Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Mười năm tình cũ


10 năm không gặp tưởng tình đã cũ
Mười năm là một quãng thời gian kinh khủng. Bạn hãy để ý:
- Khoảng 2/3 số bạn bè giao tiếp cách đây 10y hầu như không gặp nữa, cứ như là biến mất trên quãng đời này.
- Bạn gần như là người khác vì các tế bào chết đi - sinh ra...
- Cách 10y ai cầm Nokia là ngon, giờ Nokia phải bán cả trụ sở chính để trả nợ. Apple sau khi thoát chết do Microsoft cứu lại trở về chói lọi.

- Tới 65, sau năm 54 được 10 năm thì MB xài hết của từ thời Pháp nên hàng tiêu dùng khan hiếm
- Tương tự, tới 85 thì đói quá, bắt buộc phải cởi trói phá rào đổi mới
Rồi lý do nào mà từ 
10 quả trứng tròn, mẹ gà ấp ủ 
Hôm nay ra đủ 10 chú gà con 
Tới tình cảnh như vầy
Về nuôi hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng: ung
Năm trứng: ung
Sáu trứng: ung
Bảy trứng: ung
Còn ba trứng nở ra ba con:
Con: diều tha
Con: quạ bắt
Con: mặt cắt xơi
Cái này mà phiên ra thành chuyện nhân sự, công chức thì sẽ thấy khối tương đồng
Kỳ này, mời các bạn theo dõi chu kỳ 10y trong kinh tế (http://dainamaxtribune.blogspot.com/2012/12/my-mat-mot-thap-nien.html)


Mỹ Mất Một Thập Niên?
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 121219
Tiếp tục loạt tổng kết về tình hình kinh tế năm 2012, chúng ta khởi đầu với nền kinh tế giữ vị trí số một của thế giới là Hoa Kỳ với tổng sản lượng trị giá chừng 22% sức sản xuất của toàn cầu.
Nếu nhìn trong bối cảnh dài của nhiều thập niên thì ta không ngạc nhiên về sự thể đó. Hoa Kỳ đang trải qua giai đoạn chuyển hướng với yêu cầu cải tổ toàn bộ cơ chế chi thu trong cả chục năm nên sẽ còn gặp nhiều khó khăn làm dư luận bất bình, thất vọng.
Trước hết, như các nền kinh tế công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Kỳ đã vay mượn quá sức và đến hồi trả nợ. Thời điểm của việc trả nợ đó bắt đầu từ cuối năm 2007. 

Khi xảy ra cách nay đúng năm năm thì người ta lầm hậu quả là vụ bể bóng đầu tư địa ốc và khủng hoảng tài chính ngân hàng. Nguyên nhân là đi vay và phải trả nợ vì thế mới bị khủng hoảng và suy trầm kinh tế. 
Khi kinh tế bị suy trầm và phải trả nợ cả công lẫn tư, giới lãnh đạo rơi vào thế kẹt là làm sao vừa trả nợ vừa kích cầu để ra khỏi nạn suy trầm? Đó là bài toán nan giải của việc phải kích cầu mà đồng thời thắt lưng buộc bụng, xảy ra cho toàn khối công nghiệp hoá đã phát triển.

Năm năm sau, là thời điểm hiện nay, Hoa Kỳ và các nước Âu Châu hay Nhật Bản đang đứng trước sự thể vô cùng bất thường này. Nếu không ý thức được vấn đề và dứt khoát cải cách, Mỹ sẽ giống như Nhật Bản, là mất toi một thập niên, tức là phải sau năm năm nữa mới khá hơn. 


Có một quy luật gần như là bài kinh tế nhập môn. Đó là người ta thường chỉ thấy "cái được" trong kinh tế mà khó nhìn ra "cái mất", nhiều khi là mặt trái, mặt ẩn và chỉ xuất hiện về sau.

Từ ba chục năm nay, chính người dân Mỹ, cả trăm triệu hộ gia đình và doanh nghiệp, đã đi vay liên tục và qua nhiều cách khác nhau, từ thẻ tín dụng đến tài trợ địa ốc hay đầu tư đủ loại. Từ 1.500 tỷ đô la vào năm 1980, gánh nợ tư nhân đó đã tăng gấp bốn trong 20 năm và vượt 6.000 tỷ vào năm 2001, lại còn tăng gấp hai tới đỉnh cao là hơn 13.000 tỷ vào năm 2007. Đấy là phần "được" của giai đoạn lạc quan về sự sung mãn. Cái mất là gánh nợ tích lũy ấy sẽ có ngày đổ.

- Sở dĩ như vậy và đây là một trong nhiều lý do giải thích tình trạng lạc quan kéo dài là cả thế giới vui mừng với triển vọng toàn cầu hóa trong một địa cầu thu hẹp. Khi Trung Quốc từ bỏ chế độ tập trung quản lý và bế quan toả cảng để theo kinh tế thị trường từ năm 1979 và 10 năm sau, khi Liên bang Xô viết tan rã rồi sụp đổ, cả khối kinh tế cộng sản cũng cải tổ theo quy luật tự do và mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ và tài chính cho mọi quốc gia. Vì thế, người ta làm ăn vay mượn dễ dàng, với tiền nhiều và rẻ hơn từ các nền kinh tế đang lên mà thổi lên bong bóng và quên dần nhu cầu trả nợ. Cũng nhìn trong trường kỳ thì ta còn thấy một lý do khác.

Vay mượn quá sức

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta còn nhớ là hơn chục năm về trước, cả thế giới đã nói đến những hứa hẹn của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng về công nghệ tin học.
Đấy là "cái được" mà ai cũng có thể thấy vì sản xuất ra cùng một lượng hàng hóa dịch vụ mà tốn ít nhân công hơn và có thể đương đầu với sự xuất hiện của các nền kinh tế tân hưng của Đông Á với nhân công rẻ hơn. 

Cái mất của sự thay đổi là người dân trong các nước tiên tiến dễ bị thất nghiệp nếu không theo kịp sự đổi thay của thuật lý và nền giáo dục lẫn cả xã hội phải thi đua để cập nhật với những đổi thay này. 
Hậu quả là xáo trộn kinh tế và bất mãn xã hội khi thất nghiệp sẽ nằm ở mức rất cao trong một giai đoạn khá lâu. Hoa Kỳ đang bị tai họa đó. Mà chưa hết vì chẳng khác gì khối công nghiệp hoá, nước Mỹ cũng có đổi thay về dân số.

Các quốc gia công nghiệp hoá đều tiến qua hình thái kinh tế và xã hội khác, điều ấy có ảnh hưởng đến yếu tố mà giới kinh tế gọi là "định mệnh", đó là cơ cấu dân số.

Nói chung, trong các xã hội tiên tiến đó, người dân lập gia đình trễ hơn và có con ít hơn nên về dài thì thành phần ở tuổi lao động, xin hãy tạm lấy tiêu chuẩn là từ 18 đến 55 tuổi, sẽ ít dần so với tổng số cư dân. Song song, tiến bộ về thuật lý trong y học và dưỡng sinh cũng kéo dài tuổi thọ trong các xã hội này. 

Hậu quả là họ bị hiện tượng gọi là "lão hóa dân số", với người gia lão đông hơn và cần nhiều dịch vụ và phúc lợi y tế xã hội lâu dài hơn trong khi tỷ trọng thành phần năng động về sản xuất và đóng góp cho quỹ phúc lợi ấy sẽ giảm. 
Nhờ có chính sách tiếp nhận di dân, là thành phần có sinh suất cao vì đẻ con nhiều hơn, Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ hơn Nhật Bản và nhiều nước Âu Châu mà cũng đã bị hiệu ứng của nạn lão hóa dân số. Trung Quốc đi sau mà cũng gặp định mệnh này do chính sách "mỗi hộ một con" họ ban hành từ 40 năm trước

Nạn lão hóa dân số
Chúng ta sẽ hơi mất công để nhìn ra cùng lúc hai vế cung cầu của hai khía cạnh sản xuất và tiêu thụ và của hai lớp dân số, những người năng động từ 25 đến 55 tuổi và giới cao niên trên 55 tuổi mà có tuổi thọ dài hơn trước.
Thành phần năng động bị thu hẹp sẽ làm giảm năng suất trong địa hạt sản xuất và cũng giảm số cầu về nhà cửa, xe cộ, v.v... cho cả nền kinh tế. Song song, thành phần cao niên đông đảo hơn sẽ tiêu thụ ít hơn, ở nhà nhỏ hơn, tiết kiệm nhiều hơn mà vẫn cần nhiều phí tổn về hưu liễm và sức khoẻ. Tổng hợp lại thì trong trường kỳ sản lượng kinh tế sẽ giảm, đà tăng trưởng hàng năm không thể ở mức 5-6% như xưa, với số thất nghiệp cao hơn.

Hoa Kỳ là một quốc gia thống nhất theo thể chế liên bang nên các cơ chế có thể xoay chuyển chứ không bị phân hóa và tê liệt như Âu Châu. Thứ hai, Hoa Kỳ năng động biến báo chứ không ù lỳ trì trệ và đình hoãn cải cách như Nhật Bản trong 20 năm qua. 

Vì vậy trong khối kinh tế công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Kỳ sẽ có hy vọng vượt thoát sớm nhất và thực tế thì tư doanh Mỹ đã sớm bước qua hướng khác rồi.
Một lý do cụ thể cho giả thuyết lạc quan này là sau năm năm hoạn nạn, các doanh nghiệp Mỹ đã trả nợ và tích lũy được một khối hiện kim hay bạc mặt tới cả ngàn tỷ đô la. Trong khi ấy, so với các thị trường khác thì Mỹ vẫn là nơi đầu tư an toàn và có lời nên tiếp tục đón nhận được đầu tư hay "tiết kiệm nhập khẩu" của nước ngoài.
Vì vậy, sau một năm 2013 có nhiều khó khăn không tránh khỏi, tình hình năm 2014 sẽ khả quan hơn những gì đã thấy từ năm năm qua. Về dài thì lãnh đạo chính trị xứ này cũng phải ý thức được yêu cầu cải cách đó, nếu không thì họ sẽ thất cử. Để kết luận, tôi thiển nghĩ là trong trung hạn từ hai đến năm năm, Mỹ sẽ thoát xác và đấy là lúc ta nên so sánh với khả năng xoay chuyển của các xứ khác, là điều mình sẽ tìm hiểu trong mấy kỳ sau.

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Tản mạn Đất và người

Đất rõ ràng ảnh hưởng tới người. 
Như người Tràng An vẫn tự hào:
"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"

Mặc dù đó là xưa, người Tràng An nay dần tuyệt tích, giờ chỉ còn Hà Lội thôi.

Tương tự vậy, người Hải Phòng tâm niệm "HP đó hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu" nên đã cố lên gân, dù ở ngay HP người đó dát dát là, cho xứng danh anh hùng.

Vô miền Trung, dân Nghệ An chết tên cá gỗ, nên hơi hà tiện chút là bị dè bỉu, mặc tình ngày này khó khăn là khó khăn chung, người tỉnh khác cũng tiết kiệm, hà tiện chẳng kém, thậm chí còn hơn.

Huế cũng xứng danh đất Thần kinh, hỏng phải man man đâu mà đó là danh xưng đế đô. Vua Minh Mạng đã phải nhận xét:
Sông không sâu, núi không cao
Trai thì đa trá, gái thì đa dâm

Đất quảng chưa mưa đã thấm lừng danh với Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co vì tánh ưa tranh luận của mình..

Hay Vũng Tàu, giàu có thế mà trai xứ đó bị chê yếu chỉ vì có thơ làm chứng:
Vũng Tàu nằm giữa hai hòn
Chỉ khoan một cái là dầu phọt ra

Hay như làng Zú (Vũ) Đại, có phải ai cũng ngực bự đâu mà được tiếng cả làng là Zú đại.
Nhà thơ Vũ (Zú) Cao bất hủ với bài Núi Đôi cũng vậy, tên ông rành rành ám chỉ ông sẽ thành danh với Núi đôi, chẳng phải chỉ ngực chị em là gì.  

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Tứ khoái thời bao cấp
Ăn: miếng ăn thời đó cực quan trọng, nói nhanh là đói khổ. Gà giờ bị chê ăn chua chứ trước chỉ có giỗ chạp, lễ tết mới có gà ăn dù nhà nào cũng nuôi vài con gà. Nhà nào ăn gà nhiều không dám chặt mà phải xài kéo cho êm, kẻo hàng xóm biết, dị nghị, tai mắt nhân dân mà.

Ngủ: Được cái làm lụng mệt nhọc, ăn ít nên ngủ dễ. Nhà tôi 05 người, phòng 12m2, kê 01 giường đôi 3 xà, 2 giường đơn phải cưa ngắn lại cũng chiếm 1/2 nhà. May đồ đạc còn lại ít nên trông cũng ok. Vậy đã là ngon, cậu tôi, nhà 04 người ở Hà nội còn phải ở gầm cầu thang khu Kim liên cả chục năm.

Đụ: thử tưởng tượng tất tần tật trong một gian phòng thì sinh hoạt sẽ ra răng. Đi nhẹ nói khẽ còn chưa đạt yêu cầu mà phải đạt chuẩn đi không dấu, nấu không khói, tàng hình,...đại khái khuya con cái ngủ hết, khẽ khàng làm tình trong tư thế không cử động mạnh, không gây tiếng động, không cọt kẹt giường vì giường 3 xà rất ọp ẹp, khi sướng cấm được rên la, hi hi, quiet first. Vẫn sướng chán so với ở nhà vách liếp, rất nhiều trường hợp bị vạch liếp xem con heo video clip miễm phí. Cũng vì chuyện này mà hàng xóm biết hết, biết hết.

Ẻ: hố xí 2 ngăn, văn minh nhất quả đất, trên ị, đưới lấy phân. Nơi tôi ở gần Lũng, làng hoa Hải phòng nên đội quân 2 thùng 1 đèn rất đông đảo nhưng chưa oai bằng dân Thủy nguyên
Đứng trên phà Bính anh thề
Chưa lấy được cứt chưa về Thủy nguyên

Thú thật khi xem giải worldcup ở Namphi nghe tiếng kèn vuvu zì đó tôi nghe như tiếng nhặng chuồng xí.
Các bạn tham khảo thêm bài này
http://baodatviet.vn/Home/doisong/Den-chet-cung-khong-quen-ho-xi-thoi-bao-cap-ky-1/201211/245307.datviet

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Thế mới là nhà phân tích

05.08.20
Quyền lực của quốc gia hạng trung
Từ cuối năm 2012 George Friedman đã đưa ra nhận định:
Ông cho rằng trong thế kỷ XXI, Ba Lan cùng với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là hai trong các cường quốc quan trọng của châu Âu và Á. 
Do đâu ông có nhận định như vậy:
Các cường quốc thì không đánh nhau trực diện, đó là nguyên tắc. Vậy khi Nga ảnh hưởng tới châu Âu, Trung đông sẽ dùng những chiêu như ta thấy ở Crime, Siry. Tức là những nước nhỏ yếu sẽ bị áp chế bằng sự đe dọa, bằng kinh tế, bằng đặc nhiệm...tạo sự đã rồi.
Vậy ai có thể ngăn cản người Nga? Đó chính là các quốc gia tầm trung như Balan, Thổ nhĩ kỳ. Tầm đó cường quốc không nhai tươi nuốt sống được và chưa chắc cánh tay vươn dài của mình đã thắng được khi nước tầm trung gồng lên. 
Ba lan giờ trở thành tuyến đầu của châu Âu trước Nga còn TNK trực tiếp tham chiến tại Siry. 

2018
Nhiều bạn nghĩ người phân tích hay nhờ có thông tin, số liệu mật nhưng thực ra kỹ năng và sự bén nhạy còn quan trọng hơn.
Thế chiến 2, 1 hôm Hitler phát hoảng vì kế hoạch tấn công và bố trí binh lực của Đức bị lộ trên báo Anh. Nghi ngờ có gián điệp nên hàng loạt vụ khám xét bắt bớ xảy ra. Cho tới khi điều đặc nhiệm qua bắt sống nhà báo mang về tra hỏi thì mới rõ lý do. Hóa ra trong 2 năm, mọi tin công khai về quân đội Đức đều được pv này tập hợp lại và tổng hợp (chính xác tới 99%)
Chuyện 2 là sau 75, số nhân viên phân tích về VN của CIA giảm mạnh nhưng họ vẫn đoán trúng việc TQ tấn công VN qua nguồn thông tin công khai của 2 nước.


Mỹ trở về nhà
http://www.polityka.pl/swiat/rozmowy/1531877,1,wywiad-zakowski-z-friedmanem-o-ameryce-i-europie.read
Tuần báo Polityka phỏng vấn George Friedman
Đinh Minh Đạo dịch
LND: George Friedman, người sáng lập công ty tình báo tư nhân STRATFOR, là một trong những nhà bình luận chính trị của Mỹ thường đưa ra những nhận xét trái chiều. Ông cho rằng trong thế kỷ XXI, Ba Lan cùng với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là hai trong các cường quốc quan trọng của châu Âu và Á. 

STRATFOR, công ty tình báo tư nhân, được coi như cái bóng của CIA. Thế giới truyền thông chú ý đến nó khi trong tháng 02 năm nay Wikileak công bố hàng triệu mail gửi đến server của công ty, một công ty nhỏ với 100 nhân viên.
———————————————————–

Jacek Zakowski (J. Z.): Ông họat động tình báo như thế nào?
Georg Friedman (G. F.): Tôi không hoạt động tình báo.
J. Z.: Vậy ông làm gì?
G. F.: Làm công việc như ông đang làm.
J. Z.: Tôi là nhà báo.
G. F.: Tôi là nhà phân tích.
J. Z.: Các ông thu thập tin tức?
G. F.: Công ty chúng tôi là công ty tình báo. Chúng tôi thu thập các thông tin, tổng hợp lại rồi cung cấp cho khách hàng.

J. Z.: Ai trả tiền?
G. F. Trên trang nhà của STRATFOR, không phải trả tiền, ông có thể tìm thấy những báo cáo do những chuyên gia nổi tiếng viết. Tất cả những việc chúng tôi làm đều hợp pháp. Đó là thu thập thông tin chứ không làm gián điệp. Hoạt động của CIA chia ra hai lĩnh vực, thu thập tin tức và tác chiến. Thu thập tin tức để phân tích, còn tác chiến thì tổ chức hoạt động gián điệp. Chúng tôi hoạt động giống như đội thu thập tin tức của “The Economist”, cũng giống như ông.

J. Z.: Nhưng tôi không tuyển mộ điệp viên.
G. F.: Chúng tôi cũng không tuyển mộ điệp viên. Chúng tôi sử dụng những nguồn tin tức.

J. Z.: Nhưng không công khai.
G. F.: Ông muốn mỗi một nguồn tin kèm theo họ tên người cung cấp?

J. Z.: Con bò sữa cung cấp sữa, người bán sữa cũng cung cấp sữa. Ông muốn chứng minh rằng không có sự khác nhau giữa người bán sữa và con bò sữa.
G. F.: Có sự khác nhau đấy. Với tư cách nhà báo ông phải hiểu chuyện gì đã xẩy ra. Tôi là nhà phân tích tình báo, tôi phải biết chuyện gì sẽ xẩy ra.

J. Z.: Ông sử dụng những nguồn tin tức như thế nào?
G. F. : Cũng từ những nguồn giống như ông sử dụng. Chúng tôi tham dự những hội thảo như thế này. Làm quen những nhân vật quan trọng, giữ mối liên hệ thường xuyên. Mời họ cùng ăn trưa, ăn tối. Đặt những câu hỏi, lắng nghe họ trả lời và so sánh. Tổng hợp, phát triển cung cấp cho những người cầnđến nó.

J. Z.: Những nhà ngoại giao thì sao?
G. F.: Phương pháp của STRATFOR là học thuyết địa lý- chính trị. Nguyên tắc cơ bản của nó là mọi mối quan hệ đều có ý nghĩa chính trị. Cuộc trò chuyện giữa chúng ta cũng vậy.
Nó sẽ giúp ông tự rèn luyện mình, tôi cũng vậy. Người ta có thể có hoặc không có ý thức chính trị. Một số người nói chuyện với chúng tôi cởi mở, một số thì kín đáo. Ai mà nói chuyện với ông cởi mở, đặt tên cho họ là”người nói chuyện giấu tên”. Người nói chuyện với tôi kín đáo, tôi gọi họ là “nguồn bí mật”.

J. Z.: Nhưng CIA không đặt tôi viết những báo cáo cho họ?
G. F.: Họ đọc POLITYKA của các ông và bản tin của chúng tôi. Cả hai có ảnh hưởng đến nhận định của họ. Họ không có nguồn cung cấp tốt hơn đâu.

J. Z.: Bây giờ ông làm tôi sợ hãi đấy.
G. F. : Tôi cũng đã sợ hãi, khi tôi hiểu ra mọi việc. Từ những năm trước, tất cả chúng ta đều biết, Afganistan là quả bom nổ chậm. Nhưng năm 2003, CIA đã không hề chuẩn bị cho chiến tranh tại Afganistan. Mọi người đều bất ngờ khi nó xẩy ra. Năm 1989 tại Ba Lan cũng vậy. Thế giới sẽ không an toàn khi mà những cơ quan tình báo lớn nhất không nắm được tình hình ở các vùng then chốt.

J. Z.: Tại sao lại không nắm được?
G. F.: Vì có quá nhiều lãnh đạo và tiền bạc, nên những người lãnh đạo tốt thì được thăng cấp, còn những người thu thập tin tức và phân tích xác đáng thì không. CIA cho rằng, cần phải biết tất cả mọi việc về tất cả mọi người, vì vậy nên không tập trung vào những vấn đề quan trọng. 

Họ quen biết tất các cô bồ của tất cả các bộ trưởng của Irak, nhưng không có khái niệm người dân Irak bình thường sẽ làm gì khi quân nước ngoài đổ vào. Ngay cả điều nguy hiểm nhất, đe dọa quân đội Mỹ cũng không được nhắc đến, dù chỉ là trên miệng.

J. Z. : Điều gì đe dọa họ?
G. F. : Dưới chiêu bài dân chủ, thực hiện ý đồ của đế quốc Mỹ.
​J. Z.: Tức là?
G. F.: Lãnh đạo thế giới bắt buộc chuyển giao chính quyền cho các nhà kỹ trị. Không phải những người tiếp nhận chính quyền là những người xấu, trong đám họ không có những Stalin. Họ chỉ cố gắng đảm bảo an ninh cho nước Mỹ. Điều đó không có gì xấu. Đáng sợ là ở chỗ là quá trình chuyển giao không tuân thủ các nguyên tắc dân chủ.

J. Z.: Thí dụ?
G. F.: Nói về quá khứ. KGB bảo vệ Liên Xô. Để đối trọng, chúng tôi buộc phải thành lập CIA. Ở chúng tôi cũng hình thành hệ thống can thiệp vào đời sống riêng tư của người dân. Biểu hiện tồi tệ nhất là xuất hiện chủ nghĩa McCarthy(1). Hiện nay chúng tôi cũng gặp trường hợp tương tự. Để đối phó với những bất chắc do toàn cầu hóa mang đến, đã không làm suy yếu các cơ quan dân chủ.Nhưng chính những suy nghĩ mang tính chất đế quốc tạo ra đe dọa đối với nền cộng hòa chúng tôi.

J. Z.: Tôi không thấy một đế quốc nào không có vấn đề với nền cộng hòa. Bắt đầu từ Rome qua Pháp của Napoleon, Phổ đến nước Nga thời các hoàng đế và nước Nga Xô Viết, các đế quốc được hình thành từ sự trả giá của nền cộng hòa và tan dã khi thử nghiệm dân chủ hóa.
G. F.: Bởi họ còn muốn là những đế quốc. Còn Mỹ không có dụng tâm. Còn có sự khác biệt nữa. Trong mỗi đế quốc có giai cấp sẵn sàng đình chỉ các hoạt động dân chủ. Ở Mỹ không có giai cấp này. Chúng tôi là một xã hội được xây dựng trên nền tảng dân chủ, con cháu chúng tôi còn tiếp tục đấu tranh vì nó.

J. Z. : Còn con trai của ông?
G. F. : Và con gái nữa. Nó đã ở Irak hai năm. Cũng chính vì vậy tôi càng bất bình với CIA. Tôi không chống cuộc chiến tranh này, nhưng tôi chống lại sự chiếm đóng đất nước ở tận cùng thế giới. Đó là điều ngu dại và phi dân chủ.Đã không có ai hỏi chúng tôi xem có muốn chiếm đóng Irak không. Có thể đại đa số trả lời là “không”. Nhưng
trong các nước đế quốc, câu hỏi như thế không được đặt ra. Bởi vậy nền công hòa càng yếu kém đi.

J. Z.: Sẽ làm gì trước tình hình trên đây?
G. F.: Đây là một khó khăn. Trước đây chúng ta đã tưởng rằng phải hàng trăm năm để đấu tranh với những người Xô Viết. Nhưng họ đã biến mất, Liên Xô đã tan dã. Chúng tôi đã tưởng rằng mình hướng dẫn được cả thế giới. Chúng tôi đã cứu Kosovo và các nước khác. Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng, một đế quốc đơn độc gặp nhiều khó khăn. Tất cả mọi người chống lại anh và họ còn muốn ở anh một cái gì đó nữa. 

Chúng tôi đã rơi vào cái bẫy. Ở các nước nói trên, chúng tôi có những chính quyền không như mong muốn, cũng không ai muốn dứt nó ra khỏi chúng tôi. 
Tất cả mọi người đều nói, rằng thế giới phải đa cực, nhưng không ai bắt tay để tạo ra một cực khác. Syria là một ví dụ rõ ràng. Chúng ta đã không làm gì, tất cả chúng ta sẽ có tội với hàng nghìn những nạn nhân. Nếu chúng tôi làm cái gì đó, tình hình sẽ lại giống như trước đây.

J. Z. Các ông sẽ bình thản đứng nhìn những diễn biến?
G. F. Vùng Địa Trung Hải là vấn đề của những người châu Âu. Chúng tôi đã giúp đỡ các ông tại Libya. Các ông không thể mãi mãi lợi dụng chúng tôi. Nước Mỹ đã hiểu rằng, họ không thể làm được tất cả mọi việc. 

Chúng tôi không có quyền lợi gì đáng kể tại Libya cũng như tại Syria. Chúng tôi không tiếp nhận bất cứ một vai trò nào tại đây. Tại sao chúng tôi lại phải chết tại đó? Tại nước Mỹ, ngày càng phát triển suy nghĩ, rằng chúng tôi không mong muốn là một đế quốc như vậy. Nhưng không ai tin chúng tôi, cũng chẳng ai cám ơn chúng tôi.

J. Z. Bởi các ông như con voi quá lớn trong bãi lầy toàn cầu hóa.
G. F. Chúng tôi không thể gầy đi trong một vài ngày. Chúng tôi cố gắng để không phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu thô, để thu nhỏ lại cái thân thể đế quốc cồng kềnh của mình. Nhưng không đơn giản. Những người châu Âu hiểu rõ nhất, quản lý một quốc gia 340 triệu dân là một quá trình phức tạp. 

Dù là Obama hay Romney cũng không thể thay đổi được nước Mỹ và thế giới trong một đêm hay một một nhiệm kỳ. Mười năm nay chúng tôi đã chiến đấu, như thế đủ rồi. Cuộc chiến tranh tiếp sau đây của chúng tôi, phải là cuộc chiến tranh liên quan trực tiếp đến lợi ích của nước Mỹ.

J. Z.: Có lợi ích của nước Mỹ trong việc bảo vệ các hòn đảo của Nhật trước Trung Quốc?
G. F.: Đó không phải là vấn đề chính trị quan trọng của chúng tôi.
J. Z.: Chiến tranh với Trung Quốc không quan trọng?
G. F. : Chiến tranh với Trung Quốc sẽ không xẩy ra. Không thể chiếm đóng Trung Quốc. Trung Quốc không có hàng không mẫu hạm.

J. Z.: Họ có tầu sân bay.
G. F. : Một chiếc. Họ không thể tấn công chúng tôi. Còn chúng tôi không thể tấn công họ. Khi Trung Quốc tấn công Nhật, Đài Loan hay Nam Triều Tiên, chúng tôi có thể giúp đỡ nhưng không gửi quân tới Trung Quốc. Tại Washington đã có cuộc gặp gỡ ở cấp thứ trưởng phụ trách các vấn đề viễn đông.

J. Z.: Khi Trung Quốc tấn công các hòn đảo nhỏ…
G. F.: Không tấn công. Họ chỉ đưa các tầu đánh cá và các tầu pháo hạm nhỏ. Đó chưa đủ để tiến hành chiến tranh với Mỹ. Trung Quốc là một nước lớn, nhưng họ có những khó khăn mà ngay một nước lớn hùng mạnh cũng không giải quyết được. Khi Liên Xô chiếm Litva, Mỹ cũng đã bó tay. Ai đã có thể bảo vệ được Litva?

J. Z.: NATO?
G. F.: Ba Lan đã có thể bảo vệ được Litva?
J. Z.: Ba Lan PiS (2) đã có thể bảo vệ.
G. F. : Bảo vệ như thế nào? Bằng cách nào? An ninh và chiến tranh là những vấn đề quan trọng. Không được tự do tạo ra ảo giác. Mỹ kiểm soát các đại dương. Nhưng không thể kiểm soát từng chỗ trên trái đất. Khi là đế quốc non trẻ, Mỹ đã thử nghiệm và biết rằng không thể làm được điều đó.
Trung Quốc hiểu rằng, không thể tấn công Nhật cũng như Đài Loan, bởi chúng tôi kiểm soát các đại dương. Chúng tôi biết không kịp giúp đỡ một số nước nếu Nga tấn công họ. Nhưng Nga và Trung Quốc không phải là những vấn đề chiến lược của chúng tôi. Vấn đề là sự phục hưng NhậtBản thành một cường quốc hùng mạnh về quân sự.

J. Z.: Sẽ đe dọa hay mang lại hy vọng đối với Mỹ?
G. F.: Chúng tôi hậu thuẫn cho sự lớn mạnh bước đầu của Nhật. Nhưng về lâu dài, bất cứ một cường quốc hải quân nào ở Thái Bình Dương đêù đe dọa Mỹ. Chúng tôi luôn luôn theo phương châm này. Chúng tôi đã hậu thuẫn cho Stalin chống lại Hitle, sau đó chúng tôi lại giúp kẻ thù của mìnhxây dựng lại.

J. Z.: Trung Quốc sẽ đóng hai tầu sân bay nữa. Theo các kế hoạch tiếp theo, khoảng hơn chục năm nữa họ sẽ có hạm đội.
G. F.: Cũng có thể không có. Kinh tế của họ đang phát triển chậm lại. Trong toàn vùng như một sân khấu của địa lý- chính trị. Nhà hát của điệu bộ và tập quán của từng địa phương – Trung Quốc, Nhật, Filipin, Indonesia, Nam Triều Tiên. Nhưng không một nước nào có hạm đội để vươn ra ngoài lãnh thổ của họ.

J. Z. : Trung Quốc sẽ có hạm đội.
G. F.: Để có hạm đội, có các tầu thủy thôi chưa đủ. Phải mất 10 năm trên tầu để trở thành thuyền trưởng, 20 năm để trở thành đô đốc. Để xây dựng một hạm đội phải mất nửa thế kỷ. Sau nửa thế kỷ nữa, có thể hạm đội vũ trụ sẽ trở nên quan trọng hơn hạm đội hải quân. Vì vậy tôi rất buồn về châu Âu. Châu Âu hiện nay giống như diện mạo của năm 1991, 17 năm sau đó đã đi đến khủng khoảng. Sau 5 năm vẫn chưa khắc phục được nó.

J. Z. : Nhật sau 20 năm vẫn chưa khắc phục được khủng khoảng.
G. F.: Nhưng với châu Âu, chúng tôi có mối quan hệ đặc biệt. Trong 10 năm gần đây mối quan hệ này đáng tiếc.
Z. F.: Đối với Mỹ?
G. F.: Tất nhiên. Người Mỹ cảm thấy trong thế kỷ XX, hoạt động ngoại giao của châu Âu đã thu hẹp lại một nửa, và chúng tôi đã phải gánh vác. Từ 1948 đến 1991 chúng tôi đã chi phí tốn kém để bảo vệ châu Âu. Các ông chỉ giúp chúng tôi chút ít ở Apganistan. Ngoài ra các ông chỉ đứng ngoài phê phán.

J. Z.: Chủ yếu là chiến tranh ở Iraq.
G. F.: Ngay cả nếu chiến tranh Iraq là cuộc chiến tranh ngu ngốc, chúng tôi đơn độc gặp rắc rối ở đó, các ông có lỗi khi không giúp đỡ chúng tôi. Nếu các ông không muốn giúp đỡ, các ông phải ngồi im khi chúng tôi đang chết trên są mạc. Khi
chúng tôi so sánh sai lầm của chúng tôi ở Iraq với những sai lầm của châu Âu trong chiến tranh thế giới lần thứ I và II mà Mỹ đã phải trả bằng máu và tiền của, chúng tôi cảm thấy mình bị lừa dối. Chúng tôi đã không phê phán Pháp không giải quyết được vấn đề với Hitle. Tại sao Pháp lại phê phán chúng tôi không thanh toán được Bin Laden?

J. Z.: Các ông đã can dự vào sự mạo hiểm mà nó không hề đe dọa các ông. Các ông đã không có yêu cầu cần được cấp cứu như châu Âu cách đây 60 năm.
G. F.: Nhưng tại sao sau những kinh nghiệm như vậy, Mỹ lại phải đảm bảo an ninh – cho Ba Lan chẳng hạn?
J. Z.: Rumsfeld đã có câu trả lời logic. Châu Âu già cỗi không tốt, châu Âu trẻ tốt. Ba Lan là “châu Âu trẻ”.
G. F. :Vai trò địa lý- chính trị cho câu trả lời xác đáng hơn. Ba Lan nằm kẹp giữa Nga và Đức, đó là vị trí quan trọng để cân bằng trong khu vực. Sự liên minh của các ông với Mỹ sẽ giảm những bất trắc về an ninh và vượt trội so với liên minh Đức – Nga.
Chúng ta có chung lợi ích, chúng ta cũng có lý do để bảo đảm an ninh cho châu Âu già cỗi. Nhưng lần này không biết chúng tôi sẽ trông đợi gì vào châu Âu? Tình
cảm bị phản bội rất phổ biến hiện nay ở Mỹ.

J. Z.: Sắp đặt lại NATO?
G. F.: Cần một lực lượng có khả năng giữ sự ổn định của thế giới. Nếu quan hệ giữa Mỹ và châu Âu không chặt chẽ, cả thế giới sẽ có vấn đề.
J. Z.: Ông nghĩ rằng, sự vỡ mộng đối với châu Âu và gánh nặng để duy trì một đế quốc đã đẩy Mỹ đến chủ nghĩa cách ly mới?
G. F.: Câu hỏi khá thú vị, có phải châu Âu hướng tới chủ nghĩa cách ly? Châu Âu về dân số và kinh tế lớn hơn Mỹ.
Chúng tôi chịu trách nhiệm về trật tự toàn cầu hóa, còn các ông nuôi dưỡng chủ nghĩa cách ly. Để biện giải cho lý do không hoạt động và hành động rất ít, các ông đã nghĩ ra „sức mạnh mềm”, điều mà tôi hoàn toàn không hiểu được.

J. Z.: Sức mạnh mềm do giáo sư Nye của Harvard đưa ra. Đó là đề xuất hay của Mỹ để thực hiện và bảo vệ giấc mơ dân chủ, Hollywood và các ngân hàng thay thế các tầu sân bay.
G. F.: Đó là biểu hiện sự kết nối từ Mỹ đến chủ nghĩa cách ly của châu Âu. Bây giờ câu hỏi được đặt ra là, nếu không có sự hỗ trợ của châu Âu, Mỹ sẽ tiếp tục đường lối chính trị can thiệp?

J. Z.: Sẽ tiếp tục?
G. F.: Vấn đề phụ thuộc vào các ông. Nếu châu Âu không làm gì trong tình hình Syria, còn cáo buộc Mỹ không hành động gì. Nếu châu Âu can thiệp vào Libya, sau vài ngày đã ca thán rằng, thiếu lực lượng và yêu cầu Mỹ tham gia, Mỹ sẽ đi đến với chủ nghĩa cách ly. Châu Âu hãy trưởng thành, châu Âu hãy nhận lấy trách nhiệm ở những khu vực gần kề với mình.

J. Z.: Châu Âu đẩy các ông đến chủ nghĩa cách ly?
G. F. : Tất nhiên rồi. Cơ quan liên kết chúng ta mang tính chiến lược là NATO. Liên minh châu Âu, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ là cái trục trật tự của thế giới. Như chúng ta thấy, sự liên kết thiếu chặt chẽ của châu Âu với NATO khiến chúng tôi phải cân nhắc, ngày nay NATO có ý nghĩa gì. 

Châu Âu tự mình không đặt ra câu hỏi này, bởi càng ngày càng ít chú ý đến thế giới, càng ngày càng hiểu thế giới ít hơn. Cho nên câu hỏi quan trọng nhất hiện nay là câu hỏi về châu Âu. Tương lai không phụ thuộc vào Trung Quốc, vào những người hồi giáo hay Mỹ, mà phụ thộc vào châu Âu. Châu Âu có thể gánh vác mỗi một vai trò, nhưng phải lựa chọn cái nào đó. Nằm ngoài phạm vi của các ông là hai quốc gia mà các ông chưa xác định vai trò của họ, đó Mỹ và Thổ. Điều này đe dọa tất cả các các nước. Vì vậy Mỹ sẽ kiên trì chờ đợi cho đến khi các ông bắt đầu làm một cái gì đó.

J. Z.: Chúng tôi phải tiến vào Syria để thuyết phục các ông, rằng chúng tôi đã trưởng thành?
G. F.: Hãy làm cái gì đó mà các ông muốn. Chúng tôi không có lợi ích cơ bản nào ở Syria.
J. Z.: Các ông có lợi ích cơ bản trong tương lai của Israel.
G. F.: Trước đây đã như vậy, giờ thì không. Đến những năm 70, sự tồn tại của Israel đối với Mỹ là nguyên tắc. Bây giờ vấn đề rất phức tạp. Nếu như chỉ chú ý đến sự tồn tại của nhà nước Israel thì vấn đề có thể là trầm trọng. Nếu chú ý đến khu dân cư ở Bờ Tây, đối với chúng tôi không có gì quan trọng. Sự tồn tại của Israel không bị de dọa. Chỉ có tồn tại trong tình hình không thuận lợi. 

Bởi vậy trong vấn đề ném bom Iran, người Israel và người Mỹ đã suy nghĩ rất khác nhau. Israel muốn tấn công. Chúng tôi cho rằng, đó là một giải pháp rất mạo hiểm, mà kết quả sẽ rất hạn chế. Tốt nhất là tìm giải pháp thương lượng với Iran. Những người Iran không phải là những người mất trí. Họ sẽ không tấn công, vì họ biết nếu tấn công họ sẽ bị trả thù. Họ yêu con cái và không muốn chúng phải chết. Họ chế tạo tên lửa và bom để bảo vệ chế độ . Họ sợ Mỹ sẽ hành động như ở Afghanistan và Iraq.

J. Z.: Chế tạo bom là hợp pháp?
G, F.: Mỹ tin rằng, cả hai phía sẽ đảm bảo hòa bình. Quan hệ giữa Israel và Iran tương tự như giữa chúng tôi và Liên Xô trước đây. Ngay cả nếu Iran chế tạo được bom, họ cũng hiểu rằng, nếu họ sử dụng nó, Israel sẽ trả đũa và họ sẽ biến mất. Điều này đủ lý do để không tấn công Iran.
J. Z.: Israel chưa tin chắc điều này.
G, F.: Bởi vậy chúng tôi tranh luận. Thế giới vẫn tiếp tục chờ đợi Mỹ sẽ giải quyết mỗi khủng khoảng từng vùng. Còn chúng tôi đã hiểu rằng, đó là sự vô lý.
J. Z.: Bởi giờ đây các ông không còn mạnh như trước?
G. F.: Chúng tôi có thể chiến thắng quân đội của mỗi nước, nhưng chúng tôi không biết cách chiếm đóng. Chúng tôi có thể chiếm đóng Afghanistan vô thời hạn nếu chúng tôi chấp nhận mỗi năm 2000 lính Mỹ chết. 

Nhưng điều này chúng tôi không muốn. Chúng tôi tự hiểu ra rằng, đối với chúng tôi, ai lãnh đạo Afghanistan cũng vậy thôi. Chúng tôi muốn Taliban không có khả năng để tấn công Mỹ. Mong
muốn này đã thực hiện được. Chúng tôi không còn lợi ích nào khác ở Afghanistan. Vậy chúng tôi chiếm đóng đó để làm gì?

J. Z.: Để thực hiện dân chủ hóa?
G. F.: Chúng tôi đã có tư tưởng dân chủ hóa thế giới. Nhưng giờ đây chúng tôi không còn tư tưởng đó. Chúng tôi đã làm công việc của mình và chúng tôi trở về nhà.
J. Z.: Chùn bước?
G. F.: Bởi ngoài lợi ích, chúng tôi còn có trách nhiệm đối với các đồng minh. Ở Việt Nam cũng như ở Afghanistan, chúng tôi không bỏ rơi đồng minh của mình như Pháp ở Angieri. Ngay cả khi chúng tôi vừa tiến hành chiến tranh, vừa phải đối đầu với khủng hoảng.
J. Z.: Khủng hoảng gì? Tài chính? Kinh tế? Chính trị? Xã hội công dân?
G. F.: Đó là khủng khoảng địa lý- chính trị, hậu quả của sự sụp đổ các đế quốc châu Âu. Sau năm 1991, khi Liên Xô tan rã, lần đầu tiên sau 500 năm, không một cường quốc nào của châu Âu là hùng mạnh đối với thế giới. 

Liên minh châu Âu (EU) có thể là hùng mạnh, nhưng không biết EU có muốn hay không, và nếu muốn hùng mạnh để làm gì. Trả lời cho câu hỏi những người châu Âu cần EU để làm gì, “để giầu có hơn”. 
Khi khủng khoảng đi đến, sự giầu có chựng lại, lý lẽ về mục đích tồn tại UE không đứng vững nữa, Cần thiết phải xác định lại mục đích tồn tại mang tính nguyên tắc của EU. Nhưng không biết dựa trên nguyên tắc sau khủng khoảng như thế nào.

J. Z.: Khủng khoảng đã xẩy ra ở Mỹ?
G. F.: Mỹ là một dự án của đạo đức, quân sự và kinh tế. Nhiều giá trị đã gắn kết chúng tôi với nhau, còn các ông chỉ có một. Sẽ tiếp tục như thế nào? Cần tìm những nguyên tắc mới.

J. Z.: Hòa bình?
G. f.: Ở châu Âu ít người còn nhớ là hòa bình có thể đã không giữ được. Nước Ba Lan đã tồn tại đựoc trong thời kỳ rất khó khăn, bởi có một cái gì đó liên kết các ông lại. Trong danh nghĩa của điều gì để châu Âu tồn tại trong lúc khó khăn?
Sự căng thẳng giữa Đức và Hy Lạp là biểu tượng rất rõ của câu hỏi trên đây. Rằng một nhà nước này của châu Âu đã có lỗi với một nhà nước khác. Đó không phải là một liên minh, đó là khu vực tự do thương mại. Có thể vào hoặc ra mà không mất đi sự đồng nhất. 

Không một bang nào có thể ra khỏi USA mà không mất đi sự đồng nhất. Chúng tôi hành động vì lợi ích của nước Mỹ. Không một nước nào trong UE muốn thiệt thòi vì Hy Lạp.

J. Z.: Không một bang nào muốn thiệt thòi vì Detroit hay Albama.
G. F.: Có đấy. Trong vấn đề này chúng tôi đã có tranh cãi căng thẳng. Những người thắng cuộc là những người đã khẳng định Mỹ là một, nhưng được tạo dựng từ nhiều bang. Sự thống nhất đã được chúng tôi gắn kết bằng máu. Còn các ông thì không. Ở chúng tôi, sự việc đã rõ ràng, Ở các ông thì chưa.

J. Z.: Bây giờ ông giải thích.
G. F.: Qua hai nghìn năm, các nhà nước của châu Âu đã cư xử với một phương pháp xác định. Truyền thống này bắt nguồn từ cội rễ văn hóa của châu Âu. Từ hơn chục năm nay, các ông thử thay đổi nó. Nhưng liệu hiện nay diện mạo thay đổi đã đủ chưa?

J. Z.: Tôi hy vọng.
G. F.: Sự đầu tư là chưa đủ. Hãy xem xét các vấn đề của các ông, tôi biết rằng phải phân biệt châu Âu và EU. Châu Âu là một phần của thế giới hiện đại. Giầu có và hiện đại. Còn EU là một thử nghiệm chưa biết tương lai. Nhưng đối với tôi có điều chưa rõ ràng, liệu chúng ta có phải chú ý đến suy nghĩ chiến lược. Tôi cho rằng , chắc chắn chúng ta phải chú ý đến Đức, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan. Và đặc biệt chúng ta phải quan sát Đức.

J. Z.: Bởi vì họ mạnh nhất.
G. F.: Bởi từ nguyên nhân do Đức gây ra trong thế kỷ XX, chúng tôi đã tham gia ba cuộc chiến tranh, chiến tranh lần thứ nhất, chiến tranh lần thứ hai và chiến tranh lạnh. 

Không phải chúng tôi vẫn còn lo lắng, nhưng nếu Đức tách ra khỏi châu Âu, chúng tôi phải rất chú ý. Đức là nền kinh tế thứ tư của thế giới. Một nửa thu nhập quốc dân của họ là nhờ vào xuất khẩu. Một quốc gia như vậy phải có một chính sách
ngoại giao. 

Bây giờ nói đền đường lối chính trị chủ yếu của châu Âu. Nếu EU tan giã, tình hình sẽ thay đổi. Đó là giấc mơ đen của Mỹ. Chắc đối với Ba Lan cũng vậy. Điều đã liên kết chúng ta và chúng ta cần lẫn nhau.

J. Z.: Thời Bush, Wolfowitz cựu thứ trưởng bộ quốc phòng Mỹ, khi được hỏi về chính sách của Mỹ đối với UE đã trả lời: ”giải thể”. Như vậy ông thứ trưởng đã hiểu sai về lợi ích của Mỹ?
G. F.: Giải thể không nhất thiết làm yếu châu Âu. Nếu Đức tách ra có thể trở thành đấu thủ mạnh của toàn cầu hóa. Nhưng quan trọng hơn là tình hình địa lý – chính trị sẽ thay đổi có tính chất nguyên tắc. Wolfowitz đã hy vọng rằng, nếu giải thể UE, có thể thanh toán được đối thủ là châu Âu. Đó là điều vô lý. Châu Âu cứ tồn tại và sẽ không giữ vai trò nào quan trọng so với trước đây.

J. Z.: Sẽ nguy hiểm hơn?
G. F.: Chưa biết ra sao. Người châu Âu đã không thể tưởng tượng được nếu châu Âu không có EU.
J. Z.: Chúng tôi tự hào về điều này.
G. F.: Bởi các ông nghĩ rằng, sự hình thành EU đã cứu châu Âu khỏi chiến tranh từ năm 1945 đến nay. Đó là sự ngộ nhận.
Đã không có chiến tranh giữa những người châu Âu, vì ở châu Âu, Nga và Mỹ đối đầu nhau. Tình trạng này đã chấm dứt. Theo chúng tôi, UE là một ý tưởng đẹp, nhưng ít hiệu quả. Đã ba năm nay, hàng tuần các ông thông báo rằng các ông đã khắc phục được vấn đề khủng khoảng nợ nần, nhưng đến nay không giải quyết được, bởi vì lợi ích giữa các quốc gia là mâu thuẫn, còn lợi ích chung thì không có biểu tượng và quy tắc. Qua phân tích, tình hình hiện nay không tốt.

J. Z.: Với ý nghĩa như thế nào?
G. F.: Tôi nhìn thấy các cơ quan không hoạt động và nền kinh tế đứng thứ tư từ khi thống nhất năm 1871 đang ở trung tâm của các vấn đề của châu Âu. Tôi không nói rằng nước Đức không bao giờ thay đổi, nhưng tôi nhớ từ năm 1932 Đức đã là một quốc gia tự do dân chủ. 

Nhưng tôi suy nghĩ tại sao quan hệ giữa Mỹ và Đức không tốt như nó có thể. Tôi cũng suy nghĩ , mối quan hệ Đức – Nga quan trọng như thế nào. Hai đường trục này trong khoảng 20 – 30 năm tạo ra các vấn đề trong châu Âu. Bởi vậy quan hệ giữa Ba Lan – Đức và Ba Lan – Mỹ có tầm quan trọng mang tính nguyên tắc. Tam giác Mỹ – Đức – Ba Lan có thể quyết định những đề quan trọng cho thế giới.

J. Z.: Các ông không muốn bị lôi cuốn vào Ba Lan với sự có mặt của quân đội Mỹ.
G. F.: Hiện nay không có sự cần thiết. Chiến lược để đảm bảo an ninh cho Ba Lan của chúng tôi là Mỹ là người hợp tác có trách nhiệm. Sự cần thiết là điều khoản sáu tháng. Các ông phải có khả năng tự bảo vệ được sáu tháng. Thời gian cần thiết để chúng tôi kết hợp cùng tham chiến. Nếu chúng tôi hợp lực , Ba Lan cần phải có một quân đội mạnh như quân đội của Izrael để đảm bảo chiến thắng.

J. Z.: Ông thấy đó. Các ông đã thực hiện xây dựng quân đội cùng với nền cộng hòa của các ông. Chúng tôi cũng thấy Israel có một quân đội vững mạnh của nền cộng hòa. Nền cộng hòa của chúng tôi vẫn chưa trưởng thành.

G. F.: Đó là sự mạo hiểm. Các ông phải lựa chọn.
J. Z. Vậy à!
G. F.: Các ông ở giữa Nga và Đức, với gần như 40 triệu dân. Các ông có nền kinh tế lớn, vậy các ông là một quốc gia quan trọng đối với thế giới. Lịch sử của Ba Lan muốn
hướng tới đâu. Rất nhiều người sẽ phải làm việc nặng nhọc để có thay đổi và thực hiện được sự lựa chọn.
Warszawa 29-10-2012
————————————————————
Ghi chú:

(1) McCarthy 1908 – 1957 nhà chính trị Mỹ. 1947 – 1957 là thượng nghị sỹ. Năm 1951 đưa ra chủ trương chống cộng sản nhằm vào những người Mỹ là cộng sản hoăc có thiện cảm với cộng sản. Ông là trưởng tiểu ban điều tra của thượng nghị viện từ 1952 đến 1954.
(2) PiS: Đảng Luật Pháp và Công Lý, đảng hiện có số đại biểu đứng thứ 2 trong quốc hội Ba Lan, do hai anh em song sinh Lech và Jaroslaw Kaczynski sáng lập và lãnh đạo. Đảng có quan điểm cứng rắn đối với Nga.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Con lừa giữa hai bó cỏ



Con lừa Buridan. 

Phương pháp ra quyết định này được sử dụng khi bạn phải đối mặt với nhiều lựa chọn hấp dẫn như nhau. Bản chất của nó bắt nguồn từ một câu chuyện ngụ ngôn về một con lừa được đặt giữa hai bó cỏ khô ngon lành. 
Con lừa không thể quyết định lựa chọn bó cỏ khô nào ngon hơn để ăn, và kết quả là con lừa đó đã chết đói chỉ vì sự thiếu quyết đoán này. 
Phương pháp này chỉ đơn giản là lên danh sách các điểm tiêu cực hay mặt hạn chế của mỗi quyết định, bởi vì khi có nhiều lựa chọn tương đương nhau, chúng ta sẽ trở nên lúng túng và có thể bỏ qua một số mặt hạn chế nào đó. 
Kỹ thuật này thực sự hữu ích đối với một quyết định có nhiều lựa chọn khác nhau và quyết định sẽ được ban hành trên cơ sở phân tích xem lựa chọn nào có ít mặt hạn chế hơn cả.http://www.khoinghiep.info/kien-thuc-co-ban/cac-khai-niem-co-ban/3231-quyet-dinh-kd-ky-nang-can-biet.html?start=1

Bài tập hôm nay:
Bó cỏ 1: tẩm hóa chất, ăn xong khoảng 10 năm sau sẽ chết
Bó cỏ 2: Cỏ khô, mỗi lần gặm là ăn một phát đá phọt cứt
Hỏi lừa chọn bó cỏ nào. 


Con lừa giữa 2 bó cỏ là trường hợp của Tây, vậy ta có bài toán nào tương tự?
Có ngay:
Đang khi lửa tắt, cơm sôi, lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem
Được các cụ coi là tình huống nan giải nhất mà người phụ nữ truyền thống phải giáp mặt đối phó.
Xưa nấu cơm bếp củi, bếp rơm, mùn, than...canh lửa rất khó, nó mà tắt chổng mông thổi lửa nhóm lại rất mệt và phức tạp cho nên cơm rất dễ bị trên sống dưới khê giữa nhão nhoét chớ nấu nồi cơm không dễ dàng như ngày nay. 
Ngay cả 1 chị đầy kinh nghiệm vẫn có thể bị nồi cơm khê, bù lại nấu nồi gang, vùi than rơm thì ăn ngon thôi rồi, nhứt là cháy cứ giòn tan vàng rộm.
Lợn (heo) trừ 1 thời gian ngắn say mê lên CNXH bị lơ là chớ gần như được coi trọng ngang người, thời bao cấp thì hơn cả GSTS. Nó mà réo đói thì phải phục vụ ngay.
Hồi đó lại tam đại đồng đường, heo không im mõm thì mẹ chồng chửi xéo rát mặt, rất rầy rà.
Con khóc thì các mẹ biết rồi, phụ nữ có con thì con là nhất, chồng gần như không còn trong bộ nhớ.
Chồng bị bỏ quên nên ảnh giở võ cho nhớ. Ảnh đòi tòm tem. Xưa chồng nắm tài sản nên oai như cóc, chồng muốn là phải chiều chớ không phải như ngày nay, khi nào chị em khều thì chồng mới được phép.
Nói thế để biết tình huống khó khăn nan giải chớ không dễ như cách chọn lựa ra quyết định trong bài viết thú vị này:
Tình huống vui khó đỡ khi đi phỏng vấn, chia sẻ từ status của anh Nguyễn Thanh Sơn Ogilvy
Khi tuyển nhân viên, mình hay hỏi họ nếu em lâm vào tình huống như câu ca dao "trong khi lửa tắt cơm sôi, lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem" thì em sẽ làm gì?
Nếu em ấy bảo "em chiều chồng trước, vì nếu không nó ngầy ngà lắm, còn thiếu đi bữa ăn, con khóc rồi nín, lợn kêu kệ mịa lợn" thì em đó sẽ làm việc cần mẫn, cái gì cũng vâng dạ với sếp và với khách hàng, làm nhân viên 10 năm vẫn nguyên một vị trí.
Nếu em ấy bảo "em cho con em ăn đã, nó còn bé tội tình gì, người lớn thiếu bữa ăn hay nhịn cái khoản kia tý có sao, còn lợn kệ mịa lợn" thì em ấy là người hay vun vén cho bản thân, cái gì cũng có lợi mới làm, khách hàng, nhân viên hay đồng nghiệp đều xếp hàng sau

Nếu em ấy bảo " đi làm về mệt bỏ mẹ, chồng với con là cái cục nợ, em phải nấu cho xong cái nồi cơm không cả nhà nhịn thì có chiều chồng nó cũng không thoải mái, cho lợn ăn, dỗ đứa bé xong, rồi đấy ông muốn làm gì thì làm" thì là bạn làm việc khoa học, ít cảm xúc, công việc rành rẽ gọn gàng

Còn nếu em ấy bảo em sẽ bảo chồng muốn làm tý thì đi trông cho tôi nồi cơm, cơm chín thì tôi chiều, trong lúc đó em ôm con ra cho nó xem em cho lợn ăn nó vui nó hết khóc- bạn này nên tuyển ngay, vì như vậy có tư chất làm lãnh đạo

Tất nhiên cũng có lần gặp có em bảo em "chồng còn chả có, có chi con", nhà em chưa bao giờ nuôi lợn và em cũng không phải nấu cơm bao giờ...vâng loại này thì vờ vĩnh hỏi tiếp mấy câu nữa rồi giải tán ngay và luôn

Cũng có lần gặp được của quí, đó là ngoài trả lời như trường hợp 4 còn thêm vào một câu, em cũng dặn với là trông cơm mà để cháy nồi cơm hay cháy "cái kia" thì ông nghỉ nhé- vừa có tư chất lãnh đạo vừa hiểu risk management 



Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Thương thuyết kiểu tùng xẻo

http://dainamaxtribune.blogspot.com/2012/11/thuong-thuyet-voi-trung-quoc.html

Thương thuyết với Trung Quốc
Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 121121

Từ "lăng trì" tới "kỵ mã không đầu" - những xảo thuật đàm phán của Trung Quốc



* AFP photo - Dàn nhân sự mới trong Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, từ trái sang phải: Trương Cao Lệ, Lý Vân Sơn, Trương Ðức Giang, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Du Chí Thanh và Vương Kỳ Sơn tại Ðại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/11/2012. *
Sau cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ và sau Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Hoa, dư luận quốc tế chú ý đến thay đổi nhân sự cấp cao của hai quốc gia có nền kinh tế đứng đầu thế giới. Trong quan hệ kinh tế giữa hai nước, nhân sự phụ trách việc đối thoại và đàm phán cũng sẽ là một lớp người mới. Nhân dịp này, mục Diễn Đàn Kinh Tế sẽ tìm hiểu về nghệ thuật thương thuyết của Trung Quốc, nhìn từ giác độ của Hoa Kỳ. Vũ Hoàng trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về khía cạnh lý thú này.

Vũ Hoàng: - Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ, có ba nhân vật sẽ không tham gia nội các trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Barack Obama. Đó là Ngoại trưởng Hillary Clinton, Tổng trưởng Bộ Ngân khố, tức là Bộ Tài chính, là ông Timothy Geithner và ông Đại sứ Thương mại Ron Kirk. Đấy cũng là các nhân vật phụ trách thương thuyết với Trung Quốc trong khuôn khổ của cuộc "Đối thoại về Chiến lược và Kinh tế" đã được ấn định từ lâu và mỗi khi có tranh chấp về mậu dịch giữa hai nước.

Cũng vậy, sau Đại hội khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Hoa, nhân sự phụ trách việc đối thoại với Hoa Kỳ sẽ có thay đổi. Đó là Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn, nay vào Thường vụ Bộ Chính trị làm Thư ký, tức là Trưởng ban, của Ban Kỷ luật và Kiểm tra Trung ương, hay Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc, hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là Chu Tiểu Xuyên và Bộ trưởng Thương mại Trần Đức Minh, kỳ này không còn ở trong Trung ương đảng nên chắc hẳn cũng sẽ ra đi sau khóa họp đầu năm tới của Quốc hội Trung Quốc.

Vì quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất địa cầu có chi phối nhiều xứ khác nên các thị trường tài chính đều chú ý đến lớp người sẽ đảm nhiệm việc đối thoại và thương thảo giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ đầu năm tới. Cũng nhân dịp này, chúng tôi xin ông trình bày cho nghệ thuật thương thuyết của Trung Quốc nhìn từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ. Ông nghĩ sao về đề nghị ấy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng đây là một đề tài lý thú và bổ ích cho nhiều người, kể cả và nhất là người Việt!

- Về bối cảnh thì từ chuyến Hoa du của Tổng thống Richard Nixon vào đầu năm 1972, quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc đã có nhiều thay đổi trong 40 năm và có thể là qua ba đợt thương thảo. Thứ nhất là gần 10 năm đàm phán việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao và phương thức giải quyết hồ sơ Đài Loan. 

Thứ nhì là sau khi ông Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách kinh tế từ đầu năm 1979 là đợt thương thuyết của doanh nghiệp Mỹ khi đầu tư vào khu vực chế biến của công nghiệp Trung Quốc dưới hình thức liên doanh. 
Thứ ba và gần đây hơn cả là đợt thương thuyết giấy phép kinh doanh trong khu vực dịch vụ của thị trường Hoa lục, vốn dĩ vẫn còn bị kiểm soát và hạn chế với doanh nghiệp ngoại quốc.

- Là một xứ dân chủ, có tự do thông tin và óc cầu tiến, Hoa Kỳ công khai hóa mọi kinh nghiệm, kể cả đợt thương thuyết đầu tiên về sau đã được giải mật và diễn tiến được in thành sách để ai muốn học hỏi về ngoại giao đều biết về cách thương thuyết với Trung Quốc. 

Trên doanh trường, các luật sư hay chuyên gia về đàm phán cũng công khai trao đổi kinh nghiệm với nhau, cho nên mình có thể tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật. Ngày xưa, tôi còn có cơ hội làm việc với một nhà ngoại giao đã từng tham dự đợt thương thuyết đầu tiên nên cũng rút tỉa được một số bài học.

Khi đối tác cũng là đối thủ



Tổng thống Mỹ Barack Obama nâng ly cùng Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong một bữa ăn tối tại Nhà Trắng hôm 19/1/2011. AFP photo

Vũ Hoàng: Như vậy chúng ta có thể khởi sự từ một số bài học mà ông cho là cơ bản nhất.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói chung, dân tộc nào cũng có nền văn hóa đặc thù và nếp văn hóa đó chi phối phương thức đối thoại để đạt mục tiêu gọi là tối hảo của mình. Trung Quốc cũng thế, nhưng lại khác với nhiều nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, hay các nước Âu Châu, hoặc Do Thái.

- Cái khác ở đây là nền văn hóa duy chủng vì coi Hán tộc là nhất, và tự tôn vì tin rằng Trung Hoa là trung tâm thể giới và duy nhất chẳng giống ai. 

Trong thực tế thì họ đang học các nước tiên tiến để xây dựng nền móng pháp luật theo kịp quy phạm của thế giới văn minh, chứ cũng chẳng khác gì các nước kia, nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO từ năm 2001. 
Nhưng họ vẫn làm bộ là mình khác thiên hạ và khoa trương nét văn hóa đó để đòi phần hơn.

- Cái khác thứ hai là mặc cảm tự ti, sợ bị khinh thường. Họ coi sĩ diện là quan trọng, thậm chí có khi còn quan trọng hơn cả quyền lợi kinh doanh. 

- Cái khác thứ ba là tinh thần ăn vạ thiên hạ về hơn 150 năm lạc hậu nên mở đầu mọi cuộc thương thuyết đều dài dòng nói về chính nghĩa của Trung Quốc và trách nhiệm của thế giới về mọi tai ương của họ. Với họ, đối tác cũng là đối thủ.

- Cũng từ đó, họ có khái niệm khác thiên hạ về chữ "tín", trong tinh thần là sẵn sàng bội tín vì đấy là lý do trả thù mà họ cho là chính đáng vì đã từng bị liệt cường ức hiếp và nay mới bắt đầu công nghiệp hóa nên phải có sự biệt đãi đề đền bù.

Vũ Hoàng: Thế giới thường ca tụng người Hoa là trọng tín nghĩa mà ngay từ đầu ông đã nói đến một nét văn hóa "bội tín", thế là thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng ta nói về Trung Quốc như một tập thể chính trị và kinh tế đang tập trung quyền lực vào trong tay một thiểu số chứ không nói về người Hoa trên doanh trường của nền kinh tế tự do. Mà sự khác biệt này thật ra rất quan trọng.

- Tôi xin trình bày tiếp, nét văn hóa đặc thù của xứ này cũng dẫn đến một khác biệt quan trọng. Hoa Kỳ có nền văn hoá "trọng pháp", coi pháp luật và các văn kiện pháp lý là nền tảng của quyết định, Trung Quốc lại coi quan hệ nhân sự mới là then chốt và tin rằng việc xây dựng quan hệ ấy có thể giải quyết được nhiều mâu thuẫn.

- Mà "xây dựng quan hệ" cũng có thể hàm nghĩa tranh thủ hoặc mua chuộc vì trong việc thương thuyết, họ tìm cách gây cảm tình, phân hóa hoặc cấy vào hàng ngũ đối phương những người có lập trường hòa giải hoặc nhượng bộ. 

Tôi xin được gọi loại người thân hữu đó là "Lỗ Túc" như nhân vật Lỗ Túc của phe Đông Ngô trong truyện dã sử Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa bị Khổng Minh vận dụng mà không hay. 
Truyền thông và doanh giới Mỹ có nhiều nhân vật thủ vai Lỗ Túc cho Bắc Kinh và sẵn sàng nêu quan điểm có lợi cho Trung Quốc trước và trong khi đàm phán.

- Sau khi nói về đại thể xuất phát từ nền văn hóa nhiều mặc cảm và hệ thống chính trị thừa độc tài quỷ quyệt, ta mới nói chuyện cụ thể, về nghệ thuật hay thủ thuật đàm phán của Trung Quốc.

"Thủ thuật" thương thuyết


Tổng thống Mỹ Barack Obama (T) trong một cuộc họp với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (P) bên lề Hội nghị cấp cao Đông Á tại Phnom Penh vào ngày 20/11/2012. AFP photo

Vũ Hoàng: Ta bắt đầu đi vào chi tiết về cái nghệ thuật này, ông thấy nét gì là đáng chú ý nhất?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ cấp chiến lược là phải giành phần thắng mà bất kể tới lương thức phổ thông của các nước, chúng ta mới đi vào phần chiến thuật là các thủ đoạn thương thuyết. 

Trước hết là khái niệm về thời gian mà tôi xin gọi là "ngày Giời tháng Phật" dễ nhớ.

- Nhà thương thuyết Trung Quốc có tinh thần "trường kỳ kháng chiến" và không tự đặt ra hạn kỳ hoàn tất một hiệp ước ngoại giao hay hợp đồng kinh doanh như nhiều xứ khác, nhất là Hoa Kỳ là một xứ cứ hai năm, bốn năm và sáu năm là lại có bầu cử nên cần chú ý đến thành quả ngắn hạn. 

Với tinh thần ấy, Trung Quốc có thể kéo dài đàm phán để làm tiêu hao sự kiên nhẫn của đối thủ trên bàn đàm phán hay bên tiệc rượu có cả chục món kỳ trân. 
Thí dụ như sau khi nêu hết vấn đề này thì họ nêu vấn đề khác trong một chuỗi bàn luận, thoả thuận rồi phủ nhận và đòi bàn lại.

- Thủ đoạn cao điệu hơn vậy là chính họ lại đề nghị một kỳ hạn hoàn tất, ví dụ như một lễ ký kết long trọng với giới chức cao cấp của đôi bên trước Tết năm nay chẳng hạn, để làm đối phương sốt ruột mà đành nhượng bộ cho kịp. 

Chứ chính họ lại chẳng coi kỳ hạn hay lễ ký kết này là quan trọng và thực tế thì sau khi bản hợp đồng được ký kết thì đấy mới là lúc họ thương thuyết việc áp dụng!

- Thứ nhì là thủ thuật mà giới thương thuyết Mỹ gọi là "lăng trì", tức là xẻo thịt từng miếng. Nói cho dễ hiểu thì khi được đề nghị bản sơ thảo của một giao kèo hoàn chỉnh có cả trăm điều khoản thì hôm nay họ nêu vấn đề bất ngờ về một số điều này, ngày mai họ cãi rất hăng về một số khoản khác để đòi thay đổi. 

Cứ thế mà họ đưa ra hết chuyện này đến chuyện khác như muốn chẻ sợi tóc làm tư mà bất kể tới những thoả thuận đã đồng ý trước đó. 
Những gì đã nhượng bộ thì trở thành thắng lợi của Trung Quốc, những gì chưa nhượng bộ thì đàm phán lại. Giới thương thuyết Mỹ có cảm giác như bị lăng trì và nếu mệt mỏi và mất kiên nhẫn thì thua.

Vũ Hoàng: Thí dụ của ông quả là thú vị vì cho thấy chính người Mỹ cũng nói đến chuyện bị lóc thịt khi thương thuyết với Trung Quốc! Ngoài ra, họ còn nhìn ra thủ thuật nào khác nữa?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Một thủ đoạn thứ ba được các chuyên gia thương thuyết Mỹ gọi là "kỵ mã không đầu". 

Đó là khi trưởng đoàn thương thuyết bảo rằng mình vô thẩm quyền mà phải xin ý kiến của ai khác, cấp trên ở trong đảng hoặc cơ quan chuyên môn nào đó. 
Sau một giai đoạn đàm phán nhiêu khê, họ có thể lấy đó làm lý do để đòi thương thuyết lại từ đầu!

- Một thủ đoạn thứ tư là giữa cuộc thương thuyết, có khi họ nêu ra giả thuyết vu vơ hoang tưởng, thí dụ như nếu trời xập hoặc trái đất ngừng quay thì làm sao? 

Giả thuyết ấy khiến người ta phải điều chỉnh hoặc thương thuyết lại bản hợp đồng. Cái ảo diệu trong kỹ thuật này là không bao giờ họ nêu ra chi tiết cần điều chỉnh trong một chuỗi giả thuyết phi lý mà chỉ muốn đối thủ bị lạc hướng và tỏ lộ nhược điểm của mình khi phải phản ứng về những chuyện không thể nào xảy ra.

- Một thủ đoạn thứ năm là khi đàm phán, họ vẫn khẳng định rằng Trung Quốc là ngoại lệ nên không thể áp dụng thông thuật hay án lệ như với các nước khác. 

Dù đấy không là sự thật vì Trung Quốc chỉ là cóp nhặt luật lệ các nước tiên tiến, lối ăn nói này cho phép họ tìm thế thượng phong. Thí dụ như trong một dự án liên doanh, đối tác nước ngoài phải chuyển giao công nghệ cho phía Trung Quốc vì luật lệ của Trung Quốc quy định như vậy. 
Mục đích chỉ là ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ và sau khi nắm được bí quyết thì hủy bỏ liên doanh để gọi là tự túc tự cường! 
Nói cho cùng thì Trung Quốc quả là một ngoại lệ khi mà đảng, nhà nước, toà án và các doanh nghiệp bao che và bảo vệ lẫn nhau trong từng bước khai tác việc hợp tác với nước ngoài.

Vũ Hoàng: Thưa ông, nếu phải qua một chặng có năm quan ải hiểm trở như vậy thì làm sao nước ngoài có thể thành công trong việc hợp tác? 

Thực tế là từ hai chục năm qua Trung Quốc đã có sự hợp tác với nước ngoài thì mới có sức phát triển ngoạn mục như vậy. Ông giải thích thế nào về hiện tượng này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ Hoa Kỳ và các nước đều biết cả và nhất là biết lắc đầu, rời bàn thương thuyết lấy máy bay ra về chứ không chèo kéo và mắc bẫy trong cái mê cung của văn hóa kinh doanh với màu sắc Trung Quốc.

- Quan trọng nhất, giới thương thuyết Hoa Kỳ cũng biết tới thủ thuật thứ sáu là sau khi ký kết hợp đồng thì đấy mới là lúc thương thuyết thật. 

Họ gọi đó là "sự trả thù là một món nên ăn nguội", theo một thành ngữ Pháp. 
Tức là sau khi đã có hợp đồng, phía Trung Quốc mới viện dẫn điều này hay khoản nọ để đòi áp dụng khác vì nghĩ là họ đã thua một cách oan uổng, bất công. 
Họ đòi trả thù và coi đó là chuyện sĩ diện hay quốc thể. Nhưng chính là thái độ quá quắt ấy lại khiến họ bị lầm lẫn về thực và hư, về điểm và diện, và bị tác dụng ngược, tức là bị thiệt thòi quyền lợi rồi sau đó mới tri hô là bị tư bản bóc lột.

- Kết luận ở đây là ưu thế của việc công khai hóa mọi chuyện khiến thế giới thu thập thông tin và hiểu ra kinh nghiệm ứng xử từ khi thương thuyết đến khi hợp tác - và Trung Quốc đang cần sự hợp tác đó.
Vũ Hoàng: Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi ly kỳ này.

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Nhà đầu tư thông minh


Từ những năm 1999, 2000 khi TTCK chuẩn bị đi vào họat động UBCK đã thực hiện công tác tuyên truyền một cách tương đối bài bản và có chiều sâu:
- Phổ biến kiến thức về CK&TTCK dưới hình thức tổ chức các lớp học truyền thống hoặc lên sóng phát thanh, truyền hình.
- Tổ chức hội thảo có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài
- Làm đề tài NCKH, khảo sát nhà đầu tư…
Có thể nói công tác tuyên truyền đã góp phần không nhỏ vào sự ra đời và hoạt động của TTCK.
Kể từ khi trung tâm đào tạo chứng khoán được thành lập đến nay thì công tác đào tạo được chú trọng vào việc xây dựng nhân lực cho TTCK như nhân viên hành nghề của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, nhân viên của UBCKNN, các SGDCK và TTLK.

Hiện nay, ngoài CQĐD thực hiện công tác tuyên truyền về CK&TTCK cho các doanh nghiệp và cán bộ quản lý kinh tế các tỉnh phía nam thì công tác này còn được thực hiện bởi các đợt tập huấn về quy định pháp luật TTCK, phổ biến kiến thức tổng quan trên cổng thông tin điện tử của UBCKNN, thông tin và ấn phẩm của HSX, HNX, VSD, tài liệu trên SRTC.

Tuy nhiên những hoạt động này còn rời rạc, chưa đủ chiều sâu và độ rộng, chưa đủ hấp dẫn để đông đảo nhà đầu tư cũng như công chúng biết và hiểu về hoạt động của TTCK.

Với bối cảnh TTCK như hiện nay, hơn lúc nào hết chúng ta cần xây dựng và hình thành đội ngũ nhà đầu tư có kiến thức về CK&TTCK. Để làm được như vậy thì chương trình kiến thức cho nhà đầu tư phải rộng và cơ bản ở tầm mức công chúng, phải có sự tham gia góp sức của các tổ chức chính trên thị trường và có sự thống nhất, điều phối chung.
Do vậy, tôi đề xuất xây dựng “Chương trình kiến thức cho nhà đầu tư” tầm nhìn đến 2020.

Ban chỉ đạo chương trình (hội đồng) sẽ bao gồm UBCKNN, HSX, HNX, VSD, hiệp hội kinh doanh chứng khoán (VASB). Ban chỉ đạo sẽ thống nhất chương trình, kế hoạch, phân chia nhiệm vụ…Về phân bổ tài chính, chương trình của ai sẽ do đơn vị đó chi, phần thực hiện chung các đơn vị đóng góp cho ban chỉ đạo.

Mục tiêu: xây dựng chương trình truyên truyền cho nhà đầu tư, nhà đầu tư tiềm năng một cách sinh động, dễ hiểu nhằm phòng tránh rủi ro cho nhà đầu tư. Việc tuyên truyền được thực hiện trên nhiều kênh truyền thông nhằm chia sẻ, hỗ trợ kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Chương trình được thực hiện dưới hình thức truyền thống (lớp học, hội thảo, sự kiện, hội chợ…) và online (qua phát thanh, truyền hình, cổng thông tin điện tử, phim ảnh…).

Đối tượng bao gồm tầng lớp trẻ như sinh viên đại học, học sinh phổ thông. Người lớn như nhà đầu tư, CBCNV, lãnh đạo doanh nghiệp, thành phần lực lượng vũ trang…

Chương trình cũng cần sự hợp tác, góp sức của các địa phương, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng …(đối với các địa phương, UBCKNN hoặc ban chỉ đạo cần ký kết văn bản hợp tác nhằm kết hợp nguồn lực), sự hợp tác của các CTCK, CTQLQ, các nhân sự chủ chốt trong ngành cũng như hợp tác quốc tế.


Investor education
Lạ một điều là các nước họ không ví nhà đầu tư như đàn cừu (tâm lý bầy đàn). Thay vào đó cơ quan quản lý (watchdog) cung cấp thông tin và huấn luyện nhà đầu tư từ thửa thiếu niên để họ thành smart investor.

(http://www.iosco.org/library/pubdocs/pdf/IOSCOPD404.pdf)
Mục đích của báo cáo này là cung cấp cho các thành viên IOSCO và công chúng cái nhìn tổng quan về các cách tiếp cận khác nhau mà các cơ quan giám sát (và SSC) thực hiện để giáo dục các nhà đầu tư bán lẻ về các vấn đề liên quan đến đầu tư vào các sản phẩm tài chính được phân phối bởi các trung gian. 

Báo cáo này đưa ra kết quả khảo sát thực tế của các thành viên Ủy ban 3 cho thấy một loạt các phương pháp tiếp cận. Kết quả cũng chỉ ra rằng các cơ quan giám sát chia sẻ các phương pháp phổ biến và đối mặt với một số trở ngại chung trong việc xác định các biện pháp giáo dục hiệu quả nhất.

Một số khu vực pháp lý coi giáo dục nhà đầu tư đóng một vai trò thiết yếu trong việc đạt được sự bảo vệ nhà đầu tư. 

Một số khu vực tài phán này đã thành lập các cơ quan giáo dục nhà đầu tư độc lập; những người khác có các đơn vị hoặc bộ phận trong cơ quan giám sát được giao trách nhiệm giáo dục nhà đầu tư. 
Tuy nhiên, một số cơ quan giám sát giới hạn các sáng kiến ​​giáo dục nhà đầu tư của họ chủ yếu vào việc đưa ra các cảnh báo của nhà đầu tư. 
Nhiều cơ quan giám sát cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trên trang chủ của họ về các dịch vụ đầu tư và các công cụ tài chính cụ thể. 
Một số nhà chức trách bổ sung thông tin trực tuyến về các công cụ phức tạp cụ thể bằng các nghiên cứu điển hình minh họa, dựa trên các ví dụ cụ thể, làm thế nào các nhà đầu tư có thể mất khoản đầu tư của mình, từ đó chuyển các rủi ro lý thuyết thành các kịch bản thực tế
Một số cơ quan chức năng cũng sử dụng các bài kiểm tra và câu hỏi trực tuyến cho các nhà đầu tư về các chủ đề như tiềm năng lừa đảo hoặc thông tin chung về đầu tư và chứng khoán. 

Các thử nghiệm như vậy được tìm thấy là phổ biến với các nhà đầu tư vì chúng cung cấp một cách tiếp cận không chính thức hơn cho các vấn đề tài chính.

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Phút nói thật về nợ xấu


Phát biểu gần cuối phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội của Quốc hội sáng 31/10, đại biểu Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh - vị bí thư cấp tỉnh, thành hiếm hoi nhấn nút đăng đàn - vẫn góp ý cho vấn đề nóng nhất tại nghị trường suốt một ngày rưỡi qua: nợ xấu. Tuy nhiên, ở một góc nhìn hơi khác.

Nhắc lại ý kiến tại diễn đàn này một năm về trước là, tái cơ cấu ngân hàng cần chú ý hai vấn đề rất lớn, một là lợi ích nhóm và hai là vấn đề nợ xấu, ông Thanh nhấn mạnh rằng, "đất nước đang đổi mới, phát triển, có nhiều thành tựu, trong đó cũng có công rất lớn của ngành ngân hàng, nhưng nếu mai này có sự đổ vỡ nền kinh tế, thì cũng bắt đầu chính từ hệ thống ngân hàng".

Đặt câu hỏi, thông thường khi vay mà không trả được nợ thì ngân hàng sẽ siết nhà, siết đất nhưng ngân hàng vẫn không siết nợ là vì sao, lý giải được ông Thanh đưa ra ngay sau đó là ngoài việc do thị trường bất động sản đóng băng, tụt giá, còn một vấn đề cực kỳ phức tạp khác, đó là người ta nâng khống giá trị tài sản lên để cho vay.

Một đất nước còn nghèo mà không dưới 100 tỷ USD chỉ trông vào nhà, đất, kể cả vàng.Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh
Lấy ví dụ, một khu đất có giá trị khoảng 200 tỷ đồng, bằng một hợp đồng mua bán họ đã đưa lên 800 - 1.000 tỷ đồng để được vay 600 tỷ, bây giờ bán thì chưa tới 100 tỷ, khu đất đó không có ai mua, như vậy mất đứt 500 tỷ, đó mới gọi là nợ xấu, vị đại biểu này cũng nhấn mạnh, "đương nhiên cả người đi vay và người cho vay cũng đã bỏ túi hàng chục tỷ đồng ".

"Phải bóc tách ra, có những loại nợ không phải là nợ xấu mà quá xấu, không bao giờ có thể đòi được", Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói.

Vẫn liên quan đến việc bóc tách nợ xấu, ông Thanh nêu dẫn chứng ở nhà máy xi măng Hạ Long, tổng mức đầu tư ban đầu là 4.000 tỷ, quá trình thi công đến 45 tháng và tăng thêm 2.776 tỷ đồng, như vậy số vốn đi vay lớn hơn 5.000 tỷ đồng cho dự án này. Đến hết tháng 3/2012 đã lỗ 1.215 tỷ.

Rồi nhà máy xi măng Cẩm Phả được đầu tư 2,3 triệu tấn/năm với số vốn 6.089 tỷ đồng, sau 3 năm hoạt động đã lỗ 1.259 tỷ đồng. "Đó là nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước phải thống kê một cách nghiêm túc, mới nói được đến lúc nào mới giảm nợ xấu, đến năm nào giảm bao nhiêu phần trăm", ông Thanh đề nghị.

Trong mối liên quan đến tồn kho, vị đại biểu này cho rằng tồn kho nhiều nhất vẫn là đất, nhà, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc. "Một đất nước còn nghèo mà không dưới 100 tỷ USD chỉ trông vào nhà, đất, kể cả vàng", ông Thanh than thở.

Trở lại chuyện trách nhiệm của ngân hàng, mới đây, vị Bí thư nổi tiếng với những phát ngôn thẳng thừng trong cuộc gặp giữa ngân hàng và doanh nghiệp ngay tại Đà Nẵng cũng đã từng “dọa”, nếu ngân hàng nào cố tình o ép doanh nghiệp, cho vay với lãi suất cao thì tại cuộc họp hội đồng nhân dân thành phố ông sẽ nêu tên, và khi đó người dân không gửi tiền nữa thì “ráng mà chịu”.

Tái cơ cấu lại ngành ngân hàng là việc cần làm ngay, làm kiên quyết, nhưng lưu ý đây là vấn đề rất khó, khó nhất là động chạm đến lợi ích nhóm, và không khéo một ông chết sẽ kéo theo hàng loạt ông chết, gây hậu quả cho xã hội.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh

Còn ở kỳ họp Quốc hội thứ hai (tháng 10/2011), ông Thanh cũng đã quan ngại về việc quản lý Nhà nước đã yếu mà cho thành lập quá nhiều ngân hàng, dẫn đến mất kiểm soát.

Phân tích của ông khi đó là, một ngân hàng có vốn khoảng nghìn tỷ đồng khi mới thành lập huy động thêm khoảng 10 nghìn tỷ nữa sau đó nhẹ nhàng rút tiền của mình ra rồi lấy 10 nghìn tỷ của thiên hạ đi buôn bất động sản. Giá đất rớt thê thảm, đến hạn không có tiền trả lại cho người gửi thế là đua nhau đẩy lãi suất huy động lên cao, 18%, 20%, thậm chí 25%, 30%/năm để có tiền, lấy tiền của người sau để trả cho người trước, đẩy lạm phát lên cao.

Nợ xấu, một năm trước cũng đã được ông Thanh cảnh báo là sẽ tăng khi thị trường nhà đất đóng băng và ngân hàng không bán được cả đất của mình lẫn đất là tài sản thế chấp.

“Tái cơ cấu lại ngành ngân hàng là việc cần làm ngay, làm kiên quyết, nhưng lưu ý đây là vấn đề rất khó, khó nhất là động chạm đến lợi ích nhóm, và không khéo một ông chết sẽ kéo theo hàng loạt ông chết, gây hậu quả cho xã hội”, ông nói, tròn một năm trước.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Tháp Ponzi


Ponzi là trùm lừa, các bạn xem tại đây
http://www.vietnamleader.com/chan-dung-lanh-o/68-chan-dung/1096-chan-dung-ong-t-thuyt-la-o-ponzi.html

Trong những tháng cuối năm 2008, báo chí đã rộ lên cha đẻ của thuyết lừa đảo Ponzi (lừa đảo đa cấp hay mô hình lừa đảo Kim tự tháp). Vậy cha đẻ của thuyết Ponzi là ai?
Bernard Madoff, người đã lấy đi một cách khéo léo 50 tỷ USD của các nhà đầu tư Mỹ và mới bị phát giác cuối năm 2008. Tuy không có quan hệ máu thịt gì với Charles Ponzi, nhưng cách ông trùm chứng khoán phố Wall lừa đảo nhà đầu tư y hệt như Charles Ponzi đã từng làm hồi đầu thế kỷ 20. Được mệnh danh là "ông tổ” của các trùm lừa đảo tín dụng đa cấp, Charles Ponzi trong vòng 2 năm (1919 - 1920) đã huy động được 15 triệu USD một con số khổng lồ vào thời điểm đó từ hàng vạn khách hàng đã bị mất tiền thông qua "kế hoạch Ponzi".
Dù nhiều người chưa bao giờ nghe tên Ponzi, thuật ngữ "Ponzi scheme" là một sự mô tả được nhiều người biết về một hệ thống các kế hoạch "kiếm tiến nhanh" có tính chất lừa đảo được thực hiện thông qua mạng Internet và những nơi khác cho đến ngày nay. Bí danh của ông bao gồm Charles Ponei, Charles P. Bianchi, Carl và Carlo.

Bôn ba và bài học vỡ lòng của tài năng lừa đảo
Nhiều thông tin về cuộc đời của Charles Ponzi hơi khó xác định do ông có xu hướng phịa và thêm thắt màu mè vào sự thật về bản thân mình. Ông được sinh ra với tên là Carlo Ponzi ở Lugo, Italia năm 1882 (không phải Parma như một số nguồn tài liệu, dù ông đã sống ở đó thời niên thiếu). Ông đã làm một công nhân bưu điện nhưng đã sớm bỏ ngang và được nhận vào học ở Đại học Roma La Sapienza. Bạn bè ông xem trường đại học này là một "kỳ nghỉ mát bốn năm", và ông đã nhập bọn với họ lang thang các quán bar, cà phê và opera. At some point, short on funds, Ponzi đã bỏ học và lên tàu S.S. Vancouver đi Boston, Massachusetts, Mỹ.

Charles Ponzi sinh tại Lugo (Italia) vào năm 1882. Lớn lên, Ponzi phải kiếm sống bằng nghề đưa thư và sau đó được chấp nhận vào học tại Đại học Rome ở La Sapienza. Có cơ hội học tập để đổi đời nhưng Ponzi không tận dụng. Bạn bè tả rằng thời gian học đại học với Ponzi như một kỳ đi nghỉ kéo dài 4 năm.
Suốt quãng thời gian đó, Ponzi liên tục la cà quán bar, cà phê và các nhà hát opera. Cuối cùng khi hết vốn, Ponzi buộc phải bỏ học và lên tàu S.S. Vancouver tới kiếm sống ở Boston, Massachusetts (Mỹ).
Theo lời Ponzi, ông đã tới Mỹ khi trong túi chỉ có vỏn vẹn 2 USD và 50 xu. Toàn bộ số tiền mang theo để tạo lập cuộc sống mới ở Mỹ đã bị nướng vào các cuộc đỏ đen trong những ngày lênh đênh trên biển.
Hết tiền, Ponzi buộc phải học tiếng Anh và dành vài năm, làm nhiều việc khác nhau để kiếm sống. Đã có lúc Ponzi làm nghề rửa bát cho một nhà hàng và ngủ ngay trên sàn nhà. Nhờ tích cực lao động, Ponzi được thăng cấp lên vị trí bồi bàn để rồi bị sa thải vì tội lừa gạt khách hàng và trộm cắp.
Thất nghiệp, Ponzi tìm tới Montreal, Canada và trở thành người thu ngân trong chi nhánh mới mở của ngân hàng Banco Zarossi. Để thu hút khách, ông chủ Zarossi trả khoản lợi tức lên tới 6% (gấp đôi các đối thủ) cho những ai chịu gửi tiền vào ngân hàng của ông ta. Kết quả là hoạt động làm ăn của Zarossi lên như diều gặp gió. Nhưng Ponzi hiểu rõ rằng ngân hàng đang gặp rắc rối vì các khoản nợ xấu và quan trọng hơn là tiền thu được không được đầu tư vào sản xuất. Để duy trì hoạt động, Zarossi thường lấy tiền của nhà đầu tư sau để trả cho nhà đầu tư trước. Cuối cùng ngân hàng sụp đổ, nhưng Zarossi đã kịp trốn sang Mexico.
Sau đó, Ponzi ở lại Montreal một thời gian. Do hết tiền, ông lại làm giả chi phiếu và bị xử 3 năm tù ở Quebec. Mãn hạn tù, Ponzi về Mỹ, nhưng bị lừa tham gia một đường dây vận chuyển người Italy nhập cư trái phép. Ông bị bắt và tiếp tục ngồi tù thêm 2 năm nữa ở Atlanta. Ở đây, Ponzi chơi thân với một tù nhân có tên Ignazio Lupo và chứng kiến tên này được trả tự do sớm khi giả ốm thập tử nhất sinh bằng cách ăn xà phòng cạo râu. Ponzi lại có thêm bài học nữa về “sức mạnh” của những lời nói dối.

Siêu tốc đi đến giàu sang
Khi được tự do, Ponzi trở về Boston, yêu và cưới một cô gái trẻ có tên Rose Gnecco. Lẽ ra Ponzi sẽ có một cuộc sống bình thường như bao người khác. Nhưng ông lại muốn vợ mình sớm được hưởng đời nhung lụa.
Vậy là Ponzi lao vào kiếm tiền. Ông thử làm nhiều công việc khác nhau trước khi nghĩ ra ý tưởng lập một cuốn niên giám điện thoại lớn có số của các doanh nghiệp và sẽ thu lời nhờ quảng cáo ở đó. Đây là ý tưởng để người ta hình thành cuốn niên giám Yellow Pages để bán quảng cáo cho khách hàng. Tuy nhiên, khi ý tưởng của Ponzi chưa thành hiện thực thì công ty của ông ta phá sản.

Ponzi bị bắt năm 1910
Vài tuần sau đó, Ponzi nhận được lá thư từ một công ty ở Tây Ban Nha đề nghị trao đổi về ý tưởng kinh doanh của anh. Trong thư có một tấm phiếu IRC (phiếu thay cho con tem để gửi thư miễn phí toàn cầu). Đó là thứ mà Ponzi chưa từng tìm thấy.
Khi tìm hiểu về nó, Ponzi biết được rằng nhiều nơi trên thế giới đã dùng IRC. IRC có giá trị ngang một con tem ở một nước trong khi giá tem mỗi nơi một khác. Ponzi phát hiện cơ hội làm giàu nến ông ta mua IRC ở nơi giá rẻ như quê nhà Italy và bán nó ở nơi giá cao như tại nước Mỹ. Tìm ra kẽ hở này, Ponzi lên kế hoạch làm giàu, gồm 4 bước cơ bản: gửi tiền ra nước ngoài, mua IRC; gửi IRC về Mỹ; đổi IRC ra tem và bán tem kiếm tiền. Ponzi nhẩm tính khoản lợi nhuận thu được, sau khi trừ chi phí, có thể vượt quá 400% và quan trọng hơn, việc này hoàn toàn hợp pháp.
Vạch xong kế hoạch, Ponzi bắt đầu tìm sự giúp đỡ tài chính. Ông kêu gọi bạn bè cho mượn tiền và hứa trả họ lãi suất lên tới 50% trong vòng 45 ngày.
Ponzi thành lập Công ty môi giới chứng khoán. Một vài người mạnh dạn bỏ tiền đầu tư và được trả lãi như đã cam kết. Tiếng lành đồn xa, các khoản đầu tư thi nhau chảy về. Ponzi thuê mướn hàng loạt nhân viên và hứa sẽ trả khoản lợi tức khổng lồ cho các nhà đầu tư. Tới tháng 2/1920, Ponzi đã có trong tay 5.000 USD, một khoản tiền khổng lồ khi đó. Đến tháng 3, ông đã có 30.000 USD. Tiền làm Ponzi lóa mắt. Ông thuê mướn hàng loạt nhân công và gom tiền tại toàn bộ các khu vực New England và New Jersey. Nhà đầu tư được trả lãi lớn đã mạnh dạn động viên bạn bè, người thân tham gia.
Tới tháng 5, Ponzi đã có 420.000 USD. Người người bán nhà, đập lợn tiết kiệm, mang tới cho Ponzi. Phần lớn khi nhận được tiền lãi lại tái đầu tư cho Ponzi với hy vọng sẽ được hưởng lợi tức lên tới 100%. Vào tháng 7, Ponzi đã có gần 8 triệu USD.

Cái kết không có hậu cho trùm lừa đảo
Vấn đề là Ponzi không biết cách để biến ý tưởng của bản thân thành hiện thực. Thực tế là không có đủ lượng IRC cho Ponzi mua và dù cố gắng, ông cũng chỉ gom được 27.000 IRC trong khi phải mất tới 53.000 IRC, Ponzi mới có đủ tiền trả cho 18 nhà đầu tư đầu tiên.
Dù bế tắc trong cách kiếm tiền, Ponzi vẫn sống rất xa hoa khi mua cho vợ một tòa lâu đài, sắm xe hạng sang, đầu tư vào các ngân hàng, doanh nghiệp... Tuy nhiên, chẳng mất nhiều thời gian, tới tháng 8 cùng năm, người ta phát hiện Ponzi đang trả lãi cho nhà đầu tư cũ bằng tiền của nhà đầu tư mới. Hành động này vốn được gọi là “cướp Peter trả cho Paul", giờ đã có cái tên chính thức là “kiểu lừa Ponzi”.
Năm 1920, Ponzi bị truy tố vì tội lừa đảo và phải thụ án một thời gian trong các nhà tù liên bang trước khi bị trục xuất về Italy vào năm 1934. Ông ta chết trong cảnh trắng tay tại Rio de Janeiro (Brazil) vào năm 1949 và được chôn trong một nghĩa trang của người nghèo.
Charles Ponzi an phận tuổi già.
Liên quan tới vụ lừa đảo lớn nhất phố Wall năm 2008, Bernard Madoff, năm nay 70 tuổi - người sáng lập và là chủ tịch của Bernard L. Madoff Investment Securities LLC, quỹ đầu tư cho các cá nhân giàu có, quỹ tương hỗ và một số tổ chức khác, đã bị buộc tôi liên quan đến một vụ gian lận tài chính lên tới 50 tỷ USD.

Như vậy từ Ponzi tới Madoff cũng tròm trèm 100 năm.

Việt nam thì nước hoa Thanh Hương nổi tiếng gây khốn đốn hàng vạn gia đình những năm 80, http://phapluattp.vn/20101016121420161p1112c1114/dai-gia-lua-dao-nguyen-van-muoi-hai-va-cau-chuyen-cua-nhung-ke-lua-dao-thoi-nay.htm

"Đại gia" lừa đảo Nguyễn Văn Mười Hai và câu chuyện của những kẻ lừa đảo thời nay
Nhiều người dân Sài Gòn bây giờ hẳn là vẫn còn "dựng tóc gáy", "nổi da gà" khi nhắc đến cái tên Nguyễn Văn Mười Hai, "đại gia" lừa đảo nổi tiếng Sài Gòn cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, khiến bao nhiêu gia đình rơi vào cảnh điêu đứng, khốn khó. Bao nhiêu gia sản, tiền của để dành đều mất trắng.
20 năm đã trôi qua sau vụ lừa đảo đình đám đó. Ông Nguyễn Văn Mười Hai đã ra tù và đang cố gắng làm lại cuộc đời.
Giờ đây, bất chấp xã hội đã hiện đại hơn 20 năm trước rất nhiều, các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển, bất chấp báo chí vẫn ngày ngày đưa tin ầm ầm về những vụ lừa đảo na ná như vụ Nguyễn Văn Mười Hai năm xưa, thì những vụ lừa đảo lớn vẫn xảy ra ngày càng nhiều, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, còn người dân dại dột thì vẫn bị lừa và vẫn mất trắng rồi lại mếu máo vì chẳng biết kêu ai ngoài than với ông trời. Những kẻ lừa đảo vẫn còn, vẫn "sinh sôi nảy nở", vẫn "sống" được, có nghĩa là lòng tham mù quáng của chúng ta vẫn còn. Đó là một bài học xương máu và đau đớn, nhưng vẫn không khiến nhiều người tỉnh ngộ.

Ông chủ Cơ sở nước hoa Thanh Hương lừng lẫy và vụ án lừa đảo chấn động TP.HCM thập niên 90
Ông Nguyễn Văn Mười Hai đã ra tù được ba năm. Và trong ba năm qua, người ta gần như không thấy ông xuất hiện. Ông tránh giao du, tránh tiếp xúc với báo chí, tránh những ánh nhìn của dư luận. Nhưng không vì thế mà cái tên Nguyễn Văn Mười Hai trở nên nhạt nhòa trong ký ức nhiều người, nhất là những người đã vì ông mà khuynh gia bại sản, tan cửa nát nhà, con cái bơ vơ, nheo nhóc.

Ông Nguyễn Văn Mười Hai đã ra tù, "về hưu" và cố gắng làm lại cuộc đời, nhưng vẫn còn những kẻ lừa đảo mới xuất hiện ngày càng nhiều hơn
Những năm 80, ông Nguyễn Văn Mười Hai là "đại gia" giàu nhất nhì xứ Sài Gòn. Cái thời mà người dân Sài Gòn còn đi những chiếc xe cup cọc cạch, cái thời mà các ngôi nhà cao mấy chục tầng vẫn chưa xuất hiện, và Internet hãy còn là một khái niệm xa lạ, điện thoại bàn là của hiếm chứ đừng nói đến điện thoại di động, thì ông Nguyễn Văn Mười Hai đã đi xế hộp hạng sang, đã có cả một đoàn vệ sĩ mặc comple đen, đeo kính đen đi bên cạnh, và trong văn phòng công ty của ông thì lúc nào cũng tấp nập các em "chân dài" lượn qua lượn lại.
Xuất thân trong một gia đình nghèo, ông Nguyễn Văn Mười Hai thi Đại học Kinh tế không đậu nên chuyển xuống học Cao đẳng Sư phạm, nhưng rồi vì hoàn cảnh quá khó khăn đành bỏ học để ra ngoài bươn chải kiếm sống.
Trong một lần tình cờ ngồi nhậu lê la ở vỉa hè, ông Nguyễn Văn Mười Hai đã tình cờ gặp một người cũng là dân nhậu. Trong cơn say, người này đã nói với ông về nước hoa, rồi chỉ cho ông tường tận cách sản xuất nước hoa. Là người có nhiều tham vọng, khao khát làm giàu, khao khát thoát khỏi quá khứ nghèo khó, nên ông Nguyễn Văn Mười Hai đã ngay lập tức bắt tay vào làm. Ông huy động người nhà, bạn bè, thậm chí là các thầy cô giáo và những học trò học võ của ông tham gia vào việc thành lập, quản lý, điều hành và phát triển cơ sở nước hoa Thanh Hương.

Ngày ấy, cái tên Nguyễn Văn Mười Hai nổi lên ở Sài Gòn như một hiện tượng lớn. Là người chịu khó học hỏi, ông Nguyễn Văn Mười Hai đi tìm hiểu về công nghệ ở nước ngoài, rồi mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thương hiệu của mình. Từ hai bàn tay trắng, công bằng mà nói, ông Nguyễn Văn Mười Hai đã làm được nhiều điều mà người bình thường khi ấy không thể nghĩ đến.

Bởi ngay từ hồi đó, ông đã biết mua "giờ vàng" truyền hình để phát quảng cáo nước hoa Thanh Hương, cái quảng cáo có bài hát do ca sĩ trình bày đã trở nên quen thuộc đến nỗi nhiều trẻ con thời đó thuộc lòng: "Này anh ơi sao mà anh không biết/ Nước hoa em dùng cơ sở Thanh Hương/ Mùi hương thơm sao mà thơm thơm thế/ Ôi Tiffani dành cho mọi người…".

Không chỉ thế, ông Nguyễn Văn Mười Hai còn xây dựng một mạng lưới kinh doanh trên toàn quốc, với nhiều đại lý kinh doanh và giới thiệu sản phẩm. Chính vì vậy, không khó để giải thích vì sao mà trong một thời gian dài, những sản phẩm của Cơ sở sản xuất nước hoa Thanh Hương do ông Nguyễn Văn Mười Hai làm chủ đã trở nên thịnh hành và được nhiều người ưa chuộng, yêu thích.

Người dân Sài Gòn hẳn vẫn không quên uy danh của ông Nguyễn Văn Mười Hai khi đó, bởi "đại gia" này có quan hệ với nhiều quan chức và những người có thế lực lớn. Ngày ấy, xe ôtô vẫn còn hiếm, nhưng ông Nguyễn Văn Mười Hai đã đi một "quả Mercedes" hào nhoáng, mà mỗi lần nó xuất hiện trên đường phố, thì ngay lập tức phía sau sẽ xuất hiện một đoàn vệ sĩ đi xe phân khối lớn theo hộ tống, có nhiệm vụ dẹp đường và bảo vệ như một "ông lớn" thực thụ.

Chính bởi những màn thể hiện quá hoành tráng của ông Nguyễn Văn Mười Hai, nên khi ông ta huy động vốn của người dân để mở rộng sản xuất, với lãi suất giật mình 15%/tháng, nhiều bà con tiểu thương, nhiều gia đình có chút của ăn của để, thậm chí là cả những sinh viên có tiền dành dụm do bố mẹ gửi đã đổ xô đến gửi tiền tại Cơ sở nước hoa Thanh Hương của ông Nguyễn Văn Mười Hai, ấp ủ mộng làm giàu.

Ấp ủ cũng đúng thôi, vì con số lãi 15%/tháng đâu phải là chuyện nhỏ, mà chẳng phải mất một giọt mồ hôi nào. Thế nên nhiều người dân đã trúng cái bẫy của ông ta một cách ngọt ngào và không hề hoài nghi trong suốt một thời gian dài. Đến năm 1990, khi mọi việc vỡ lở, số tiền mà ông ta đã lừa đảo, chiếm đoạt là 37 tỷ đồng.

Cần phải nói rằng, ngày đó 1 tỷ đồng mua được mấy nghìn lượng vàng, chứ giá vàng chưa ở mức 29 triệu đồng/lượng như bây giờ (tháng 9-2010), nên cái con số 37 tỷ đồng mà ông Nguyễn Văn Mười Hai đã lừa của người dân là một con số vô cùng khủng khiếp, gây chấn động cả dư luận và cả các cơ quan chức năng.

Theo Lương Minh (ANTG cuối tháng)

Năm 2012, vụ Huyền Như kéo theo ông Trần Xuân Giá http://laodong.com.vn/Chinh-tri/Khong-loai-tru-tien-ngan-hang-cung-do-vao-tin-dung-den/88962.bld
Không loại trừ tiền ngân hàng cũng đổ vào “tín dụng đen”
Thứ năm 25/10/2012 06:27

Đó là khẳng định của Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp của QH, ĐBQH Đỗ Văn Đương, khi trao đổi với Lao Động hôm qua (24.10). Ông Đỗ Văn Đương cũng khẳng định: “Trường hợp ông Trần Xuân Giá là một ví dụ” của hiện tượng này.

Trao đổi với Lao Động, ông Đương khẳng định: Trong phiên chất vấn tới đây, tôi sẽ đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi tạm nhập tái xuất xăng dầu. Tạm nhập tái xuất xăng dầu đang là vấn đề bức xúc của cử tri. Vấn đề cụ thể thế nào cần được Bộ Công Thương báo cáo rõ.

Theo tôi được biết, tất cả các vụ DN lợi dụng tạm nhập rất nhiều nhưng tái xuất chỉ là ví dụ. Như vậy là buôn lậu, là trốn thuế, từ 10-12%, gây thiệt hại rất lớn cho kinh tế đất nước. Nhất là tình hình hiện nay khi giá cả xăng dầu liên tục tăng mà chỉ giảm khi kỳ họp QH diễn ra. Những hành vi tội phạm như vậy cần phải được khởi tố hình sự để qua đó có thể chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về xăng dầu.

Hải quan vừa rồi đã phát hiện ra vi phạm. Tuy nhiên, vấn đề là vụ việc được “cất trong tủ” hay đưa ra để cơ quan chức năng xem xét, xử lý, để thu hồi lại số tài sản bị mất mát, để dẹp bỏ hoàn toàn tình trạng có tính chất buôn lậu đó.

Hai năm gần đây, tiền đổ vào “tín dụng đen” rất nhiều, phải chăng vì dân không còn kênh đầu tư nào khác?

- Khi BĐS sôi động, người dân đổ vào BĐS. Vàng lên, đổ vào vàng. Thị trường chứng khoán một thời cũng là một kênh hiệu quả. Nhưng bây giờ dân thiếu kênh đầu tư hiệu quả do đồng tiền không sinh lời từ sản xuất. Vấn đề kênh đầu tư ngày càng ít đi khi hầu hết các thị trường giờ đang ảm đạm là một nguyên nhân bùng phát tín dụng đen.

Chúng ta đã hình dung ra quy mô của thị trường “tín dụng đen” và sự đổ vỡ của nó chưa, thưa ông?

- Hiện trong báo cáo, vấn đề này còn rất mờ nhạt. Có lẽ cần có cuộc tổng rà soát ở tất cả các địa phương xem có bao nhiêu vụ đổ vỡ, làm thiệt hại bao nhiêu ngàn tỉ đồng.

Câu hỏi cũng cần trả lời là nguồn tiền đổ vào tín dụng đen từ đâu, từ cơ quan nhà nước, từ ngân hàng tuồn vào, hay tiền của người dân và tiền của dân cũng cần xem đó có phải là tiền vay ngân hàng hay không. Không ngoại trừ tiền từ ngân hàng cũng đổ vào tín dụng đen. Tôi nghĩ như thế.

Bởi vì trường hợp ông Trần Xuân Giá là một ví dụ. Nhà nước khống chế lãi suất trần là 10% tại sao anh lại nâng ra bên ngoài đến hơn 20% như thế. Đây cũng là một hình thức tín dụng đen.
Anh đã làm trái quy định của Nhà nước để có một khoản chênh lệch rất lớn đó để hưởng lợi và gây ra thiệt hại 719 tỉ đồng. 

Trước tôi cứ nghĩ do lòng tham và ít kiến thức nên mới sa bẫy 12, nhưng hỡi ơi xem bên trời Tây gần thế ký trôi qua mà vẫn bị lừa. Mà ai dám bảo những người bị Madoff lừa là trí thấp.

Trong khi vụ 12 ở ta mới khoảng 20y thôi, ai dám chắc Ponzi không còn đất sống khi lòng tham ngày càng tung hoành.


1.6.2020
Ngay cả NHTW Lebanon cũng chơi Ponzi luôn
BDL có thể đã có khoản lỗ lên đến hơn 40 - 44 tỷ USD, để hình dung mức độ lớn, thì khoảng 80% GDP quốc gia này! Và GDP 2020 được dự báo giảm mạnh có thể lên đến hai con số do nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng và toàn diện. Và tính theo con số, thì kết quả của riêng NHTW trên chưa là gì, cả hệ thống - con số còn lớn hơn gấp bội!
NHTW cũng đã đứng ra bảo lãnh và phải thanh toán nợ USD cho chính phủ, "đổi lại" là NHTW cho chính phủ nợ. Khoản nợ này được ghi nhận là khoản thấu chi - overdraft (tài khoản âm) với lãi suất... 0%. Hay mua T-bills của chính phủ phát hành với lãi suất 1% - thấp hơn nhiều lần so với lãi suất thị trường hoặc lãi suất BdL huy động.
Trong bối cảnh lãi suất trên thế giới giảm mạnh và duy trì ở mức thấp/âm trong thời gian dài thì chính sách lãi suất cao và giữ ổn định tỷ giá trở thành nơi hút dòng ngoại tệ đổ vào. Nhu cầu USD càng cao (cho nhập khẩu, trả lãi, bảo đảm ổn định tỷ giá), tổng trạng thái shortage USD ngày càng cao thì quy trình trên phải đẩy lãi suất tăng lên để đảm bảo thanh khoản.
Điều đặc biệt nhất và có lẽ là một trong những nguồn cơn của vấn đề lỗ lớn tại NHTW và khủng hoảng là cơ chế điều hành tỷ giá: peg currency, đồng nội tệ - Lebanese pound - LBP (đồng Bảng Liban hay Lira) được neo cố định vào USD theo tỷ giá 1,507.5 từ tháng 12/2007 và được giữ/bảo vệ từ đó đến nay, gần 23 năm! (Đồng nội tệ được cho là đang bị định giá quá cao có thể đến 50 - 60%, IMF's estimation: "the estimated overvaluation of the real effective exchange rate (REER) is significant.")
Quan trọng nhất và là ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu điều hành của NHTW nước này là duy trì dòng ngoại tệ chảy vào một cách ổn định. Dự trữ ngoại tệ được NHTW tích lũy liên tục (có thể nói là bằng mọi giá) vừa để bảo vệ đồng LBP, vừa hỗ trợ chi tiêu chính phủ cũng như, với trạng thái thanh khoản (liquidity gap) như vậy, phải cần duy trì lượng Fx reserves rất lớn. Kết quả Fx reserves trước đây luôn ở mức 11 - 12 tháng nhập khẩu! (Tất nhiên là cao vs. chuẩn tối thiểu 3 tháng.)

https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-05-06/lebanon-to-adopt-flexible-exchange-rate-finance-minister-k9v42umc?fbclid=IwAR2m9DO_WaE-FjTfg0pWJyNwT2FLh_iBVpx46dq5u3Cnl6OL3Nfo2fKHWDo



5.6.2020
1 kiểu Ponzi trên TTCK theo chiêu thức cái gì Mỹ làm được thì TQ sẽ làm vượt. Vậy ta có quyền nghi ngờ về số liệu của các đại công ty TQ khác như Baidu, Taobao...không?

Luckin xây dựng chiến lược xung quanh một ứng dụng di động mà qua đó nó gửi voucher cà phê miễn phí tới hàng chục triệu người, cùng các coupon giảm giá sâu để mua hàng sau đó. Những khoản chiết khẩu khiến giá một ly latte của Luckin chỉ còn 12 nhân dân tệ (1,67 USD), tương đương một phần ba đồ uống tương tự ở Starbucks.
6/2008, một vòng gọi vốn khác đã nâng định giá của Luckin lên mốc 1 tỉ USD. Vốn dồi dào tiếp tục cho phép Luckin mở thêm nhiều cửa hàng mới, rất nhiều trong số đó nằm sát cạnh cửa hàng Starbucks.
Màn IPO của Luckin vào tháng 5/2019 là một thành công rực rỡ. IPO thành công giúp Luckin có thêm 651 triệu USD và vốn hóa công ti chạm mốc 5 tỉ USD vào ngày giao dịch đầu tiên.
"Luckin bùng nổ, tăng trưởng chóng mặt và những con số thực sự hấp dẫn với các nhà đầu tư," John Zolidis, một nhà phân tích trong ngành nhà hàng đồng thời là chủ tịch Quo Vadis Capital, chia sẻ.

Một tháng trước khi Luckin IPO, một nhóm nhân viên công ty bắt đầu làm đẹp các con số bán hàng bằng cách vạch ra nhiều giao dịch không có thật. Họ dùng tài khoản cá nhân đăng kí với số điện thoại để mua voucher cho rất nhiều ly cà phê. Bằng cách này, Luckin đã thổi doanh số của mình tăng lên từ 200 triệu đến 300 triệu nhân dân tệ (28 triệu USD đến 42 triệu USD).
Mọi thứ còn phức tạp hơn thế. Từ cuối tháng 5/2019, các đơn hàng bán voucher cà phê cho khách hàng doanh nghiệp ồ ạt đổ về. Bên cạnh các đơn hàng cho một số khách hàng nổi tiếng trong ngành ngân hàng và hàng không, Luckin bán voucher cho hàng chục công ty chưa ai nghe trên khắp Trung Quốc.
Qingdao Zhixuan Business Consulting Co. Ltd, một công ty ở Sơn Đông, mua voucher trị giá 960.000 nhân dân tệ (134.000 USD) chỉ trong một đơn hàng. Tài liệu nội bộ cho thấy nó đã thực hiện hàng trăm giao dịch tương tự từ tháng 5 đến tháng 11/2019.
Trong năm 2019, 1,5 tỉ nhân dân tệ (210 triệu USD) doanh số bán hàng cho khách hàng doanh nghiệp của Luckin được thực hiện bằng cách này.
Khi doanh thu đổ về, Luckin cũng thực hiện thanh toán tới hàng chục công ty khác. Rất nhiều trong số đó không tồn tại cho tới tháng 4 hoặc tháng 5/2019, theo hồ sơ đăng kí doanh nghiệp.
Các nhà điều tra Trung Quốc phát hiện ra những khoản thanh toán cho đơn vị cung ứng đáng ngờ lên tới 1 tỉ nhân dân tệ (140 triệu USD) khi điều tra hệ thống của Luckin. Chúng được một người có tên là Liang xử lý. Nguồn tin nội bộ nói với WSJ rằng Liang là một nhân vật không có thật.
Theo hồ sơ nội bộ, bà Qian, CEO công ty, đã trực tiếp phê duyệt thanh toán và trong nhiều trường hợp, bà thậm chí trực tiếp giám sát quá trình thanh toán. Khoản thanh toán đã vượt mặt giám đốc tài chính công ty. Ông Reinout Schakel, giám đốc tài chính Luckin, từ chối bình luận.
WSJ nói rằng các công ty thường mua voucher của Luckin hay nhận thanh toán chi phí từ Luckin có rất nhiều liên hệ với chính Luckin, ông Lu hoặc các công ty do ông thành lập trước đó.
Một số có cùng địa chỉ đăng kí kinh doanh và số điện thoại với chi nhánh của CAR Inc hoặc Ucar. Một số khác đăng kí kinh doanh bằng email của các nhân viên hai công ty trên. Một công ty thậm chí đăng kí bằng chính địa chỉ email Lukin.
Một số công ty có mối quan hệ với họ hàng hoặc là bạn của ông Lu. Một khách hàng thường xuyên mua voucher số lượng lớn là Date Yingfei (Beijing) Data Technology Development Co. Ltd. có cùng số điện thoại với chi nhánh của CAR Inc. Trong khi đó, Zhengzhe International Trade (Xiamen) Co. xuất hiện trong tài liệu với vai trò là một nhà cung cấp nguyên liệu cho Luckin.
Date Yingfei và Zhengzhe có cùng đại diện pháp luật là Wang Baiyin, một người bạn cùng lớp của ông Lu. Ông Wang có 60% cổ phần của Date và 95% cổ phần của Zhengzhe.

Nguồn tin bên trong công ty nói rằng cách làm trên của Luckin giúp công ty có thể thổi phồng doanh thu và chi phí dù chỉ có một số lượng vốn rất nhỏ thực tế chảy ra và chảy vào công ty. Hiện chưa rõ nguồn vốn ban đầu để thực hiện các giao dịch kiểu này đến từ đâu.
Tháng 11/2019, Luckin công bố tăng trưởng doanh số bán hàng trong quý 3 lên tới 558% so với cùng kì năm trước và đặt mục tiêu tăng 400% cho quý 4. Doanh thu thuần của mỗi cửa hàng tăng trưởng 80%, theo báo cáo tài chính.
2 tháng sau đó, sau khi cổ phiếu tăng gấp đôi, Luckin gọi 865 triệu USD trong một vòng bán cổ phần và trái phiếu chuyển đổi. Giá cổ phiếu của Luckin còn tăng mạnh hơn khi số lượng cửa hàng của nó ở Trung Quốc vượt mặt Starbucks. Luckin cũng lên kế hoạch bán đồ uống qua máy bán hàng tự động.
Và rồi, vào 31/1, Muddy Waters LLC, một công ty Mỹ, bất ngờ tung ra tài liệu 89 trang liên quan đến Luckin. Muddy Waters nói rằng sau khi nghiên cứu băng ghi hình thời lượng 11.000 giờ ghi lại cảnh khách hàng ra vào các cửa hàng Luckin, 25.000 hóa đơn khách hàng và quan sát trực tiếp hơn 1.500 người đến Luckin, mọi thứ dường như cho thấy phần lớn doanh thu công ty đã bị thổi phồng.
Cổ phiếu Luckin lao dốc sau đó song bật tăng trở lại khi Luckin phủ nhận cáo buộc. Báo cáo được đưa ra vào thời điểm đơn vị kiểm toán chuẩn bị xem xét báo cáo của Luckin trong năm 2019.
2 tháng sau, vào ngày 2/4, Luckin bất ngờ nói rằng 2,2 tỉ nhân dân tệ (310 triệu USD) doanh thu năm 2019 của hãng là số liệu giả. Con số tương đương một nửa doanh số dự phóng từ tháng 4 cho tới tháng 12.
Ernst & Young Hua Ming LLP cho biết sẽ thực hiện điều tra bằng cách liên hệ với các nhân sự tại Luckin phê duyệt những giao dịch khiến thu nhập và chi phí tăng mạnh.
Từ định giá 12 tỉ USD, vốn giá của Luckin rớt về mức 650 triệu USD vào thời điểm cuối tháng 5.
"Luckin Coffee đang sa lầy vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có và một cuộc tranh luận công khai", công ty phát đi thông điệp hồi giữa tháng 5. "Chúng tôi tin, với sự giúp đỡ của tất cả nhân sự Luckin, công ty sẽ vượt qua khủng hoảng và trở lại đường đua".