Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Ba tôi và thủ tướng Võ Văn Kiệt - một kỷ niệm


(Ba tôi đứng đầu tiên từ trái qua cùng các em)


Năm 1985, gia đình tôi chuyển từ Hải Phòng vào Sài Gòn. Rời cục Đăng kiểm, ba tôi đến phân viện Thiết kế tàu thủy làm việc.

Đại học Bách khoa Phú thọ trước 1975 có trường Hàng hải, sau 75 bị xóa bỏ.

Nói chuyện với mọi người ba tôi luôn nhắc tới chuyện 1 thành phố lớn như vậy mà sinh viên ngành hàng hải phải ra HP học, rồi trường ĐH Hàng hải mở phân hiệu phía Nam thu hút 1 lượng sinh viên nhưng 2 năm cuối cũng vẫn điệp khúc HP thẳng tiến.

Ổng nghĩ rằng nhân lực cho ngành đóng và sửa chữa tàu biển tại SG đang rất thiếu mà trình độ chuyên môn của các cán bộ trong ngành thừa sức đào tạo, chỉ cần có trường ĐH mở ngành mà thôi.

Nghĩ là làm, ông bắt tay vào viết đề án xây dựng ngành đào tạo cơ khí đường thủy với đích nhắm là trường ĐHBK Tp.HCM.

Năm 1989, ba tôi gặp ông Lê Văn Châu, phó thống đốc NHNN vô công tác SG. Bạn cũ từ hồi học Trung quốc những năm 50 gặp nhau hàn huyên tâm sự. Ông Châu nhận lời chuyển đề án tới thủ tướng Võ Văn Kiệt, đó là năm 1989.

Vài tháng sau thủ tướng Võ Văn Kiệt bút phê đồng ý với nội dung bản đề án và chuyển tới hiệu trưởng trường ĐHBK TP, ông Trương Minh Vệ.

Cuộc gặp giữa hiệu trưởng và ba tôi diễn ra nhanh chóng. Ông làm thủ tục chuyển về trường, vài tháng sau, năm 1990, bộ môn Cơ khí tàu thủy ra đời.
(http://www.dte.hcmut.edu.vn/dte/index.php?tin=13)

Note:
- Ba Phương là người trồng cây. Từ trường ĐH giao thông sắt bộ Cầu Giấy Hà nội đến ĐH Đường thủy Hải phòng rồi ĐH Hàng hải HP, cục Đăng kiểm HP ông đều là 1 trong những người đầu tiên về xây dựng ngành.

- Ngày đó thủ tục hành chính còn chưa ISO như bây giờ nên thông thoáng. 1 bản đề án vượt biết bao cấp mà thủ tướng vẫn đọc, đó góp phần cho bộ máy hành chính có sinh khí. Còn bộ máy mà nhăm nhăm từng nấc từng cấp không còn không gian thoáng đãng thì hệ thống đó bị quan liêu nặng.
- Ba tôi và ông 6 Dân chưa hề gặp nhau, chỉ làm qua đề án.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Đá nhanh hay chậm, Mr. Ricardo


3 mô hình chính trong kinh tế từ cổ chí kim:
- Tự cấp tự túc: các tên gọi khác bế quan tỏa cảng, tự lực cánh sinh, biệt lập. Món này mấy anh ảo tưởng 1 mình 1 chợ khoái xài
- Trọng thương: toàn cầu hóa, thương mại tự do. Món này cho mấy anh ưa buôn bán đổi chác
- Mở có trọng tâm: giao thương nhưng vẫn giữ an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng...dùng khi thấy bị kẻ khác uy hiếp.
Tóm lại xài mô hình nào do thấy có lợi hoặc tưởng là có lợi thì mần.

Lợi thế so sánh:
"...là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc giasẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sốngtăng trưởng kinh tế của chính mình."

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%A3i_th%E1%BA%BF_so_s%C3%A1nh
Thực ra trong 1 thời gian dài thì lý thuyết này cũng thường thường bậc trung thôi nhưng từ khi hết chiến tranh lạnh thì những người cổ súy cho toàn cầu hóa đã phất cờ lãnh đạo cuộc chơi kinh tế - và tất nhiên Ricardo trở lại trang trọng với tư cách là người đặt nền móng cho sự nghiệp này.

Toàn cầu hóa ca bài ca khải hoàn với EU, WTO...thừa cơ xốc tới với TPP và chiến ca của toàn cầu hóa là Chiếc lexus và cây ôliu, thế giới phẳng.

http://www.hoclamgiau.vn/training/lib/44/478/Chiec-Lexus-va-cay-O-Liu--Thomas-L-Friedman

http://www.vnseameo.org/ndbmai/Thegioiphang.pdf
của Friedman.


Khi đó, toàn cầu hóa lan tới VN qua Vinashin và chúng ta từng tự tin phải đón đầu sự chuyển dịch của nền công nghiệp đóng tàu từ Nhật Bản, Hàn Quốc qua Trung Quốc. Giờ phải tới Việt Nam chớ. Như 1 bài học kinh nghiệm, ta đã đón mừng quá lớn, quá sớm. Nói 1 cách dân dã là dựng cổng chào cho voi nhưng ai ngờ lại chỉ có lừa đi qua.

Ở VN vậy còn thế giới cũng đâu khác:

Trong khi giới tinh hoa ngây ngất với toàn cầu hóa thì họ bỏ quên những người đồng bào chậm lụt của mình.

Có 1 điều ai cũng né không dám nói là ngay ở những nước phát triển nhất đâu phải cũng thông minh, cũng là đầu tàu. Anh sử dụng lao động ở những nước đang phát triển thì ở chính quốc công việc mất (từ khi TQ vô WTO thì Hoa Kỳ mất 2,7 triệu việc làm).

Ricardo bộc lộ vấn đề cố hữu là việc làm. Cuối cùng người lao động cũng nhận ra rằng tổng GDP, GPD/người...không quan trọng bằng việc làm và thu nhập, mức sống của mình. Họ đã lên tiếng, qua lá phiếu của mình ở Anh, Hoa Kỳ, Ý...

Những người bi quan thì cho rằng TCH vỡ trận, thế giới quay về bảo hộ mậu dịch sẽ làm giảm mức phồn vinh toàn cầu nhưng thực ra họ đã tham lam khi triển khai TCH nhanh quá, số đông mệt rồi, họ muốn chơi chậm lại, vừa sức thôi.

Giống như hiện tượng VN. Sau 1 thời gian chơi nhạc đỏ thì nhạc vàng quay lại giới bình dân 1 cách vững chắc, mặc ai chê ai chặn.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

SWOT về VN

Bấy lâu băn khoăn suy nghĩ hoài vị trí VN trên bản đồ thế giới. Sức mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức như thế nào.
May quá nhờ cơn mưa mà đáp án chính xác đã có. Đúng là hay không bằng hên.
Cảm ơn cơn mưa
Sức mạnh: đẹp 
Điểm yếu: nghèo 
Cơ hội: nhiều trai thích  
Thách thức: trai làng ngăn không cho lấy người ngoài

5.6.2020
Sức mạnh: đẹp 
Điểm yếu: nghèo 
Cơ hội: Các nước chuyển chuỗi cung ứng khỏi TQ 
Thách thức: Gắn quá chặt, quá nhiều với chuỗi cung ứng của TQ

VN đang nghĩ nhiều về mối lợi mình được hưởng khi phương Tây chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi TQ như: khu công nghiệp sẽ mở rộng, dịch vụ tăng, đón công ty SX, chuyên gia nước ngoài...nói chung là lợi, chưa kể là trạm trung chuyển giữa TQ và Mỹ.
Vậy còn ảnh hưởng của việc VN đã và đang nằm rất sâu rộng trong chuỗi của TQ như đợt Covid vừa qua cho thấy thì là tốt hay xấu, giải quyết thế nào hay chỉ đơn giản TQ chuyển phân xưởng phụ trợ qua đây?



Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Vụn sử kinh tế Việt


Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016
Vụn sử về kinh tế Việt (Phần 1)
Từ vua Hùng tới Cao vương
Thời Hùng Vương. Dù thời kỳ này được coi là huyền sử nhưng cũng có 1 số thông tin chú ý sau:

Dân bắt đầu định cư, canh tác nông nghiệp:
(https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B9ng_V%C6%B0%C6%A1ng)

"Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Theo sách An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng chép. Giao Chỉ khi chưa đặt làm quận huyện, bấy giờ có ruộng Lạc, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, khai khẩn ruộng ấy là Lạc dân, thống trị dân ấy là Lạc Vương, người giúp việc là Lạc Tướng: đều dùng ấn đồng thao xanh. Nước gọi là Văn Lang. Phong tục thuần hậu, mộc mạc, chưa có chữ nghĩa, còn dùng lối thắt nút dây làm dấu ghi nhớ; truyền được mười tám đời."

Thời Hùng Vương thứ 6 thì lúa nước đã bao gồm cả gạo tẻ, gạo nếp và con heo (lợn) đã được thuần hóa thành vật nuôi trong nhà. Truyện bánh chưng bánh dày là minh chứng:

(http://truyencotichvietnam.info/truyen-co-tich-viet-nam-banh-chung-banh-day.html)

Sử liệu không cho biết đã dùng trâu vào việc cày ruông chưa, cũng như đã biết dùng ngựa chưa. Dùng ấn đồng thao xanh chỉ thời kỳ này là thời kỳ đồ đồng tuy nhiên có thể đã có bước qua đồ sắt?

"Xin cho một thanh gươm, một áp giáp sắt và một con ngựa, vua không phải lo gì". (https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1nh_Gi%C3%B3ng)

Điều trùng hợp là Lang Liêu, Thánh Gióng cùng xuất hiện vào đời Hùng vương thứ 6

Nói vậy nhưng lại có mâu thuẫn là đời HV18 thì vua vẫn phải nhún mình điều đình (gả con gái) với dân du canh du cư săn bắt hái lượm là Sơn Tinh và đời vua này cũng ghi nhận việc nhận giống cây từ xứ khác tới (xem sự tích quả dưa hấu - Mai An Tiêm)

Tới thời Triệu Đà dân ta biết thêm nghề chế tác ngọc trai:

"Năm 208 TCN, Triệu Đà đánh thắng Âu Lạc của An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập nước Nam Việt. Theo truyền thuyết, sau khi nghe tin Mỵ Châu bị An Dương Vương giết, Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn để trọn tình với vợ là Mỵ Châu."

"Người ta nói máu Mỵ Châu chảy xuống nước, những con trai con hến ăn vào đều hóa thành ngọc. Ai bắt được ngọc ấy đem đến rửa ở giếng Trọng Thủy trẫm mình thì sắc ngọc tự nhiên rực lên."

Có lẽ thời Cao Biền thì kinh tế VN có sự thay đổi rõ nét nhất, mang hơi hướng văn minh của thời Đường.

Cao vương xây thành Đại La và nối liền đường giao thông thủy:
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Bi%E1%BB%81n)

"Cao Biền cho xây thành chu vi 3000 bộ, hơn 40 vạn gian phòng ốc, từ đó quân Đại Lễ không còn xâm phạm.[6] Sau đó, ông cũng tiến hành một dự án lớn để loại bỏ những trở ngại tự nhiên trên thủy lộ giữa Tĩnh Hải quân và Lĩnh Nam Đông đạo[chú 8], khó khăn về giao thông của Giao Chỉ được loại bỏ."

"Thành Đại La ban đầu do Trương Bá Nghi cho đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (767), năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (791),Triệu Xương đắp thêm. Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (808), Trương Chu lại sửa đắp lại, năm Trường Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sôngTô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành, sau đó Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn. Theo sử cũ thìLa Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (≈6,6 km); thành cao 2,6 trượng (≈8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (≈8,33 m), nữ tường[13]bốn mặt cao 5,5 thước (≈1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn[14], 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (≈7,09 km), đê cao 1,5 trượng (≈5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà."

Như vậy từ 866 thì nước ta đã đô thị hóa. Đại La là kẻ chợ. Sau này, 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên Thăng Long là 1 sự tiếp nối sau hàng trăm năm gián đoạn.

Thời kỳ này cũng ghi nhận dân ta bắt đầu biết dệt lụa, dệt vải:

"Theo thần phả ở Hà Đông, Cao Biền có một người vợ là Lã Thị Nga (Lã Đê nương), theo ông từ phương bắc sang Việt Nam. Bà không ở cùng Cao Biền trong thành mà ra ở bên ngoài, khu vực ngày nay làquận Hà Đông. Bà đã truyền nghề dệt lụa cho dân ở đây và trở thành bà tổ nghề dệt lụa Hà Đông. Sau khi Cao Biền về bắc, bà ở lại Tĩnh Hải quân. Sau nghe tin Cao Biền mất ở Trung Quốc, bà gieo mình xuống sông tự vẫn. Dân lập đền thờ bà ở bờ sông."

Truyện Cao Biền còn cung cấp cho chúng ta vài ghi nhận thú vị như dân ta lần đầu tiên thấy diều. Sau thần hồn nát thần tính lại tưởng ông cưỡi diều bay tìm long mạch.
Biết làm tương (truyện lẩy bẩy như Cao Biền dậy non). Bà gián điệp công nghệ này đã thần bí hóa chuyện làm tương lên hàng phi thực và con cháu ngày nay vẫn thừa hưởng được tính 1 tấc tới giời đó.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016
Vụn sử về kinh tế Việt (Phần 2)
Hôm qua có bạn hỏi tôi

1. Sao vua Hùng lại phải thiên vị khi gả con gái cho Sơn Tinh?

Vua Hùng xưa gọi là vua nhưng thực ra là tù trưởng thì đúng nghĩa hơn. Ổng đứng đầu bộ lạc Lạc Việt định cư sản xuất nông nghiệp.

Sơn tinh, Thủy tinh là 2 anh đại diện cho lớp du canh du cư, săn bắn hái lượm.

Bạn có thể thấy, khối nông nghiệp định cư đông hơn, giàu hơn nhưng chưa lấn át hoàn toàn được dân du cư nên vẫn phải hòa hiếu, chung sống hòa bình, chưa kể style gả con lấy đất rất phổ biến.

Tôi đồ rằng sau vụ này vua Hùng thêm được khối đất.

Như vậy, trong 2 anh thì nhà vua chọn Sơn tinh rõ ràng có lợi hơn.


2. Sao thả diều lại có hiệu quả mạnh thế
Xưa, và cả nay con người rất mê tín. Con diều sáo to vẽ hình người bay trên đầu, lượn như chim thì sợ hãi là phải rồi.

Sau thời Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết mỡ lên lá cây mà mọi người chẳng tin như sấm đó thôi.


3. Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non
Dân ta hồi đó lấy rễ cây làm nước chấm, chưa biết ủ tương. Khi CB đem công nghệ làm tương (xì dầu) tới thì tất nhiên dân ta rất tò mò, tìm cách học lóm bí kíp.

Học lén nên sợ, nhìn ủ men lúc nhúc thần hồn nát thần tính lại tưởng phép thuật.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016
Vụn sử kinh tế Việt (Phần 3)




Hằng số thị tộc
Là người VN, hầu như ai cũng biết câu chuyện 100 trứng của mẹ Âu Cơ và lấy làm tự hào về điều đó. Hãnh diện gọi nhau là đồng bào và gọi người đối diện dù không có họ hàng huyết thống gì là cô gì chú bác...cực kỳ phức tạp, rối rắm, cứ như cả xã hội là 1 nhà vậy.

Xưa gọi thế để tỏ tình thân mật, thiện ý hòa bình. Dấu hiệu không đánh giết nhau khi người lạ gặp nhau, nhìn đểu.

Tập tục này còn sót lại ở vùng nông thôn Bắc Bộ như ngăn không cho gái làng lấy trai ngoài, thậm chí phố Cảng còn có chiều nhìn để là đánh làm trai lạ vô hẻm gặp thập phần nguy hiểm.

Tuy nhiên điều này cũng làm cho tình trạng bằng mặt không bằng lòng, 9 người 10 ý mà vẫn lòng vòng không nói thẳng nở rộ (http://trantuananh9.blogspot.com/2015/09/cach-goi-cach-chao-va-9-nguoi-10-y.html)

Vậy là dấu vết thị tộc quy mô nhỏ đã đóng dấu ấn vào cách gọi của người Việt, làm người Việt khi nhóm nhỏ thì ok nhưng khi làm công dân lại rối.

Cho nên hằng số thị tộc này cản trở người Việt tiến lên CNH, HĐH kinh khủng mà chúng ta vẫn hồn nhiên không biết giống như chuyện cha con Thục Phán Mỵ Châu tin nhau vậy.

Vì sao Nam tiến thành công
Ở phần 1 ta đã biết Cao Biền bắt đầu khởi sự đắp đê. Cho tới thời Lý Trần thì đê điều vẫn nhỏ, manh mún.

Cho tới thời Lê sơ việc đắp đê sông Hồng cơ bản hoàn thành.

(https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%AA_s%C3%B4ng_H%E1%BB%93ng)

"Dưới triều Lê sơ những con đê lớn hơn được đắp mới và tôn tạo trên hai bờ sông Nhị Hà được xem là sự can thiệp vào tự nhiên quá giới hạn cho phép, kết quả là sông Hồng trở nên hung dữ, đã vỡ và gây ngập lụt triền miên trong thời nhà Nguyễn, và lúc đó đã có nhiều ý kiến đề nghị xem xét vấn đề bỏ hay giữ đê."

Thoát cảnh lụt lội nên năng suất lúa tăng vọt:

Đời vua Thái tổ, Thái tông

Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn

Nguồn lương thực dồi dào dẫn đến số lượng người tăng nhanh. Và việc gì cũng có mặt trái, đồng bằng sông Hồng bị cưỡng bức đã không phát triển hết tầm của nó.

Đồng bằng trở nên nhỏ hẹp, hết màu mỡ, công sức đắp đê ngăn lũ nặng nề khiến cho muốn ổn thì 1 bộ phận không nhỏ phải đi tìm vùng đất mới.

Và Nguyễn Hoàng đã xuất hiện đúng thời điểm để mở đường Nam tiến. Với số người đông đảo, có kỹ năng làm ruộng, chiến trận, trang bị tốt thì việc tiến vô Nam nơi đất rộng người thưa tương đối dễ dàng.

Lời khuyên của Trạng Trình như vậy cũng chỉ mang tính tham vấn cho vững dạ mà thôi vì với việc đắp đê, con đường Nam tiến là tất yếu.

Đắp đê ở miền Nam
Sau 75, bài đắp đê ngăn lũ sông Hồng lại được thi triển ở đồng bằng sông Cửu long.

Kết quả lại được lặp lại nhưng với chu kỳ ngắn hơn. Lúa 3 vụ, nhưng độ màu mỡ thấp dần dẫn tới phải gia tăng phân hóa học.

Cộng với biến đổi khí hậu, thì lần này với đắp đê ta tiến đi đâu?

1. Nhà thống kê kinh tế đầu tiên của VN

Xưa các cụ phân chia giai tầng trong xã hội thành sỹ nông công thương tức là sỹ phu - trí thức - kẻ đọc sách, nông - nông dân, đánh cá (chỗ này phát triển so với trước là ngư tiều canh đọc ( đánh cá, đốn củi, cày cấy, đọc sách), công - sản xuất thủ công, rèn dao búa... và thương - dân buôn bán.

Dựa trên nền này thì Lê Quý Đôn đã đi sâu vào chức năng của mỗi giai tầng:


- Phi nông bất ổn

- Phi thương bất hoạt

- Phi công bất phú

- Phi trí bất phát

So với Kinh tế gia Tây thì có những phái như trọng nông, trọng thương, cách mạng công nghiệp, rồi nền kinh tế tri thức bây giờ.

Tóm lại là đầy đủ, chỉ tiếc rằng tôi chưa tìm thấy bản viết nào của ông bàn sâu hơn về 4 câu này.

Với óc quan sát và cách làm việc chi tiết kiểu Tây nhất trong giới sỹ phu thì ông cũng đã nhận ra, phác họa nên 4 cột trụ trong xã hội.

Sau này các đồ đệ của Stalin cũng biết 4 cột trụ chống đỡ xã hội cũ đó và quyết định giật sập nó. Xô Viết Nghệ Tĩnh là 1 trong những nơi thực thi ý tưởng này:

Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ ( trí - trí thức, phú - phú nông, địa - địa chủ, hào - cường hào: giới quản lý).

Nhờ có ông (https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Qu%C3%BD_%C4%90%C3%B4n)

mà chúng ta biết xưa tàu Tây vô ra bị đánh thuế cao gấp đôi tàu xứ khác

"Tầu Thượng-hải thuế vào cửa 3.000 quan, thuế ra cửa 300 quan.


Tầu Quảng-đông thuế vào cửa 3.000 quan, thuế ra cửa 300 quan.


Tầu Phúc-kiến thuế vào cửa 2.000 quan, thuế ra cửa 200 quan.


Tầu Hải-nam thuế vào cửa 500 quan, thuế ra cửa 50 quan.


Tầu Tây-dương thuế vào cửa 8.000 quan, thuế ra bể 800 quan.


Tầu Ma-cao thuế vào cửa 4.000 quan, thuế ra bể 400 quan.


Tầu Nhật-bản thuế vào cửa, thuế ra bể cũng nhu tầu Mao-cao.


Tầu Xiêm-la thuế vào cửa 2.000 quan, thuế ra cửa 200 quan.


Tầu Lã-tống thuế vào cửa 2.000 quan, thuế ra bể 200 quan.


Tầu Cựu-cảng thuế vào cửa 500 quan, thuế ra bể 50 quan.


Tầu Hà-tiên thuế vào cừa 500 quan, thuế ra bể 50 quan.


Tầu Sơn-đô (hỏa khách) thuế vào cửa 300 quan, thuế ra bể 30 quan."

Rồi tiêu chuẩn đo lường thô sơ:

"BẢNG KÊ PHÉP ĐONG CŨ Ở THUẬN-HÓA Thường Thuế

Loát = một nắm Thược = 10 loát Hợp = 10 thược Thăng (thung) =10 hợp Hộc = 10 thăng 50 thăng + 25 thăng = 75 thăng Thống (thùng) = 10 hộc 500 thăng Thống = 10 hộc hay là 500 thung Hộc = 50 thung Thăng (thung) = 10 hợp hoặc 1 bát quan đồng Hợp = 10 thược Thược = 10 nắm Loát = là nắm. Còn đấu thì to nhỏ không nhất đinh."

Tuy nhiên về chia hạng đất nông nghiệp thì bây giờ chưa chắc đã hơn:

"Sách Chu-quan lấy phép xét tính thổ nghi để phân biệt các vật loại về 5 hạng đất :


một là núi, rừng, hai là sông, chằm, ba là gò, đống (khâu, lăng), bốn là phần, diễn ( bờ sông gọi là "phần", nơi thấp bằng gọi "diễn"), năm là nguyên, thấp (nơi cao mà bằng phẳng gọi là "nguyên", nơi đất thấp gọi là "thấp");

phân biệt vật loài 12 thứ đất, biết trồng trọt (như ruộng cao trồng lúa mạch, ruộng thấp trồng lúa dạo, khâu, lăng, nguyên, thấp trồng dâu, trồng gai v.v..).

Cho nên ruộng đất không thể không phân biệt đẳng, loại để biết rõ nơi bằng, nơi cao, nơi thấp, có tính chất béo gầy, tốt xấu khác nhau.

Lấy phép quân bình ruộng đất để phân biệt 5 loại lúa, 9 hạng đất mà đánh thuế để cho dân biết chức phận, để cho phép đánh thuế được hoàn thiện, để thu được tiền thuế, như thế thì nơi nào cũng trồng, cấy, người nào cũng no đủ, thuế khóa nhẹ, rất dễ thu nộp.

Lại có quan chức giữ việc giao thông khắp các nơi để đem sản vật nơi này đến nơi khác (như gỗ ở rừng thì rời đến chỗ sông, chằm; cá, muối thì đem lên nơi núi rừng), làm thăng bằng cán cân quả cân, làm một mực sự đo lường.

Nghiêm cấm bọn hào cường đầu cơ làm hại người buôn bán, làm cho dễ dàng sự trao đổi hàng hóa được thuận tiện."


2. Thất bại trước đồng hồ Tây
Với trí thông minh mẫn tiệp, cách làm việc tỉ mỷ của mình ông đã mô tả đồng hồ Tây:

(Phủ biên tạp lục http://www.taphopdongtam.org/baiviet/phubientapluc.html)

"Đồng hồ ở Tây-dương gọi là Thự minh chung hình dáng khác nhau. Người coi viện Thiên văn cũ Từ-tam-Bá có một thứ đồng hồ ấy hình cái tháp chùa, chiều cao 1 thước, mặt đằng trước có một phiến đồng vòng tròn, ở giữa khắc vòng có 12 giờ, giờ ngọ ở trên, giờ tý ở dưới, giờ mão ở bên đông, giờ rậu ở bên tây (có 12 phương vị), chia ra 8 phương và 4 duy.

Từ đinh vạch 1 nét đến vị vạch 2 nét, đến khôn vạch 3 nét, chạỵ suôi cho đến tý, rồi lại bắt đầu từ quý vạch 1 nét, đến sửu vạch 2 nét đến cấn vạch 3 nét rồi xoay sang bên tả đến ngọ vạch 12 nét, ấy là 24 giờ, mỗi giờ 4 khắc. Cái vòng ngoài vạch 96 khắc. Mặt giữa đồng hồ đặt 2 cái kim, ở trong lớn mà ngằn để chỉ giờ, kim ở ngoài nhỏ mà dài để chỉ phân khắc.

Về mặt sau có một miếng sắt bựng, về phía bên tả và bên hữu đều có một phiến đồng để che kín. Ở mặt trong có trụ đồng 4 góc 4 cái, và 5 cái trụ đồng nhỏ, 15 cái bánh xe đồng lớn và nhỏ. Có 3 bánh xe lớn thuôn chung vào một cái trục, bánh xe đầu là hình răng cưa, khi chuyển vận cọ sát vào nhau.

Về mặt trên có một quả chuông to, 6 quả chuông nhỏ, có một cái dùi đồng để đánh chuông lớn và 6 cái dùi đồng để đánh 6 cái chuông nhỏ. Ở dưới có một cái giá cao 5 thước, đặt đồng hồ ở trên giá ấy. Có 3 sợi giây đồng buộc xuyên vào cái trụ to, sợi giây ấy từ trong 3 bánh xe mà dủ xuống.

Dây ở giữa ngắn hơn, dây ở hai bên dài hơn. Ở hai bên đầu dây, một đầu buộc một hòn chì to nặng 6 cân, một đầu buộc một hòn chì nhỏ nặng 1 lạng 7 tiền để chuyển động cho bánh xe chạy. Khi trông thấy hòn chì lớn dủ xuống cách đất độ một thước thì lấy tay đưa nhẹ lên để cho hòn chì nhỏ dủ xuống. Nếu không làm như thế thì đồng hồ không chạy. Phía sau bánh xe đồng lại phải có một quả đồng dài treo dủ xuống để đồng hồ chạy cho có điều độ.

Nếu không dùng cách ấy thì đồng hồ chạy nhanh quá không thể đúng thời khắc vậy. Khi bánh xe xoay đến giờ đinh, khắc thứ nhất thì chuông to đánh một hồi, đến khắc thứ hai chuông nhỏ đánh hai hồi, đến khắc thứ ba chuông nhỏ đánh ba hồi, khắc thứ tư chuông nhỏ đánh bốn hồi. Khi đến đúng giờ đinh thì chuông to đánh một tiếng. Rồi đến giờ vị, đúng khắc thứ nhất, chuông nhỏ đánh một hồi, đúng khắc thứ hai, đánh hai hồi, đúng khắc thứ ba đánh ba hồi, đúng khắc thứ tư đánh bốn hồi. Khi đến đúng giờ vị thì chuông to đánh hai tiếng.

Còn các giờ khác cứ nhân đó mà suy ra. Giờ khôn chuông to đánh ba tiếng, giờ thân bốn tiếng, giờ canh năm tiếng, giờ dậu sáu tiếng, giờ tân bảy tiếng, giờ tuất tám tiếng, giờ nhâm mười một tiếng, giờ tý mười hai tiếng. Đến giờ quý lại bắt đầu như giờ đinh đánh 1 tiếng, giờ sửu hai tiếng, giờ cấn 3 tiếng, giờ dần 4 tiếng, giờ thân 5 tiếng, giờ mão 6 tiếng, giờ ất 7 tiếng, giờ thìn 8 tiếng, giờ tốn 9 tiếng, giờ tỵ 10 tiếng, giờ bính 11 tiếng, giờ ngọ 12 tiếng.

Đồng hồ cứ theo giờ mà đánh chuông suốt ngày đêm không nhầm lẫn. Trên đồng hồ ấy có làm một cái mái, trên mái làm hình lá sen đế che, về bên hữu, hai mặt sau có kính thủy tinh để che bụi. Về bên tả, hai mặt trước có làm cửa để tiện lúc mở đóng phòng khi xem xét.

Đồng hồ ấy đã để lâu năm Từ-tâm-Bá không sửa chữa lại. Tháng 5 năm bính thân có nguời khách Ma-cao tên tài phú Ngôn biết cách làm đồng hồ. Gọi đến hỏi thì hắn nói tuổi đã già không thể làm được. Hắn ta liền giới thiệu tên Nguyễn-văn-Tú Chiêu-tài-nam là chức Thủ-Hợp cụ thuộc về ty thợ làm kính của họ Nguyễn có tài sửa chữa đồng hồ. Bèn giao cho y chữa lại đồng hồ ấy, trong 10 ngày làm xong.

Văn-tú lại chế ra một hàng đồng hồ kiểu nhỏ hơn, đồng hồ ấy cụng theo cách thức trước, nhưng bớt đi 5 bánh xe và 6 quả chuông nhỏ cùng một đoạn giây, không đánh chuông khắc, chỉ đánh chuông theo giờ.

Người ta đo bóng nắng mặt trời để nghiệm xem thì rất đúng giờ không có sai nhầm chút nào. Văn-Tú là người làng Đại-hào huyện Đăng-xương, khi trẻ tuổi sang nước Hòa-lan (Hollande) học 2 năm, học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý rất khéo. Tuổi đã 74 mà mắt sáng như lúc còn trẻ.

Em là Văn-thi, con là Văn-duy, dể là Lương-văn-Dung, cả nhà đều tinh nghề làm đồng hồ. Văn-tú lại làm một cái đồng hồ cũng như cái đồng hồ của họ Nguyễn đã giao cho chữa lại.

Nhưng về mặt trước, phía trong chế thêm 2 bánh xe đồng hồ có lỗ thông với mặt ngoài, lỗ ấy đúng với cái kim về phía bên tả và bên hữu. Bên tả có 60 phiến đồng khắc chữ từ giáp tý đến quý hợi, bên hữu 30 phiến cũng khắc từ ngày mồng 1 đến ngày 30. Đến ngày nào thì chữ hiện ra ở hai bên.

Khi đi hết một vòng, lại bắt đầu như trước. Máy đồng hồ ấy thật là tinh sảo. Lại có một kiểu đồng hồ từ Tây-dương mang đến cao 1 thước 5 tấc, ngang 1 thước. Ở trên có một tượng người tiên cưỡi voi.

Bên tả bên hữu có hình 2 con rồng chầu mặt trăng. Ở dưới có 4 chân làm hình con voi phục, làm bằng hạng đồng tốt, nét khắc rất là tinh vi. Ở trong là hình tròn. Mặt đằng trước làm bằng miếng sứ trắng, trong ngoài khắc chữ Tây-dương, tầng trong khắc 24 giờ.

Số tiếng chuông điểm giờ tý và giờ ngọ cùng một vị, ở trên khắc 12 vạch, quý và đinh cùng một vị khắc 1 vạch. Ở tây nam xoay sang bên tả, sửu mùi cùng một vị khắc 2 vạch, càn khôn cùng một vị khắc 3 vạch, dần thân cùng một vị khắc 4 vạch, giáp canh cùng một vị khắc 5 vạch. Ở tây bắc, mão dậu cùng một vị duới khắc 6 vạch, ất tân cùng một vị khắc 7 vach. Ở về đông bắc thìn tuất cùng một vị khắc 8 vạch, tốn kiền cùng một vị khắc 9 vạch, tỵ hợi cùng một vị khắc 10 vạch, bính nhâm cùng một vị khắc 11 vạch. Ở đông nam, lại xoay về tý ngọ.

Hai cái kim chỉ vào giữa cái mặt phiến sứ cũng giống như kiểu đồng hồ trước. Cái kim ở trong đi đến giờ nào thì chuông theo giờ ấy mà đánh. Từ nhâm đến tý, từ tý đến quý, ở khoảng giữa đều có hoa điểm. Khi cái kim ở trong đi đến chỗ hoa điểm ấy thì chuông cũng đánh 1 tiếng để phân biệt đầu giờ và cuối giờ. Mười hai giờ đều như thế.

Ở ngoài cái mặt sứ lại có một mặt thủy tinh bịt đồng, bên tả có khóa để tiện sự mở đóng. Ở trong ruột đồng hồ treo những phiến đồng tròn bầu dục. Trong ngoài ba tầng đều đóng liền làm một. Ở trong lại có 2 bánh xe to, 10 bánh xe nhỏ với các trụ nhỏ ngang ở trên, mặt sứ có lỗ thông với trục sắt.

Nếu khi đồng hồ không chạy, người ta lấy cái khóa đưa nhẹ vào thì đồng hồ lại chạy ngay. Thật là khó tả hết những máy móc ở trong đồng hồ ấy. Ở trên có cái chuông to để đánh giờ và điểm từng khắc.

Về mặt sau, có một quả đồng đeo lúc lắc luôn luôn để làm bánh xe đồng hồ xoay từ từ có điều độ. Mặt sau có một phiến đồng, bên tả có khóa, bên hữu có chìa khóa để khi mở khi đóng.

Tôi tuởng máy cơ hành đời thượng cổ (đời vua Thuấn) sự tinh sảo cũng không hơn được máy đồng hồ này. Văn-Tú cũng có thể chế được kiểu đồng hồ này, nhưng không chế được giây lò so. Kiểu này để vào chỗ bằng thì chạy, hễ hơi lệch là không chạy."

Rất chi tiết nhưng cũng thể hiện sự bất lực giống như sau này đoàn sứ đi Pháp về kể lại bóng đèn thắp ngược mà vẫn sáng.

Với sự bất lực trong hiểu biết của giới tinh hoa như vậy trách chi từ vua quan đến dân chúng không hiểu. Mà từ không hiểu tới bài bác, hãi sợ chỉ 1 bước chân.

Đây cũng là chỉ dấu đầu tiên cho ta thấy cách tiếp cận, ứng xử với văn minh Tây phương mà ta sẽ bàn kỹ hơn ở phần sau.
Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016
Vụn sử kinh tế Việt (Phần 5)


Vụn sử kinh tế Việt (Phần 5)
hay là câu chuyện từ bỏ thế giới vàng

Ở bài trước ta đã nói tới chuyện Lê Quý Đôn-1 bộ óc lớn của người Việt đã cố gắng mô tả kỹ lưỡng về đồng hồ Tây nhưng rõ ràng ông không hiểu cơ chế hoạt động của nó và người thợ đồng hồ người Việt cũng không chỉ cho ông.
Như vậy, kiến thức của 1 Nho gia tinh thông y lý dịch số đã chấp nhận đồng hồ Tây tinh xảo như thời tối cổ (vì Khổng tử cho rằng xưa tốt hơn nay) mà không cố công tìm hiểu nữa.
Điều này đã dẫn tới:

Từ bỏ thế giới vàng lần 1
Từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh rồi Tây sơn thì súng, pháo, thuốc nổ loại tốt đều mua qua nhà buôn Tây dương hoặc Tàu. Đặc biệt tới thời Gia Long thì sự có mặt của người Pháp, vũ khí mới như thuyền bọc đồng chạy hơi nước, súng, pháo, thủ pháo, cách xây thành,... góp phần không nhỏ trong chiến thắng của Gia Long trước nhà Tây Sơn.
Vậy vì sao nhà Nguyễn, từ thời Minh Mạng lại từ bỏ nguồn khoa học kỹ thuật Tây, tiến hành đóng cửa, bế quan tỏa cảng?
Người Nhật xưa cũng từng du nhập súng của phương Tây rồi từ bỏ quay qua xài kiếm vì Samurai quá mạnh vậy VN từ bỏ kỹ thuật Tây có phải vì tầng lớp Tống nho quá mạnh mẽ, vì quyền lợi thiết yếu của mình đã ủng hộ, vận động, bịt mắt bưng tai trước văn minh mới.
Khi chủ động từ bỏ thế giới vàng lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã bước vào con đường lụn bại do đóng cửa, do từ bỏ kỹ thuật tây và việc thua trận là điều tất yếu.
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Minh_M%E1%BA%A1ng)

Đây, ông này cũng nhất trí là vua Minh Mạng chịu trách nhiệm chính:
"Tuy nhiên, vua thứ hai nhà Nguyễn phạm phải ba lỗi lầm lớn. Thứ nhất, là vua đã quay lưng lại với các cường quốc Âu Mỹ, theo đuổi chính sách tự cô lập—không ở chung với di địch—bỏ lỡ một cơ hội hiện đại hóa như Nhật Bản hay Xiêm La (Thái Lan, từ 1938), khiến vương quốc trở thành thuộc địa của Pháp gần một thế kỷ, từ 1859 tới 1955."
(https://nghiencuulichsu.com/2016/10/12/chinh-sach-cua-gia-long/)
Từ bỏ thế giới vàng lần 2
Vài chục năm sau, Pháp chiếm Việt nam (https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Ph%C3%A1p-%C4%90%E1%BA%A1i_Nam)
Lần này Việt nam bị Pháp cưỡng chế dắt vô thế giới vàng lần 2. Cho tới trước 1945 thì VN xuất hiện 1 làn sóng tinh hoa Tây hóa. Tuy nhiên, với tính tình tinh quái, tủn mủn của mình thì Pháp đã phạm 1 sai lầm làm giới tinh hoa ấm ức.
Đó là họ đã thiết lập 1 hệ giáo dục tinh hoa quá mức. Với hệ này thì tú tài bản xứ còn khó hơn hẳn tú tài bên Pháp. Kết quả 5 ông tự nhận là tinh hoa của dân Việt thì chỉ 1 ông được Pháp cấp bằng công nhận.
Khi có cơ hội, lớp tinh hoa liền từ bỏ thế giới vàng lần 2 vào năm 1954 ở miền Bắc và 1975 ở miền Nam.
Thực ra khi đó họ nghĩ với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc thì sẽ đặt chân vào thế giới kim cương hẳn hòi, khỏi cần thế giới vàng.
(Nếu các bạn nhớ lại, sự từ bỏ thế giới vàng lần 2 rất giống lần 1.)

Đến với thế giới vàng lần 3
1991, LX sụp đổ, mô hình thế giới kim cương mất nguồn lực kéo bên ngoài. Từ nay bắt buộc làm hòa và bước chân vào thế giới vàng lần 3. Với tâm thế như vậy thì VN giống như ngồi trên 2 chiếc ghế, mông bên này ghế kim cương, mông bên kia ghế vàng.
Các bạn thử ngồi giữa 2 chiếc ghế rồi phát biểu cảm tưởng nhé.


Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Cách giảm đại án

(Hiến kế theo tư duy tinh hoa ngày nay:
Thánh sâu gươm quan gừng tam cò)

Án kinh tế dạo này nhiều, ngày càng nhiều, án sau to hơn án trước. Tòa xử không xuể còn phải chia tách 1 đại án ra nhiều vụ án.
Nguyên nhân thì rõ rồi. Lòng tham bị sút cương, lồng lên hoang dại.
Nhưng gò cương làm sao mới là khó trả lời. Quanh đi quanh lại vẫn là các giải pháp buộc chuông vô cổ mèo truyền thống.
Bãi rác Đa Phước mấy hôm nay thúi rinh cả Phú Mỹ Hưng. Nếu xét nguyên nhân thì ai mà chẳng biết tới ngày này.
Bãi rác lộ thiên, khoảng cách, hướng gió, quy mô...30 phút có ngay câu trả lời mà còn loay hoay mãi không giải được đành chịu vậy.
Xét về độ khó thì rõ ràng phát hiện, ngăn ngừa trước các đại án là việc khó hơn bãi rác Đa Phước gấp bội. Vậy dấu hiệu cảnh báo sớm nằm ở đâu.
Trước nay vn vẫn theo quy trình bên quản lý nhà nước chuyên ngành làm trước như thanh kiểm tra, xử lý, tái cấu trúc, rút giấy phép...nếu không xong mới đưa qua công an, viện kiểm soát tòa án. 
Xong chu trình lâu lắc đó thì nợ vốn đã to lại càng phình to.
Bài học ngân hàng 0đ rút ra là cơ quan quản lý ảo tưởng về sức mạnh, hiệu năng của mình. Bên kia kinh doanh chuyên nghiệp còn lỗ chổng vó mà dân hành chính cả đời không kinh doanh lại nghĩ mình làm ngon.
Vậy nên cách tốt nhất là xây dựng hệ thống xử lý tranh chấp theo kịp chữ động của kinh tế thị trường. Giảm chuyện ông hành chính vừa đá bóng vừa thổi còi đi, nhường lại sân cho tòa án. Chính các tranh chấp phát sinh với nhau trong quá trình làm ăn chính là dấu hiệu cảnh báo sớm. Nếu xử lý được rốt ráo thì bãi rác sẽ bớt to, bớt thúi.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

3 tác phẩm tiên tri của người Việt


Có những tác phẩm khi ra đời rồi trường tồn mãi. Những tác phẩm này mang tính tiên tri không những cho thời đại nó sống mà nó còn mang theo ADN của dân tộc đó. Nó báo hiệu cuộc trường chinh sắp tới của dân tộc, đất nước đó sẽ êm đềm hay phong ba bão táp.

Trong lịch sử dân tộc Việt, có 3 tác phẩm đánh dấu, tiên tri cho 3 giai đoạn chính, đó là:

- Giai đoạn 1: Nhà nước tập quyền tới Quảng Bình ngày nay

Hãy lắng nghe chiến ca Nam quốc sơn hà Nam đế cư (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_qu%E1%BB%91c_s%C6%A1n_h%C3%A0) xuất hiện vào cuối TK10 và rõ nét vào đầu TK11 khi Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077, khẳng định tư thế của 1 quốc gia tập quyền.

- Giai đoạn 2: Mở rộng xuống phía Nam như ngày nay.
Sấm Trạng Trình xuất hiện vào TK16 với câu sấm nổi tiếng Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân

"Thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) đã nói với sứ của Nguyễn Hoàng rằng "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân". Nguyễn Hoàng đã qua Hoành Sơn đến Thuận Hóa và làm nên nghiệp lớn của chúa Nguyễn ở Đàng Trongnhà Nguyễn sau này."

(https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_B%E1%BB%89nh_Khi%C3%AAm)


- Giai đoạn 3: Bắt phong trần phải phong trần, báo hiệu 1 thời binh đao khói lửa loạn lạc.

Nguyễn Du mượn truyện người đã tiên tri 1 cách đáng kinh ngạc về người Việt, nước Việt từ TK19

(https://vi.wikipedia.org/wiki/Truy%E1%BB%87n_Ki%E1%BB%81u)

Từ đó tới nay Truyện Kiều tỏa sức sống mãnh liệt của nó tới mọi tầng lớp nhân dân, cụ nội tôi không biết chữ vẫn ru Kiều cho bố tôi nghe. Xưa họ còn dùng Kiều để bói gọi là bói Kiều. Thế hệ trước vẫn ngâm Kiều, lảy Kiều tới mức Mỹ khi tỏ tình thân với Việt thì cũng lảy Kiều.

Giờ đây, lớp trẻ không còn chú ý tới Kiều nữa. 1 giai đoạn lớn của lịch sử sắp trôi qua chăng, và ta lại có quyền chờ đợi, lắng nghe 1 tác phẩm mang tính tiên tri nữa ra đời.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Di sản thời hậu bao cấp



Di sản thời hậu chiến thì rõ rồi, vậy còn thời bao cấp tới giữa những năm 80 thì sao?

Câu hỏi này trở nên rõ ràng hơn khi bạn tôi giới thiệu cách dạy con theo kiểu trồng cây vì bạn tự nhận là con của nông thôn.

Thường thì ngoài kiểu farmer còn hunter. 2 loại này được nói tới nhiều. Tôi, 1 đứa con nhà nghèo ở phố, trồng cây không hay, săn bắt không biết thì dạy con thế nào?

Suy nghĩ này làm tôi nhớ lại những bài học mà mình thu lượm được thời bao cấp. Nên nhớ thế hệ lãnh đạo ngày nay đa phần là con đẻ của thời khôn khó đó - thời bao cấp.


Thứ 1: thời bao cấp, nhà được phân phối cho CBCNV ở rất hẹp, rất chật chội. Nếu là chung cư cao tầng thì như hộp diêm, thấp tầng như trại heo.

Nhà chật nên phải bày biện, thu xếp chỗ ăn ngủ học sinh hoạt...thật chi ly tùng tiệm và tẩn mẩn, tủn mủn.

Ở chật nên kỷ niệm về nhà không đẹp, có cơ hội là nhăm nhăm đập đi xây lại.

Thói quen tủn mủn, đập phá cơi nới đó giờ lan tràn, các bạn đồng ý không? 


Tôi chỉ thắc mắc, cùng nhà chật sao người Nhật ra hẳn trường phái tối giản, còn ta thì không?


Thứ 2: hàng ngày đi ị tập thể.

Các bạn biết rồi, đứng xếp hàng, 1 người 1 tờ giấy vo viên. Rất bẩn thỉu hôi thối, đặc biệt kinh trong những trưa hè nóng bức, nhặng bay u u. Nghĩ lại vẫn thấy kinh khủng.

Vậy là muốn không ị ra quần thì phải học nhịn, 1 sự nhịn 9 sự lành mà. Không có thống kê chớ tôi chắc rằng hồi đó ít trĩ và nam nữ sex lâu hơn giờ vì món thót đít đó là Kegen chứ gì nữa, rất hiệu nghiệm.

Ngoài nhịn thì còn phải tính khi nào ít người, khi nào đỡ thúi...tính rồi tập điều chỉnh thích nghi với hoàn cảnh.

Giờ xem chuyện biển Đông là thấy nhịn giỏi rồi, thấy thích nghi rôi.


Thứ 3: xếp hàng lấy nước, mua thực phẩm, lương thực, chất đốt

Ngoài chữ nhẫn ra thì ai quan hệ tốt với mậu dịch viên là mua được nhanh hơn, đồ tốt hơn, cân đủ hơn. Vậy hãy quan hệ tốt với người có quyền lực không thì tiêu chuẩn thịt cả quý là 1/2 thủ heo lợn.


Thứ 4: Ăn thì đạm bạc chắc rồi, chuyện ba mẹ nhường miếng thịt miếng cá cho con là chuyện phổ biến. Nhưng lính tráng có suất, vd mỗi đứa 1 miếng thì chớ được gắp 2, bị phạt ngay.

Giờ ăn trông nồi ngồi trông hướng, trên dưới phân minh, ẩu tả, ăn 1 mình là chết à.


Thứ 5: Đi làm về là đi cuốc đất trồng rau, mò cua bắt ốc, nuôi heo nuôi gà...nên đi làm thì phải làm thêm, chân trong chân ngoài không thì thiếu đói.

Cho tới giờ, sau đổi mới 40 năm thì giáo dục, y tế, hành chính vẫn chưa thoát được cảnh vừa làm vừa nghĩ tới con gà bị rù ở nhà.


....Liệt kê ra thì còn nhiều nữa nhưng 5 kinh nghiệm trên kể ra là cốt lõi ảnh hưởng mạnh tới thế hệ 5X, 6X đang là cột trụ của công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Chênh lệch là như con nhệch

16.04.2020
Thomas Piketty là 1 nhà lý luận tập trung vào phân tích khía cạnh chênh lệch thu nhập trong xã hội tư bản ngày nay. Cùng với Harari, Diamond cung cấp cho chúng ta cái nhìn đa chiều rõ ràng hơn về sự vận động của xã hội.
1971: Sinh ở Clichy, ngoại ô Paris.
2013: Xuất bản Tư bản thế kỷ XXI, bán hơn 2,5 triệu bản.
2019: Xuất bản Tư bản và hệ tư tưởng.

"Những người hoàn cảnh khó khăn nhất bị bỏ rơi
Bởi ở thế kỷ thứ XX, cánh tả dân chủ xã hội đã từng phát triển nhà nước phúc lợi với các chế độ về thuế lũy tiến, bảo hộ người thất nghiệp, quỹ hưu trí, tiền lương tối thiểu. 

Thomas Piketty không sổ toẹt điều đó, nhưng ông trách các đảng dân chủ xã hội đã từ chối không bảo vệ những người có hoàn cảnh khó khăn nhất nữa. Từ đó mà giới cử tri này chọn thái độ không tham gia bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu cho cánh cực hữu.
Mối quan hệ nhân quả là theo hướng như thế: các đảng phái cánh tả dân chủ xã hội đã bỏ rơi thành phần xã hội hạ đẳng, chứ không phải thành phần xã hội này từ bỏ các đảng phái đó. 
Diễn biến chính trị này khởi động trước khi các đảng phái cực hữu bành trướng ở châu Âu, và nó xảy ra kể cả ở những nước mà vấn đề người nhập cư không gây tranh chấp.
Cho nên, theo Piketty, sự phát triển của giới cử tri bài ngoại - tức là của các chủ trương bảo vệ thành phần bản địa thấp kém trong xã hội chống lại thành phần ưu tú và người nhập cư - không phải là diễn biến tất yếu. Các đảng cánh tả có thể chiếm lại thành phần cử tri bình dân nếu họ đưa vào lại trong cương lĩnh cuộc đấu tranh chống bất bình đẳng, chống tích lũy sở hữu không giới hạn.

“Yếu tố hình thành một chủ nghĩa xã hội đồng tham gia” (socialisme participatif). Đồng hóa chủ nghĩa tư bản với sự tôn vinh sở hữu tư, Piketty cho thấy rằng xã hội “có thể vượt qua được thật sự và lâu bền chủ nghĩa tư bản”. Không có công thức thần kỳ hay toán học nào cho phép xác định mức bất bình đẳng “tối ưu” trong xã hội cả. Qua những phân tích lịch sử và địa lý, quyển sách phát hiện các hệ tư tưởng biện bạch cho bất bình đẳng, và tìm ra, qua các thử nghiệm lịch sử, những hướng đi hiệu quả khả dĩ giảm bất bình đẳng.

Piketty nêu nhiều đường hướng: trao quyền lực nhiều hơn cho người lao động làm thuê trong doanh nghiệp; trở lại chế độ thuế lũy tiến với thuế suất cao, như giữa những năm 1930 và 1980; khai thác nguồn thu thuế gia tăng để phân bổ vốn phổ quát cho mỗi người dân, như là một hệ thống mà mọi người đều thừa kế.
Nội dung những phân tích của Piketty khá quả quyết: không có quyền tư hữu nào là bất khả xâm phạm cả. Tích lũy là kết quả của một quá trình mang tính xã hội, chứ không phải cá nhân. “Trong điều kiện đó, các cá nhân đã tích lũy một số lượng tài sản quan trọng, mà hoàn lại một phân số cho cộng đồng, là điều hoàn toàn hợp lý”.

Alternatives Economiques (A.E.): 
Lối nhìn mang tính lịch sử và xuyên quốc gia của ông cho thấy tất cả các xã hội đều có những thời kỳ dài bất bình đẳng cao. Biện bạch cho những thời kỳ này là hệ tư tưởng mà ông gọi là “chủ nghĩa sở hữu”. Thế là gì?

Thomas Piketty (T.P.): 
Đó là một hệ tư tưởng chính trị xem chế độ tư hữu là phương thức điều tiết trung tâm của các quan hệ xã hội, cho phép xã hội đạt đến phồn vinh và hài hòa. Hệ tư tưởng này đối lâp với các xã hội tam phân như xã hội Pháp thời quân chủ, xã hội Ấn Độ, xã hội Hồi giáo… các xã hội phân chia theo tam cấp là giáo sĩ, quý tộc và bình dân.

Chế độ tư hữu được xem là nguồn cội giải phóng con người cá thể trong chừng mực mọi người đều có thể, trên lý thuyết, trở nên chủ sở hữu. Sau Cách mạng Pháp, lòng tin vào tư tưởng này cao tới mức thế kỷ thứ XIX nâng chế độ bảo hộ tư hữu thành điều thiêng liêng, hầu như là tôn giáo.
Sự sụp đổ của chế độ cộng sản những năm 1990 đóng vai trò tương tự như sụp đổ của các xã hội đẳng cấp thế kỷ thứ XVIII. Nó cho phép triển khai một “chủ nghĩa tân sở hữu” biện bạch cho sự tích lũy tư hữu vô hạn." 


Càng chênh lệch lắm

Càng sai trái nhiều
Như vậy chênh lệch giống như con nhệch vậy. Có chênh lệch thì mọi thứ mới vận động chớ nếu cân bằng thì lại rơi vô trạng thái trì trệ. Ví dụ như trong đứng tấn phải dồn trọng tâm vào 1 bên để sẵn sàng vận động chớ nếu để tình trạng phân bổ đều gọi là song trọng thì di chuyển chậm và khó.
Như năm 2020 cặp số cân bằng quá nên tất cả như ngưng trệ.
Trong tài chính có khái niệm kinh doanh chênh lệch giá. Nó đây (http://www.scue.vn/scue4.0/ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c/ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c-chung/tai-chinh-hanh-vi-gioi-han-kha-nang-kinh-doanh-chenh-lech-gia-tren-thi-truong-tai-chinh.html)

"Một trong những khái niệm nền tảng trong tài chính là kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage), nó được hiểu như là“hoạt động mua và bán đồng thời một loại tài sản nhưnhau trên hai thị trường khác nhau nhằm thu lợi nhuận từ sự khác biệt về giá (Sharpe and Alexander, 1990). 

Theo lý thuyết thì những hoạt động như vậy yêu cầu không giới hạn vốn và rủi ro. Khi nhà kinh doanh chênh lệch giá mua chứng khoán/tài sản giá thấp và bán chính nó ở thị trường có giá cao hơn, anh ta sẽ nhận ngay lợi nhuận do hoạt động này."

Suy rộng ra, cứ có chênh lệch giá là có thị trường, có sự mua bán, trao đổi.

Nhiều người hết sức lo lắng về chênh lệch giàu nghèo. Coi đó là nguồn gốc của mọi sự bất ổn.

Cái này thì từ xứ lạc hậu tới xứ phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gioãng rộng. Cái khác nhau là 1 bên rộng ra bởi thiết chế cùng làm nhưng bên hưởng nhiều, bên hưởng ít và 1 bên là thằng làm thằng ăn.

Trong quản trị nhân sự, dùng người có nguyên lý về sự chênh lệch giữa năng lực và vị trí. Nôm na là sự bất tài, ghế cao mà năng lực không tới thì phải mưu hèn kế bẩn hoặc lãng phí nguồn lực, hoặc rải mành mành. Nói tóm lại làm mọi thứ, trừ hiệu quả.

Còn chênh lệch gì nữa.

Ví dụ chênh lệch giữa lương và nhu cầu cuộc sống. Lương thấp thì phải kiếm thêm, chân trong chân ngoài thôi. Xã hội mình mãi không có chuyên gia vì lý do đó, họ có thể chết vì nghề chứ quá khó để sống với nghề của mình.

Còn bao ví dụ có thể kê ra như chênh lệch giữa bằng cấp và kiến thức, giữa ước vọng và thực tế...

Tóm lại, Khi để chênh lệch tuôn chảy vào những nơi phi thị trường thì khi đó chênh lệch giống như con nhệch. Ngon ăn, muốn bắt thì phải khua khoắng dưới bùn thôi.


(Nhớ thời bao cấp khoản chênh lệch giá này rõ nhứt thì dân khổ, kinh tế điêu tàn. Tới thời 2 giá đô la thì dân XNK, bank lên ngôi. Tiếp đến đất đai 2 giá thì dân giàu hầu hết liên quan tới đất...những điểm trú ẩn của cơ chế chênh lệch giá ngoài y tế, giáo dục, tiền lương là định mức chi tiêu, xây dựng...do bộ tài chính và các bộ ngành liên quan ấn hành, là luật ngân sách nhà nước... )


Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013
Word of the days
Từ chọn là chênh lệch
- Chênh lệch giàu nghèo
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Khi-chenh-lech-giau-ngheo-gia-tang/45183964/124/

- Chênh lệch cán cân xuất nhập khẩu
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1n_c%C3%A2n_th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i

- Chênh lệch tỷ giá
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nong-ty-gia-cho-den-khi-nao-can-thiep-2013070814482090316ca34.chn

- Chênh lệch lãi suất huy động thực và danh nghĩa: mấy năm trước nóng rẫy

- Chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế: đang hot
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/thi-truong/chenh-lech-gia-vang-tang-manh-2844209.html

Thực ra ai chẳng muốn chênh lệch, đặc biệt nhà đầu tư, nếu không có chênh lệch thì thị trường đâu vận động được. Cuối cùng là món chênh lệch giữa quyền lợi và trách nhiệm.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Sự huyền bí của tam đầu chế

Nếu TQ có Lao Ái lừng danh thì ở Nga có Rasputin hàng khủng. Còn VN thì là ai Hà Ô lôi cho vào cối đâm không chết hay Từ Đạo hạnh hóa gián?

Con người là một chuỗi luân hồi cả về không gian và thời gian
(Khuyết danh)

Thời La Mã cổ đại (từ trước công nguyên), có 3 người đàn ông hùng mạnh là Đầu, Đầu gối và Đầu bờ củng nhau liên kết trị vì đế chế. 
Tất nhiên 3 người vừa là đồng minh, vừa là đối thủ. Sao có chuyện 3 cọp chung chuồng được, tất yếu phải người này trị người kia cuối cùng 1 người xưng bá. Cuối cùng Đầu thắng, lưu danh vô sử sách bằng cách gài tên mình vào lịch, thàng Tám là hiệu bụt của chàng (Augustus).
Thời gian thấm thoắt trôi 3, ba người phiêu du đầu thai luân hồi chuyển kiếp. Hàng ngàn năm sau, Đầu hiện ra dưới vóc dáng hoàng đế Nã Phá luôn. Cũng bắt đầu từ tam đầu chế và tổng tài út nhanh chóng dẹp 2 tổng tài kia để lên ngôi hoàng đế và bắt đầu chinh phạt châu Âu. 
Đúng như tên gọi, chàng phá luôn, là nỗi khiếp sợ của toàn châu Âu mà cuối cùng Cu Tu dốp thần thánh lợi dụng băng giá mới làm chàng phải tiếp tục kiếp luân hồi.
Thua trong ấm ức và hiểu rằng phá luôn hay chiến tranh cuối cùng 2 bên đều chết nên Montesquieu ra đời với chiêu độc cô cầu bại là tam quyền phân lập. 
Dưới ánh sáng của Đầu, lần lượt Mỹ rồi châu Âu bừng tỉnh đứng trên bảng vàng.
Trước Đầu rất lâu thì Đầu gối lưu lạc sang xứ người đông như kiến và chàng cũng thành danh vang dội, được dân xứ đó tôn làm tấm gương tiêu biểu nhường 1 bước trời cao biển rộng. 
Đó là Hàn Tín lòn trôn và Câu Tiễn nếm phân. Đầu gối trở nên hùng mạnh, thống trị xứ sở này đến nỗi khi Đầu bờ mon men đến bèn bị nhạo báng bằng chiêu vung dao tự thiến. 
Tự thiến xong thì đương nhiên Đông Phương BB chỉ còn nước ôm cái ấy mà chạy trốn sang kiếp khác.
Ở xứ lạnh giá mà chàng Đầu đã thua thì Đầu bờ lại thắng. Dưới tên Rasputin súng dài, chàng từ 1 tu sỹ đã khuynh đảo cả nước Nga La tư vĩ đại. 
Dưới bóng chàng, tính khí kiên định cứng như đanh được phát huy, làm rạng danh bất khuất. 
Hỡi ôi, tính cách nào cũng có điểm yếu. 
Vì nam tính quá nhiều nên chàng cũng dễ bốc mà cũng dễ xẹp, mới ngời ngời đó mà ném súng chạy dài dài mới đau.
Bằng chứng là Lý ninh oai hùng bụp phát làm châu Âu rung chuyển, rồi cũng bụp phát chàng Góc ba chóp buông súng tan hàng 1 cách không thể xìu xìu ển ển hơn.
Tuy nhiên chàng cũng vẫn gài được món thoắt xung thoắt hoảng cho dân chơi chứng toàn cầu trước khi luân hồi chuyển kiếp. Các bạn có đồng ý không?

  

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Ai máu mần quan


Quan là ai, quan là ta
Dẫu không tứ ệ vẫn mê như thường
(Ca dao mới)

Nói cho ngay khái niệm học kỹ ngày nay chỉ là tương đối thôi chứ học kiểu nấu sử lên, đồ xôi kinh sách lên cho nó chín nó nhừ như các cụ ngày xưa vĩnh viễn mất rồi. 
Thứ 2 phải loại trừ là môn bóng đá, thành tích luôn tỷ lệ nghịch với độ khoái, lý do muôn thửa các bạn biết rồi. Đó là yếu, thấp bé nhẹ cân.
Các cụ ta quan tâm câu chuyện gì?
- 1 người lo bằng kho người làm
- Học ăn học nói học gói học mở
Các cụ trọng dân dài lưng tốn vải quá. Kết quả là tới thời mem mém thì bị ghét:
- Chúa trai là chúa hay lo, đêm nằm cắt việc cho ra mà làm
Tới thời cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh thì:
- Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ
(Nhiều người bây giờ cứ loay hoay hỏi CNH, hiện đại hóa đất nước theo cách nào. Cách vững bền nhất là dựng lại 4 cột trụ nói trên trong xã hội.)
Nên chuyện cải cách ruộng đất xảy ra là tất yếu thôi.
Giờ nói chuyện quản trị, tổ chức.
Các cụ trước học theo Tàu thôi, nhưng tới khi các cụ sáng chế thì cũng khiếp: đó là mô hình vua Lê chúa Trịnh nức tiếng. 
Mô hình này dở trên cả dở, nước Nhật nhờ thoát được mô hình này mà họ Duy tân thành công.
Tới thời XHCN thì tất nhiên ta lại rập khuôn mô hình tổ chức của Nga, Tàu. Mô hình này có ưu điểm chiến rất tốt, tất cả cho tiền tuyến.
Nếu nói theo kiểu quản trị thì mô hình ưu tiên cho song trùng, nhiều lớp dự trữ, người này ngã xuống, người kia tiến lên. Nói theo kiểu kinh tế là chi phí tối đa cho mở rộng thị trường.

Hết bao cấp, chuyển sang kinh tế thị trường định hướng. Làm ăn kiểu thị trường thì ưu tiên cao nhất là chi phí tối thiểu, ngược hẳn. Hạ tầng thay đổi nhưng tổ chức bộ máy thượng tầng giữ nguyên. Vẫn ưu tiên cho hàng hàng lớp lớp.
Nói ví dụ trong công ty thì có phòng nhân sự, nhưng các bộ ban ngành thì lại gọi là vụ tổ chức cán bộ. 2 cái tên khác nhau, thể hiện 2 tầm nhìn, trọng tâm khác nhau, phải không?
Như vậy món tổ chức song trùng là món người Việt chú trọng và có truyền thống. Đem ra hành giờ nó rối, chồng chéo...mà không biết giải quyết làm sao.
Vậy món tổ chức đã đầu bảng chưa? Theo tôi là chưa. 
Mọi người từ bé được cha mẹ, người lớn chỉ đạo làm cái này cái kia. Lớn đi làm được sếp chỉ đạo cái chung cái riêng. Lấy vợ, chồng lại được chồng (vợ) chỉ đạo blabla. Rồi về già bị con chỉ đạo bố trí cho con chức to chức nhỏ nữa.
Vậy môn chỉ đạo chính là môn người Việt học kỹ nhứt mà hành thì ý ẹ. Nhìn kết quả kinh tế xã hội thì chẳng ai phản bác được.
Thực ra, điều này thực dân Pháp biết từ lâu, họ đã nhận ra mỗi người Việt là 1 ông quan ẩn trong đó, chỉ chờ cơ hội.
Note: mâm chuột này thiếu 2 con






Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Diễn trình quyết định

1.6.2020
Nhà vật lý Stephen Hawking đã từng nói trong thế kỷ trước “Tôi cho rằng thế kỷ tới sẽ là thời đại của hệ phức hợp. Chúng ta đã khám phá ra các định luật cơ bản chi phối vật chất và thông hiểu mọi hiện tượng thông thường nhưng lại không hiểu các định luật đó tương thích với nhau như thế nào và điều gì sẽ xảy ra ở những thời điểm cực điểm?

Những đặc điểm riêng biệt của hệ phức hợp
Nhìn chung, các hệ phức hợp có những tính chất đặc biệt hơn với 8 đặc điểm mà khó có thể xuất hiện ở các hệ khác:
Tính thích nghi (adapt): 
các phần tử của hệ khi tương tác với các phần tử khác có thể thay đổi hành vi của mình và thích ứng với môi trường.
Tính tự tổ chức (self-organized): 
khi biến đổi thích ứng, các phần tử có thể tương tác và hệ tự diễn biến về một trạng thái dừng (mà không cần bộ phận điều khiển trung tâm).
Tính đột sinh (emergence): 
hệ có thể xuất hiện những hình dạng/cấu trúc và hành vi mới mà không thể đoán được nếu chỉ dựa trên các định luật cơ bản của phần tử thành phần hoặc chính.
Điểm hút (attractor): 
là những trạng thái mà hệ có thể tiến hóa đến mặc dù điều kiện ban đầu của thời điểm tiến hóa khác nhau
Tính hỗn loạn (chaos): 
là những biến đổi không dự đoán được và rất nhạy cảm với điều kiện ban đầu. Sự hỗn loạn này thường không kiểm soát được và phải mất một thời gian hệ mới ổn định lại
Tính tự tổ chức quan trọng (self-organized criticality): 
có một số điểm hút mà hệ tự tiến hóa về và dừng lại, sau đó hệ diễn biến rất đột ngột với cường độ trải dài trong một khoảng rộng và không đoán được. Về dài hạn thì cường độ này tuân theo một phân bố phổ biến là luật hàm mũ.
Sự chuyển pha: 
Tính tự tổ chức quan trọng là điểm xảy ra sự chuyển pha. Sự chuyển pha này thường diễn ra đột ngột, cường độ mạnh và có thể là quá trình không đảo ngược được. (Sự chuyển pha trong các hệ tự nhiên đã được nghiên cứu nhiều như nước đá tan thành nước,… và có thể vận dụng các kiến thức này nhưng sự chuyển pha trong các hệ phức hợp phức tạp hơn).
Tính phi tuyến: 
rất nhiều biến đổi của hệ có tính phi tuyến và để dự báo được cần nhiều các thuật toán phi tuyến phức tạp và các lý thuyết xác suất.

Trong số này, có thể thấy ba đặc điểm tiêu biểu nhất của hệ phức hợp là tính thích nghi, tính đột sinh và tính hỗn loạn.
Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới thường áp dụng hai phương pháp nghiên cứu chính đối với hệ phức hợp là:
1. Mô phỏng đa tác nhân (Agent-based modeling): đây là cách tiếp cận dạng “bottom-up” bằng cách mô phỏng số lượng lớn các tác nhân có tính chất và hành vi của hệ thực cần nghiên cứu. Kết quả mô phỏng sẽ cho ra một hệ ảo và có thể xác định được cấu trúc, hoặc tiếp tục sử dụng để mô phỏng các quá trình động học trong hệ.
Hướng nghiên cứu này có lợi điểm là mô phỏng được số lượng lớn tác nhân, mô phỏng hệ có quan hệ phức tạp,… nhưng lại vấp phải nhược điểm là thiếu các lý thuyết, mô hình hỗ trợ.

2. Khoa học mạng lưới (Network Science): một điều dễ dàng khi áp dụng phương pháp này là hầu hết các hệ phức hợp có thể mô tả bằng một mạng lưới, hay một đồ thị trong ngôn ngữ Toán học.
Cách tiếp cận này có thể tận dụng được các lý thuyết và mô hình từ lý thuyết đồ thị, vật lý thống kê,… Các mô hình được xây dựng từ đơn giản đến phức tạp nên có tính hệ thống hơn.

Một hướng tiếp cận thành công khác là sử dụng lý thuyết thẩm thấu trong các hệ vật chất giải thích sự bền vững nói trên của các hệ phức hợp với sự đóng góp chính của nhóm của GS. Shmolov Havlin, M. N. Newman cùng cộng sự. Đây là một lý thuyết đã được phát triển trong Toán học và Vật lý nhằm trả lời những câu hỏi điển hình như sau: Một viên đá rỗng được ngâm trong nước. Hỏi với tỷ lệ rỗng của đá là bao nhiêu thì nước có thể thẩm thấu đến hầu hết mọi nơi trong thể tích viên đá?; Trên một mặt hồ đóng băng một phần, hỏi xác suất một người có thể đi trên băng từ bờ bên này tới bờ bên kia phụ thuộc như thế nào vào tỷ lệ đóng băng của mặt hồ.
Việc áp dụng khoa học mạng lưới cả khía cạnh lý thuyết và mô phỏng trên dữ liệu các mạng lưới thực, chúng ta có thể nghiên cứu được nhiều tính chất của hệ phức hợp thực tế và trả lời một số câu hỏi sau:
Mạng Internet có bền vững trước những sự cố hỏng hóc hay không? Nếu bị mất đi một số đỉnh (router) thì có thể hoạt động bình thường được không?
Một số sân bay bị đóng/tấn công thì ảnh hưởng đến bao nhiêu lưu lượng hành khách, có dẫn đến ngưng trệ dây chuyền hay không?
Các sự cố mất điện hàng loạt trên lưới điện diễn ra vì sao, như thế nào? làm sao ngăn chặn được sự cố này? (thiết kế lưới như thế nào)
Cần tiêm ngừa bao nhiêu phần trăm dân số để ngăn ngừa lây nhiễm cộng đồng?
Trong y khoa, vì sao một số đột biến gene có thể gây bệnh còn số khác thì không (bản đồ gene).
Các nghiên cứu theo hướng trên mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu và còn hứa hẹn nhiều kết quả quan trọng trong tương lai.
https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Khoa-hoc-he-phuc-hop-Giai-nhung-bai-toan-phuc-tap-cua-khoa-hoc-va-xa-hoi-24236

27.11.2019

Một minh họa của quá trình quyết định. 
Để hiểu rõ hơn các mối quan hệ mật thiết tồn tại trong bất kỳ vấn đề hành chính thực tế nào giữa các phán đoán về giá trị và thực tế, sẽ rất hữu ích khi nghiên cứu một ví dụ từ lĩnh vực của chính quyền thành phố.
Những câu hỏi về giá trị và thực tế phát sinh trong việc mở và cải thiện một đường phố mới? Cần xác định:
(1) thiết kế đường phố,
(2) mối quan hệ đúng đắn của đường phố với quy hoạch tổng thể,
(3) phương tiện tài trợ cho dự án,
(4) liệu dự án có nên được ký hợp đồng hay được thực hiện bằng tài khoản bắt buộc, 
(5) mối quan hệ của dự án này với việc xây dựng có thể được yêu cầu sau khi cải tiến (ví dụ: cắt giảm tiện ích ở con phố cụ thể này) và
(6) nhiều câu hỏi khác giống như tự nhiên. Đây là những câu hỏi mà câu trả lời phải được tìm thấy - mỗi câu hỏi kết hợp giá trị và các yếu tố thực tế. 

Một sự tách biệt một phần của hai yếu tố có thể đạt được bằng cách phân biệt các mục đích của dự án với các thủ tục của nó.
Một mặt, các quyết định liên quan đến những câu hỏi này phải dựa trên các mục đích mà đường phố được dự định và các giá trị xã hội bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng nó - trong số đó,

(1) tốc độ và sự thuận tiện trong giao thông,
(2) an toàn giao thông,
(3) ảnh hưởng của bố cục đường phố đến giá trị tài sản,
(4) chi phí xây dựng và
(5) phân phối chi phí giữa những người nộp thuế.

Mặt khác, các quyết định phải được đưa ra dưới ánh sáng của kiến ​​thức khoa học và thực tiễn về hiệu quả mà các biện pháp cụ thể sẽ có trong việc hiện thực hóa các giá trị này. 
Bao gồm ở đây là

(1) độ mịn tương đối, tính lâu dài và chi phí của từng loại mặt đường,
(2) lợi thế tương đối của các tuyến đường thay thế từ quan điểm về chi phí và sự thuận tiện cho giao thông, và
(3) tổng chi phí và phân phối chi phí cho phương pháp tài chính thay thế.

Sau đó, quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc cả vào trọng số tương đối được đưa ra cho các mục tiêu khác nhau và vào phán đoán về mức độ mà bất kỳ kế hoạch nào được đưa ra sẽ đạt được từng mục tiêu.

Mọi người thường nói về sợi dây kinh nghiệm. Dây chi mà càng rút càng dài, rút hoài không hết. Thực ra rút hoài rút hủy vậy lý do không nằm ở thiếu kinh nghiệm, quái kinh nghiệm hay vấn đề mới mà thường nó lại nằm ở bên sợi dây trách nhiệm.
Vậy sợi dây trách nhiệm là gì? Cái này mấy bạn làm kiểm soát, kiểm toán quen thuộc hơn: đó là audit trail hay còn gọi là kiểm toán quy trình or theo dọi tòa xử mấy vụ án cũng vậy. Tòa sẽ làm rõ trách nhiệm đó thuộc về ai hay ai đã buông lỏng trách nhiệm, vô trách nhiệm...
Nhưng những nhân sự kiểm soát này cụng chỉ săm soi ở phần mục tuân thủ. Tức là anh có làm đúng quy trình không, có làm đúng luật, nghị định, thông tư...hay không.
Vậy còn 1 vế nữa của trách nhiệm thuộc về người thiết kế ra hệ thống hay là người lập pháp, lập quy. Anh đã tính hết, tính hợp lý của trách nhiệm của các bên liên quan chưa.
1 ví dụ đáng tham khảo đây (https://toidicodedao.com/2015/03/24/solid-la-gi-ap-dung-cac-nguyen-ly-solid-de-tro-thanh-lap-trinh-vien-code-cung/).
Quay trở lại vụ MTM (http://cafef.vn/thay-doi-cach-quan-ly-upcom-20160627090403021.chn)
thì với cách đặt vấn đề như bài báo sẽ loay hoay hoài không giải quyết được, tức là sẽ rút kinh nghiệm dài dài.
Vấn đề lại nằm bên sợi dây trách nhiệm cơ, thế mới oái oăm.
Chúng ta đều biết Sở chứng khoán của ta là công ty TNHH 1TV trong đó các công ty chứng khoán là thành viên.
Nhưng những thành viên này thực chất lại chỉ là thành viên tham gia giao dịch, họ không góp vốn, không được quyền bầu ra ban quản trị sở hay xây dựng quy chế hoạt động của SGDCK....
Cho nên khi 1 công ty được đưa lên sàn Upcom (là loại sàn quy định nhẹ nhàng hơn mấy sàn chính) thì việc CTCK có MTM chọn làm công ty tư vấn hay không là quyền của MTM.
Ở đây xảy ra chuyện là ở Mỹ thì 1 công ty tương tự muốn lên Pinksheet thì phải được 1 or 1 nhóm CTCK giới thiệu, cam kết về thanh khoản. Có nghĩa là CTCK đó phải coi giò coi cẳng công ty niêm yết 1 cách kỹ càng vì gánh tránh nhiệm là rõ ràng, không né được.
Vậy sao VN không yêu cầu như Mỹ. Đơn giản là VN không theo hệ luật Mỹ vận hành bắt buộc phải có nhà tạo lập thị trường (market maker).
Như vậy CTCK thành viên ở VN có thể lãnh trách nhiệm như người giới thiệu, cam kết được không. Theo tôi chuyện hybrid là được, đã tới lúc nên giao trách nhiệm thêm cho các CTCK thành viên.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Địa linh nhân kiệt


Địa linh nhân kiệt:
Theo quan niệm truyền thống. Những vùng đất có phong thủy tốt, trên có núi dưới có sông sẽ ẩn tàng, phát ra linh khí. Con người do mộ cụ tổ táng vô mả hàm rồng...sẽ trở thành con người kiệt hiệt, xuất sắc vượt trên người khác. Cũng theo quan niệm xưa nhân kiệt tức là làm quan to, làm lãnh đạo.
Vua Tự Đức xưa cũng từng thốt ra:
Huế là nơi núi không cao, sông không sâu
Trai thì đa trá, gái thì đa dâm
Hôm qua lên FB hỏi rằng:
Vì sao lãnh đạo lại thường xuất thân từ tỉnh nghèo như Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh, Huế, Quảng nam, Bến tre..., trong khi những nơi giàu có, đô hội làm ăn tốt, giao thiệp rộng như Hà nội, SG, Hải phòng, Đà nẵng... lại hiếm hè?

Thì được trả lời:
River Vu Tạo điều kiện cho thế hệ sau của các lãnh đạo ấy về HN,SG có chính chủ khẩu hộ SG - HN thì HN - SG hiếm là phải lẽ bác ?
Khoa Mac Địa linh sinh nhân kiệt!
Hùng Trần Ở đó người ta đi làm du kích từ bé,,, theo đảng 53 năm 2 tháng mấy ngày,,,
Anh Tran Tuan Có giống ở công ty mà trưởng bộ phận nhỏ, làm ăn bí bét lại lên làm CEO không?
Hùng Trần Chỉ có một đc nói không xin kg mua thôi,,,
Khoa Phan Sĩ nông công thương =))
Anh Tran Tuan Trí phú địa hào mới chuẩn
Khoa Phan Trí phú địa hào bị đào tận gốc trốc tận rễ từ trước 1945 và sau 1975 thì đáo đâu ra
Tinh Tran Chủ nghĩa lý lịch mà .
Lien Truong Gia Nghèo mới chịu khó, Chịu khó mới có nhiều tài năng...
Quynh Pham Theo em nghĩ thì do các vùng quê nghèo người dân quen ăn ít để dành nhiều mà lại không thích đầu tư nên thanh khoản cao, còn dân thành thị thì có nhiêu chơi nhiêu thậm chí chơi hơn thì lấy đâu ra thanh khoản lúc có cơ hội chứ. :D
Linh Tran Tuan Huế
Toán Lê khi cuốc sống đầy đủ, mấy ai còn hướng gì mà phấn đấu!!!
Trung Sy Tính cạnh tranh cơm ăn áo mặc thuộc hạ tầng nhỏ đi, tính văn chương âm nhạc hội họa kiến trúc...thượng tầng chăm chút nên nó thế.
Nguyễn Trí Thông Đúng chủ đề nghiên kiu của em, "inequality and growth". Nghéo khó sinh ra nghị lực, nghị lực vươn lên thịnh vượng, thịnh vượng sinh ra ỷ lại, ỷ lại sinh ra phụ thuộc và phụ thuộc sinh ra nghèo khó.
Trần Tử Lan Con người ở thế cùng đường có sức bật, bền trí, mong muốn thoát nghèo ngấm trong máu hơn người đủ ăn đủ mặc.
Anh Tran Tuan Các nước văn minh có vậy không hè. Như Bill Clinton cũng thống đốc bang vùng sâu vùng xa, Obama thì may có mẹ Mỹ
Tran Nhat Binh À những nơi đó được gọi là địa linh nhân kiệt, tôi cứ tự hỏi địa linh nhân kiệt sao nghèo đói hòai vậy?
Anh Tran Tuan Tui cũng théc méc vậy
Đỗ Tấn Hiếu Lãnh đạo đâu chỉ có 1 mình mà thành sự nghiệp, còn có hàng chục người đứng sau lưng ông ấy, đó là những người trí tuệ cực cao, điềm tĩnh, nhân ái. Chỉ có Sài gòn mới đủ điều kiện đào tạo ra những người như vậy.
Khoi Dinh To E nghĩ cái này cũng tương đối thôi anh. Cũng có nhiều trường hợp cha truyền con nối (như Bush chẳng hạn). Có thể cha mẹ nghèo hèn, nỗ lực vươn lên đỉnh cao, sau đó giúp con cái trụ lại vì đã có sẵn nền tảng và không muốn con cái khổ như mình ngày xưa. :v
Phan Vĩnh Trị Theo kinh nghiệm thì người xứ Nghệ, kể cả khi IQ không cao, luôn sống có mục tiêu và kiên trì theo đuổi. Sĩ phu Bắc Hà tài hoa nhưng nước chảy bèo trôi, dễ làm khó bỏ nên thường kém thành đạt hơn. Có lẽ đó là do gien.
Anh Tran Tuan Em đang suy nghĩ về gene, sao nghèo lại lãnh đạo. Có lẽ là 1 nguyên nhân nước VN nghèo

Tức là tựu trung lại người chỗ nghèo khó ý chí động cơ phấn đấu cạnh tranh cao hơn. Nhưng có 1 điều sao những nơi địa linh đó rất nghèo. 

Và vì sao dân ta lại có xu hướng lựa chọn, chấp nhận những người đó là giỏi. Điều này giống như trưởng phòng làm ăn bí bét nhất công ty được chọn làm CEO vậy.
Nhìn lại lịch sử, dân VN chưa bao giờ được coi là sản xuất, làm ăn, giao thương giỏi có phải vì vô thức chọn tầng lớp tinh hoa không biết làm ăn không.
Có điều rõ ràng là tinh hoa VN được công nhận thường qua chiến tranh, không phải qua kinh tế. Đến đây các bạn sẽ phản bác rằng do ảnh hưởng phong kiến nho học mà người ta khinh làm giàu, buôn bán. Nếu vậy các nước TQ, Nhật, Hàn...sao khác hẳn?
Tóm lại là dân ta, trong vô thức phục những người giỏi đủ thứ trừ làm kinh tế. Tức là cách chọn tinh hoa của dân ta nói trắng ra ngược với những dân tộc hùng mạnh.
Đó là nước người thì trọng trí, còn mình thì trọng chí.
Note:
Theo tính toán của Giáo sư tâm lý học nổi tiếng Abrham Maslow (Hoa Kỳ), trên thế giới chỉ có khoảng 1% số người cuối cùng có thể đạt đến “cảnh giới trí tuệ”: không bị ràng buộc, sáng suốt, biết số trời, biết lắng nghe, làm theo ý mình nhưng không vượt quá giới hạn.
(http://trithucvn.net/doi-song/tren-the-gioi-chi-co-1-nguoi-dat-den-canh-gioi-tri-tue.html)


Chỉ địa linh nhân kiệt thời Nho học, số liệu chứng minh đây:
1862 thời Nho học: 
Cả xứ đều có người đại diện : 36% miền Bắc, 45% miền Trung và 18% miền Nam. Sĩ phu cựu đô và chung quanh vùng chiếm phần đông : Nam Định (13%), cận Hà Nội và Hà Nội (15%). Miền Trung chia hai nhánh: Thanh Nghệ Tĩnh đứng đầu với 23% trước Bình Trị Thiên (13%). Gia Định đứng đầu trong Nam với 8%, 10% còn lại phân chia cho 5 tỉnh còn lại. 
Các tỉnh nổi bật trong phong trào kháng Pháp cũng là những “vùng văn vật”. Vị trí khiêm nhường của miền Nam đứng về mặt khoa bảng do hoàn cảnh lịch sử, sinh sau đẻ muộn vì chỉ bắt đầu Minh Mạng (1820-1840) nhà Nguyễn mới cho mở mang trường học, tổ chức thi Hương tại Gia Định dù sách vở thư viện chưa được phổ biến rộng rãi.
1907 Nho họ suy tàn
Tới 1907 thì thay đổi Trên mặt địa dư, có thay đổi rõ rệt: miền Nam tụt hậu với 13% (so với 18% hồi 1862), hai tỉnh Gia Định và Biên Hòa nhường chỗ cho các tỉnh miền Hậu Giang (hậu quả của hiện tượng tỵ địa ?), miền Bắc tăng trưởng với 60% (Hà Nội và vùng lân cận 42%), miền Trung 27% (Thanh Nghệ Tĩnh chiếm 20%). Truyền thống làng văn vật vẫn còn với các huyện Hoan Long, Phương Vũ, (Bắc) hay Nam Đàn (Nghệ An)…
Gương mặt xã hội thật cũng không có gì thay đổi giữa thế hệ Cần Vương và Duy Tân. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ thấy xuất hiện một ít con cái tầng lớp điền chủ Nam Kỳ xuất thân nhà trường Pháp.

1925 Tân học thay thế
Miền Bắc đóng vai trò chủ đạo trong hàng ngũ trí thức 1925
Với 28%, Hà Nội và vùng lân cận xứng đáng là thủ đô chính trị Liên Bang Đông Dương. Theo sau có vùng Bắc Hưng Hải (19%) và tỉnh Nam Định (8%). Tuy Thanh Nghệ Tĩnh (7%) còn giữ phong độ ngày xưa, miền Nam với 21% vượt qua Trung Kỳ (20%) nhờ lớp thanh niên Tây học. Thành phố Sài Gòn (8%) trở thành một trong những đô thị văn hóa quan trọng chỉ đứng sau Hà Nội.



Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Bảo hoàng hơn vua


Bảo hoàng hơn vua nôm na là cực đoan hơn cả chính chủ. Dạo này số người này nhiều (ví dụ http://news.zing.vn/le-nao-nuoc-my-khong-con-ai-ngoai-bob-kerrey-post654209.html) nên tôi đi tìm thử lời giải tại sao.
Trong năm 93 Victor Hugo có kể chuyện 1 chàng trai rất tôn sùng Nã Phá Luân. Từ nhỏ chàng say mê tìm hiểu, ước ao xã hội quay trở lại thời huy hoàng đó. Lớn lên, với bầu máu nóng sôi nổi, chàng đến quán cafe nói cho bạn bè, người lạ, già trẻ về công cuộc phục hưng như thời Nã Phá Luân.
Chàng hết sức ngạc nhiên thấy mọi người lơ đãng, rồi khó chịu...cho đến 1 hôm 1 chàng trai nói thẳng với chàng rằng món đó nó xam xám như là lông của 1 con chuột chưa hết sợ.
"Bạn ơi, có 1 thứ hơn gấp nhiều lần, đó là cộng hòa, là tự do" (Năm 93 Trương Tửu dịch).
Các bạn có nghe Trương Tửu quen không. Nếu không mời Gúc.
Vẫn chưa thỏa mãn thì đọc được bài của thiền sư Thích Nhất Hạnh bèn chép ra đây vì nó cơ bản:
(http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/kinh-gi-ng/39-trai-tim-ca-bt/241-ttcb-03-phap-thoi-u?showall=&start=8)

Khổ và lạc
Học mà không cẩn thận chúng ta có thể có khuynh hướng lý thuyết hóa giáo pháp của Bụt. Lý thuyết hóa giáo pháp là một điều không có lợi cho đạo, cho bản thân mình hay cho người khác. Rất nhiều người trong chúng ta thích lý thuyết hóa. 

Chúng ta muốn chứng minh giáo lý này là đúng, là hay, là chân lý, chứ không thao thức tìm hiểu và hành trì giáo lý ngõ hầu đem lại an lạc cho mình và cho người. 
Chúng ta chỉ muốn làm những nhà truyền giáo. Chúng ta chỉ muốn khoe với người khác rằng ta có một tôn giáo rất đặc biệt, rất hay ho; rồi tìm mọi cách để chứng minh rằng tất cả những điều Bụt nói đều là chân lý tuyệt đối cả. 
Ví dụ Bụt nói sự thật thứ nhất là khổ. Ta bèn dùng tất cả tài năng của mình, ngôn ngữ của mình để chứng minh rằng tất cả đời này đều là khổ hết. 
Và cứ thế, tốn biết bao nhiêu giấy mực, bao nhiêu thời giờ để chứng minh một sự thật mà Bụt không cần chứng minh, là cuộc đời này có khổ. Nhưng đời có khổ mà cũng có vui. 
Bụt cũng nói có khổ thọ và có lạc thọ. Các lý thuyết gia mới tìm cách chứng minh thêm rằng cái lạc thọ đó chẳng qua cũng chỉ là khổ thôi. 
Khuynh hướng muốn giải thích, chứng minh, biện luận và bênh vực này nằm trong tất cả chúng ta, và nhiều thế hệ liên tiếp đã làm công việc lý thuyết hóa đó.

Có sự phân biệt ba loại khổ là khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. 
Có người không hiểu chữ khổ khổ, nói rằng đã khổ rồi lại chồng chất thêm cái khổ nữa, cuộc đời chỉ có khổ thôi, không có gì là niềm vui nữa. Thực ra đây chỉ là một cách phân loại có thể giúp ta dễ tìm căn nguyên của khổ. 
Loại đầu tiên, khổ khổ (duhkha duhkhata) có nghĩa là một cảm thọ khó chịu (unpleasant feeling), chữ Hán là khổ thọ. Như đau răng, cảm giác đau nhức vì răng hư, hoặc khi bị người ta chọc giận, chúng ta đỏ mặt tía tai, tức muốn vỡ ngực, đó là những khổ thọ. Trời lạnh quá mà không có đồ ấm, không có lò sưởi, ta run lên cầm cập, cảm thọ đó là một khổ thọ. Khổ thọ là loại khổ thứ nhất, khổ khổ.

Loại khổ thứ hai là hoại khổ (viparunamam duhkhata). Hoại khổ nghĩa là có những thứ vốn không khổ, nhưng khi tiêu hoại thì sẽ tạo ra khổ. Ví dụ lá gan của ta, bây giờ không có bệnh, nhưng thế nào cũng sẽ yếu, sẽ già, cũng sẽ mất khả năng làm tiêu chất cholesterol, thì lá gan đang hàm chứa hoại khổ. 
Từ ý tưởng này người ta dễ đưa tới những cách nhìn bi quan. Những thứ bây giờ tốt cách mấy cũng mang sẵn mầm khổ ở trong, vì đó cũng là hoại khổ. Bây giờ anh cười đó, anh vui đó, nhưng một ngày kia anh cũng khóc, cho nên nỗi vui của anh không có thật, chỉ nỗi khổ có thật mà thôi. 
Đó gọi là hoại khổ. Tất cả các pháp có sinh có diệt, cho nên khổ là tính chất phổ biến của vạn pháp.

Thứ ba là hành khổ (samskara duhkhata). Hành là các hiện tượng kết tập mà thành, dịch tiếng Anh là formation. 
Chúng ta đã học ‘‘chư hạnh vô thường’’ (all formations are impermanent). Vô thường, thay đổi thì thế nào cũng đưa tới sự tan rã, vì vậy nên khổ. Trong các hành, các hiện tượng, đều chứa sẵn hạt giống của khổ đau cả, đó gọi là hành khổ.

Cắt nghĩa như vậy thì người ta thấy tất cả đều là khổ, và những thứ mà chúng ta gọi là lạc, là không khổ, đều không có thật. 
Cách giải thích đó đem một đám mây u ám tới che phủ cả giáo lý tứ diệu đế. Khổ bao trùm tất cả. Nhưng nếu đem bó đuốc của đạo lý duyên khởi mà soi chiếu, thì chúng ta thấy thế nào? 
Ta sẽ thấy rằng khổ cũng là một hiện tượng được tập thành, được kết tạo bởi những thứ không phải là khổ. Trong những thứ đó tất nhiên có lạc. Chúng ta đã biết, nếu không có bên trái thì không có bên mặt, nếu không có trên thì không có dưới, đó là lý duyên khởi. 
Làm sao chúng ta có thể công nhận chỉ có mặt khổ thôi, và bỏ mặt không khổ? 
Nguyên lý duyên khởi sửa chữa nhận thức sai lầm này. Khổ cũng do duyên sinh. ‘‘Thử hữu tức bỉ hữu, thử vô tức bỉ vôì, nếu không hề có cái không khổ thì làm sao có cái khổ? 
Nếu không có ngày thì làm sao có đêm? Nếu chưa bao giờ biết ấm thì ta biết thế nào là lạnh? 
Chưa bao giờ no cả thì làm sao biết thế nào là là đói? 
Vì vậy sự có mặt của khổ chứng tỏ có tình trạng không khổ. 
Đó là giáo lý duyên khởi, rất đơn sơ và rõ ràng.

Hơn nữa, sau khi nói sự thật thứ nhất là khổ, Bụt lại nói sự thật thứ ba là Diệt. 
Diệt là sự vắng mặt của khổ đau, tức là không khổ. Tại sao người ta lại muốn bảo hoàng hơn vua, và nói tất cả chỉ có khổ thôi? 
Sự thật thứ ba là hết khổ, tức là an lạc. Bụt có nói về an lạc rất nhiều. Ngài nói tới hiện tại lạc trú, nghĩa là trú trong an lạc ngay ở đây, ngay giờ phút hiện tại. Đó là một lời tuyên bố rất mạnh mẽ. 
Cho nên chúng ta phải dẹp bỏ khuynh hướng tìm cách lý luận, chứng minh tất cả chỉ là khổ, là một điều Bụt không chủ trương. 
Bụt chỉ muốn nói rằng ta phải công nhận sự có mặt của những đau khổ, phải tiếp xúc trực tiếp với những đau khổ, phải quán chiếu chúng thì mới tìm ra đường thoát. 
Bụt không bao giờ nói rằng: ‘‘Tất cả đều là khổ, anh không có đường thoát !’’

Về sự thật thứ nhất, Bụt nói khổ cần phải được nhận thức, cần phải được công nhận. 
Đây không phải chỉ là một lời diễn tả thực tại, mà chính là một ánh đuốc soi đường. 
Kinh Chuyển Pháp Luân nói: đây là khổ, cái này là khổ. Nghĩa là phải nhận diện cái khổ. 
Đây là một lời khuyên thực tập chứ không phải là một lý luận. 
Nếu anh khổ mà không nhận diện được thực trạng đau khổ thì anh làm sao đi xa hơn được. Nếu anh bị ho lao mà không biết rằng anh có cái khổ ho lao thì bệnh lao sẽ càng trầm trọng. 
Vì vậy, việc đầu tiên là phải nhận thức tình trạng khổ của anh. Nỗi khổ của anh là nỗi khổ nào, anh phải nhận diện. 
Người say thường nói rằng: ‘‘Tôi đâu có say !’’ Người đang giận thì nói: ‘‘Tôi đâu có giận !’’ Thái độ thông thường của chúng ta là như vậy. ‘‘Việc gì đâu mà tôi phải giận? Tôi như thế này mà anh nói tôi say à?’’ 
Thường thường chúng ta cũng không mấy ai công nhận nỗi đau khổ của mình. 
Muốn nhận diện khổ đau chúng ta phải sử dụng năng lượng của chánh niệm. Chúng ta phải sử dụng tuệ giác. Chúng ta phải nhờ đến tăng thân. Chúng ta phải biết nương vào thầy, vào bạn và vào sự quán chiếu của chúng ta, để có thể nhận diện niềm đau, nỗi khổ của chúng ta. Phải biết đó là niềm đau, nỗi khổ nào. Đó là hành động đầu tiên để chuyển bánh xe pháp.

Nhà Nguyễn nhất nhất cái chi cũng học TQ nên mới có cảnh này
"Nước ta cũng vậy, đương hồi Tự Đức là hồi mà nho học có tiếng là thạnh hơn hết từ xưa đến nay, thì người Pháp vừa chạy tàu xồng xộc sang. Bất kỳ thành nào, xổ súng bắn chơi một vài giờ đồng hồ, ấy là thành bị đổ, đua nhau kẻ đầu, kẻ chạy, kẻ chết. Triều thần có ông nào hơi biết một chút, xin biến pháp tự cường, thì bệ hạ ở trên phán xuống rằng: “Lẽ nào văn hiến như nước ta mà lại trở theo di địch”(!)
Một là tại Tống nho, hai là tại nhà vua. Nhà vua số là lợi dụng Tống nho làm mềm thần dân đi cho dễ cai trị, không ngờ mềm riết rồi không giữ được nước nữa! Kết quả đáng thương tâm thay!"
(Cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta · PHAN KHÔI)

Yếu nhớt mà vẫn nghĩ mình ngon bởi mình là trung tâm vũ trụ. Đó là cái hại nhứt của đạo Khổng