Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Kỷ niệm về TS Lê Văn Thiêm và TS Nguyễn Cảnh Toàn



Tôi không phải là dân toán nhưng rất may có cơ hội biết 2 ông do mối quan hệ họ hàng.
GSTS Lê Văn Thiêm
Hồi còn nhỏ ở Hà nội thì tôi quên sạch, tôi chỉ nhớ ông hồi những năm 80 ở đường CMT8, SG. Lúc này ông đã về hưu, ngồi trông xe cho người đến vợ ông khám bệnh.
Ông nói đi nói lại, đời chi kỳ cục. Thằng dốt nhất nhà thì kiếm được nhiều tiền nhất.
Con ông, làm thủy thủ Saigonship
Vợ ông, làm bác sỹ có phòng khám tại nhà.
Ông, TS toán từ Pháp về 
(https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_Thi%C3%AAm)

GSTS Nguyễn Cảnh Toàn
Hồi nhỏ ông hỏi học toán con thích học môn nào nhất. Dạo đó mới học hình học, có vẻ dễ nên trả lời đại thích hình học. Ai dè đó là môn thành danh của ông.
Sau đó, thời ông làm thứ trưởng Bộ GD thì có người tới nhờ nâng điểm cho con gái ông Nguyễn Đức Tâm, ủy viên BCT và ông từ chối. Ông nói nếu nâng cho cháu 3 điểm nữa thì phải nâng cho 500 cháu cùng điểm như vậy. Tất nhiên, thêm 1 lúc 500 chỉ tiêu là bất khả thi.
Thời đó dạy ĐH thì cơm chấm cơm. Có nghĩa là học xong ở lại trường dạy luôn chứ không thạc sỹ dạy đại học, ts dạy thạc sỹ như sau này và ông lập dự án đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ trong nước. Kết quả đây là đề án vượt chỉ tiêu dữ nhất mà sau này ông Nguyễn Thiện Nhân phát triển thêm mà thôi.
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_C%E1%BA%A3nh_To%C3%A0n

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Những nẻo đường của tư duy


Lối con người tư duy được diễn giải 1 cách tháp ngà như vầy:
"Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó."
(https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0_duy)

Thực ra có 2 lối chính
- 1 là lối vô cơ
(https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%A3p_ch%E1%BA%A5t_v%C3%B4_c%C6%A1)

- 2 là lối hữu cơ
(https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%A3p_ch%E1%BA%A5t_h%E1%BB%AFu_c%C6%A1)
Vô cơ thì đơn giản, phù hợp với máy móc nên được mọi người ưa dùng. Tư duy theo kiểu từng bước, trình tự, máy móc, cơ khí.
Điểm mạnh là hầu như ai cũng tư duy theo được lối này. Bám chặt vô nó thì các bước diễn giải nghe rất hợp lý, giống như các bánh răng, đinh vít trong 1 cỗ máy.
Hữu cơ thì có vẻ bừa bộn hơn, quá nhiều liên kết, có nhiều dị bản. Đôi khi trông hỗn độn nên thường bị kết tội phù thủy như thời trung cổ, hay duy tâm thời hiện đại.

Câu hỏi đặt ra là lối tư duy nào tốt hơn?
Đối với 95% trường hợp, số người thì suy nghĩ theo kiểu vô cơ là phù hợp.
5% còn lại nếu muốn thăng hoa thì phải tư duy theo lối hữu cơ, nếu tinh hoa mà khư khư nghĩ theo kiểu vô cơ thì cũng chẳng hơn gì được giới bình thường.
Bạn nào còn thắc mắc thì coi lại 1 trường hợp đơn giản nhất là cuộc tranh luận giữa nghệ thuật vị nghệ thuật v. nghệ thuật vị nhân sinh. Ai đúng?
Nhân sinh đúng thì đa số gật đầu, nghệ thuật thành minh họa
Nghệ thuật đúng thì thiểu số gật đầu nhưng nghệ thuật mới thăng hoa được.

2.10.19
Vậy nên trong đời sống kinh tế xã hội hàng ngày mọi người sẽ thấy xu hướng thích tư duy theo kiểu vô cơ, máy móc. Với điều kiện bình thường thì chạy rất ngon, phát triển rất tốt, đặc biệt là giờ có các công cụ như A.I, Big Data...hỗ trợ nên đa số đoan chắc TQ sẽ vượt Mỹ.
Chỉ khi Trump xuất hiện, lối đánh bài truyền thống bị phá vỡ thì TQ giờ đây thật khó kìm cương hay đổi hướng đoàn tàu đã được lập trình sẵn đang lao ầm ầm tới đích cũ.
Đó là sự nguy hiểm chết người của lối tư duy kế hoạch hóa.

21.06.21
Hôm nay nói về phân phối thu nhập kiểu tây kiểu ta vì cái này là quan trọng nhất, mất ăn 1 miếng lộn gan lên đầu. Phương đông theo nho giáo, vua là con trời, tất cả cái chi cũng là của vua thuộc vua hết. 
Từ thời Tần thủy hoàng thì TQ theo phong kiến tập quyền đã xác định rõ trật tự đó nên từ thời này đất là của vua, không có lãnh chúa nào được chia sẻ quyền này. Ngày nay TQ vẫn áp dụng đất đai thuộc sở hữu toàn dân chính từ truyền thống này. 
 Quan lại thì lương rất thấp, vậy thì làm sao họ sống. Thưa chính là ở cơ chế dân có lợi thì quan có lộc. Lối phân phối này nhất quán với kiểu quản trị 1 bên là đạo đức, 1 bên là pháp luật. 
 Như vậy luật chỉ quan tâm đến việc hình sự, còn làm ăn thì dân thoải mái. Đây chính là âm dương mà người xưa vận dụng. Vua cũng tự lượng sức không thể ôm tất nên vua chỉ quản tới huyện, còn làng xã để dân tự quản, đất của vua chùa của làng mà. 
 Tóm lại hệ thống phân phối nho giáo là lợi và lộc. Lộc nước ơn vua cứ chừng nào dân có lợi thì quan có lộc vận hành ổn thì xã hội yên bình. Phương tây phong kiến là các lãnh chúa có đất đai riêng của mình, dần xác lập quyền sở hữu tư nhân với đất đai và tài sản. Tầng lớp quan lại được trả công theo kiểu chỉ có lương mà không có lộc tức phân phối thu nhập theo kiểu duy lợi. 
Theo đà ấy thì các thành phần ăn lộc như tôn giáo dần tách biệt và nhà nước thế tục thành hình. Với lịch sử như thế nên tây nhìn vấn đề tham nhũng theo con mắt duy lợi còn đông vẫn khó phân biệt đâu là lộc đâu là tham nhũng.