách ly tới 10 năm mới hết bịnh thúi mồm, tội nghiệp).
Giật mình chàng mới biết mình luyện công tới mức đại công cáo thành rồi. Vốn môn công phu ngậm cứt phun cây này có 3 tầng hỏa hầu:
- Mức 1: đổi trắng thay đen. Biến không thành có, hư hư thực thực.
- Mức 2: chuyện bé xé to. Thành tích bằng con kiến tố thành con voi, lỗi nhỏ thành trọng tội. Bọn bị dính chưởng khó bề hóa giải
- Mức 3: ngậm cứt phun cây. Cái này tuyệt chiêu, mạnh như bom A. Chỉ mỗi tội cũng bị ảnh hưởng phụ thối mồm.
Lại nói Viên Thất Tử giờ thân mang tuyệt học, trên thông gian kế, dưới tường thông dâm. Ở mãi nơi rừng sâu núi thẳm nó phí đi, chàng bèn nai nịt chỉnh tề, 1 người 1 ngựa tiến xuống thành vớ dài.
Tới cổng thành gặp tụi Vớ dài tứ sỹ đứng chắn ngang đường thét vang:
- Thằng thối mồm, sao dám làm loạn đất này.
Vớ dài tứ sỹ gồm 4 đại hán:
- Người thứ nhứt cao to lừng lững tên Im như thóc, lưng đeo 1 cây chĩa hình 3 chữ X
- Người thứ 2 thấp lùn tên Gấu phổi bò, tay cầm xấp ám khí hình lá bài
- Người thứ 3 lưng còng tên Cám hâm hấp, xử phán quan bút
- Người thứ 4 hifi, ẻo lả giống gái, tên Ba Lăng Nhăng lưng giắt cây sang dài lóng lánh.
Viên Thất Tử nghĩ, không dẹp tụi này sao vô thành được bèn quát vang 1 mình 1 ngựa xông tới. Bên này Vớ dài tứ sỹ có Im như thóc đứng ngoải lược trận, còn lại 3 người xông vô giáp công, khí thế ngời ngời như tam anh chiến Lã Bố.
Gươm đi thương lại, hơi thở phì phò bất phân thắng bại hồi lâu thì Gấu phổi bò ném hết ám khí bèn hét gọi Im Như Thóc lấy chĩa hình chữ X ra đánh thay, nào ngờ Im như thóc không biết vì lý do gì cứ như không nghe thấy.
Thời cơ đến, Viên Thất Tử bèn cười ha hả quát: 
- Lũ chuột coi tuyệt kỹ của ta đây.
Dứt lời mồm bỗng hóa to như cái thùng rác, 1 hơi cứt khắm lặm ồ ạt bay tới. Thương thay, Gấu phổi bò dính chưởng dãy đành đạch. Im như thóc độn thổ mất tiêu, còn lũ Cám hâm hấp, Ba lăng nhăng hồn kinh phách rụng chạy trối chết.
Sau trận đấy danh tiếng Viên Thất Tử nổi như cồn, ban đêm trẻ em nghe thấy tên đang khóc nín bặt, cổng thành cả tháng sau vẫn có mùi cứt ngâm mắm tôm cả tháng xịt nước hoa vẫn không hết.
Viên Thất Tử thanh bình trị vì thành Vớ dài. Ngay ngày đầu chàng đặt thợ làm chiếc ngai hình cái bô. Ngày ngày chàng vừa ngồi bô vừa tiếp khách, phê sớ, 2 bên 2 lính cầm quạt giống như ông tổ Viên Thế Khải xưa kia.
Ngày tháng thấm thoắt thoi đưa Viên Thất Tử trị vì lâu ngày rỗi rãi, chỉ việc hát xướng làm vui. Cứ thế, chuyện không có gì để nói.
1 hôm chàng táo bón, mồ hôi lấm tấm, mặt ráng rặn đỏ gay mà 2 đứa quạt hầu lại mải ăn nhậu kêu mãi mới thấy có mặt. Tức khí nổi lên bèn ngầm vận tuyệt kỹ, hà 1 hơi nhẹ. Thương thay 2 đứa chịu không nổi như diều đứt dây rớt cái phạch, trước khi lìa trần chỉ kịp nhìn bảng nội quy sơn son thếp vàng:
- Điều 1: sếp luôn đúng
- Điều 2: nếu quên, xem lại điều 1
Mỉm cười chàng nghĩ, từ nay hết có đứa hôm khen hôm chê cứt ta thơm thối, rồi lại giở trò cá độ cứt lỏng cứt bón ăn tiền. Đừng tưởng ta không biết

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Ghen ăn tức ở


Hồi bé tý sang chơi nhà bác. Bác cưng, chiều tối cho xe Volga chở về. Nhìn bóng cây loang loáng đổ vào kính xe thấy phát hoảng. 
Xe êm và im lắm, chẳng mấy chốc từ Bách Thảo về tới Lò Đúc.
Thấy đi xe thật sướng mới hỏi mẹ: sao mình xe đạp, không được đi ô tô, mọi người bình đẳng kia mà.
Hóa ra mầm mống ghen ăn tức ở (Gato) đã có từ khi 3,4 tuổi.
Lớn lên chút đi học, ra chơi tụi nó mua me giầm, sấu giầm mà mình làm gì có $, cũng gato. 
Mãi tới lớp 2 mới được ăn ổ bánh mì không giá 2 hào do 1 thằng bạn hào phóng mua cho, nhớ mãi.
Cũng ổ bánh mì này mà hồi mới có lăng Bác, đi 1 vòng được 1 bánh mỳ kẹp thịt, thích mê. Tính đi vòng nữa mà không được.
Lớn chút nữa, cùng bố đi đủn xe cải tiến mang chiếc giường phân phối từ trong Nam ra, đẹp hơn hẳn giường 3 xà bao cấp thấy nhà sang hơn hăn.
Giấc mơ ganh tỵ cũng chỉ dừng ở mức nhà mày có quạt tai voi, nhà tao quạt con cóc, rồi quạt trần Ý ẹ, tủ lạnh...chứ cũng không dám mơ tới TV, xe máy vì hồi đó TV cả xóm mới có 1 chiếc, còn xe máy thì thôi rồi, cưỡi lên cá ươn là cả 1 gia tài, 1 trang công tử hào hoa.
Bạn bố tôi, bác Ôn, đi Nga về có chiếc máy khâu được gạ đổi nhà trên phố Dư Hàng mà không, vẫn chọn nhà tập thể Cát bi.
Hàng bãi Nhật về, bạn tôi có chiếc cuộc đen líp tầng thành thần tượng cả trường...cuộc sống cứ vậy mà Gato.
Quên kể, 1 hôm có thằng bạn tới nhà chơi, thấy nhà có thùng gạo cỡ 15kg còn đầy, nó thở dài như người lớn nói nhà mày giàu thế.
Rồi đi học ĐH, thấy nhà trưởng phòng CATP xây nhà 2 tầng ở bãi bóng gần Cầu Rào thì sự so sánh có tăng lên. Hồi đó xây nhà 2 tầng vớ vẩn bị kiểm tra vì giàu bất chính như chơi.
Những sự xa hoa đó thì mình chẳng gato vì nó xa vời quá. Cái đầu óc tủn mủn của mình chỉ ao ước có được cái xe đạp khung dựng (sườn nội), phụ tùng ngoại, rồi áo bay, móng trắng, dép lào... mà không có nên cứ gato với những trai phố đích thực đó.
Rồi Kinh tế thị trường, rồi mở cửa. Chẳng ai thích nghèo dấu giàu như xưa mà mọi người trào ra, sôi lên với tiền với bạc. 
Ai chậm, ai nhường nhịn là thua thiệt nên mọi người phải khuỳnh ra, cố lên theo tầm của mình mà tranh lợi, mà gato. 
Lớn gato kiểu lớn, nhỏ gato kiểu nhỏ, già tranh kiểu già, trẻ tranh kiểu trẻ, chứ quyền gato chức quyền, giàu kiểu giàu, nghèo kiểu nghèo. 
Ai cũng lẩm bẩm, nó may thôi, cũng là của ăn cắp cả chứ không ai nhận mình dốt, người giỏi, người trên kẻ dưới nữa.
Xem ra cái sự Gato giờ nó phổ cập và to lớn hơn hẳn. Trước thì tỵ hiềm nói xấu sau lưng, giờ ra cả chân tay thanh thiên bạch nhật

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

3 loại quyền lực, 3 cách tư duy và 3 làn sóng

26.08.20
Main Street, Wall Street và Digital Street 
Sản xuất, tài chính và số hóa
Nền sản xuất hàng hóa ra đời, rất nhanh sau đó người ta nhận ra không có tài chính thì không làm gì ra tấm ra miếng được. Thế là sản xuất và tài chính cùng nhau đi như 2 chân của 1 cơ thể. Cntb thắng lợi cũng vì biết sử dụng tài chính. 
Ngày nay số hóa ra đời phủ bóng và kiểm soát cả main Street lẫn Wall Street. 3 cột trụ thay thế cho 2 chân  


05.08.19
Viết thêm về quyền lực. Các nhà học thuật hay nói tới quyền lực mềm, quyền lực cứng và quyền lực thông minh
Trong chính trị quốc tế, có “quyền lực” nghĩa là có khả năng khiến một chủ thể, không còn cách nào khác, phải hành động theo những cách thức mà mình mong muốn. Quyền lực cứng là khả năng ép buộc họ phải làm như vậy.
Các chiến lược của quyền lực cứng tập trung vào can thiệp quân sự, ngoại giao cưỡng bức và trừng phạt kinh tế để gia tăng lợi ích quốc gia (Art 1996; Campbell and O’Hanlon 2006; Cooper 2004; Wagner 2005). 
Theo các bài viết học thuật, cách tiếp cận theo chủ nghĩa tân hiện thực có xu hướng nhấn mạnh vào quyền lực cứng, đặc biệt là quyền lực cứng của các quốc gia, trong khi đó các học giả theo chủ nghĩa tự do lại nhấn mạnh vào quyền lực mềm như là nguồn lực chính trong nghệ thuật quản lý đất nước (cùng với sức mạnh thiết lập luật chơi – yếu tố thường bị bỏ qua một cách kỳ lạ trong những cuộc đối thoại hiện nay về quyền lực cứng và mềm).

Trái với quyền lực cưỡng bức, quyền lực mềm là khả năng thuyết phục người khác làm theo những gì mình muốn. 
Là khái niệm có ảnh hưởng to lớn được Joseph Nye giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1990 và mở rộng hơn trong những nghiên cứu sau này của ông, thuật ngữ quyền lực mềm đã trở thành trọng tâm phân tích trong các cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại. 
Nye định nghĩa quyền lực mềm là khả năng đạt được những gì mình muốn thông qua thuyết phục hoặc hấp dẫn thay vì cưỡng bức (Nye 1900). Nó tạo ra sự hấp dẫn và bao gồm hầu hết mọi yếu tố ngoài sức mạnh kinh tế và quân sự (Cooper 2004). Nye (2004) cho rằng: “Xét về mặt các nguồn lực, thì nguồn lực của quyền lực mềm là những thứ tạo nên sức hấp dẫn này”[2]
Thuật ngữ này không phải là chưa từng bị chỉ trích, cũng như gây sự bất mãn về khái niệm hoặc tính ứng dụng của nó. Ví dụ, một tác giả người Canada đã cho rằng khái niệm thông thường về quyền lực cứng và mềm là không phù hợp với Canada; dẫn đến kết quả thất bại khi các nhà phân tích “cố gắng ghép một khái niệm có nguồn gốc từ Mỹ vào bối cảnh chính trị của Canada” (Smith-Windsor 2005). Như đã thấy trong công trình hợp tác giữa Nye và Ủy ban CSIS, ông cũng đã cố gắng tiếp cận ý tưởng về quyền lực thông minh.

Quyền lực thông minh là khả năng một chủ thể kết hợp các thành tố quyền lực cứng và quyền lực mềm thông qua các phương thức tác động qua lại nhằm đạt được mục đích mình mong muốn một cách hiệu quả.

Một khuôn khổ cho quyền lực thông minh vững chắc về mặt khái niệm và liên quan chặt chẽ với chính sách cần được xây dựng dựa trên một số xem xét bổ sung mang tính cốt lõi như sau:
Mục tiêu mà chủ thể hướng tới khi thực hiện quyền lực – bản chất bên trong và bối cảnh toàn cầu rộng hơn của nó. 
Quyền lực không thể gọi là thông minh khi những người sử dụng nó không biết gì về nhóm đối tượng và các khu vực mục tiêu.
Nhận thức về bản thân của chủ thể, cũng như hiểu biết về những mục đích và khả năng của họ. Quyền lực thông minh đòi hỏi người sử dụng nó phải biết rõ đất nước hoặc cộng đồng của họ đang tìm kiếm điều gì, cũng như ý chí và khả năng đạt được mục tiêu của họ.
Bối cảnh khu vực và quốc tế, trong đó hành động sẽ được thực hiện
Những công cụ được sử dụng, cũng như khi nào cần tách biệt hoặc kết hợp chúng và bằng cách nào.
(http://nghiencuuquocte.org/2014/03/04/quyen-luc-thong-minh/)

Tuy nhiên quyền lực thông minh nói thì dễ nhưng thế nào là thông minh thì phải xảy ra xong rồi mới biết mà điều giới học giả không ngờ là quyền lực xám lại xuất hiện.
"Vùng xám là chiến lược được một quốc gia sử dụng để đạt được một lợi ích nào đó, thường là về lãnh thổ, nhưng không muốn dùng vũ lực một cách quy mô và trực tiếp.

Chiến lược này có 2 đặc trưng căn bản. Thứ nhất là không để xung đột vượt ngưỡng thành chiến tranh nóng. Thứ hai là từ từ tịnh tiến. Chủ quyền là vấn đề lâu dài. Đối với Trung Quốc, để càng lâu thì càng có lợi" - ThS Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu quốc tế ĐH KHXH&NV TP.HCM, nhận định với Tuổi Trẻ.

Tàu cá đi trước, tàu chiến theo sau
Chiến lược "vùng xám" liên tục được thử nghiệm và điều chỉnh qua những cuộc đối đầu với lực lượng chấp pháp của các nước, đặc biệt ở Biển Đông từ năm 2006. 

Mục đích của những hành động quấy rối đó nhằm thay đổi hiện trạng, biến vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp và gây lúng túng cho các nước trong việc phản ứng.
(https://tuoitre.vn/nhan-dien-chien-luoc-vung-xam-cua-trung-quoc-o-bien-dong-20190723215222456.htm)

Tờ Pravda (Nga) mới đây cho công bố tài liệu ghi nội dung cuộc gặp của Hội đồng Quốc phòng An ninh Ukraine (NSDC) hôm 28/2/2014, chỉ một ngày sau khi các tay súng không xác định danh tính chiếm giữ trụ sở chính quyền, quốc hội tại vùng lãnh thổ này.

Tại phiên họp, những quan chức Ukraine vừa mới lên nắm quyền sau “Cách mạng nhân phẩm” (tức chính biến Maidan) đau đầu với câu hỏi làm sao để ngăn cản Crimea sáp nhập vào Nga. Quyết định cuối cùng là đành chấp nhận kịch bản này, vì mọi lựa chọn khác đều đưa tới hệ quả xấu hơn. Oleksandr Turchynov, người lúc đó là quyền Tổng thống kiêm Chủ tịch Quốc hội, có nêu khả năng chiến tranh để giữ Crimea, nhưng Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk phản bác luận điểm này.




Các tay súng không rõ danh tính phong tỏa đường vào sân bay trong căn cứ Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol, Crimea. Ảnh: AP

“Chúng ta đang nói đến việc tuyên chiến với Nga. Ngay sau hành động này, người Nga sẽ ra tuyên bố với nội dung ‘Bảo vệ công dân và những người nói tiếng Nga có quan hệ sắc tộc’… Kịch bản đó đã được Nga soạn sẵn và hành động của chúng ta chỉ đưa tới việc kích hoạt trên thực tế”, tài liệu giải mật cuộc gặp ghi. 
Ông Yatsenyuk chỉ ra rằng, tại thời điểm đó, ngân khố quốc gia trống rỗng và Ukraine không có nguồn lực quân sự để bảo vệ Kiev trước khả năng Nga đưa quân tham chiến. Thủ tướng Ukraine đề xuất kêu gọi đàm phán chính trị qua kênh trung gian nước ngoài theo hướng trao quyền tự trị nhiều hơn cho Crimea, trong khoảng thời gian đó xây dựng lại quân đội.
(https://baotintuc.vn/ho-so/tiet-lo-viec-ukraine-mat-crimea-va-tai-sao-nga-khong-dan-them-20160224145529253.htm)

Như vậy đây chính là chiêu đánh chó phải ngó chủ nhà hay mày có biết tao là ai không đẩy thế giới vào tình hình giống như trước Thế chiến 2, khi Đức tung hoành ra yêu sách, cưỡng bức sáp nhập lãnh thổ.


Có 3 loại quyền lực chính:
- Thứ nhứt: bạo lực, nôm na súng đẻ ra chính quyền, luật rừng xanh
- Thứ 2: tiền lực. Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, nén bạc đâm toạc tờ giấy, vai mang túi bạc kè kè...hình như ông cha mình tổng kết hơi nhiều loại quyền lực này dù miệng nói ưa thanh bần lạc đạo.
- Thử 3: trí lực. Càng ngày thì con người hiện đại càng nhấn mạnh đến chữ trí. Ta một dạo cũng rầm rộ diễn thuyết, hội thảo, hội nghị về nền kinh tế trí thức nhưng sau 1 thời gian im tịt, có lẽ hiểu rằng trí tuệ không đến được từ mấy cái nói khoác được.

Cùng với 3 loại quyền lực đó là 3 cách tư duy của con người cho phù hợp với thời đại:
- Cách suy nghĩ thứ nhứt là suy nghĩ theo kiểu thầy mo, biết tuốt. Cái chi cũng biết. Kiểu như có người hỏi sao con vịt lại nổi thì bảo rằng vì nó có lông. 
Cách suy nghĩ này phù hợp với hình thức bản làng. Nếu chịu nghe đài đọc báo thì thấy ở ta có một số chuyên gia kinh tế cái gì cũng giải thích được, hội nghị, hội thảo nào củng đăng đàn, biết tuốt từ kinh tế vĩ mô, tài chín tiền tệ đến thương mại quốc tế...rồi lợi thế so sánh, lợi thế người đi trước, đi sau, đủ cả. 
Hay trong quản lý thì những người đứng đầu cái chi cũng tài cũng giỏi, luôn là số 1 nên nếu sếp có 9 lính thì tổng sức mạnh là 01 mà nếu sếp có 999 lính thì sức cũng sẽ là 0001.

- Cách suy nghĩ thứ 2: hình dung xã hội, con người như cỗ máy cơ khí, như dây chuyền sản xuất. Vài đại diện tiêu biểu như Mác, Lenin phát biểu về đại công trường, cả nước là 1 trust...hay bên tư bản là Ford với dây chuyền sản xuất...mấy người này chắc bị máy hơi nước ám ảnh.
Tuy vậy nếu quốc gia chậm tiến mà chịu áp tư duy này vô (nói theo kiểu chuyên ngành là kỹ trị) thì cũng ngon lành.
Ví dụ như Trung Hoa. Nếu để ý, từ khi Đăng Tiểu Bình đề 4 hiện đại hóa năm 1979 thì sau đó dàn tổng bí thư, thủ tướng đều xuất thân từ kỹ sư Thanh Hoa, Bắc Kinh như Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ, Tập Cận Bình...
Những người này với tư duy kiểu cơ khí đã biến TH thành công xưởng gia công cho cả thế giới.

- Cách tư duy thứ 3: lên men. Với những người này họ coi thể chế như cái nồi ủ, bên trong là nguyên liệu với 2 loại men chính là lòng tin và sự sáng tạo. Từ sữa họ chế yaourt, từ ngũ cốc tạo nên bia rượu...
Trung Hoa ngày xưa cũng có thời trăm hoa đua nở cũng nhà nhà đua tiếng sau bị Hán Vũ Đế tôn Nho mà trăm hoa kia lụi hết. 
Mỹ là 1 ví dụ sinh động cho lối tư duy này. Việt Nam ngày xưa xửa xừa xưa cũng từng manh nha, chỉ tiếc là cũng định áp dụng vào đánh nhau qua câu chuyện lẩy bẩy như Cao Biền dậy non. Bị hư nên không tin, xoay qua Nho cho chắc.

Thêm:
Alvin Toffler nói thế giới có 3 làn sóng. Việt Nam cũng có 3 làn sóng:
- Làn sóng 1: Bị Bắc thuộc và thấm đẫm văn hóa Khổng Mạnh đến TK19
- Làn sóng 2: Bị Pháp thuộc và văn hóa phương Tây từ 1884 đến 1954 ở miền Bắc và 1975 ở miền Nam.
- Làn sóng 3: sau làn sóng 2 là văn hóa XHCN thuần đến 1985, có định hướng từ 85 đến nay.
3 làn sóng này va chạm nhau nhưng phần lớn là cocktail


Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015
Bộ ba siêu đẳng
Bộ 3 thứ nhất, trứ danh: Táo quân. 1 ông 2 bà.
Bộ 3 lên phim xong mọi người cứ xuýt xoa, tài thiệt tài, phá án như thánh. Cứ mong đời có Bao thanh thiên đi kèm 2 đệ tử Triển Chiêu và Công Tôn Sách, 1 ông giỏi võ, 1 ông giỏi văn và 1 ông dám quyết.
Bộ 3 từ con nít tới người lớn cứ tới giờ cơm những năm 90 lại canh coi: Tây du ký như Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng, Sa Ngộ Tịnh
Bộ 3 anh em kết nghĩa vườn đào Lưu Quan Trương, theo tam quốc diễn nghĩa thì gắn bó như răng với môi mà 1 số học giả hiện đại lại phân tích ra thành cắn phải môi.
Từ nãy giờ liệt kê thấy toàn bộ 3 siêu đẳng gốc Tàu. Còn ta thì sao:
Thời bao cấp xưa bộ 3 siêu đẳng chính là công nông binh.
Công nhân là lực lượng tiên phong, nông dân đông đảo còn binh sỹ là nòng súng.
Từ bao cấp chuyển qua thị trường thì đồng tiền ngày càng mạnh lên, xuất hiện bộ 3 siêu đẳng mới gồm sếp, chánh văn phòng, kế toán trưởng. Mà bộ 3 này hầu hết xuất thân từ bảo vệ, kế toán, hành chính mới siêu đẳng.
Chỉ không biết bộ 3 này múa ra cái chi.

Thực ra thì còn nhiều thứ nữa như bia 333, hay cụ 33 ở Hồ Gươm mà ta cứ gọi là cụ rùa.
33 thì gọi là rùa
Cây mai chiếu thủy lạc vào họ mai

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Xuân nói chuyện cách uống rượu

Cuối cùng thì cũng có 1 bài mừng Xuân, mừng nhậu.
1 cách tình cờ, năm mới là năm con dê theo lịch ta. Theo thần thoại HiLa thì ông thần rượu nho Dyonyos cũng mang hình tượng con dê. Ổng đây:

Trở lại nội dung chính thì bài này chỉ nói về cách uống rượu, không bàn đến loại rượu, ly uống rượu...rất phức tạp.
Võ Tòng sau khi làm 7,8 bát (tô) rượu thì phăm phăm lên núi. Bỗng thấy 1 con cọp già nhào ra (già yếu rồi mới ăn thịt người, tụi cọp trẻ săn hươu nai...). Trong cơn hăng say rượu chàng bèn vung gậy bổ xuống. Nào ngờ xui, gậy vướng cành cây gãy cái rắc, còn cách nào khác là thuận tay thúc đoạn gậy nham nhở thẳng vô mặt hổ. May sao trúng mũi nó tóe máu, đau choáng ngã vật.
Sẵn đà chàng nện liên tiếp vô cổ làm hổ chết tốt.
Bỏ qua chuyện đánh hổ thì ta thấy VT uống rượu bằng bát. Nhiều người lè lưỡi khâm phục, uống vậy mới đập được hổ chớ.
Sự thật rượu xưa do trình còi nên độ cồn thấp, chỉ quãng như rượu Sochu Hàn Quốc mà thôi nên VT uống vậy cũng là thường thường bậc trung, đủ phê phê chứ chưa tới nỗi say.
Ngày nay do rượu nặng hơn nên dân nhậu quay ra uống bằng ly, chén. Tập tục uống bằng tô còn sót lại ở những nơi rượu nhẹ như nếp cẩm, rượu ngô của đồng bào dân tộc, rượu nhìn như nước vo gạo của tụi Nhật, Hàn.
Cách uống cứ vậy cho tới khi Pháp qua xách theo rượu của họ. Ai được họ mời tiệc mới thấy cách uống kiểu Pháp nhiêu khê quý tộc.
Thoạt tiên khai vị, họ mời sâm banh, vừa nhẹ, vừa nổ lốp bốp lấy vui tạo đà. Sang món chính thì vang trắng vang đỏ tùy xem đó là hải sản hay bò cừu. Đến cuối mới xách chai cognac ra mỗi người 1 ly cho thơm mồm, chơi thêm điếu xì ga cho giống quý ông lịch lãm (khi đó chưa biết thuốc lá có hại cho sức khỏe).
Về đến nhà hương cognac được hỗ trợ bởi vang tiết ra thơm lừng cho tới sáng hôm sau, khác hẳn mùi hôi của lòng lợn tiết canh + đế mà dân ta khoái.
Đến thời 54 bao cấp thì phía Bắc đa phần trở về nông dân: quốc lủi, dân gạo sổ ở phố thì Tết mới có chai rượu mùi hương cam hương chanh gì đó, uống dở ẹt, nhưng có còn hơn không.
Trong khi đó ở miền Nam thì dân chơi uống sao?
Họ lấy cognac như Remy...cứ 2 rượu, 1 sô đa pha lẫn, thêm cục đá, nhấm nháp thơm lừng (cũng như trên, hồi đó chưa biết trộn vậy hại bao tử nên sau thay bằng nước suối).
Cùng với lối sống ào ào thì cognac lùi bước trước dòng whisky, single malt. Thay vì uống nhâm nhi thanh nhã thì nay không say không về.
Và cũng như mọi khi, dân Bắc khoái rượu hơn trong ngày đông. Dân Nam do nóng bức vẫn bia là nhất mà rượu ba xị đế chỉ còn mạnh ở miệt quê, còn dân SG tiến tới uống bia bằng tô trong tiếng dô dô sôi nổi, âu cũng là 1 cách hoài niệm uống rượu bằng bát của các cụ xưa chăng.  

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Trí khôn tao để ở nhà

Hầu như ai cũng biết truyện trí khôn của ta đây kể về anh nông dân lừa con hổ tò mò đòi xem trí khôn của ảnh.
Nhưng kể từ đấy-như 1 lời nguyền thì người Việt ở nhà khôn bao nhiêu thì ra đường lại ngu ngơ bấy nhiêu. Khôn nhà dại chợ vì trí khôn ta để ở nhà mất tiêu rồi còn đâu.
Bài này chỉ tóm gọn trong nội dung "hiền tài là nguyên khí quốc gia".
Xưa các cụ xếp hạng Sỹ Nông Công Thương. 
Sỹ - trí thức danh giá nhất được xếp trên. Tuy nhiên đó là cách xếp của Tàu, dân mình cứ mặc định lấy xài.
Thực ra còn có cách xếp khác theo thanh âm bằng trắc mà ít người để ý. Tiếng Việt có cái độc đáo là có dấu, các cố đạo chỉ có công biên ra chữ La tin chứ thanh âm là từ ngàn xưa.
Vậy ta có:
- Tri, Trì, Trí, Trỉ, Trĩ, Trị
Đầu tiên là Tri, tức là biết. Ở đời phải có sự hiểu biết về mọi thứ. Các cụ  nói khôn chết, dại chết, biết sống mà.
Tuy nhiên cái sự biết này nó không bất động mà phải tiến hóa theo thời gian. Không theo kịp thì tức là Trì. Trì trệ, trì nộn. 
Đạo Khổng đã có công lớn trong việc Trì trệ hóa sự tiến triển của tri thức này do chỉ nhăm nhăm giữ lề thói tổ tiên.
Vì phải giải quyết Trì nên mới cần đến Trí. Thế giới càng đa dạng thì trí tuệ càng phải phát triển, khám phá mọi điều.
Trỉ (lại với phải từ vô nghĩa) nhưng dân Bắc nói ngọng nên thực ra nó là Chỉ.
Từ đây trí chia hai. Phục vụ cho vua, cho quyền thế để là ra Chỉ dụ, chỉ đạo...còn mấy ông cáo ốm, về quê dạy học hay ưa làm loạn thì thành Chỉ trích, phê bình, phản biện vua và triều đình.
Chỉ trích quá thì người trên coi trí như là Trĩ, tức bệnh lòi dom. Khó chịu lắm, bực lên coi tụi trí hay chỉ trích là cục phân thối tha.
Còn theo vua phò tá thì Trí thành người có công, được đội mũ nón có gắn lông đuôi chim trĩ, tức người làm quan. Oai danh hiển hách, 1 người làm quan, cả họ được nhờ.
Cũng chia 2 vậy là chữ Trị. Ông trí nào chống thì đương nhiên bị trị, còn ông nào đắc lực thì giúp vua cai trị, gia nhập vô hàng ngũ thống trị.

Quần quần áo áo

Mẹ tôi có chị làm dâu xứ Huế. Nhớ khi bà còn sống tôi ra thăm bà bảo: này con, bác bây giờ già rồi tự nhiên thích quần áo mới như con nít vậy.
May được bộ quần áo mới mặc vô đi ra được mấy bà hàng xóm khen trẻ ra đến mấy tuổi.
Lúc đó tôi cười cười cũng chẳng để ý chi. Đến hôm nay giật mình mới thấy mình hóa ra cũng khoái mua quần sắm áo.
Thứ 7, Cn chở con đi học thêm. Thay vì ngồi cafe như hầu hết mọi người thì tôi lại la cà khúc Hai Bà Trưng, công viên Lê Văn Tám.
Hết tiệm giày dép sang tiệm quần áo, thi thoảng ghé vô Sony shop chớ không hề lai vãng cafe. Thoạt đầu mấy em bán hàng đon đả mời mọc, sau riết quen coi anh đi ra đi vô gần như người nhà.
Mua mua bán bán rồi cũng có vài kinh nghiệm chia sẻ.
Hôm rồi ra ngồi quán, thấy mấy tiếp viên mặc áo giống hệt cái mình mới mua để mặt Tết. mà nào có vậy, quán cafe gần nơi làm việc mấy thằng giữ xe cũng diện đồng phục y chang mấy cái áo thun mặc đi chơi, thiệt là rầy rà.
Áo giống tụi nó chỉ được cái lợi là có  khách kêu lộn, rồi đi WC nhầm sang khu bếp cũng không ai care.
Lý do áo giống màu giống kiểu do chọn áo theo kiểu chỉn chu, phổ thông quá, lần sau phải chọn mấy màu, phối là lạ mới chắc ăn.
Rồi thấy mấy thằng trai trẻ mặc đồ nhìn tướng tá ngon lành quá cũng vô làm quả áo thun body, quần jean bó ra đua với đời.
Hỡi ơi, lùn, bụng to mà chân bé ngó không quen như 2 cây tăm. Áo chật báo hại cứ phải thót bụng lại cho dáng đẹp làm khó thở, mệt gần chết.
Rồi có hôm lại đứng chờ vợ ở Metro, thấy 1 thằng cao to mặc áo thun đỏ, quần jean classic phùng phình thấy cứ như Tây nhưng nhớ vụ body lại hãi.
Đi trước thời đại quá cũng có vấn đề. Hồi chọn áo màu lá mạ giống như Nadal, Nishikuri hay mặc bây giờ cũng vậy. 
Cô bé ở Thu sport nói áo đấy em chưa thấy ai dám mua. Mặc ra đường rất nổi, nhiều người cứ cười tủm tỉm. 2 năm sau hóa ra là màu model.
Kết lại, có người khoái mặc kiểu anh hùng Núp, nghĩa là lẫn vô mọi người, không ai để ý. Còn dòng khác thì lại Nghĩa lộ cho nó nổi.

Vậy là mình thuộc hàng khoái chơi nổi mất rồi. Nhớ lại hồi trước cứ lèm bèm chê mấy sếp ngành tài chính chi mà cho lính vận đồng phục body, lòe loẹt trông giống ngành giải trí, hóa ra style của mình cũng rứa. 

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Cách nghĩ của người Việt


Người Việt suy nghĩ đơn giản hay phức tạp mà ta thấy mọi người cứ nói hợp tình hợp lý, rồi 100 cái lý không bằng 1 tý cái tình.
Thực ra các cụ nói ăn có nhai, làm có nghĩ chứng tỏ cũng cẩn thận kỹ càng và các cụ cũng rất tự kiêu về sự suy nghĩ chu đáo của mình theo kiểu 1 người lo bằng kho người làm.
Trong tiếng Việt thì Nghĩ được nằm trong trật tự sau:
- Nghi, Nghì, Nghí, Nghỉ, Nghĩ, Nghị
Vậy là trước tiên muốn nghĩ là phải có nghi ngờ. Đúng quá, Mác cũng dạy phải hoài nghi tất cả. Có nghi ngờ mới có suy nghĩ được.
Nghì. Người ta thường nói:
Đàn ông không râu bất nghì
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con
Hay:
Trai mà chi, gái mà chi
Con nào có nghĩa, có nghì là hơn
Vậy hóa ra Nghì là do Nghĩa đọc trệch ra; giống kiểu Huế từ Hóa vậy.
Như vậy nghĩ phải có nghĩa, có nội dung ý nghĩa chứ không phải kiểu nghĩ, kiểu lo bò trắng răng hay:
Thành đổ đã có Chúa xây
Can chi gái góa lo ngày lo đêm.
Nghì còn là nghĩa tình. Tư duy lẫn lộn tình lý xuất phát từ đây. Khi tình chen vào thì mất khách quan. Như vậy cớ sự đều do chữ Nghì này ra cả.
Phát huy lối nói trệch của Nghì thì Nghí hình như là từ vô nghĩa. Trong tiếng Việt có vô số từ vô nghĩa kiểu vậy, chả hiểu sao.
Lắm người thì nói do các cụ lười tư duy, gán nghĩa cho các từ; tôi thì đồ rằng ý các cụ cho rằng đời là vô nghĩa - thật triết học. Vậy mà các bật học giả cứ nói dân ta không có tư duy triết học.
Theo họ triết là phải tư duy kiểu niết bàn, chứ các cụ ngày ngày quẩn quanh lũy tre làng, không thấu được lẹ trái đất hình cầu thì chỉ có chiết tự chữ Hán ra Nôm thôi.
Vậy nên tôi mạnh dạn gán cho Nghí thành nghía. Muốn suy nghĩ thì trước phải ngắm nghía, quan sát. Kiểu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng ý như trần sao âm vậy, rồi người xinh cái ấy cũng xinh...
Sau mấy pha Nghi ngờ, Nghĩa ý, ngắm Nghía thì có thời gian lắng đọng, hồi tưởng là Nghỉ. Giống như cất rượu vậy. Mà thực ra cái gì cũng phải có thời gian tiêu hóa, ngay tri thức cũng vậy.
Sau Nghỉ, là đến nghĩ, thực đúng quy trình. Nghĩ cho thấu đáo rồi mới Nghị được, mới bàn luận được. 
Nguồn gốc của câu nói uốn lưỡi trước khi nói là vậy. Còn im lặng là vàng, nói ra là bạc dạy kẻ vờ có suy nghĩ mà tớ không nói ra đâu, nghe cho giống cao nhân dị sỹ. 
Giống ấy ngày nay biến tướng ra thành tiến sỹ giấy, giáo sư Ếch cốm các loại.