Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

Vài trang viết về kinh tế

18.3.2019
Sau CMT10 Nga 1917 được 1 thời gian thì kinh tế nước Nga rơi vào bế tắc, Lenin liền quyết định chuyển đổi từ mô hình kinh tế tư bản nhà nước 100% công hữu sang mô hình KTTBNN công tư kết hợp (gọi là chương trình kinh tế mới NEP).
Kết quả nền kinh tế đã hồi sinh dù đưới sự bao vây cấm vận của các nước phương Tây.
Như vậy Lenin là người vừa khai sinh mô hình kinh tế TBNN 100% công hữu và TBNN công tư kết hợp.
Lenin chết, Stalin bỏ công tư, quay lại 100% công hữu. Mô hình này được áp dụng rộng rãi từ LX, TQ tới các nước Đông Âu, VN...gọi chung là phe XHCN chạy tới 1989 thì lụi.
Mô hình công tư kết hợp. 
Khoảng những năm 30 tới 1945 nhiều nước thấy mô hình kinh tế TBNN công tư kết hợp này hay, có nhiều lợi thế hơn mô hình kinh tế tư bản truyền thống nên áp dụng như Đức, Nhật. 
Kinh tế, sức mạnh lên ào ào nên ảo tưởng quay ra gây thế chiến 2. Bí thế, những nước như Anh, Mỹ cũng quay ra áp dụng mô hình công tư kết hợp này (gọi là kinh tế thời chiến, chính phủ đặt hàng, nhà tư bản sản xuất) đẩy sản lượng tăng vọt đè bẹp Đức, Nhật.
Sau thế chiến 2, quá trời nước chạy theo mô hình công tư kết hợp này như Anh, Ấn độ, Nhật...nhưng chỉ có Nhật thành công có lúc lăm le soán ngôi đầu kinh tế của Mỹ còn các nước khác phải từ bỏ do sa vào quan liêu nặng nề.
TQ 1979 cũng từ bỏ mô hình kinh tế TBNN 100% công hữu và quay qua công tư kết hợp.
Hồi nhỏ tôi vẫn nhớ báo đài VN chê hết lời mô hình này gọi là 4 hiện đại hại tứ dân.
Không ngờ đúng quá, kinh tế bốc lên ào ào ào và VN 1985 cũng vội vàng chuyển đổi theo (may quá).
Tới thời Giang Trạch Dân thì cải tiến lên thành công tư nhất thể và tới thời Tập Cận Bình thì rõ ra là công là tư mà tư cũng là công qua trường hợp Hoa vi.
Mô hình này thành công tới mức đe dọa trực tiếp tới Mỹ, làm Mỹ quýnh quáng làm mọi cách ép TQ xuống làm em giống như đã từng ép Nhật 20 năm về trước.
Câu hỏi giờ đặt ra là mô hình phù hợp với thời chiến sao lại chạy ngon, bền vững thế và khi nào nó trở nên bế tắc là điều các học giả phương Tây đang bó tay.  

1. Định nghĩa kinh tế kiểu giao thông
Dạo này bộ giao thông vận tải nổi đình nổi đám quá. Nhiều chuyện thấy rất khó mà cứ làm phăm phăm, cứ Định là Thắng...nên sưu tập lại một số định nghĩa kinh tế theo kiều phương tiện vận tải.

- Nền kinh tế xe đạp:
Kinh tế Trung Quốc: “Voi cưỡi xe đạp”?

HỒNG NGỌC

06/05/2011 14:41 (GMT+7)

Kinh tế Trung Quốc giống như một chú voi đang cưỡi xe đạp.
Một số chuyên gia như James Kynge từng hình dung kinh tế Trung Quốc giống như một chú voi đang cưỡi trên một chiếc xe đạp. Chỉ cần vẫn tiến về phía trước thì không sao, nhưng một khi giảm tốc thì hậu quả sẽ khôn lường.

.http://vneconomy.vn/20110506023554660P0C99/kinh-te-trung-quoc-voi-cuoi-xe-dap.htm

- Nền kinh tế máy bay:
Thuật ngữ này phổ biến, kiểu như nền kinh tế cất cánh, rồi hạ cánh cứng, hạ cánh mềm...
Ông Lý Quang Diệu khi ví nền kinh tế bị khủng hoảng giống như bay máy bay bị tai nạn. Bay nhanh, bay cao nên đụng chuyện cũng ghê.
Nói theo kiểu Việt là lớn thuyền lớn sóng

- Nền kinh tế xe ủi:
Việt nam cạnh Trung quốc cảm nhận rõ điều này. Các ngành hàng nội địa lần lượt bị ủi bay dưới làn sóng hàng hóa từ TQ. Đâu chỉ VN mà thế giới cũng đang khóc ròng vì điều này.

- Nền kinh tế tàu ngầm:
Đài Loan chuyên gia công hàng hóa cho các hãng nổi tiếng trên thế giới. Dần dà mọi người biết ai đứng tên, ai sản xuất.
Khi mọi người biết chuyện đó thì aha, người sản xuất tung ra thương hiệu của mình và nói em đây, người đứng tên dù biết trước vẫn ngã ngửa vì chuyện tới sớm quá, nhanh quá, nặng quá. Đành ngậm ngùi, ôi thời oanh liệt nay còn đâu.

Mời các bạn tham khảo trường hợp ASUS gia công cho Dell, Compaq, HP hay chuyện của HTC.

Còn Việt Nam, theo các bạn có nền kinh tế kiểu chi chi?

VN theo kiểu xe cút kít. Chở nhiều chạy nhanh một chút thì rơi vãi sạch. Chở nặng thì hổn hển, ngứa cũng không gãi được

2. Kinh tế hành vi
- Chuyện thứ nhứt:
Tuần trước tui tới ĐH mở làm final interview (lãng nhách). Nơi này thường đông, khó gởi xe nên đầu tiên tui tính đi xe ôm, cả đi và về khoảng 40 chục ngàn. Sau loay hoay thế nào lại chạy hoda tới, may mà gởi xe dễ dàng.
Khi về để quên cặp xách ở bãi giữ xe, đinh ninh mất nên chạy đặt kiếng. Vừa tới cửa tiệm thì cô bé học cùng a lô may quá cặp xách anh còn ở bãi xe.
Mừng quá rút ra hai trăm ngàn cho mấy em coi xe. Thường ngày nghĩ khác nay thấy vui vì người tốt còn quanh ta.
Còn một nỗi mừng khác là so với làm kiếng tiết kiệm được khối tiền (sao không so sánh với chi phí đi xe ôm hỉ).

- Chuyện thứ 2:
Nhà may Chương sms đến thử áo. Tiện đường diện dép mủ tới luôn. Xong việc ghé vô tiệm giáy T&T xem kiểu dáng và giá cả giày dép. Vậy mà loay hoay thế nào mua một đôi dép lê tốn mấy trăm ngàn.
Không tính mua rồi lại mua, lại còn mua dép lê lè phè nữa thì không biết do cửa hàng bày hàng đẹp hay cô bé bán hàng dẻo mỏ. Lại nữa có khi mua là do hiệu ứng dép mủ vô nhà may sang, không chừng thấy hỏng ổn nên sửa sai.
Trong hai hành vi trên, cái nào hợp lý, cái nào hỏng hợp lý.

3. Mô hình kinh doanh
- Dò đá qua sông (hay còn gọi là bước lẫm chẫm): mô hình do Đặng Tiểu Bình phát biểu. Mô hình này dựa trên lối qua sông thời cổ. Không có thiết bị đo sâu nên cứ bước một bước lại ném hòn đá, nghe tiếng của nó mà đoán nông sâu. Nông ta bước tiếp và ngược lại. Ưu điểm: chắc chắn, không sợ lút đầu. Nhược: chậm quá, nhiều khi thấy không đi. Chỉ phù hợp với người già. Sau lớp Hồ Cẩm Đào lên sốt ruột tiến nhanh, bỏ qua mô hình này.

- Mô hình quả mít: xuất hiện gần đây, đặc biệt xuất hiện ở DNNN đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Không có ngành nghề nào là trọng tâm, là chính nên ai cũng là trọng điểm tủa tủa giống gai trái mít (do Hoàng Thạch Lân ở blog cùng tên gọi). Riêng tui thích kêu mô hình trái sầu riêng hơn. Đơn giản vì gai nhọn hơn, dễ rớt trên đầu hơn và có hình ảnh Aids đe dọa hơn.

- Mô hình phi thân: DN lấy hết sức mình bay trên không tung cước nhằm vô đối thủ. Trông thì đẹp nhưng chỉ là đòn biểu diễn vì mất trọng tâm, dễ té. Đại diện cho phái này là Vinashin, sau khi phi thân thì chỉ chờ mong phép màu để tiếp đất an toàn. Rủi thay vừa bị gạt chân té (ngành đóng tàu thê thảm vì khủng hoảng kinh tế) vừa rớt xuống nước.

Ngoài ra còn một số mô hình nữa như

- Mô hình bắn phát một: đại diện ưu tú là Motorolla. Ai cũng khen mẫu startac, v3 của hãng. Nhưng mọi người chờ mãi không thấy mẫu mới, tới khi ngất ngư mới thấy ra được mẫu mới Droid (Milestone). Tốt nhưng lâu ra quá.

- Ở cực đối lập là Nokia. Bắn liên thanh: Mẫu mới triền miên phát nhàm. Cả Nokia lẫn Moto đều dính nhược điểm cứng hay mà mềm (kho ứng dụng) theo không kịp.

4. Dáng xe và sự hấp dẫn
Note: chỉ nói về xe 2 bánh
Kiểu dáng, hình thức chiếm tới 2/3 quyết định mua xe. Vả lại đã nói tới kiểu dáng là nói tới model. Mà món này thì hay thay đổi. Hơn nữa sức sáng tạo có hạn và rủi ro nên làm na ná giống nhau cho ăn chắc.
Dạo qua một số dáng xe:
- Cào cào: xe băng đồng hay quen gọi là off road. Dành cho người khoái món này. Còn số đông đa số chỉ trầm trồ chứ không mua vì mắc, cao, hao xăng…

- Guốc cao gót: sản phẩm này hút hồn không chỉ chị em mà cả nam. Đơn giản chi em đi guốc cao gót cho đờn ông ngắm cũng chiếm tối thiểu ½ lý do mua. Đại diện của dáng xe này thật hoành tráng: SH, Dylan, Shark,…nhiều và rất đỉnh trên thị trường 2 bánh. Có ngoại lệ là con @, múp míp quá hóa ra lợn ỉn.

- Con ong: tranh chấp ngang ngửa với guốc cao gót. Tất nhiên đầu bảng là Vespa, kéo theo rất nhiều em hàng nhái. Có người còn muốn ngợi ca kiểu LX là hình giọt nước, quí phái…khen nhiều lắm

- Hình con ngựa: cho dân cày cuốc. Là dòng xe số phổ thông, đi đầy trên đường. Người đi xe này thì giá lại chiếm hơn 2/3 quyết định mua xe.

- Hình con bò: Đẹp hơn ngựa và dưới dòng cao cấp trên thì biến thể bò ra đời. Cưỡi bò thì có vẻ oai phong hơn như air blade, nouvo…Ở đây thuyết tiến hóa có vẻ lộng hành là ngày đầu xe càng to ra – tượng trưng cho trí thong minh chăng? Nổi nhất là PCX125 đẳng cấp mon men tới gần ong và guốc.

- Hình đại bàng: đặc trưng của xe nam phân khối lớn. Thạch Sanh cưỡi đại bàng như con Harley. Lý Thông cưỡi con tay lái ngắn giống đang ấp trứng. Mới hay Sanh cũng đẹp mà Thông cũng đẹp. Tới đây rõ chuyện mấy anh nhỏ như nhái bén khoái ngồi moto phân khối lớn.
Không biết dáng xe sắp tới còn thay đổi thế nào nữa, tăng nam tính hay thêm nữ tính?

5. Sản phẩm mới đến từ đâu
Luồng gió mát thổi tràn từ khi luật thay đổi quan điểm từ chỉ được làm những gì luật cho phép sang được làm những gì luật không cấm.
Đây là sự thay đổi big bang trong thời đổi mới.
Nhìn sang ngành nghề kinh doanh có điều kiện như chứng khoán. Ở đây sự việc hơi khác, vì có điều kiện nên chỉ được làm khi có quy định hướng dẫn. kết quả là sản phẩm mới ra chậm, các công ty chứng khoán đưa ra các sản phẩm giống or na ná nhau.
Nếu CTCK được đưa ra sản phẩm mới sau khi UBCKNN chấp thuận, mean CTCK chủ động phát triển sản phẩm, UBCK là người xét duyệt, SP mới sẽ đa dạng hơn vì có 100 cái đầu nghĩ cho 01 cái đầu

6. Xong cái này lại vướng cái kia
Các bộ ba đồng điệu
Ở bài " cấm vàng làm phương tiện thanh toán" tôi đã đề cập đến một bộ ba:
- Ngoại tệ, vàng, lãi suất huy động với hàm ý là khi các van ngoại tệ, vàng siết lại thì lãi suất huy động cũng giảm tương ứng.
- Hôm nay bàn tiếp đến bộ ba liên quan khác là: lãi suất huy động, lãi suất cho vay, lạm phát.
Nhiều người nói phải hạ lãi suất huy động xuống vì chẳng nước nào cao vậy. Như Nhật, Mỹ coi như 0%, Tung của 5%...Hehe, nói đi thì phải ngó lại bộ ba trên. Ls huy động họ thấp thì ls cho vay của họ cũng thấp, và quan trọng nữa là mức lạm phát của họ cũng rất thấp.
Vậy nên, sự đời không đơn giản khi khóa van ngoại hối, vàng lại thì lại vướng bộ ba sau. Tức là Xong cái này lại vướng cái kia

7. Kinh tế theo đời thường
Dân kinh tế đều thông thuộc về Leontief, Nobel kinh tế 1973 về công trình nghiên cứu đầu vào đầu ra.
Samuelson (tác giả cuốn kinh tế học nổi tiếng) trong phần viết về lạm phát có nêu lạm phát tự nhiên khoảng 3% và nói rằng các nhà kinh tế vẫn không thống nhất với nhau về lạm phát.
Nếu lien hệ giữa đầu vào đầu ra với lạm phát thì ngoài phần phát triển sẽ kéo theo phản ứng phụ. Nôm na giống như ăn nhiều mà ị ít là biểu hiện bị khó tiêu (khó tiêu đây là lạm phát), đương nhiên người sẽ không khỏe.
Nền kinh tế yếu thì đầy bụng chướng hơi khó chịu quá sức còn anh kinh tế khỏe bị lạm phát lại giống như bị bịnh béo phì, mập quá nên yếu nhớt.
Kinh tế phát triển thì giống lăn đá lên núi. Đường lên khi dốc khi bằng, khi quanh co khúc khuỷu. Tóm lại là khó đi. Người thì khi khỏe khi mệt, lúc chọn đúng đường khi thì sai hướng vô bụi rậm. Đã thế lại còn khỉ nghịch ngợm quậy phá, sơn nữ tắm tiên làm loạn mắt loạn trí.
Vậy nên đá khi lăn ào ào, khi thì không nhúc nhích. Tệ nữa như thảm họa Lèn Cờ. Món đó dành cho những ai vung tay quá trán, không biết lượng sức, chỉ khăng khăng theo ý mình và nhất là đường quang không đi lại chun vô bụi rậm.

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Truyện ở phố Nguyễn Công Trứ




Kỷ niệm ck Có cậu bạn chơi ck bảo tao chơi lần đầu tiên không biết gì, cứ con nào rẻ là mua. Đầu tiên mọi người cười, sau mấy hôm tao đổ tiền vô nó lên vù vù. Mọi người mua theo, tao bán ra, lãi ngon. 1 đại gia bđs chơi ck cho biết 1. Lịch sử Cộng trừ phố
Trước năm 2000 thì đường Nguyễn Công Trứ chỉ là một con phố bình thường như những phố khác ở quận 1. Năm 2000, TTCK đi vào hoạt động và Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM (TTGDCK Tp.HCM) đóng đô ở đây.
Kể từ đó, công ty chứng khoán, ngân hàng và gần đây sàn giao dịch vàng kéo về tụ hội. Thiên thời, địa lợi cùng sự góp sức của con người thì đường Nguyễn Công Trứ đã trở thành phố Wall của Việt Nam, một biểu tượng của sự cam kết gia nhập nền kinh tế thị trường.
Đường cũng có thêm nick name (mong cụ Nguyễn bỏ quá) là đường Cộng Trừ. Những ai khi được cộng vô thì sướng rêm người còn bị trừ đi thì thất thần nhưng cuối năm kết sổ lại thì là tổng của cộng trừ.
Vậy mới có thơ rằng:
Cộng cộng trừ trừ, trừ cộng cộng
Trừ trừ cộng cộng, cộng trừ trừ

2. Một cây làm chẳng nên non
Tin đã đưa:
- Sở giao dịch chứng khoán Hàn quốc (KRX) góp 45% vốn với Lào để lập Sở giao dịch chứng khoán Lào. Khoản góp này là hệ thống công nghệ thông tin cho hoạt động của Sở giao dịch.
- Sở giao dịch chứng khoán Hàn quốc (KRX) góp 49% vốn với Cambodia để lập Sở giao dịch chứng khoán Cambodia . Khoản góp này là hệ thống công nghệ thông tin cho hoạt động của Sở giao dịch.
- KRX cung cấp hệ thống công nghệ thông tin cho hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE), Hà Nội (HNX), trung tâm lưu ký (VSD).

Như vậy KRX cung cấp giải pháp cho cả Đông dương. Quá thành công vì ta biết trong công nghệ thông tin thì phần mềm chiếm tỷ trọng lớn. Bán cho càng nhiều khách hàng thì KRX càng lãi vì chi phí cho phần mềm ngày càng ít đi.
Nhớ câu ca dao:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Ba cây chụm lại được gọi là quyền lực của người mua, hay còn gọi là mua theo nhóm sẽ rẻ hơn nhiều khi đi mua lẻ từng người.
Nếu 03 nước Đông dương hợp lại như câu ca dao xưa thì tốt biết mấy.

3. Thói gia trưởng
Theo cuốn mưu lược Đặng Tiểu Bình NXB chính trị quốc gia năm 2000 thì:
“Tác phong gia trưởng, một người nói là quyết định, một người quyết định mọi vấn đề quan trọng, sùng bái cá nhân, cá nhân lấn lướt tổ chức, tổ chức thành công cụ của cá nhân.”
Đặng cho rằng tệ hại đó mang màu sắc phong kiến.
Xưa đọc chuyện những viên tướng ngụy Sài Gòn, nhớ mãi đoạn tả tướng Đỗ Cao Trí – lãnh chúa Cao nguyên Trung phần. Tự do tự tại tới mức họp hay tiếp khách vẫn thường thản nhiên đánh bủm, xong cười hề nói nhột quá, quen rồi. Đó là biểu hiện về mùi của gia trưởng.

Có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp thản nhiên chửi, mạt sát lính, văng tục giữa chốn đông người mà không hề nghĩ mình quấy.
Tui coi chúng như con cháu, chưởi chút mần chi. Thương cho roi cho vọt, các cụ vẫn dạy mà. Đó cũng là biểu hiện về miệng gia trưởng. Ít nhất là vậy.

4. Mình hạc xương mai
Trên đường Nguyễn Huệ có Kho bạc nhà nước. Phần trước là nhà cổ thời Pháp thuộc, phần sau là nhà cao tầng hiện đại ốp sát vô. Đây là công trình mà cả hai ông Lê Thanh Hải và Nguyễn Sinh Hùng ưng ý và bảo vệ phương án này.
Đi Úc ghé trụ sở UBCK Úc 

(http://www.asic.gov.au/asic/asic.nsf) cũng vậy, phía trước là nhà từ thời thuộc địa, phía sau là sân rồi đến tòa nhà hiện đại phía sau. Mới biết mình nhầm tưởng họ làm việc trong nhà cổ chật hẹp, hóa ra không phải.
Mai SGDCK Tp.HCM khởi công nhà B, nếu nó được ốp sát vô tòa nhà chính như 02 ví dụ trên thì hay biết mấy.
Đằng này nó lại các xa, trong như quyển sách mở - bề sâu tòa nhà chỉ chừng 10m trong khi chiều ngang tới gần 100m. Ôi mình hạc xương mai.

5. Diễn trình quyết định
Công việc
- Báo cáo anh nên làm vầy
- Đồng ý
- Báo cáo anh nên làm vầy
- Đồng ý
- …………..

Kết quả thành công tốt đẹp
Thành tích:
- Báo cáo cái này là công của anh, do anh sáng suốt
Vậy là xếp hưởng
Kỷ luật:
- Đã chỉ đạo rồi mà các cậu toàn làm sai!
- ???
(Cú này không thấy cấp dưới báo cáo)
Vậy là lính chịu

6. Chuyện Bò chuyện Gấu
Từ khi chơi chứng, ai cũng khoái con bò và ghét con gấu.
Khoái bò tới mức tôn thờ. Bằng chứng là năm kỉa năm kia, có mấy chàng trót đi săn bò tót xách đầu đem về không những bị lên án gay gắt là diệt thú trong sách đỏ mà còn bị xộ khám.
Ghét gấu tới mức lấy mật gấu ra nhậu (thề ăn gan uống máu quân thù!!!). Bằng chứng là quán bán rượu pha mật gâu ê hề mà báo chí cũng chỉ dừng ở mức phê phán.
Nói vậy để thấy bò và gấu đã thành một phần không thể thiếu trong văn hóa đầu tư.
Ngoảnh ra nước ngoài thì chỉ có vài anh như Hàn Quốc cậy có võ Teakwondo mới dám bày cảnh bò gấu song đấu còn anh Mỹ, anh Israel chi dám trưng ra chú bò.
Đặc biệt chú bò này có pín, tức là có giới tính bò đực hẳn hoi. Dân đầu tư mê tín khoái sờ chỗ này lấy hên. Năm qua năm lại, chỗ đó bóng lường lưỡng cả lên.
Đó là nói chuyện trời Tây, văn minh mà mê tín.
Nay quay lại xem tượng bò gấu xứ ta. Ta dân anh hùng nên bò gấu cũng vờn nhau.
Ngắm kỹ thì bò trông giống con trâu biểu tượng hồi Seagame (cũng phải thôi, mình là cái nôi của văn minh lúa nước mà).
Xem kỹ nữa thì bò của mình không có pín, cũng chẳng có gí. Nói gọn lại là bò của mình không có tính phái, không là đực, cũng chẳng là cái.
Tới đây mới giật mình nhận ra dân Việt ta không hay phân biệt đực cái từ chuyện cái xe đạp, xe máy, giờ đến cả bò gấu.
Vậy nên chuyện bò gấu, ai thắng ai thua vẫn chưa biết được.

7. Chí Phèo và Bà Ba
Nam Cao kể rằng:
Bà Ba sai Chí bóp chân, lân lên bóp đùi rồi cao lên nữa…
Chí thấy nhục, không đáp ứng được nên bỏ làng đi.
Chí giải thích:
Thanh niên, thích thì thích nhưng nhục nên không lên cục được
Có nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng:
Chó ở chung với người, nhiều con mất tính đực. Sau khám phá ra do chó từ bé coi chủ là chó đầu đàn nên khi trưởng thành cái chi cũng tự nguyện nhường đầu đàn, mất béng luôn dục tính.
Như vậy, anh Chí nhà ta có khi bị Bá Kiến át vía mà không ngỏng được chăng?
Thời nay cánh nhân viên văn phòng vẫn cẩn thận dặn nhau đồ cúng, đồ cúng đó. Đừng đụng zô. Đó chính là biểu hiện bị chó đầu đàn át vía.

8. Ý nghĩa tiền xu cổ
Tiền xu cổ hình tròn, trong lỗ vuông hiện thân cho trời tròn, đất vuông theo cách hiểu của người xưa. Loại tiền này thường được treo để trấn yểm, làm vượng tài vượng lộc. Các bạn có thể xem kỹ hơn tại các trang phong thủy.
Chủ đề hôm nay bàn đến là ngoài ý trên, các cụ còn ý gì khác không.
Tròn ứng vô tiền tượng trưng cho buôn bán trao đổi linh hoạt, trơn tru thuận lợi.
Vuông tượng trưng cho tín nghĩa. Buôn bán, đụng chạm tới chuyện tiền nong phải có tín nghĩa, phải thực tế như đứng trên mặt đất.
Vuông cũng tượng trưng cho quyền uy pháp luật, nhìn thấy thì tin tưởng vô tiền, tức tin vô luật pháp. Chính quyền đúc tiền ra muốn được dân tin và phải được dân tin. Đó là tín từ dân tới quan.
Tới Ngân hàng nhà nước 17 Bến Chương Dương, Tp.HCM bạn sẽ gặp các họa tiết cách điệu đồng xu cổ này tại cửa ra vào, lan can…
Biểu tượng này cũng được cách điệu cho logo của Hose, nhưng vòng tròn có 2 khoảng đứt quãng.
Tại sao lại vậy?
Nghe giải thích rằng, ý muốn hướng tới hình thái cực. Từ thái cực sẽ sanh âm dương biến hóa, giao dịch phát sinh…
Vậy còn hai chấm của thái cực. Trong logo ẩn đi không thấy nhưng nếu tới 45-47 Bến Chương Dương bạn sẽ thấy tượng bò gấu. Bò là thị trường tăng, gấu là xuống. Vậy vòng cung có cửa chính là chuồng gấu chuồng bò.
Khi bò trong chuồng thì lên và ngược lại. Thị trường giằng co khi 2 con cùng trong chuồng, mất thanh khoản khi 2 con cùng sổng chuồng.
Còn ô vuông bên trong tượng trưng cho thị trường công bằng, minh bạch, có trật tự. Như vậy ô vuông sẽ bao gồm qui định, nhân lực, hệ thống công nghệ, chấp pháp. Thiếu một trong bốn là chênh vênh.
Kết lại, bò gấu vô ra nên ô phải thật vuông vì quan trên trông xuống, người ta trông vào mà người ta thì đông lắm, tới cả triệu tài khoản rồi.

9. Phản Thầy
Có ông trộm già (ông vì chưa bị lộ) vẫn tự xưng nhà trinh thám muốn rửa tay gác kiếm bèn chọn học trò. Chọn được một đứa, chưa ưng lắm nhưng cũng ok vì không muốn tiết lộ thân phận của mình.
Sau thời gian dùi mài, thầy dắt trò đi thực tập.
Thầy lẻn vô nhà mụ góa là bồ của thầy đặt một miếng cơm cháy. Trở ra hẹn trò trong một khắc phải mang ra mà chủ nhà không biết.
Đây là bài tập khó vì bà góa thường tỉnh ngủ. Trò chun vô, tay sắp cầm được miếng cơm thì chị góa rên khe khẽ rồi kêu tên thầy. Trò hoảng tưởng thầy cũng vô hỗ trợ bị chị góa nhìn thấy bèn la hoảng, chạy thục mạng.
Chị góa cũng hoảng tưởng trộm thiệt kêu rinh, thầy ngăn không kịp. Sợ hàng xóm tới thầy cũng chạy trốn. Kẹt cho thầy có thanh niên đuổi rát quá, bí lối, thầy tọt vô bụi rậm toàn gai, nằm chịu chết không ra được.
Mờ sáng trò kiếm ra thầy, nhưng không làm sao đưa thầy ra khỏi bụi rậm, kẹt quá liền la rùm trộm trộm.
Thầy tưởng trò biết tỏng thầy là ai nên ào chạy, thoát được, rách tươm quần áo, máu me bê bết.
Từ đó, thầy ức, rủa trò thằng phản thầy.

10. Rắn là một loài bò…
Nhỏ đi học bé đọc thuộc lòng:
Bia là một loại nước giải… Bia là một loại nước giải…khát rất tốt… khát rất tốt…
Bé liền uống ít nước khi đi học trường công lập.
Kết quả bị sỏi thận.
Nhớn lên em làm tiền lương, nghiên cứu chế độ:
Lương là một loại thu… Lương là một loại thu…nhập của người lao động… nhập của người lao động…
Bé bèn đưa lương vô khoản thu
Kết quả người lao động phải giảm chi.
Kết luận
Dối trá là một đức… Dối trá là một đức…
tính rất xấu…tính rất xấu…

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2017

Xuất xứ của ninja rùa


Tuy Hòa là 1 vùng đất đẹp nhưng so với các địa phương miền trung khác thì còn nghèo hơn. Lý do thì nhiều nhưng ác hại bởi chữ nhưng Tuy hòa mà thắng/thua/chiến...nó đa nghĩa quá nên phức tộp.
Còn Qui nhơn?
Thành Qui là thành hình con rùa thì hiểu rồi như sao lại có chữ nhơn (nhân) vậy cà. Tôi đồ rằng dân Nhật sáng tạo ra ninja rùa do tới tham quan Qui nhơn. Xứ người rùa, tôi thắc mắc mãi.
Ở Qui nhơn cũng có eo gió. 1 cảnh không quá đặc sắc nhưng dân QN làm đường quanh núi đàng hoàng rồi bán vé cho dân du lịch vô xem.
Khách thường đi Kỳ co về rồi ăn trưa, xong ra eo gió này đây, tôi đồ rằng tác dụng chính là tiêu tiêu cơm.
Đó là để nói lên cái giỏi, nhạy trong đầu tư kiếm tiền của người xứ này. Tuy nhiên trữ lượng mỏ như vậy là thấp, khó bền.
Ta điểm qua 1 loạt doanh nhân đương đại người xứ này thấy họ cũng rất phát, phát rất bạo nhưng dường như khó khăn chồm tới họ cũng không lâu.
Cũng giống như sự nghiệp nhà Tây sơn, huy hoàng nhưng không bền.

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017


Không đi tắt được

Xã hội phát triển từ bộ lạc đến thị tộc qua phong kiến rồi tư bản. ML nói hết tư bản thì tới XHCN, cái này chưa có hiện thực nên chưa kiểm chứng được.
Trước anh 3D hồ hởi tính đưa VN bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, tiến thẳng lên CNXH.
Thực tiễn chứng minh đó là ấu trĩ, chủ quan duy ý chí nhưng thực tế thì lối tư duy đi tắt đón đầu đó vẫn còn rất mạnh, chẳng phải chỉ dân ta mà dân tây cũng khoái, mê từ thời xưa.
Như thời Ác si mét có ông vua hiếu học lắm, nhờ ổng mà khoa học, thư viện, bảo tàng nở rộ và đích thân ông cũng học, cũng nghiên cứu hăng say.
Dĩ nhiên, sau 1 thời gian ngắn thì nản, ổng hỏi Ác si mét (là thầy):
- Thầy ơi mệt quá, thầy có bí kíp nào đi tắt đón đầu cho đầu óc nó mở mang thông thái được không?
Là nhà bác học đích thực, dĩ nhiên Ác si mét không nịnh mà nói thẳng:
- Thưa bệ hạ, trong khoa học không có con đường riêng cho nhà vua.
Vậy mà hàng ngàn năm sau dân VN vẫn hy vọng có cái bằng TS, có cái cấp GS là đi tắt đón đầu ngồi trên đầu người khác được.
Tuy nhiên, chuyện đi tắt đón đầu này là chuyện nhỏ. Giờ nói tới chuyện lớn hơn mà người ta vô tình, cố tình lãng quên:
Tương ứng với hình thái xã hội phát triển thì văn minh cũng khắc vô người như con trai tiết ngọc phủ viên sỏi vậy.
Ước muốn ham hiểu biết, hơn người đã hình thành nên thầy mo biết tuốt, cái chi cũng biết cũng trừ ma giải hạn được.
Sau thời gian thì con người sống trong cõi mông lung quá, chống chỏi đủ loại ma quái suốt 1 cách bị động thì rất cần 1 ngọn hải đăng dẫn đường để có thể cùng nhau đi về phía trước 1 cách tin tưởng. Tôn giáo ra đời củng cố cho đức tin đó.
Tin rồi nhưng chỉ tin vô 1 thứ thì không đủ, cái neo quá lớn, quá chặt làm sau tàu nhổ neo ra khơi vậy là đảng phái chính trị ra đời làm nhiệm vụ người bẻ lái thế tục.
Lần lượt từng nấc thang con người khó nhọc, kiên trì, bền chí bước qua để thành người văn minh. Có nấc thang nào bỏ được đâu, làm gì có lối đi tắt xuyên không nhoáng cái thành văn minh được.
  

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Lý do thuyền lật

(Hình minh họa, chôm trên net)

Hồi đầu 70 khi ấy khoảng 5 tuổi ở khu tập thể trường ĐH Đường thủy, Phương Lưu Hải Phòng. Giữa các dãy nhà cấp 4 làm lớp học là hồ nước. Những hồ nước này trên thì nuôi rau muống, dưới thả cá. Mà lạ chả thấy ai câu, chỉ năm 1 lần tát ao thu hoạch cá. 
Mỗi ngày tát ao là 1 ngày hội, từ sớm tinh mơ đến tối mịt. Sáng thì thu hoạch chính quy, chiều trễ thì của tụi trẻ hôi cá. 
Cũng cái ao này hồi nhập trường Hàng hải và Đường thủy, 1 chức sắc đã bị lũ sinh viên quá khích đẩy xuống ao ướt như chuột lột.
Mấy dãy nhà cấp 4 cũng được nâng cấp định kỳ, khi tôi nhỏ là vách tre, mái lá xứng danh mái trường XHCN thời chiến, sau này thời bình khi tôi lớn quay về học thì tường gạch mái ngói đàng hoàng.
Chú Nhật giáo viên (tôi nhớ là người Hoa) khéo tay lắm. Dạo đó giáo viên có nhiều cô chú người Hoa tham gia giảng dạy từ môn cơ sở cơ bản tới chuyên ngành. 
Không riêng gì trường, HP dạo đó người Hoa rất nhiều, khi xảy ra nạn kiều 1979 thì mấy ngành như bốc vác cảng, đánh cá rồi bán rong me giầm sấu giầm, lạc rang húng lìu, xay bột...tê liệt hẳn.
Chú làm một ca nô mô hình chạy pin cho Xô con bác Tố (sau ra hiệu trưởng trường Hàng giang chỗ chùa Vẽ mà bạn tôi học thủy thủ ở đó gọi là lớp sơ cấp lãnh tụ), thả xuống hồ chạy phăm phăm. 
Còn tôi chú làm cho một thuyền buồm với lời hứa thuyền chạy còn đã hơn ca nô.
Thuyền thả xuống, cứ chạy được vài m là bị lật. Lý do buồm thì cao, thuyền thì nhẹ nên trọng tâm cao quá, gió hơi mạnh là lật.
Loay hoay mãi, cuối cùng chữa cháy bằng cách lắp thêm miếng sắt dưới bụng thuyền, giờ cân bằng nhưng ngặt nỗi phải bão mới làm thuyền chạy được không thì nó cứ ỳ ra đấy.
Cuối cùng nó chễm chệ ngự trên tủ trưng bày sản phẩm của bộ môn vỏ tàu.

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Con tôi đi học

28.12.20
Con nít giờ kém thông minh hơn xưa? 
Con nít giờ học học nữa học thêm mãi mà chúng nó cứ nói chẳng hiểu gì. Học chính khóa thì gv dạy kiểu kho khó không hiểu thật dễ hiểu. Để làm chi, để dạy thêm cơm áo gạo tiền thôi. HS đi học thêm, bài gà tận miệng điểm ngon lành nhưng vẫn hổng hiểu là chuyện bình thường

01.12.20
Giới trẻ giờ quen thuộc với nhìn màn hình như smartphone, tv, pc...và ít đọc sách giấy. Tuy nhiên đến trường lại nghe giảng và dùng sgk là những thứ không quen thuộc. Việc học như vậy sẽ là khó khăn hơn vì bỏ sở trường dùng sở đoản

16.11.20
Nhiều em học sinh nói: sao thầy dạy con chẳng hiểu gì. Bỏ qua cái này cái kia thì sẽ là như vầy: 
- Nếu mình mang định kiến đó rồi sẽ không hiểu bài thầy giảng thật vì óc mải không chấp nhận, thấy khó và lo tìm chỗ sai. Vậy là thiệt mình. Con nên nhớ mình phụ thuộc vào thầy chớ không phải là ngược lại. 
 - tập tự học, trước bài giảng mở sgk ra đọc, chỗ nào không hiểu thì hỏi, tra google,...vô lớp chú ý nghe xem mình hiểu đúng chưa, chỗ nào chưa hiểu hỏi thầy 1 cách lễ phép. Và nhớ làm bài tập, đọc lại bài đã học để óc ghi nhớ được lâu không thì vài bữa lại chữ thầy trả thầy. 
Quan trọng nữa là, sau đi làm thì với sếp cũng na ná vậy.

17.04.20
Học trực tuyến trở nên quen thuộc và cần thiết trong mùa cô vy này.
Sau những bỡ ngỡ ban đầu rồi nghi ngờ về bảo mật thì nó tỏ rõ sức mạnh là dạy và học không phụ thuộc khoảng cách, thầy trò an toàn khỏi phải đi lại, lớp học ghép vô đông thoải mái...
Nhưng học trực tuyến cũng có những yếu điểm như đòi hỏi học sinh phải rất hợp tác vì mấy phần mềm này có lẽ phù hợp với họp trực tuyến hơn.
Khó khăn thứ 2 là sự tương tác. Giáo viên và học sinh khó tương tác với nhau để gv điều chỉnh tốc độ, nội dung...giúp cho hs hiểu bài. Học sinh thì không được tán chuyện vui chơi với nhau thì rõ rồi.
Cuối cùng những môn thực hành, thể dục dễ thành học chay....

1. Dạy thêm
Con tui, đứa lớn chuẩn bị vô trung học cơ sở, nhỏ chuẩn bị vô lớp 1. Như những bé khác, vợ đưa đi học thêm – tui đùa 2 đứa luyện thi đại học.
Đứa lớn học hết thời gian chơi, lớp vợ đưa, chồng đón, kẹt xe, mệt.
Đứa nhỏ mấy hôm đầu khoái, sau hóa ra học thiệt chứ hỏng phải chơi nên cằn nhằn không chịu đi học, tội.
Chương trình học cải cách quá nặng. Quá nhiều khái niệm mới nhồi nhét vô đầu đứa con nít, nguy hiểm là nhiều khái niệm toán bị diễn theo kiểu nôm na mách qué như khái niệm hình học chẳng hạn. 

Cách diễn này chính học sinh sẽ trả giá bằng sai lầm tư duy sau khi lớn.
Không học thêm thì không lại với con người ta vì ai cũng cho đi học thêm. 
Cỗ máy đã quay phụ huynh cạnh tranh chọn thầy, con nít cạnh tranh học giỏi, thầy cạnh tranh kiếm tiền. 
Vòng xoáy cứ ngày càng lớn, đã ai tính xem bao tiền, bao sức chưa?
Thầy lương thấp, buộc kiếm thêm, cách nào tiện và an toàn hơn dạy thêm.
Lương thấp, chương trình nặng tựa như 2 cánh, tinh thần thi đua của phụ huynh như trụ đỡ. 
Từ đó, vòng quay làm khổ nhau bắt đầu.
Từ đó cũng hiểu cơn cớ câu đời người bể khổ tại sao lại là câu cửa miệng của dân châu Á.

2. Byển và ciến
Con gái tui học lớp 1. Nó viết

- Byển thay vì biển

- Ciến thay vì kiến

Vợ la trời nói con nhỏ học dốt, học đi học lại mãi vẫn lộn túm lộn tíu.

Thực ra, sao viết biển mà hổng viết byển cũng là cả một dấu hỏi.

Tui nghĩ các nhà ngữ pháp cũng chẳng chỉ được tận gốc tại sao viết thế này mà không phải thế kia vì đơn giản là sư phụ khai sáng ra chữ viết Việt quy định zậy.

Nên thay vì than trời con học dốt hãy tủm tỉm cười vì cách đặt luật chơi.

Người lớn quen rồi nên không thấy kiểu tư duy đúng của con trẻ.

3. Chạy trường
Báo Tuổi Trẻ thứ hai, 16/08/2010 điểm tình hình chạy trường trong đó nổi lên chuyện nhờ vả lòng vòng thành dây chạy và chiêu nhập hộ khẩu cho đúng tuyến trường muốn xin. 
Có trường hợp đến 10 cháu trong một hộ khẩu, quá đáng quá nên một trường ở quận 5 hạn chế chỉ cho 02 cháu nhập học.
Thực ra chuyện này cũ rồi, muốn tránh thiếu gì cách. Chỉ théc méc hộ khẩu là cái chi chi mà trường lại dựa vô làm cơ sở nhập học.
Trước nay, cháu ở đâu thì nhân dân biết ngay, chỉ vì trường dựa vô hộ khẩu mới thành chuyện.
Có người đi khỏi đó hàng chục năm vẫn giữ hộ khẩu lại để xin học cho con cháu, thực ra cháu có ở khu phố đó ngày nào đâu.
Cháu không có mặt nhưng lại có hộ khẩu ở đó vì đúng tuyến trường tốt. Cha mẹ chạy nhập khẩu cho con.
Vậy muốn cháu ở đâu được học ở đó, giảm chuyện chạy trường thì mần răng?
Đơn giản nhứt là yêu cầu thêm sở hữu nhà và coi những trường hợp nhiều cháu trong một hộ khẩu là trường hợp đặc biệt, cần công khai niêm yết tại trường để phụ huynh biết.
Nếu chưa an tâm, hãy dựa vào dân. Để dân trong tổ dân phố kiểm tra, kết hợp với người của trường xuống nhà các cháu nữa thì thì chắc như bắp.

4. Chỉ giỏi làm khổ nhau
Con nít đã phải học sớm hơn người lớn. Học tăng cường tiếng Anh chưa đủ lại còn học thêm để luyện thi starter, movers...vì nếu không đạt chứng chỉ này thì năm sau không được học tăng cường nữa, phải chuyển qua lớp thường. 
Mà lớp thường thì không có bán trú. Thiệt bó tay với bát quái trận đồ giáo dục
http://tuoitre.vn/Giao-duc/510746/Mot-truong-3-4-chuong-trinh-tieng-Anh.html


5. Ngành công nghiệp lãng phí nhất
Học thêm, dạy thêm ở bậc phổ thông đã thành một trong những ngành công nghiệp nhớn của Việt Nam. Với tổng cộng gần 15 triệu học sinh và hơn 0,8 triệu giáo viên (http://www.moet.gov.vn/?page=11.10&view=3544)
ước tính có khoảng 5 triệu học sinh học thêm và quãng 100.000 giáo viên được dạy thêm. Đi kèm với nó là hệ thống biên soạn, in ấn, ăn uống, y tế, phục vụ... cho sự nghiệp học thêm này.
Có những môn học thêm nhìn là thấy ngay như toán, lý hóa, sinh, văn...hay học thêm ở các cơ sở đào tạo khác như ngoại ngữ, bơi lội, ngoại khóa...
Không hiểu làm sao mà các cháu học sinh Việt Nam vốn tự hào là nòi giống thông minh, học giỏi mà cái quái gì cũng phải học thêm.
Từ môn như bơi lội, học ở trường mãi chả biết bơi. Ra hồ bơi thuê huấn luyện viên chừng tháng bơi ào ào.
Học tiếng Anh ở trường cho đã rồi cũng phải đi học thêm bên ngoài để luyện thi chứng chỉ như Cambrige chẳng hạn, không có là không xong. Ngay như cờ, hay vovinam cũng thế, cứ học ở trường là chẳng biết chi, lại phải học lại, nhai lại bên ngoài.
Đó là nói mấy môn phụ, chứ mấy môn như toán lý hóa...thì thôi rồi, mặc định là phải học thêm, nhai đi nhai lại miết mới đạt.
Cả một ngành công nghiệp nhai lại hình thành, lãng phí biết bao tiền của, công sức, trí lực. Thử ngẫm về con của chúng ta xem, bỏ thời gian gấp đôi để tiêu hóa cho một lượng kiến thức gọi là phổ thông. Đã là phổ thông thì có nghĩa năng lực trung bình kém cũng pass, vậy mà vất vả, khổ sở như đi đánh trận.
Sau chúng lớn lên, lại om sòm thiếu kỹ năng sống, thiếu hiểu biết chung văn hóa, nghệ thuật, lại phát triển lệch, gà công nghiệp...bao nhiêu mỹ từ, thán từ, dối trá từ chỉ để dùng khỏa lấp cho một nguyên nhân chính là lương giáo viên thấp quá bắt buộc phải dạy thêm.
Mà đâu chỉ giáo dục, nhìn sang y tế hay hành chính cũng vậy. Nước chảy chỗ trũng, lương thấp thì lấy đâu người giỏi, lấy đâu đạo đức nghề nghiệp. Thôi thì cũng đành nhắm mắt đưa chân góp phần phát triển ngành đại công nghiệp lãng phí này vậy.

6. Giáo dục, thật là bao cấp
Ôm khư khư mô hình bao cấp. Đến các khoản thu cũng phải chia nhỏ để lách. Cộng đi cộng lại cũng chưa ra chi phí thực cho giáo dục mà các phụ huynh phải chịu. Chưa tính đến sự hành xác học liên miên của các cháu, mai sau sẽ ra sao với một kỹ năng học vẹt và bịnh do học quá nhiều trong điều kiện chưa đủ tốt.