Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Tại sao Tôn Ngộ Không có 72 phép biến hóa


Trả lời nhanh: vì TNK nuốt bãi đờm của sư phụ. Đúng là ghê thật, miệng nhà quan có gang có thép. 
Nhìn lại chút nữa, chuyện Hàn Tín lòn trôn, Câu Tiễn nếm phân (đó là nói lịch sự vì CT là vua chứ huỵch toẹt là ăn cứt) mới thấy chuyện nhịn nhục lợi hại cỡ nào, đem lại thành quả ra sao.
Đấy là chuyện con tôm con tép, con se sẻ không biết được chuyện của con kình nghê, con hồng hộc. 
Các đại nhân cũng nhục nhã lắm, thuyền lớn sóng lớn chứ chẳng phải luôn ngồi mát ăn bát vàng như người thường.
Ngay như một anh trước rất ngoan hiền, từ ngày bắt được vợ thông gian với tài xế nên nuốt cục hận vào lòng, ra sức phấn đấu mới lên được sếp sếp nhỡ nhỡ. 
Dĩ nhiên nuốt hận nên có tác dụng phụ là từ đấy chịu chơi gái các loại và đì tài xế cho bõ ghét.
Chứ người thường thì chỉ như vầy:
- Lúc nhỏ ăn vô thì trớ ra nên chậm lớn. Xem những đứa ăn thun thút, chúng lớn ào ào.
- Đi học thì thầy cho chữ nào, trớ ra chữ đó, chữ thầy trả thầy. Mấy đứa nuốt chữ ừng ực thì làm vẻ vang cho gia đình, họ hàng...
- Đi làm thì sếp trên huấn thị cái gì về lại trớ ra cho cấp dưới để triển khai
Cứ ăn vô trớ ra vậy hoài thì chỉ làm thường nhân thôi chứ đại nhân cái nỗi gì, chưa kể còn có nguy cơ kém hạnh phúc gia đình vì cái món trơ trớ nhanh quá kia.
Kết luận: 
đừng lấy bụng mình đo bụng đại nhân vì họ nuốt nhiều thứ lắm nên mới làm được những chuyện mà người thường chỉ nghe được giống như trà dư tửu hậu hay thâm cung bí sử vậy.

Note:
TNK là đại diện tiêu biểu của lối học ngày xưa. Thầy nói chỉ nửa ý mập mờ, đứa nào nghe hiểu sẽ được coi là sáng ý, thông minh.
Kiểu như Trạng Trình nói thờ Phật thì được ăn oản với chúa Trịnh vậy.
Chúa hiểu ý nên vẫn cho họ Lê làm vua hư danh, còn mình xưng chúa thực quyền trấn áp quần hùng. A3 đợt rồi không hiểu thứ tôn ti trật tự này thành ra bị ngất vì cành quất.
Vậy ngày nay khả năng nghe hiểu còn quan trọng không?
Vẫn rất quan trọng:
- Học mà tập trung nghe thì chóng hiểu bài vì học sinh giờ vẫn nghe là chính, có mấy đứa dám hỏi thầy chỗ chưa hiểu đâu. Chúng sợ bị cho là dốt, cái này đến già người Việt vẫn mắc.
- Đi làm cũng vậy, sếp ghét nhứt đứa nói không chịu để ý lắng nghe, nghe xong quên, nói a lại nhớ là b...cho nên sức nghe cũng là thước đo đánh giá mức độ giỏi giang.

Bonus thêm bài của sếp:
- Giao việc quá dễ: đì
- Giao việc dễ: chưa tín nhiệm
- Giao việc vừa sức: vắt sữa
- Giao việc hơi khó: thử thách, bồi dưỡng
- Giao việc quá khó: đi chết đi  

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Đội bóng bất hủ xứ Vịệt

Ngồi lẩm nhẩm tính hóa ra những nhân vật bất hủ xứ mình gom lại vừa thành đội bóng. 
Đội hình 4-3-3 giàu tính chiến đấu
1. Thủ môn: 
Bờm. Đặc điểm: em chã, chỉ thích cái trước mắt, không khoái cái xa vời. Banh nhỏ trong tay còn hơn quạ bay trên trời. Vô tuyển đầu tiên.
2. Hậu vệ: 
Thằng mõ. Là người luôn ngồi trên lá chuối vì không có ruộng đất, tài sản gì. Làm tay sai vặt, công bố thông tin cho đám Lý Toét, Xã Xệ. Vô tuyển từ làng Chèo
Note: ngày xưa quan điểm thật buồn cười. Chức danh đó ngày nay phải con cháu hậu duệ mới tới phần. Các cụ ngày xưa rõ khéo sỹ diện hão, hủ nho. Nào là miếng giữa làng hơn sàng xó bếp, cái đầu gà thì phải chia làm 4. Nhưng gẫm lại, nhờ cái gàn gàn đó mới giữ được gia phong, nếp nhà. Chứ như bây giờ bấp chấp chém đinh chặt sắt thì cũng thấy loạn.
3. Hậu vệ: 
Mẹ Đốp. Vợ Mõ, thay thế Mõ khi chồng mắc bận. Mẹ này rất đáo để, kiểu như:
Tôi chưa ra các cụ chửa được ngồi. Đúng phẩm chất gái bắc, cãi nhoen nhoẻn. Vô tuyển từ làng Chèo
Về lý do mẹ Đốp nhờn với các cụ có 2 luồng ý kiến:
- Xưa nói các cụ không chấp
- Nay nói phải thế nào nó mới nhờn thế
4. Hậu vệ: 
Xã Xệ. Quê mùa, hơi lơ ngơ. Được cái thật thà, không bán độ. Vô tuyển thời Tự lực văn đoàn, những năm 30
5. Hậu vệ: 
Lý Toét. Đội trưởng. Ngoài đời làm quan thì trong sân cũng đội trưởng, cao lêu ngâu, chuyên đưa ra các quyết định, phán đoán kiểu quáng gà. Vô tuyển thời Tự lực văn đoàn, những năm 30
6. Tiền vệ: 
Xuân tóc đỏ. Người ta dựng phim thấy XTĐ nho nhã, thư sinh. Tôi rất quan ngại nhận định này. Theo tôi chàng phải cao to đen hôi, rất tinh quái và máu me ngoài sân kiểu như Gigg.
7. Tiền vệ: 
Chí Phèo lẫy lừng của Nam Cao. Chuyên có bài ăn vạ, nhổ nước miếng, kéo quần đối thủ.
8. Tiền vệ: 
Thị Nở cùng vô tuyển 1 lượt với Chí Phèo. Thể lực cực khỏe, chuyên dùng dáng điệu xấu xa để át vía đối phương.
Như vậy từ thủ môn đến giữa sân răt người Bắc. Riêng hàng tứ vệ có tính quan chức, đây cũng là sở trường của họ. Lạ một nỗi miền Trung không có tuyển thủ nào riêng miền Nam đi trước về sau cung cấp tới 3 tiền đạo lừng danh
9. Tiền đạo: 
Hai Lúa, to cao, rổn rảng, chịu khó cày ải kiểu nông dân. Vô tuyển hồi mặt trận bình dân những năm 40
10. Tiền đạo:
Ba Phi: chuyên dùng động tác giả, lừa đối phương mà tiếng địa phương kêu bằng nổ lựu đạn
11. Tiền đạo:
Tư Ếch: là một huyền thoại đương đại, học trò rất đông. Mỗi bàn thắng của tuyển đều có dính đến Tư Ếch hoặc Tư Ếch Xì tưởng tượng ra thế.
3 tiền đạo vô tuyển cùng lúc, đều rất tự tin thắng do tiền đạo, thua bởi hàng thủ.
  

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Ngôn ngữ, bóng đá, tôn giáo và tài nguyên

1 đội bóng muốn vô địch ngoài tố chất, tập thể tài năng, vận may còn có trong cốt lõi:
- Sự sáng tạo nghệ thuật vận động như rumba Braxin, tango Arghentina, và hàng xóm Urugoay, Ba lê Pháp, đấu bò Tây ban nha, vua thẩm mỹ Ý
- Tổ chức tốt, kỷ luật: Đức, Anh
Nom ra thì nghệ lấn át thợ.
Vậy còn các yếu tố khác thì sao
Bóng đá là môn dành cho nhưng người nhanh nhẹn, khéo léo và tinh quái. Môn này không cần người đặc biệt cao to hoặc khỏe.
Nhiều nước như TQ tự nhận mình phát minh ra trò chơi này nhưng tôi chẳng tin vì xứ đó người yếu nhớt so với yêu cầu sức lực của môn này.
Tôi nghĩ chuyện ông Cô lôm bô kể nghe có lý hơn. Ông đó người Bồ nhưng lại được vua Tây Ban Nha tài trợ để thám hiểm, tìm vùng đất mới.
Khi đến châu Mỹ (xứ Bra ngày nay) ông thấy thổ dân lấy mủ cây cao su nặn tròn rồi chia làm 2 phe dùng chân đá. Khi về nước, ông bèn truyền bá môn này cho xứ châu Âu và người Anh trong cơn hiện đại hóa của mình đã đưa ra luật lệ để nó thành môn bóng đá hiện đại.
Xứ Bồ, xứ Tây lúc đó cuống cuồng đi săn tìm thuộc địa vì mấy chỗ ngon nhứt đã bị người Anh nhanh chân công nghiệp hóa chiếm mất rồi như Mỹ, Úc, Canada.
Họ đổ bộ xuống Bra, Ạc giăng tin...rồi khi rảnh họ cũng chơi bóng. Hóa ra dân mấy xứ nói tiếng Bồ, tiếng Tây hợp với môn này. Khi 2 dòng máu Bồ, thổ dân phát minh môn bóng đá này kết hợp lại thì họ có những đội bóng khủng khiếp như Bra, Ạc giăng tin, Urugoay hay bên trời Âu đương nhiên là Bồ, Tây.
Nhưng sau cú khai sinh ra môn bóng hiện đại mà người Anh được tưởng thưởng bằng chức vô địch 66 đầy tranh cãi thì khách quan mà nói dân nói tiếng Anh đá bóng dở ẹt, đã vậy còn bày đặt chia ra 4 đội đứng 4 hướng đông tây nam bắc để đương cự với cả thế giới. Một niềm tự hào quá lố và một thói quen bảo thủ đúng kiểu Anh.
Mấy xứ Í, Đức, Pháp cũng chậm chân trong chiếm đất đành thể hiện sự ưu việt qua môn bóng bánh. Cái mà dân nói tiếng Anh chỉ cười ruồi.
Còn tái nguyên thì liên quan gì với tôn giáo.
Các cụ nói cấm có sai: người ta là hoa đất.
Có nghĩa là rau nào sâu ấy, nồi nào vung ấy, dân nào quan ấy. Nói hiện đại là con người phù hợp với điều kiện tự nhiên.
Ở mỗi xứ, người xứ ấy sinh ra tôn giáo tương ứng:
- Dân châu Á, đạo Phật, sắc sắc không không
- Dân Tây, đạo Chúa, tội và xưng tội
- Dân Ả rập, đạo Hồi, thuần khiết
Và đất mấy xứ đó cũng tương ứng:
- Sắc sắc không không nên tài nguyên có mà như không có nên muốn tồn tại phải nuôi trồng, đánh bắt là chính. Có mà rồi mất, tái ông thất mã là chuyện thường ngày của xứ này.
- Tội tổ tông. Có tội, xưng tội nên hết công nghiệp hóa lần 1 rồi lại lần 2, rồi lại lần 3 vì trong máu biết rõ cái mình đang làm đây rồi sẽ sai chứ không như dân Á cứ xưa là nhất.
- Thuần khiết. Trên là cát trắng mênh mông thì dưới là dầu bát ngát. Thuần khiết thế nên mới dễ cực đoan.

  

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Không biết tiếng Tây thật phiền


Hồi nhỏ nghe tường thuật bóng đá, cứ nghe Phan Cao là sướng - nghĩ người Việt ta đá bóng giỏi thật. Tới khi xem tivi mới biết hóa ra là tây, không phải ta. 
Sự bé cái nhầm này hóa ra từ thời các cụ. Cứ tưởng ông Lý Ninh quê vùng chiêm trũng nào mà tài thế, rồi bên Ấn độ có cả đảng Quốc Đại 1 mà đảng 2 chẳng thấy đâu. Sau cũng hóa ra là lộn (I) chứ hổng phải (1).
Rồi nghe tên đô đốc Long của hải quân Mỹ thì cứ thắc mắc sao Mỹ Việt tẩn nhau mà Mỹ vẫn cho Long làm tướng....đại loại cứ lẫn lộn thế vì có biết tiếng tây đâu.
Sau tới thời kinh tế thị trường lại nghe tụi nó nói gì gì Kinh sai (King size). Nói bảo người có tiền mới zám xài, tự hào lắm vì cứ tưởng hàng của người Kinh là tốt, là to, là mắc tiền đến tụi Tây còn phải lấy tên tộc của xứ mình để chỉ loại 1.
Rồi tụi tiếp thị kinh doanh lại rỗi việc dặn dò phải đối đãi khách hàng như là Kinh (King). Lại tự hào vì người Kinh phải thế nào mới khiến người ta trọng vọng thế chớ.
Hướng ngoại miết rồi hồi hổm ngồi cafe với một cậu người Tày, khoe có họ với cụ răng chắc nên nó chả sợ người Kinh. Cứ bô bô, Kinh ấy à, sợ nắm, kinh hãi, kinh khiếp.
Note: viết tới đây mới nhớ bạn trẻ giờ trình tiếng Tây oai hùng rồi. Quán cafe free wifi mà cố tình thành free wife. Đúng là Kinh khiếp.