Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Chuyện chơi golf



Golf nôm na là dùng gậy đánh banh vô lỗ. Banh nhỏ, lỗ nhỏ, gậy thì dài ngắn khác nhau, khoảng cách từ lỗ nọ tới lỗ kia khoảng vài trăm yard. Sân golf thường có 18, 24, 36…lỗ. Dân chơi nghiệp dư thường dùng handicap để đo mức tài nghệ của mình.

Ví dụ chơi 24 lỗ, mỗi lỗ nếu đánh chuẩn mất 03 lần đánh kêu bằng 03 gậy nhưng dân chơi nghiệp dư không nuốt nổi nên số lượng gậy dư ra trên 72 (=3*24) kêu là handicap. Tay nào handicap cỡ 10 là đã coi người khác như rác và khi đánh thường phải chấp.

Để hình dung mức độ khó của môn này ta lấy bida lỗ để so sánh, lỗ gần chút xíu nhưng hụt lên hụt xuống.

Tuy vậy golf không nổi danh vì khó mà lại nổi danh là môn chơi quí tộc, thượng lưu. Như Việt nam ta số người chơi môn này nếu trừ dân huấn luyện, dân chuyên nghiệp gọi tắt là dân thể thao ra thì chỉ còn khoảng vài ngàn đấy là chưa trừ dân chơi ké chiếm khoảng 1/3.

Sao số người tham gia ít vậy, đơn giản vì quá mắc so vơi túi xiền của số đông. Đơn cử một buổi chơi ở sân Long Thành nếu bạn không có thẻ thành viên thì tổng chi phí vô sân, tiền caddy, ăn uống cũng tròm trèm 2 triệu (chưa tính tiền đi lại. Đánh golf mà đi nhờ xe thì kỳ quá).

Nói vậy để có thể hình dung ra bước phát triển của môn này từ môn chơi của mấy chú chăn cừu bên Scotland nay thành môn đẳng cấp No.1 trên toàn thế giới.

Nhưng đã dính vô chơi là say như điếu đổ, bạn tui, một golfer từ 02 năm nay có thể nói về golf ơ khắp mọi nơi, mọi lúc, mọi giới.

Nó nói: hay lắm

Và phân tích hàng loạt ưu điểm:

- Có lợi cho sức khỏe vì đi bộ trên đồng cỏ bao la, không khi trong lành

- Có cơ hội tiếp xúc với những người đẳng cấp

- Bàn chuyện làm ăn không bị nghe lén

- Nhận biết tính cách của mọi người: người cẩn thận, người nóng tính, người gian dối, láu cá…

Có chuyện nó không nói ra nhưng tôi biết là nó chơi độ đề bù vô phần chi phí. Nói nôm na là chơi không mất xiền, chỉ có thế vợ mới cho đi thoải mái.

Nhưng trên hết, nó say sưa:

- Môn này là môn chính mình đối diện với mình nên chính là chiến thắng bản thân. Mà có cái gì quan trọng hơn là thắng chính mình?

Tôi hỏi:

- Khi ku chiến thắng có sướng không

- Không sướng nào bằng

- Vậy là tự sướng rùi. Tui không hiểu sao mi lại đi thích môn tự sướng nhẩy?

Nó có vẻ giận, mấy ngày sau đi đâu cũng nói tui là cái thằng không được chơi thì nói xấu. Ý nó là trâu buộc ghét trâu ăn đây mừ.

Như vậy là chơi golf = tự sướng???

Tết lệt bệt



Ngày Tết là ngày như mọi ngày khác thôi, chẳng qua được qui hoạch là Tết. Đó là nói theo kiểu mấy anh cán bộ tự cho mình là giỏi mà không làm sao lên nổi hàng lãnh đạo.


Trước Tết lo mua dự trữ đồ ăn, bánh trái, thực phẩm…các loại như thể sẽ dùng cho cả tháng dù biết chẳng ăn hết. Sau Tết lại dư thừa thiu thối, lớp vứt đi, lớp tiếc của ăn đồ không tươi, phát khiếp, phát ớn.

Cả năm lo trồng cây tưới tắm, giao thừa đến chùa hái lộc. Cây cả năm chỉ chờ mùa xuân ra bông trổ lộc lại bị người thành tâm vặt trụi, xơ xác. Thành phố bây giờ chỉ còn văn hóa cây xanh trồng cho tốt tươi rồi vặt trụi thôi chớ trước đây khoảng 20 năm còn có văn hóa nuôi cho béo rồi làm thịt (gà, heo, chó…), ác liệt hơn nhiều.

Quí nhau ở cái tình, xác định lì xì lấy hên lấy vui cho con cháu, người quen. Vậy mà con mở phong bao lì xì được vài lần là nhiễm ngay thói xấu bình loạn của cha mẹ về người vừa lì xì, vừa tay bắt mặt mừng. Khiếp toàn từ chọn lọc như giàu mà keo, mình đưa nhiều nó đưa ít…

Cả năm dạy con nhỏ xa tiền bạc vì ngày tết mà mấy đồng bạc lẻ có đủ hỉ nộ ái ố.

Cả năm tiết kiệm được tí tiền, Tết chen nhau về quê, vất vả khổ cực. Mấy ngày tết mà tai nạn giao thông tăng vọt, chết đến hơn 300 người.

Trước tết kềm lạm phát, sau tết nào xăng, nào điện tăng giá. Vẻ lạc quan trước tết lại biến mất, mà năm nào cũng như năm nào.

Mới hay, đúng là ta âm lịch. Mở cửa đổi mới bao năm mà vẫn ta chơi khi họ làm, nhìn quanh chỉ còn Trung quốc ăn tết như ta.

Ngập nước, mùi hôi và kẹt xe





(Bãi rác Đa phước)

Gió đưa mùi rác la đà
Tiếng xe lúc kẹt, triều cường mênh mang
Mịt mùi khói tỏa ngàn sương
Tự nhiên thì ít, nhân tai thì nhiều

Sep 27, 2010
Hôm rồi có bạn hỏi
Đường về nhà em năm ngoái không ngập sao nay ngập nước và sao cho hết ngập?
Ngoái không nay ngập thì đơn giản, có mấy lý do chính người ta nói đầy ra rồi:

- Mưa to, triều cường. Mưa to quá, nước dâng cao quá. Tóm lại do ông trời.

- Đường về nhà em xưa xung quang là bãi trống, ruộng rau muống, kinh rạch ngoằn ngoèo, không có cống thoát nước. Nay betong hóa, nhà nhà xếp lớp, nước chỗ đâu chảy. Tóm lại, tại em và hàng xóm em.

- Đất bị lún xuống hàng năm cũng tại nhà xây trển và hút nước ngầm lên xài

- Sửa đường, xong bít mất hoặc gây nghẹt cống ngầm. Lỗi này do cơ sở hạ tầng xài quá lâu nên quá nát…Còn một số lý do nữa lẻ mẻ nên không kê ra như nạn xả rác chẳng hạn…

Giờ sao cho hết ngập. Câu nầy khó, giống câu Chúa hỏi các quan là làm xương cho sáo, nhõn Quỳnh giả nhời được.

- Cách đầu, thành phố làm hoài: nâng đường lên. Ngặt khoảng 5 năm lại lún, phải nâng tiếp. Các bạn quanh đó chưa nâng thì ráng chịu, lại bị ngập, cách này chẳng qua là chơi kiểu nước chảy chỗ trũng. Làm hoài miết đường giống đường đê, nhà dần mất tầng trệt. Không tin tham quan khu dân cư Văn Thánh.

- Cách 2: Xây đô thị mới, chuyển dần từng khu cũ sang rồi sửa, giống như Phố Đông bên Thượng Hải đã mần. Kẹt nỗi phải có nhiều tiền, mà tiền lại tập trung cho sửa khu đô thị hiện hữu rồi.

- Cách 3: cũng đang mần từ từ, monorail và subway. Nhưng đây là né ngập chứ hổng phải làm hết ngập.

Trên là những cách chung, còn cho cá nhân thì còn 02 cách:
- Sống chung với ngập, khỏi tốn tiền, nâng cao tinh thần chịu đựng
- Dọn nhà đi chỗ khác, cái này cần nhiều tiền. 

- Nhưng giờ ngoài ngập nước còn phải để ý thêm chuyện kẹt xe, mùi rác.
Dạo trước tôi ở khu Chu Văn An, Bình thạnh. Gần villa 1 ông trung tướng về hưu. Kế đó có nền đất trống, chủ đất cho thuê làm vựa ve chai. Trung tướng lên phường khiếu nại miết không xong cũng lẳng lặng mua nhà chuyển đi nơi khác.
Hay lẩu dê Hương sơn Trần Não Q.2, kế bên là villa ca sỹ nổi tiếng, cứ đêm đêm ngửi mùi dê khỏi cần ca.
Với bộ 3 bất khả: ngập nước, kẹt xe, mùi rác thì xem ra nhà giàu cũng khóc.
Lan man vậy, ngập ngừng vì giải pháp lượm lặt.

Lửa đắng

Không nghe Tạ Biên Cương bình loạn
Không chấp trọng tài bênh chủ nhà

Đọc lửa đắng của Nguyễn Bắc Sơn (NXB Lao động 2008) nói về luật đời trong xã hội thời chuyển đổi, chống tham nhũng. Nhàn nhạt nhưng có vài ý hay chép ra hầu các bạn.

Trước nghe nói: vụng chèo khéo chống

Hiểu là trên thuyền người vụng chèo đã có người khéo chống lo.

Bắc Sơn viết: vụng chèo khéo trống

Giải thích: người hát chèo, được trống phía dưới hỗ trợ cho thêm hay, nếu đuối thì tiếng trống át đi, không lộ hàng (dỏm).

Cũng là một cách giải thích hay.

Bắc Sơn còn sưu tầm



5 điều răn với quan chức:

- Không lơ là với nhà báo

- Không lếu láo với cấp trên

- Không quên các bậc tiền bối

- Không bối rối với chị em

- Không lèm nhèm với cấp dưới



5 điều cho công chức:

- Không nghe cave kể chuyện

- Không nghe thằng nghiện trình bày

- Không dây với các nhà báo

- Không lếu láo với cấp trên

- Không đưa hết tiền cho vợ



Cái nầy không thuộc lửa đắng, nói về người đương đại:

- Nhân: nhân cơ hội kiếm chác, hại người

- Lễ: cho và nhận lễ vật là quyền lợi và nghĩa vụ

- Nghĩa: chỉ có nghĩa khi có lợi, ăn cây nào rào cây ấy

- Trí: trí giả trí giã hóa ra trí trá

- Tín: mê tín, khoái cúng cầu trấn ểm, quyết không để xảy ra tình trạng ngày thường nén nhang chẳng thắp, lúc gấp ôm phật mà kêu.


Bổ sung: thành đạt nhờ
- Hậu duệ
- Tiền tệ
- Quan hệ
- Trí tuệ

Tôn tử không cười


“ Như chúng ta đã biết, “Tôn Tử binh pháp” là một tác phẩm của người Trung Hoa gồm có 13 thiên đã ra đời cách đây 2.500 năm và không ngừng tỏa sáng.

Tôn Tử binh pháp không những được các danh tướng A Châu nghiền ngẫm và coi là tinh hoa của nghệ thuật dùng binh mà ngày nay tác phẩm của ông còn được các nhà quân sự trên thế giới tham khảo, so sánh với các binh thư cổ điển của Tây phương như sách của J.Cesar, Napoleon…Trong những so sánh này, sách của Tôn Vũ Tử được đánh giá là sâu sắc và toàn diện hơn.

Mục đích của binh pháp Tôn Tử không phải là đánh bại kẻ thù mà là giành phần thắng cho ta. 13 thiên được gói gọn trong lời nói của Tào Tháo: “Gốc ở nhân nghĩa, dựa vào quyền mưu” .
Như vay, Tôn Tử binh pháp không chỉ là một cuốn sách dạy về hành binh bố trận mà nó bao gồm tất cả những phương pháp xử thế trong quan hệ xã hội, thương lượng đàm phán, kinh doanh…để có thể bước tới thành công tùy theo mục đích của người nghiên cứu.”
Vậy binh pháp đó có khiếm khuyết gì? Xin thưa đánh trận thì không biết chứ mang qua thương trường, đời sống thì nó có nhiều vấn đề vì hổng relax. 
Nói vậy còn nhẹ vì người TH sinh ra binh pháp này nhưng đánh đâu thua đó. Xem sử khắc biết.

Khuyết 1: Không coi trọng khoa học
Khi Nã phá luân đi đày, thấy tàu hơi nước chạy ngược gió không cần buồm đã nhận ra nguyên nhân thua trận của mình.
Chối J. Watt không chịu đóng tàu hơi nước. Sau hải chiến, quân Anh trang bị loại tàu tiên tiến này đánh hải quân Pháp đại bại.
Xuyên suốt 13 thiên Tôn tử binh pháp thấy vắng bong vai trò vũ khí. Nói cách khác mặc định vũ khí là như nhau.

Khuyết 2: Thương trường là chiến trường.
Người TH nổi tiếng buôn bán giỏi nhứt thế giới vì áp dụng binh pháp Tôn Tử. Họ có câu nói khét tiếng:
Thương trường là chiến trường.
Chiến trường nên không thương lượng với bạn bè, chỉ thương lượng với kẻ thù. Buôn bán win win mà coi nhau như kẻ thù. 
Một hai lần thì còn được, sau ai cũng nhận ra chân tướng gian trá sát phạt thì còn chơi với ai. Có ai dại đâu mà binh bất yếm trá, ăn người mãi sao được.

Khuyết 3: không relax
Đội tuyển bong đá TH đại diện cho 1,3 tỷ dân nhưng bị Hàn quốc, Nhật bản nhỏ hơn nhiều tẩn cho suốt. Một trong những lý do đã được HLV Bora lừng danh chỉ ra là người TH, cầu thủ TH không hiểu khái niệm cuộc chơi, thăng hoa trong bong đá mà coi bong đá là cuộc chiến. Khi nào cũng nhăm nhăm thắng thua mà không biết cuộc sống còn có vui chơi giải trí.

Thế thì thua là phải.
Vậy Tôn tử không cười là điểm yếu chí mạng của TH. Tướng Lưu Á Châu đã nói đúng khi cho rằng TH không có nhà tư tưởng, chỉ có mưu lược gia nhăm nhăm thắng thua.

Thạch Sùng vs. Vương Khải


Thạch Sùng nổi tiếng: xưa nghèo khó, sau được thời phất lên. Phú gia địch quốc. Sau thua độ, phá sản. Tiếc của chắt lưỡi mà chết. Hòa thân làm con thạch sùng (hay thằn lằn).
Vương Khải: con quan, phú gia địch quốc. Thắng Thạch Sùng nhờ mẻ kho.
Mẻ kho: niêu đất bể, nhà nghèo lấy mảnh còn tươm chút để kho cá.
Ngày nay ai ai cũng biết Thạch Sùng, chẳng mấy ai biết Vương Khải.
Đây là nghịch lý vì người thua nổi tiếng để đời. Khác bóng đá và xã hội hàng ngày, chỉ có vô địch mới đáng kể.
Vương Khải bà con không nhớ vì thắng chẳng vẻ vang.
Bạn tính, mẻ kho đáng giá gì. Đâu thể tính là tài sản hay của báu của nhà cự phú được. Vậy mà vẫn được tính. Tính để thắng.
Nguyên nhân Vương Khải thắng là do người chấm - ban giám khảo.
Chúng ta nhớ rằng Vương Khải là con quan. Con quan nên chỉ cần hơn mẻ kho là thắng.
Xưa: Quý tộc luôn thắng nhà giàu.
Nay: di tích còn sót lại, giàu thì cạy cục làm chính trị. Không phải để nổi mà để toàn mạng.

Công thức thành công


Công thức thành công của Bạc Hy Lai:
" ...những người mà đã có được vị trí của họ nhờ vào tham nhũng(corruption), gian lận(cheating), sự bảo trợ của chế độ lý lịch(patronage), và mánh khóe lôi kéo đám đông vô thức(manipulation)."