Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Phút nói thật về nợ xấu


Phát biểu gần cuối phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội của Quốc hội sáng 31/10, đại biểu Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh - vị bí thư cấp tỉnh, thành hiếm hoi nhấn nút đăng đàn - vẫn góp ý cho vấn đề nóng nhất tại nghị trường suốt một ngày rưỡi qua: nợ xấu. Tuy nhiên, ở một góc nhìn hơi khác.

Nhắc lại ý kiến tại diễn đàn này một năm về trước là, tái cơ cấu ngân hàng cần chú ý hai vấn đề rất lớn, một là lợi ích nhóm và hai là vấn đề nợ xấu, ông Thanh nhấn mạnh rằng, "đất nước đang đổi mới, phát triển, có nhiều thành tựu, trong đó cũng có công rất lớn của ngành ngân hàng, nhưng nếu mai này có sự đổ vỡ nền kinh tế, thì cũng bắt đầu chính từ hệ thống ngân hàng".

Đặt câu hỏi, thông thường khi vay mà không trả được nợ thì ngân hàng sẽ siết nhà, siết đất nhưng ngân hàng vẫn không siết nợ là vì sao, lý giải được ông Thanh đưa ra ngay sau đó là ngoài việc do thị trường bất động sản đóng băng, tụt giá, còn một vấn đề cực kỳ phức tạp khác, đó là người ta nâng khống giá trị tài sản lên để cho vay.

Một đất nước còn nghèo mà không dưới 100 tỷ USD chỉ trông vào nhà, đất, kể cả vàng.Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh
Lấy ví dụ, một khu đất có giá trị khoảng 200 tỷ đồng, bằng một hợp đồng mua bán họ đã đưa lên 800 - 1.000 tỷ đồng để được vay 600 tỷ, bây giờ bán thì chưa tới 100 tỷ, khu đất đó không có ai mua, như vậy mất đứt 500 tỷ, đó mới gọi là nợ xấu, vị đại biểu này cũng nhấn mạnh, "đương nhiên cả người đi vay và người cho vay cũng đã bỏ túi hàng chục tỷ đồng ".

"Phải bóc tách ra, có những loại nợ không phải là nợ xấu mà quá xấu, không bao giờ có thể đòi được", Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói.

Vẫn liên quan đến việc bóc tách nợ xấu, ông Thanh nêu dẫn chứng ở nhà máy xi măng Hạ Long, tổng mức đầu tư ban đầu là 4.000 tỷ, quá trình thi công đến 45 tháng và tăng thêm 2.776 tỷ đồng, như vậy số vốn đi vay lớn hơn 5.000 tỷ đồng cho dự án này. Đến hết tháng 3/2012 đã lỗ 1.215 tỷ.

Rồi nhà máy xi măng Cẩm Phả được đầu tư 2,3 triệu tấn/năm với số vốn 6.089 tỷ đồng, sau 3 năm hoạt động đã lỗ 1.259 tỷ đồng. "Đó là nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước phải thống kê một cách nghiêm túc, mới nói được đến lúc nào mới giảm nợ xấu, đến năm nào giảm bao nhiêu phần trăm", ông Thanh đề nghị.

Trong mối liên quan đến tồn kho, vị đại biểu này cho rằng tồn kho nhiều nhất vẫn là đất, nhà, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc. "Một đất nước còn nghèo mà không dưới 100 tỷ USD chỉ trông vào nhà, đất, kể cả vàng", ông Thanh than thở.

Trở lại chuyện trách nhiệm của ngân hàng, mới đây, vị Bí thư nổi tiếng với những phát ngôn thẳng thừng trong cuộc gặp giữa ngân hàng và doanh nghiệp ngay tại Đà Nẵng cũng đã từng “dọa”, nếu ngân hàng nào cố tình o ép doanh nghiệp, cho vay với lãi suất cao thì tại cuộc họp hội đồng nhân dân thành phố ông sẽ nêu tên, và khi đó người dân không gửi tiền nữa thì “ráng mà chịu”.

Tái cơ cấu lại ngành ngân hàng là việc cần làm ngay, làm kiên quyết, nhưng lưu ý đây là vấn đề rất khó, khó nhất là động chạm đến lợi ích nhóm, và không khéo một ông chết sẽ kéo theo hàng loạt ông chết, gây hậu quả cho xã hội.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh

Còn ở kỳ họp Quốc hội thứ hai (tháng 10/2011), ông Thanh cũng đã quan ngại về việc quản lý Nhà nước đã yếu mà cho thành lập quá nhiều ngân hàng, dẫn đến mất kiểm soát.

Phân tích của ông khi đó là, một ngân hàng có vốn khoảng nghìn tỷ đồng khi mới thành lập huy động thêm khoảng 10 nghìn tỷ nữa sau đó nhẹ nhàng rút tiền của mình ra rồi lấy 10 nghìn tỷ của thiên hạ đi buôn bất động sản. Giá đất rớt thê thảm, đến hạn không có tiền trả lại cho người gửi thế là đua nhau đẩy lãi suất huy động lên cao, 18%, 20%, thậm chí 25%, 30%/năm để có tiền, lấy tiền của người sau để trả cho người trước, đẩy lạm phát lên cao.

Nợ xấu, một năm trước cũng đã được ông Thanh cảnh báo là sẽ tăng khi thị trường nhà đất đóng băng và ngân hàng không bán được cả đất của mình lẫn đất là tài sản thế chấp.

“Tái cơ cấu lại ngành ngân hàng là việc cần làm ngay, làm kiên quyết, nhưng lưu ý đây là vấn đề rất khó, khó nhất là động chạm đến lợi ích nhóm, và không khéo một ông chết sẽ kéo theo hàng loạt ông chết, gây hậu quả cho xã hội”, ông nói, tròn một năm trước.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Tháp Ponzi


Ponzi là trùm lừa, các bạn xem tại đây
http://www.vietnamleader.com/chan-dung-lanh-o/68-chan-dung/1096-chan-dung-ong-t-thuyt-la-o-ponzi.html

Trong những tháng cuối năm 2008, báo chí đã rộ lên cha đẻ của thuyết lừa đảo Ponzi (lừa đảo đa cấp hay mô hình lừa đảo Kim tự tháp). Vậy cha đẻ của thuyết Ponzi là ai?
Bernard Madoff, người đã lấy đi một cách khéo léo 50 tỷ USD của các nhà đầu tư Mỹ và mới bị phát giác cuối năm 2008. Tuy không có quan hệ máu thịt gì với Charles Ponzi, nhưng cách ông trùm chứng khoán phố Wall lừa đảo nhà đầu tư y hệt như Charles Ponzi đã từng làm hồi đầu thế kỷ 20. Được mệnh danh là "ông tổ” của các trùm lừa đảo tín dụng đa cấp, Charles Ponzi trong vòng 2 năm (1919 - 1920) đã huy động được 15 triệu USD một con số khổng lồ vào thời điểm đó từ hàng vạn khách hàng đã bị mất tiền thông qua "kế hoạch Ponzi".
Dù nhiều người chưa bao giờ nghe tên Ponzi, thuật ngữ "Ponzi scheme" là một sự mô tả được nhiều người biết về một hệ thống các kế hoạch "kiếm tiến nhanh" có tính chất lừa đảo được thực hiện thông qua mạng Internet và những nơi khác cho đến ngày nay. Bí danh của ông bao gồm Charles Ponei, Charles P. Bianchi, Carl và Carlo.

Bôn ba và bài học vỡ lòng của tài năng lừa đảo
Nhiều thông tin về cuộc đời của Charles Ponzi hơi khó xác định do ông có xu hướng phịa và thêm thắt màu mè vào sự thật về bản thân mình. Ông được sinh ra với tên là Carlo Ponzi ở Lugo, Italia năm 1882 (không phải Parma như một số nguồn tài liệu, dù ông đã sống ở đó thời niên thiếu). Ông đã làm một công nhân bưu điện nhưng đã sớm bỏ ngang và được nhận vào học ở Đại học Roma La Sapienza. Bạn bè ông xem trường đại học này là một "kỳ nghỉ mát bốn năm", và ông đã nhập bọn với họ lang thang các quán bar, cà phê và opera. At some point, short on funds, Ponzi đã bỏ học và lên tàu S.S. Vancouver đi Boston, Massachusetts, Mỹ.

Charles Ponzi sinh tại Lugo (Italia) vào năm 1882. Lớn lên, Ponzi phải kiếm sống bằng nghề đưa thư và sau đó được chấp nhận vào học tại Đại học Rome ở La Sapienza. Có cơ hội học tập để đổi đời nhưng Ponzi không tận dụng. Bạn bè tả rằng thời gian học đại học với Ponzi như một kỳ đi nghỉ kéo dài 4 năm.
Suốt quãng thời gian đó, Ponzi liên tục la cà quán bar, cà phê và các nhà hát opera. Cuối cùng khi hết vốn, Ponzi buộc phải bỏ học và lên tàu S.S. Vancouver tới kiếm sống ở Boston, Massachusetts (Mỹ).
Theo lời Ponzi, ông đã tới Mỹ khi trong túi chỉ có vỏn vẹn 2 USD và 50 xu. Toàn bộ số tiền mang theo để tạo lập cuộc sống mới ở Mỹ đã bị nướng vào các cuộc đỏ đen trong những ngày lênh đênh trên biển.
Hết tiền, Ponzi buộc phải học tiếng Anh và dành vài năm, làm nhiều việc khác nhau để kiếm sống. Đã có lúc Ponzi làm nghề rửa bát cho một nhà hàng và ngủ ngay trên sàn nhà. Nhờ tích cực lao động, Ponzi được thăng cấp lên vị trí bồi bàn để rồi bị sa thải vì tội lừa gạt khách hàng và trộm cắp.
Thất nghiệp, Ponzi tìm tới Montreal, Canada và trở thành người thu ngân trong chi nhánh mới mở của ngân hàng Banco Zarossi. Để thu hút khách, ông chủ Zarossi trả khoản lợi tức lên tới 6% (gấp đôi các đối thủ) cho những ai chịu gửi tiền vào ngân hàng của ông ta. Kết quả là hoạt động làm ăn của Zarossi lên như diều gặp gió. Nhưng Ponzi hiểu rõ rằng ngân hàng đang gặp rắc rối vì các khoản nợ xấu và quan trọng hơn là tiền thu được không được đầu tư vào sản xuất. Để duy trì hoạt động, Zarossi thường lấy tiền của nhà đầu tư sau để trả cho nhà đầu tư trước. Cuối cùng ngân hàng sụp đổ, nhưng Zarossi đã kịp trốn sang Mexico.
Sau đó, Ponzi ở lại Montreal một thời gian. Do hết tiền, ông lại làm giả chi phiếu và bị xử 3 năm tù ở Quebec. Mãn hạn tù, Ponzi về Mỹ, nhưng bị lừa tham gia một đường dây vận chuyển người Italy nhập cư trái phép. Ông bị bắt và tiếp tục ngồi tù thêm 2 năm nữa ở Atlanta. Ở đây, Ponzi chơi thân với một tù nhân có tên Ignazio Lupo và chứng kiến tên này được trả tự do sớm khi giả ốm thập tử nhất sinh bằng cách ăn xà phòng cạo râu. Ponzi lại có thêm bài học nữa về “sức mạnh” của những lời nói dối.

Siêu tốc đi đến giàu sang
Khi được tự do, Ponzi trở về Boston, yêu và cưới một cô gái trẻ có tên Rose Gnecco. Lẽ ra Ponzi sẽ có một cuộc sống bình thường như bao người khác. Nhưng ông lại muốn vợ mình sớm được hưởng đời nhung lụa.
Vậy là Ponzi lao vào kiếm tiền. Ông thử làm nhiều công việc khác nhau trước khi nghĩ ra ý tưởng lập một cuốn niên giám điện thoại lớn có số của các doanh nghiệp và sẽ thu lời nhờ quảng cáo ở đó. Đây là ý tưởng để người ta hình thành cuốn niên giám Yellow Pages để bán quảng cáo cho khách hàng. Tuy nhiên, khi ý tưởng của Ponzi chưa thành hiện thực thì công ty của ông ta phá sản.

Ponzi bị bắt năm 1910
Vài tuần sau đó, Ponzi nhận được lá thư từ một công ty ở Tây Ban Nha đề nghị trao đổi về ý tưởng kinh doanh của anh. Trong thư có một tấm phiếu IRC (phiếu thay cho con tem để gửi thư miễn phí toàn cầu). Đó là thứ mà Ponzi chưa từng tìm thấy.
Khi tìm hiểu về nó, Ponzi biết được rằng nhiều nơi trên thế giới đã dùng IRC. IRC có giá trị ngang một con tem ở một nước trong khi giá tem mỗi nơi một khác. Ponzi phát hiện cơ hội làm giàu nến ông ta mua IRC ở nơi giá rẻ như quê nhà Italy và bán nó ở nơi giá cao như tại nước Mỹ. Tìm ra kẽ hở này, Ponzi lên kế hoạch làm giàu, gồm 4 bước cơ bản: gửi tiền ra nước ngoài, mua IRC; gửi IRC về Mỹ; đổi IRC ra tem và bán tem kiếm tiền. Ponzi nhẩm tính khoản lợi nhuận thu được, sau khi trừ chi phí, có thể vượt quá 400% và quan trọng hơn, việc này hoàn toàn hợp pháp.
Vạch xong kế hoạch, Ponzi bắt đầu tìm sự giúp đỡ tài chính. Ông kêu gọi bạn bè cho mượn tiền và hứa trả họ lãi suất lên tới 50% trong vòng 45 ngày.
Ponzi thành lập Công ty môi giới chứng khoán. Một vài người mạnh dạn bỏ tiền đầu tư và được trả lãi như đã cam kết. Tiếng lành đồn xa, các khoản đầu tư thi nhau chảy về. Ponzi thuê mướn hàng loạt nhân viên và hứa sẽ trả khoản lợi tức khổng lồ cho các nhà đầu tư. Tới tháng 2/1920, Ponzi đã có trong tay 5.000 USD, một khoản tiền khổng lồ khi đó. Đến tháng 3, ông đã có 30.000 USD. Tiền làm Ponzi lóa mắt. Ông thuê mướn hàng loạt nhân công và gom tiền tại toàn bộ các khu vực New England và New Jersey. Nhà đầu tư được trả lãi lớn đã mạnh dạn động viên bạn bè, người thân tham gia.
Tới tháng 5, Ponzi đã có 420.000 USD. Người người bán nhà, đập lợn tiết kiệm, mang tới cho Ponzi. Phần lớn khi nhận được tiền lãi lại tái đầu tư cho Ponzi với hy vọng sẽ được hưởng lợi tức lên tới 100%. Vào tháng 7, Ponzi đã có gần 8 triệu USD.

Cái kết không có hậu cho trùm lừa đảo
Vấn đề là Ponzi không biết cách để biến ý tưởng của bản thân thành hiện thực. Thực tế là không có đủ lượng IRC cho Ponzi mua và dù cố gắng, ông cũng chỉ gom được 27.000 IRC trong khi phải mất tới 53.000 IRC, Ponzi mới có đủ tiền trả cho 18 nhà đầu tư đầu tiên.
Dù bế tắc trong cách kiếm tiền, Ponzi vẫn sống rất xa hoa khi mua cho vợ một tòa lâu đài, sắm xe hạng sang, đầu tư vào các ngân hàng, doanh nghiệp... Tuy nhiên, chẳng mất nhiều thời gian, tới tháng 8 cùng năm, người ta phát hiện Ponzi đang trả lãi cho nhà đầu tư cũ bằng tiền của nhà đầu tư mới. Hành động này vốn được gọi là “cướp Peter trả cho Paul", giờ đã có cái tên chính thức là “kiểu lừa Ponzi”.
Năm 1920, Ponzi bị truy tố vì tội lừa đảo và phải thụ án một thời gian trong các nhà tù liên bang trước khi bị trục xuất về Italy vào năm 1934. Ông ta chết trong cảnh trắng tay tại Rio de Janeiro (Brazil) vào năm 1949 và được chôn trong một nghĩa trang của người nghèo.
Charles Ponzi an phận tuổi già.
Liên quan tới vụ lừa đảo lớn nhất phố Wall năm 2008, Bernard Madoff, năm nay 70 tuổi - người sáng lập và là chủ tịch của Bernard L. Madoff Investment Securities LLC, quỹ đầu tư cho các cá nhân giàu có, quỹ tương hỗ và một số tổ chức khác, đã bị buộc tôi liên quan đến một vụ gian lận tài chính lên tới 50 tỷ USD.

Như vậy từ Ponzi tới Madoff cũng tròm trèm 100 năm.

Việt nam thì nước hoa Thanh Hương nổi tiếng gây khốn đốn hàng vạn gia đình những năm 80, http://phapluattp.vn/20101016121420161p1112c1114/dai-gia-lua-dao-nguyen-van-muoi-hai-va-cau-chuyen-cua-nhung-ke-lua-dao-thoi-nay.htm

"Đại gia" lừa đảo Nguyễn Văn Mười Hai và câu chuyện của những kẻ lừa đảo thời nay
Nhiều người dân Sài Gòn bây giờ hẳn là vẫn còn "dựng tóc gáy", "nổi da gà" khi nhắc đến cái tên Nguyễn Văn Mười Hai, "đại gia" lừa đảo nổi tiếng Sài Gòn cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, khiến bao nhiêu gia đình rơi vào cảnh điêu đứng, khốn khó. Bao nhiêu gia sản, tiền của để dành đều mất trắng.
20 năm đã trôi qua sau vụ lừa đảo đình đám đó. Ông Nguyễn Văn Mười Hai đã ra tù và đang cố gắng làm lại cuộc đời.
Giờ đây, bất chấp xã hội đã hiện đại hơn 20 năm trước rất nhiều, các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển, bất chấp báo chí vẫn ngày ngày đưa tin ầm ầm về những vụ lừa đảo na ná như vụ Nguyễn Văn Mười Hai năm xưa, thì những vụ lừa đảo lớn vẫn xảy ra ngày càng nhiều, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, còn người dân dại dột thì vẫn bị lừa và vẫn mất trắng rồi lại mếu máo vì chẳng biết kêu ai ngoài than với ông trời. Những kẻ lừa đảo vẫn còn, vẫn "sinh sôi nảy nở", vẫn "sống" được, có nghĩa là lòng tham mù quáng của chúng ta vẫn còn. Đó là một bài học xương máu và đau đớn, nhưng vẫn không khiến nhiều người tỉnh ngộ.

Ông chủ Cơ sở nước hoa Thanh Hương lừng lẫy và vụ án lừa đảo chấn động TP.HCM thập niên 90
Ông Nguyễn Văn Mười Hai đã ra tù được ba năm. Và trong ba năm qua, người ta gần như không thấy ông xuất hiện. Ông tránh giao du, tránh tiếp xúc với báo chí, tránh những ánh nhìn của dư luận. Nhưng không vì thế mà cái tên Nguyễn Văn Mười Hai trở nên nhạt nhòa trong ký ức nhiều người, nhất là những người đã vì ông mà khuynh gia bại sản, tan cửa nát nhà, con cái bơ vơ, nheo nhóc.

Ông Nguyễn Văn Mười Hai đã ra tù, "về hưu" và cố gắng làm lại cuộc đời, nhưng vẫn còn những kẻ lừa đảo mới xuất hiện ngày càng nhiều hơn
Những năm 80, ông Nguyễn Văn Mười Hai là "đại gia" giàu nhất nhì xứ Sài Gòn. Cái thời mà người dân Sài Gòn còn đi những chiếc xe cup cọc cạch, cái thời mà các ngôi nhà cao mấy chục tầng vẫn chưa xuất hiện, và Internet hãy còn là một khái niệm xa lạ, điện thoại bàn là của hiếm chứ đừng nói đến điện thoại di động, thì ông Nguyễn Văn Mười Hai đã đi xế hộp hạng sang, đã có cả một đoàn vệ sĩ mặc comple đen, đeo kính đen đi bên cạnh, và trong văn phòng công ty của ông thì lúc nào cũng tấp nập các em "chân dài" lượn qua lượn lại.
Xuất thân trong một gia đình nghèo, ông Nguyễn Văn Mười Hai thi Đại học Kinh tế không đậu nên chuyển xuống học Cao đẳng Sư phạm, nhưng rồi vì hoàn cảnh quá khó khăn đành bỏ học để ra ngoài bươn chải kiếm sống.
Trong một lần tình cờ ngồi nhậu lê la ở vỉa hè, ông Nguyễn Văn Mười Hai đã tình cờ gặp một người cũng là dân nhậu. Trong cơn say, người này đã nói với ông về nước hoa, rồi chỉ cho ông tường tận cách sản xuất nước hoa. Là người có nhiều tham vọng, khao khát làm giàu, khao khát thoát khỏi quá khứ nghèo khó, nên ông Nguyễn Văn Mười Hai đã ngay lập tức bắt tay vào làm. Ông huy động người nhà, bạn bè, thậm chí là các thầy cô giáo và những học trò học võ của ông tham gia vào việc thành lập, quản lý, điều hành và phát triển cơ sở nước hoa Thanh Hương.

Ngày ấy, cái tên Nguyễn Văn Mười Hai nổi lên ở Sài Gòn như một hiện tượng lớn. Là người chịu khó học hỏi, ông Nguyễn Văn Mười Hai đi tìm hiểu về công nghệ ở nước ngoài, rồi mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thương hiệu của mình. Từ hai bàn tay trắng, công bằng mà nói, ông Nguyễn Văn Mười Hai đã làm được nhiều điều mà người bình thường khi ấy không thể nghĩ đến.

Bởi ngay từ hồi đó, ông đã biết mua "giờ vàng" truyền hình để phát quảng cáo nước hoa Thanh Hương, cái quảng cáo có bài hát do ca sĩ trình bày đã trở nên quen thuộc đến nỗi nhiều trẻ con thời đó thuộc lòng: "Này anh ơi sao mà anh không biết/ Nước hoa em dùng cơ sở Thanh Hương/ Mùi hương thơm sao mà thơm thơm thế/ Ôi Tiffani dành cho mọi người…".

Không chỉ thế, ông Nguyễn Văn Mười Hai còn xây dựng một mạng lưới kinh doanh trên toàn quốc, với nhiều đại lý kinh doanh và giới thiệu sản phẩm. Chính vì vậy, không khó để giải thích vì sao mà trong một thời gian dài, những sản phẩm của Cơ sở sản xuất nước hoa Thanh Hương do ông Nguyễn Văn Mười Hai làm chủ đã trở nên thịnh hành và được nhiều người ưa chuộng, yêu thích.

Người dân Sài Gòn hẳn vẫn không quên uy danh của ông Nguyễn Văn Mười Hai khi đó, bởi "đại gia" này có quan hệ với nhiều quan chức và những người có thế lực lớn. Ngày ấy, xe ôtô vẫn còn hiếm, nhưng ông Nguyễn Văn Mười Hai đã đi một "quả Mercedes" hào nhoáng, mà mỗi lần nó xuất hiện trên đường phố, thì ngay lập tức phía sau sẽ xuất hiện một đoàn vệ sĩ đi xe phân khối lớn theo hộ tống, có nhiệm vụ dẹp đường và bảo vệ như một "ông lớn" thực thụ.

Chính bởi những màn thể hiện quá hoành tráng của ông Nguyễn Văn Mười Hai, nên khi ông ta huy động vốn của người dân để mở rộng sản xuất, với lãi suất giật mình 15%/tháng, nhiều bà con tiểu thương, nhiều gia đình có chút của ăn của để, thậm chí là cả những sinh viên có tiền dành dụm do bố mẹ gửi đã đổ xô đến gửi tiền tại Cơ sở nước hoa Thanh Hương của ông Nguyễn Văn Mười Hai, ấp ủ mộng làm giàu.

Ấp ủ cũng đúng thôi, vì con số lãi 15%/tháng đâu phải là chuyện nhỏ, mà chẳng phải mất một giọt mồ hôi nào. Thế nên nhiều người dân đã trúng cái bẫy của ông ta một cách ngọt ngào và không hề hoài nghi trong suốt một thời gian dài. Đến năm 1990, khi mọi việc vỡ lở, số tiền mà ông ta đã lừa đảo, chiếm đoạt là 37 tỷ đồng.

Cần phải nói rằng, ngày đó 1 tỷ đồng mua được mấy nghìn lượng vàng, chứ giá vàng chưa ở mức 29 triệu đồng/lượng như bây giờ (tháng 9-2010), nên cái con số 37 tỷ đồng mà ông Nguyễn Văn Mười Hai đã lừa của người dân là một con số vô cùng khủng khiếp, gây chấn động cả dư luận và cả các cơ quan chức năng.

Theo Lương Minh (ANTG cuối tháng)

Năm 2012, vụ Huyền Như kéo theo ông Trần Xuân Giá http://laodong.com.vn/Chinh-tri/Khong-loai-tru-tien-ngan-hang-cung-do-vao-tin-dung-den/88962.bld
Không loại trừ tiền ngân hàng cũng đổ vào “tín dụng đen”
Thứ năm 25/10/2012 06:27

Đó là khẳng định của Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp của QH, ĐBQH Đỗ Văn Đương, khi trao đổi với Lao Động hôm qua (24.10). Ông Đỗ Văn Đương cũng khẳng định: “Trường hợp ông Trần Xuân Giá là một ví dụ” của hiện tượng này.

Trao đổi với Lao Động, ông Đương khẳng định: Trong phiên chất vấn tới đây, tôi sẽ đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi tạm nhập tái xuất xăng dầu. Tạm nhập tái xuất xăng dầu đang là vấn đề bức xúc của cử tri. Vấn đề cụ thể thế nào cần được Bộ Công Thương báo cáo rõ.

Theo tôi được biết, tất cả các vụ DN lợi dụng tạm nhập rất nhiều nhưng tái xuất chỉ là ví dụ. Như vậy là buôn lậu, là trốn thuế, từ 10-12%, gây thiệt hại rất lớn cho kinh tế đất nước. Nhất là tình hình hiện nay khi giá cả xăng dầu liên tục tăng mà chỉ giảm khi kỳ họp QH diễn ra. Những hành vi tội phạm như vậy cần phải được khởi tố hình sự để qua đó có thể chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về xăng dầu.

Hải quan vừa rồi đã phát hiện ra vi phạm. Tuy nhiên, vấn đề là vụ việc được “cất trong tủ” hay đưa ra để cơ quan chức năng xem xét, xử lý, để thu hồi lại số tài sản bị mất mát, để dẹp bỏ hoàn toàn tình trạng có tính chất buôn lậu đó.

Hai năm gần đây, tiền đổ vào “tín dụng đen” rất nhiều, phải chăng vì dân không còn kênh đầu tư nào khác?

- Khi BĐS sôi động, người dân đổ vào BĐS. Vàng lên, đổ vào vàng. Thị trường chứng khoán một thời cũng là một kênh hiệu quả. Nhưng bây giờ dân thiếu kênh đầu tư hiệu quả do đồng tiền không sinh lời từ sản xuất. Vấn đề kênh đầu tư ngày càng ít đi khi hầu hết các thị trường giờ đang ảm đạm là một nguyên nhân bùng phát tín dụng đen.

Chúng ta đã hình dung ra quy mô của thị trường “tín dụng đen” và sự đổ vỡ của nó chưa, thưa ông?

- Hiện trong báo cáo, vấn đề này còn rất mờ nhạt. Có lẽ cần có cuộc tổng rà soát ở tất cả các địa phương xem có bao nhiêu vụ đổ vỡ, làm thiệt hại bao nhiêu ngàn tỉ đồng.

Câu hỏi cũng cần trả lời là nguồn tiền đổ vào tín dụng đen từ đâu, từ cơ quan nhà nước, từ ngân hàng tuồn vào, hay tiền của người dân và tiền của dân cũng cần xem đó có phải là tiền vay ngân hàng hay không. Không ngoại trừ tiền từ ngân hàng cũng đổ vào tín dụng đen. Tôi nghĩ như thế.

Bởi vì trường hợp ông Trần Xuân Giá là một ví dụ. Nhà nước khống chế lãi suất trần là 10% tại sao anh lại nâng ra bên ngoài đến hơn 20% như thế. Đây cũng là một hình thức tín dụng đen.
Anh đã làm trái quy định của Nhà nước để có một khoản chênh lệch rất lớn đó để hưởng lợi và gây ra thiệt hại 719 tỉ đồng. 

Trước tôi cứ nghĩ do lòng tham và ít kiến thức nên mới sa bẫy 12, nhưng hỡi ơi xem bên trời Tây gần thế ký trôi qua mà vẫn bị lừa. Mà ai dám bảo những người bị Madoff lừa là trí thấp.

Trong khi vụ 12 ở ta mới khoảng 20y thôi, ai dám chắc Ponzi không còn đất sống khi lòng tham ngày càng tung hoành.


1.6.2020
Ngay cả NHTW Lebanon cũng chơi Ponzi luôn
BDL có thể đã có khoản lỗ lên đến hơn 40 - 44 tỷ USD, để hình dung mức độ lớn, thì khoảng 80% GDP quốc gia này! Và GDP 2020 được dự báo giảm mạnh có thể lên đến hai con số do nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng và toàn diện. Và tính theo con số, thì kết quả của riêng NHTW trên chưa là gì, cả hệ thống - con số còn lớn hơn gấp bội!
NHTW cũng đã đứng ra bảo lãnh và phải thanh toán nợ USD cho chính phủ, "đổi lại" là NHTW cho chính phủ nợ. Khoản nợ này được ghi nhận là khoản thấu chi - overdraft (tài khoản âm) với lãi suất... 0%. Hay mua T-bills của chính phủ phát hành với lãi suất 1% - thấp hơn nhiều lần so với lãi suất thị trường hoặc lãi suất BdL huy động.
Trong bối cảnh lãi suất trên thế giới giảm mạnh và duy trì ở mức thấp/âm trong thời gian dài thì chính sách lãi suất cao và giữ ổn định tỷ giá trở thành nơi hút dòng ngoại tệ đổ vào. Nhu cầu USD càng cao (cho nhập khẩu, trả lãi, bảo đảm ổn định tỷ giá), tổng trạng thái shortage USD ngày càng cao thì quy trình trên phải đẩy lãi suất tăng lên để đảm bảo thanh khoản.
Điều đặc biệt nhất và có lẽ là một trong những nguồn cơn của vấn đề lỗ lớn tại NHTW và khủng hoảng là cơ chế điều hành tỷ giá: peg currency, đồng nội tệ - Lebanese pound - LBP (đồng Bảng Liban hay Lira) được neo cố định vào USD theo tỷ giá 1,507.5 từ tháng 12/2007 và được giữ/bảo vệ từ đó đến nay, gần 23 năm! (Đồng nội tệ được cho là đang bị định giá quá cao có thể đến 50 - 60%, IMF's estimation: "the estimated overvaluation of the real effective exchange rate (REER) is significant.")
Quan trọng nhất và là ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu điều hành của NHTW nước này là duy trì dòng ngoại tệ chảy vào một cách ổn định. Dự trữ ngoại tệ được NHTW tích lũy liên tục (có thể nói là bằng mọi giá) vừa để bảo vệ đồng LBP, vừa hỗ trợ chi tiêu chính phủ cũng như, với trạng thái thanh khoản (liquidity gap) như vậy, phải cần duy trì lượng Fx reserves rất lớn. Kết quả Fx reserves trước đây luôn ở mức 11 - 12 tháng nhập khẩu! (Tất nhiên là cao vs. chuẩn tối thiểu 3 tháng.)

https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-05-06/lebanon-to-adopt-flexible-exchange-rate-finance-minister-k9v42umc?fbclid=IwAR2m9DO_WaE-FjTfg0pWJyNwT2FLh_iBVpx46dq5u3Cnl6OL3Nfo2fKHWDo



5.6.2020
1 kiểu Ponzi trên TTCK theo chiêu thức cái gì Mỹ làm được thì TQ sẽ làm vượt. Vậy ta có quyền nghi ngờ về số liệu của các đại công ty TQ khác như Baidu, Taobao...không?

Luckin xây dựng chiến lược xung quanh một ứng dụng di động mà qua đó nó gửi voucher cà phê miễn phí tới hàng chục triệu người, cùng các coupon giảm giá sâu để mua hàng sau đó. Những khoản chiết khẩu khiến giá một ly latte của Luckin chỉ còn 12 nhân dân tệ (1,67 USD), tương đương một phần ba đồ uống tương tự ở Starbucks.
6/2008, một vòng gọi vốn khác đã nâng định giá của Luckin lên mốc 1 tỉ USD. Vốn dồi dào tiếp tục cho phép Luckin mở thêm nhiều cửa hàng mới, rất nhiều trong số đó nằm sát cạnh cửa hàng Starbucks.
Màn IPO của Luckin vào tháng 5/2019 là một thành công rực rỡ. IPO thành công giúp Luckin có thêm 651 triệu USD và vốn hóa công ti chạm mốc 5 tỉ USD vào ngày giao dịch đầu tiên.
"Luckin bùng nổ, tăng trưởng chóng mặt và những con số thực sự hấp dẫn với các nhà đầu tư," John Zolidis, một nhà phân tích trong ngành nhà hàng đồng thời là chủ tịch Quo Vadis Capital, chia sẻ.

Một tháng trước khi Luckin IPO, một nhóm nhân viên công ty bắt đầu làm đẹp các con số bán hàng bằng cách vạch ra nhiều giao dịch không có thật. Họ dùng tài khoản cá nhân đăng kí với số điện thoại để mua voucher cho rất nhiều ly cà phê. Bằng cách này, Luckin đã thổi doanh số của mình tăng lên từ 200 triệu đến 300 triệu nhân dân tệ (28 triệu USD đến 42 triệu USD).
Mọi thứ còn phức tạp hơn thế. Từ cuối tháng 5/2019, các đơn hàng bán voucher cà phê cho khách hàng doanh nghiệp ồ ạt đổ về. Bên cạnh các đơn hàng cho một số khách hàng nổi tiếng trong ngành ngân hàng và hàng không, Luckin bán voucher cho hàng chục công ty chưa ai nghe trên khắp Trung Quốc.
Qingdao Zhixuan Business Consulting Co. Ltd, một công ty ở Sơn Đông, mua voucher trị giá 960.000 nhân dân tệ (134.000 USD) chỉ trong một đơn hàng. Tài liệu nội bộ cho thấy nó đã thực hiện hàng trăm giao dịch tương tự từ tháng 5 đến tháng 11/2019.
Trong năm 2019, 1,5 tỉ nhân dân tệ (210 triệu USD) doanh số bán hàng cho khách hàng doanh nghiệp của Luckin được thực hiện bằng cách này.
Khi doanh thu đổ về, Luckin cũng thực hiện thanh toán tới hàng chục công ty khác. Rất nhiều trong số đó không tồn tại cho tới tháng 4 hoặc tháng 5/2019, theo hồ sơ đăng kí doanh nghiệp.
Các nhà điều tra Trung Quốc phát hiện ra những khoản thanh toán cho đơn vị cung ứng đáng ngờ lên tới 1 tỉ nhân dân tệ (140 triệu USD) khi điều tra hệ thống của Luckin. Chúng được một người có tên là Liang xử lý. Nguồn tin nội bộ nói với WSJ rằng Liang là một nhân vật không có thật.
Theo hồ sơ nội bộ, bà Qian, CEO công ty, đã trực tiếp phê duyệt thanh toán và trong nhiều trường hợp, bà thậm chí trực tiếp giám sát quá trình thanh toán. Khoản thanh toán đã vượt mặt giám đốc tài chính công ty. Ông Reinout Schakel, giám đốc tài chính Luckin, từ chối bình luận.
WSJ nói rằng các công ty thường mua voucher của Luckin hay nhận thanh toán chi phí từ Luckin có rất nhiều liên hệ với chính Luckin, ông Lu hoặc các công ty do ông thành lập trước đó.
Một số có cùng địa chỉ đăng kí kinh doanh và số điện thoại với chi nhánh của CAR Inc hoặc Ucar. Một số khác đăng kí kinh doanh bằng email của các nhân viên hai công ty trên. Một công ty thậm chí đăng kí bằng chính địa chỉ email Lukin.
Một số công ty có mối quan hệ với họ hàng hoặc là bạn của ông Lu. Một khách hàng thường xuyên mua voucher số lượng lớn là Date Yingfei (Beijing) Data Technology Development Co. Ltd. có cùng số điện thoại với chi nhánh của CAR Inc. Trong khi đó, Zhengzhe International Trade (Xiamen) Co. xuất hiện trong tài liệu với vai trò là một nhà cung cấp nguyên liệu cho Luckin.
Date Yingfei và Zhengzhe có cùng đại diện pháp luật là Wang Baiyin, một người bạn cùng lớp của ông Lu. Ông Wang có 60% cổ phần của Date và 95% cổ phần của Zhengzhe.

Nguồn tin bên trong công ty nói rằng cách làm trên của Luckin giúp công ty có thể thổi phồng doanh thu và chi phí dù chỉ có một số lượng vốn rất nhỏ thực tế chảy ra và chảy vào công ty. Hiện chưa rõ nguồn vốn ban đầu để thực hiện các giao dịch kiểu này đến từ đâu.
Tháng 11/2019, Luckin công bố tăng trưởng doanh số bán hàng trong quý 3 lên tới 558% so với cùng kì năm trước và đặt mục tiêu tăng 400% cho quý 4. Doanh thu thuần của mỗi cửa hàng tăng trưởng 80%, theo báo cáo tài chính.
2 tháng sau đó, sau khi cổ phiếu tăng gấp đôi, Luckin gọi 865 triệu USD trong một vòng bán cổ phần và trái phiếu chuyển đổi. Giá cổ phiếu của Luckin còn tăng mạnh hơn khi số lượng cửa hàng của nó ở Trung Quốc vượt mặt Starbucks. Luckin cũng lên kế hoạch bán đồ uống qua máy bán hàng tự động.
Và rồi, vào 31/1, Muddy Waters LLC, một công ty Mỹ, bất ngờ tung ra tài liệu 89 trang liên quan đến Luckin. Muddy Waters nói rằng sau khi nghiên cứu băng ghi hình thời lượng 11.000 giờ ghi lại cảnh khách hàng ra vào các cửa hàng Luckin, 25.000 hóa đơn khách hàng và quan sát trực tiếp hơn 1.500 người đến Luckin, mọi thứ dường như cho thấy phần lớn doanh thu công ty đã bị thổi phồng.
Cổ phiếu Luckin lao dốc sau đó song bật tăng trở lại khi Luckin phủ nhận cáo buộc. Báo cáo được đưa ra vào thời điểm đơn vị kiểm toán chuẩn bị xem xét báo cáo của Luckin trong năm 2019.
2 tháng sau, vào ngày 2/4, Luckin bất ngờ nói rằng 2,2 tỉ nhân dân tệ (310 triệu USD) doanh thu năm 2019 của hãng là số liệu giả. Con số tương đương một nửa doanh số dự phóng từ tháng 4 cho tới tháng 12.
Ernst & Young Hua Ming LLP cho biết sẽ thực hiện điều tra bằng cách liên hệ với các nhân sự tại Luckin phê duyệt những giao dịch khiến thu nhập và chi phí tăng mạnh.
Từ định giá 12 tỉ USD, vốn giá của Luckin rớt về mức 650 triệu USD vào thời điểm cuối tháng 5.
"Luckin Coffee đang sa lầy vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có và một cuộc tranh luận công khai", công ty phát đi thông điệp hồi giữa tháng 5. "Chúng tôi tin, với sự giúp đỡ của tất cả nhân sự Luckin, công ty sẽ vượt qua khủng hoảng và trở lại đường đua".


Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Đứng trên vai người khổng lồ

Đứng vậy nên mới hoành tráng. Có điều ai cũng khôn lỏi, ai cũng đứng trên vai người khác. Đó mới là vấn đề.

http://vietstock.vn/2012/10/mang-nhen-so-huu-giua-acb-voi-kienlongbank-daiabank-eximbank-vietbank-va-vietabank-830-244747.htm

“Mạng nhện” sở hữu giữa ACB với KienLongBank, DaiABank, Eximbank, VietBank và VietABank
23/10/2012 17:47 6 46

Cách đây gần 2 tháng, sau khi ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB bị bắt, hàng loạt ngân hàng lên tiếng phủ nhận mối liên hệ với bầu Kiên và cả ACB, nhưng tìm hiểu cho thấy, các ngân hàng Eximbank, KienLongBank, VietBank, VietABank, DaiABank ít nhiều đều có liên hệ với ACB lẫn bầu Kiên






Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thậm chí đã và đang là cổ đông chiến lược, hoặc sáng lập ở các ngân hàng này. Trong một số ngân hàng, ACB còn cử từ 1 đến 2 đại diện vào HĐQT để trực tiếp điều hành các hoạt động mang tính chiến lược.

ACB - KienLongBank



Năm 2007, ACB thông qua công ty con là Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) góp vốn mua 10% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank), hiện đã giảm xuống còn 6.1%. Vai trò của ACB tại KienLongBank khá lớn, cụ thể ACB hỗ trợ KienLongBank trong đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ ngân hàng, khi KienLongBank gặp khó khăn về tài chính, ACB sẽ hỗ trợ theo khả năng của mình và đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, ACB cũng cam kết mua cổ phần của KienLongBank khi ngân hàng này thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ như thông tin được công bố trên website KienLongBank.

Năm 2008, ACB có đến 3 đại diện tại HĐQT của KienLongBank gồm ông Nguyễn Văn Hòa (Kế toán trưởng ACB), ông Lê Quang Chính (Phó Giám đốc Sở Giao dịch ACB) và ông Lê Thanh Hải (Trưởng phòng thẩm định tài sản kiêm Trưởng phòng pháp chế ACB). Hiện nay, ông Hòa đã rút khỏi HĐQT, ACB còn hai đại diện gồm ông Chính và ông Hải.

Ngày 17/10 vừa qua, một cổ đông lớn của KienLongBank là Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH MTV (Saigontourist) thoái hết vốn thông qua việc bán đấu giá 5 triệu cổ phần với giá khởi điểm chỉ có 8,780 đồng/cp, thấp hơn mệnh giá. Đối tượng mua lượng cổ phần trên là một cá nhân và một tổ chức trong nước không công bố tên.

ACB - DaiABank



Năm 2008, ACB đầu tư vào Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) và cử ba đại diện tham gia HĐQT của ngân hàng này gồm ông Đỗ Minh Toàn (Tổng Giám đốc đương nhiệm của ACB), ông Đặng Mai Anh và ông Từ Tiến Phát. Cụ thể, ông Đặng Mai Anh tham gia HĐQT của DaiABank từ năm 2008 và năm 2011 tiếp tục trúng cử nhiệm kỳ 2011 – 2015, trong khi ông Từ Tiến Phát mới tham gia HĐQT từ năm 2011. Riêng ông Đỗ Minh Toàn tham gia DaiABank từ 2008 đến 2009 với vai trò Ủy viên HĐQT và từ 4/2009 đến năm 2011, ông Toàn giữ chức danh Phó Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này. Từ năm 2011, ông từ nhiệm và không còn tham gia các hoạt động của DaiABank.

Tính đến năm 2010, DaiABank tăng vốn lên 3,100 tỷ đồng, trong đó ACB nắm giữ gần 11% cổ phần. Ngoài ACB, DaiABank còn các đối tác chiến lược khác gồm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BID), Tín Nghĩa Corp và Xổ Số Kiến Thiết Đồng Nai.

Nội bộ của DaiABank cũng có mối quan hệ sở hữu khá “rối rắm”. Sự chằng chịt xuất hiện khi Đầu tư Đại Á tham gia 4.21% cổ phần của Công ty Xăng dầu Tín Nghĩa (thuộc Tín Nghĩa Corp), hình thành mối quan hệ sở hữu vòng tròn Xăng Dầu Tín Nghĩa -> DaiABank -> Đầu tư Đại Á -> Xăng Dầu Tín Nghĩa. Chẳng những vậy, Tín Nghĩa Corp cũng đang sở hữu 11.12% cổ phần DaiABank và gần như nắm quyền chi phối tại Xăng Dầu Tín Nghĩa với trên 80% vốn.

Giữa Tín Nghĩa Corp và ACB cũng có sự góp vốn chung để hình thành nên CTCP Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu và cùng đầu tư vào DaiABank.

ACB - Eximbank



Ngoài ra, tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (EIB), theo lời ông Lê Hùng Dũng - chủ tịch Eximbank thì nhóm ngân hàng ACB đang nắm giữ khoảng 9% nhưng hiện chưa cử người thay thế ông Phạm Trung Cang (Nguyên phó Chủ tịch HĐQT đã từ nhiệm và khởi tố) làm người đại diện vốn.

Giữa Eximbank và các đơn vị liên quan cũng xuất hiện những mối quan hệ sở hữu cổ phần qua lại lẫn nhau.

ACB - VietBank



Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank), ACB giữ tư cách là cổ đông sáng lập nhưng không công bố cụ thể khoản đầu tư tại ngân hàng này là bao nhiêu, tuy nhiên 2/8 thành viên HĐQT của VietBank lại có sự liên hệ đến ACB gồm bà Đặng Ngọc Lan (vợ ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB) và ông Trương Hùng.

Tại ACB, bà Lan đang giữ chức vụ Phó Ban Kiểm toán nội bộ còn ông Trương Hùng là Giám đốc Chi nhánh Phú Lâm (Quận 6).

Ngoài ra, đại gia thuỷ sản Diệu Hiền đình đám trên báo chí thời gian qua cũng có mối quan hệ cùng VietBank thông qua Công ty TNHH XD TM Diệu Hiền, đơn vị đồng sáng lập VietBank cùng với Công ty Đầu tư & Phát triển Hoa Lâm và ACB.

ACB - VietABank



Tại Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), ACB cũng có mối quan hệ sở hữu chặt chẽ từ đơn vị tiền thân của ngân hàng. Cụ thể, VietABank ra đời từ năm 2003 trên cơ sở hợp nhất Công ty Tài chính Cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng TMCP Nông thôn Đà Nẵng. Ngày mới thành lập, VietABank có vốn điều lệ hơn 76 tỷ đồng, cổ đông sáng lập nắm cổ phần lớn nhất là Ban Tài chính Thành ủy TPHCM với tỷ lệ 29.8%. Trước hợp nhất, Công ty Tài chính Cổ phần Sài Gòn có quan hệ sở hữu với 6 đơn vị, đặc biệt trong đó có ACB và Ngân hàng Nông thôn Đà Nẵng.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, theo thông tin từ đại diện VietABank thì ACB không còn là cổ đông của ngân hàng này.

Ngoài ra, VietABank đang đầu tư vào hai đơn vị trong lĩnh vực tài chính là Navibank và Chứng khoán Trường Sơn (TSS).

Viết Vinh (Vietstock)
FFN


Đi thẳng vào các vấn đề mà người gửi tiền, khách hàng, nhà đầu tư, cổ đông và dư luận quan tâm như trạng thái vàng, cho vay liên ngân hàng, liệu có sự “chệch hướng” chiến lược trong ngắn hạn và những bài học rút ra từ “tai nạn” vừa qua ở ACB – ông Trần Mộng Hùng, một trong những người sáng lập ngân hàng TMCP Á châu (ACB), được coi là một “banker” chuyên nghiệp, đã có cuộc trả lời phỏng vấn với nhà báo Hải Lý và phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị.

Ông Trần Mộng Hùng
ACB và thanh khoản vàng
Đang có thông tin ACB không cân đối được trạng thái vàng do bị rút vàng vừa qua. Thực sự như thế nào, thưa ông?
Khoảng 20% vốn huy động của ACB bằng vàng. Khi khách hàng rút tiền, một số người rút cả vàng và ngoại tệ. Cùng với lượng vàng đang có của mình, ACB cũng được ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các ngân hàng bạn kịp thời cho vay tiền, vàng đủ để chi trả khi người dân có nhu cầu rút tiền, vàng. Theo chỗ tôi được biết, ACB chưa sử dụng hết hạn mức cho vay đó.
Thực tế, ACB không mất cân đối trạng thái vàng. Trước đây khi tham gia bình ổn giá vàng, ACB được phép mua vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Bán trong nước bao nhiêu, ngân hàng mua ở nước ngoài bấy nhiêu. Cân đối giữa số vàng huy động trong nước đã bán và số vàng ACB đã mua theo nghiệp vụ kinh doanh tài khoản vàng ở nước ngoài được NHNN cho phép, ACB không âm một lượng nào. ACB đang xin phép Chính phủ và NHNN cho nhập số vàng của ACB đã mua. Trong khi chưa được nhập, phải mua vàng trong nước để bù đắp dự trữ thanh khoản vàng đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn bằng vàng của ACB.
Nếu không được nhập khẩu, có thể hiểu ACB sẽ phải tiếp tục mua vàng trong nước. Với sự chênh lệch giá vàng nội – ngoại hiện nay, việc mua từ thị trường trong nước có thể dẫn đến lỗ lã, đúng không thưa ông?
Đúng thế. Tuy nhiên số lỗ, nếu có, không lớn so với lợi nhuận đạt được 8 tháng và cả năm của ACB.
Ông Trần Mộng Hùng tốt nghiệp đại học Kinh tế TP.HCM, chuyên ngành ngân hàng, làm giảng viên trường cao cấp Nghiệp vụ ngân hàng từ năm 1978 – 1980. Trước khi thành lập ACB, ông công tác tại công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC).
Ông Trần Mộng Hùng là người sáng lập ra ngân hàng Á Châu và là người lãnh đạo, dẫn dắt ACB không ngừng phát triển trong suốt gần 20 năm qua. Trước đây, ông là chủ tịch HĐQT và hiện nay là cố vấn HĐQT của ACB. Ông là người luôn quan tâm đến sự phát triển an toàn, bền vững, quản trị điều hành, công khai minh bạch tại ACB. Với cổ đông trong nước, ông Trần Mộng Hùng và các bên có liên quan đang sở hữu tỷ lệ cổ phần cao nhất tại ACB và thực hiện đúng cam kết đầu tư lâu dài.
Lợi nhuận và rủi ro
Dẫu vậy khả năng đạt chỉ tiêu lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng?
Khả năng đạt kế hoạch lợi nhuận là khó, nhưng quan trọng nhất là đáp ứng các tiêu chí an toàn tài chính. Định hướng hoạt động an toàn, bền vững, lợi nhuận hợp lý của ACB chưa có gì thay đổi.
Vừa qua, từng thời điểm, dưới một số tác động của một vài cá nhân, kế hoạch phát triển ngắn hạn có thể chệch hướng chiến lược. Việc xác lập chỉ tiêu tăng trưởng phải hợp lý, phù hợp tình hình, bối cảnh chung. Nếu chủ quan, xác lập chỉ tiêu kế hoạch duy ý chí, thì sẽ rủi ro. Nhìn nhận lại, qua sự cố này, chỉ tiêu lợi nhuận, nếu không đạt vẫn sẽ cao hơn những năm trước và hoàn toàn không ảnh hưởng đến vốn của cổ đông, tiền gửi của khách hàng vẫn an toàn, ACB sẽ tiếp tục phát triển vững chắc.
Sự kiện xảy ra cho thấy trên thực tế ACB đã chạm trán rủi ro. Phải chăng chiến lược của ngân hàng đã khác đi, không chỉ đơn thuần là chệch hướng? Ý chúng tôi là ACB đã đầu tư vào không ít doanh nghiệp…
Chiến lược của ACB tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ, không đầu tư vào doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác. Sự việc xảy ra là do tính toán của một vài cá nhân, không phải chủ trương của ngân hàng.
Trường hợp của ông Nguyễn Đức Kiên chỉ là cá biệt. Các quy trình, quy chuẩn tín dụng của ACB đã có từ lâu. Các khoản vay của ông Kiên thông qua các công ty con đều có tài sản thế chấp. Tuy nhiên việc thu hồi vốn phải có thời gian.
Cho vay cầm cố chứng khoán, kể cả cổ phiếu ngân hàng, hiện ACB chưa sử dụng hết hạn mức quy định cho phép. Còn có một vài tổ chức, cá nhân sử dụng tiền vay sai mục đích, và dĩ nhiên họ cũng không nói là vay để đi thâu tóm ngân hàng, phải phân tích sâu, tìm hiểu kỹ nguồn gốc dòng tiền mới có thể kết luận được.
Còn có những khoản sử dụng vốn rủi ro khác nữa, thưa ông?
Ông Lý Xuân Hải đã cho ký hợp đồng uỷ thác cho 19 nhân viên để thực hiện việc nhận 718 tỉ đồng của ACB, để gửi vào ngân hàng Công thương. Số tiền gửi này đã quá hạn. ACB đã tổ chức thực hiện việc khởi kiện yêu cầu ngân hàng Công thương hoàn trả tiền.
Giả sử ngay cả khi không được hoàn trả, ACB hoàn toàn có thể trích lập dự phòng rủi ro từ nguồn lợi nhuận đã có tám tháng đầu năm là 2.300 tỉ đồng. Sự cố này không ảnh hưởng đến cổ đông cũng như người gửi tiền.
Chính sách tín dụng hiện nay của ACB?
ACB tập trung phát triển khách hàng truyền thống là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có sản xuất chế biến hàng tiêu dùng, chế biến hàng xuất khẩu thuỷ sản, may mặc, giày dép, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành hoá chất, nhựa và các sản phẩm từ nhựa và dược phẩm. Đây là nhóm khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm và có uy tín thanh toán nợ vay với ACB. Nhóm khách hàng này có tài sản đảm bảo là nhà ở, nhà máy sản xuất.
Có “chệch hướng”?
Sự “chệch hướng” ngắn hạn như ông đề cập, đã để lại cho ACB nhiều bài học?
Tôi luôn khuyến nghị hội đồng quản trị, hội đồng tín dụng, hội đồng đầu tư ACB tập trung vào nghiệp vụ ngân hàng thương mại; rà soát lại các công ty con, công ty liên kết. Nếu có đầu tư thì phải thoái vốn toàn bộ. Liên kết với các ngân hàng khác là cần thiết, hỗ trợ nhau trên cơ sở cùng có lợi, nhưng không nhất thiết phải có vốn trong những ngân hàng đó.
Sự “chệch hướng” không chỉ trong lĩnh vực đầu tư, nó đã lan cả sang kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng.
Đối tượng khách hàng mục tiêu của ACB là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân có thu nhập trung bình và ở địa bàn phù hợp với năng lực quản trị của hệ thống ACB. Ngoài ra, ACB kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng. Phải thấy rằng trong điều kiện bình thường, cho vay liên ngân hàng ít rủi ro. Bây giờ thì khác. Vay liên ngân hàng phải có tài sản đảm bảo. Nhiều ngân hàng vay liên ngân hàng không phải để bù đắp thanh khoản ngắn hạn tạm thời. Một số đến hạn không trả, kéo dài dây dưa, từ rủi ro kỳ hạn dẫn đến rủi ro nguồn vốn.
Tôi luôn nhắc nhở anh em không chạy theo tăng trưởng tổng tài sản với quy mô lớn, gây áp lực lên việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả, an toàn. Đồng vốn cho vay ra đi không đúng địa chỉ là vô cùng rủi ro.
Ông là người có kinh nghiệm trong ngân hàng. Vì sao ông rút khỏi hội đồng quản trị vào thời kỳ kinh doanh nhiều rủi ro như thế?
Lúc bấy giờ tôi đã tham gia tổ chức được một bộ máy quản trị điều hành mà tôi an tâm. Nhưng thực ra đó mới là ý muốn chủ quan của mình. Trong quá trình vận động, một vài người đã tác động không phù hợp tới chiến lược ngân hàng.
Tháng 3 năm sau nhiệm kỳ của hội đồng quản trị hiện hành chấm dứt. Khi đó hội đồng quản trị cũ phải có báo cáo đánh giá công việc và cổ đông sẽ là người quyết định hội đồng quản trị mới. Các thành viên cần tự rút ra bài học, cần có tầm nhìn dài hạn, không chạy theo lợi ích trước mắt.
ACB đã từng chạy theo lợi ích trước mắt chưa, thưa ông?
Nếu có thời điểm nào đó ngân hàng phát triển không bình thường, có thể có lý do đặc thù kinh tế Việt Nam có sự khác biệt. Chẳng hạn tổ chức, cá nhân có điều kiện thâm nhập, muốn sử dụng ngân hàng cho mục đích khác. Tôi tin các cơ quan quản lý đã nhận ra vấn đề và sẽ xác lập lại trật tự để hoạt động ngân hàng đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật.
Ông có nghĩ rằng một phần rủi ro liên quan đến đạo đức kinh doanh ngân hàng?
Đạo đức kinh doanh là vấn đề lớn. Với ngân hàng, đạo đức kinh doanh phải được đặt lên hàng đầu, đảm bảo an toàn tiền gửi của dân và vốn của cổ đông. Trách nhiệm của ngân hàng phải kinh doanh đúng pháp luật, đồng thời lợi nhuận kiếm được một cách chính đáng.
Đã có bao giờ, trong một thời khắc nào đó, ông nhận ra trong những đồng tiền lợi nhuận của ACB có đồng không chính đáng?
Lợi nhuận phải được phân phối hợp lý giữa những người tham gia tạo ra nó. Hài hoà lợi ích của cổ đông, của khách hàng, của nhân viên, và của cộng đồng xã hội từ đó tạo ra đồng tiền chính đáng. Tôi nghĩ ACB đã làm đúng theo nguyên tắc này trong quá trình kinh doanh.
Hải Lý (thực hiện)

SÀI GÒN TIẾP THỊ
(ĐTCK) Quy định không cho phép có ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán của các tổ chức tín dụng khiến NĐT không thể thấy được những khối u của các ngân hàng.
Quy định hiện nay không cho phép có ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán của các tổ chức tín dụng. Đây là lý do khiến có những khoản mục, công ty kiểm toán và các ngân hàng không thể thống nhất được cách hạch toán, nhưng kiểm toán vẫn phải chấp nhận và không để ngoại trừ. Đây cũng là lý do khiến NĐT bên ngoài vẫn chỉ thấy một bức tranh đẹp, bất chấp những nguy cơ thâm hụt tài chính đang hiện hữu của nhiều ngân hàng.
ảnh 1Quy định không cho phép có ngoại trừ trong báo cáo kiem toán của các TCTD khiến NĐT khó biết thực trạng tài chính của nhiều ngân hàng
Khúc mắc người hành nghề
Phó tổng giám đốc một công ty kiểm toán cho biết, là người hành nghề lâu năm trong lĩnh vực kiểm toán, ông rất bức xúc khi có những điểm trong báo cáo tài chính của ngân hàng đã không được làm rõ, không được phản ánh đúng bản chất cuối cùng của nó, nhưng kiểm toán vẫn phải cho qua. Theo ông, không phải kiểm toán viên không biết sợ trước những rủi ro mà họ có thể gặp phải khi ký vào những báo cáo tài chính ấy, mà họ buộc phải hoàn tất một hợp đồng kiểm toán để giữ chân khách hàng khi quy định không cho phép có khoản ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán tổ chức tín dụng.
Mọi chuyện xuất phát bởi quy định tại Khoản 3 Điều 42 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010: Tổ chức tín dụng phải thực hiện kiểm toán độc lập lại trong trường hợp báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ của tổ chức kiểm toán độc lập.
Ở khía cạnh tích cực, quy định này sẽ buộc các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm chỉnh quy định chế độ hạch toán, kế toán để khi kiểm toán vào cuộc, báo cáo tài chính sau kiểm toán phải thực sự “sạch”. Nhưng trên thực tế thì không phải tổ chức tín dụng nào cũng sạch như vậy. Các công ty kiểm toán chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ và nếu không thích, ngân hàng có thể thay thế bằng một đơn vị kiểm toán khác. Trong không ít trường hợp, báo cáo tài chính lập ra với các khoản mục tài sản, kết quả kinh doanh… thể hiện rõ ý chí, mong muốn của các ông chủ, người điều hành tổ chức tín dụng. Nhiệm vụ của kiểm toán trong các trường hợp này là hỗ trợ tổ chức tín dụng làm báo cáo tài chính chuẩn trong phạm vi chấp nhận được của các ông chủ, chứ không phải là tuân thủ tuyệt đối các quy định kiểm toán. Điều này có nghĩa, nếu chẳng may báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng phát sinh những khoản mà kiểm toán không thể truy đến cùng thực trạng tài sản đó ra sao, nhưng cũng không thể đàm phán với tổ chức tín dụng về cách hạch toán nào khác phù hợp hơn, thì cuối cùng vẫn phải chấp nhận cho qua.
“Đây là quy chế vô lý nhất mà chúng tôi gặp phải trong kiểm toán cho nhóm ngân hàng, công ty tài chính… Không được có ngoại trừ, nhưng đâu phải vấn đề nào kiểm toán và ngân hàng, công ty tài chính cũng thống nhất được với nhau. Ở góc độ chuyên môn, tôi xin nói thẳng là, có những khoản, thậm chí chúng tôi tin là ngân hàng đã mất rồi nhưng họ vẫn cố tính lờ đi. Kiểm toán vào cuộc, hạch toán cách nào cho phù hợp. Trong khi đó, nếu cố tình để ngoại trừ, thì báo cáo kiểm toán sẽ lại bị làm lại, còn chúng tôi bị mất khách hàng”, một kiểm toán viên trần tình.

Những hệ lụy
Phó tổng giám đốc công ty kiểm toán nói trên cho biết, ông đã tham gia kiểm toán nhiều ngân hàng và thực tế, không ít ngân hàng có bản chất tài sản xấu rất nhiều, vốn chủ đã bị hao hụt lớn…, nhưng vẫn báo lãi trong kết quả kinh doanh các năm gần đây, báo cáo tài chính vẫn đẹp. Theo vị này, vì không được có ngoại trừ, nên không ít ngân hàng đã tìm cách thỏa hiệp với kiểm toán để đưa ra lời nhận xét “sạch” trong báo cáo kiểm toán.
Để cụ thể hơn những điểm “đen” mà ngân hàng thường hay “lách”, vị này đưa ra một số ví dụ. Công ty X là đơn vị có liên quan (gián tiếp) đến cổ đông A của Ngân hàng B. Khi B tăng vốn, X phát hành trái phiếu để B mua, rồi số tiền thu được từ trái phiếu này được chuyển đến A để mua cổ phiếu phát hành thêm. A sử dụng số cổ phiếu sau phát hành đem cầm cố tại chính Ngân hàng B, lấy tiền đi làm việc khác. Cuối cùng, về bản chất, cổ đông A không góp thêm đồng tiền nào vào Ngân hàng B, nhưng lại được tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, có tiền để đi đầu tư lĩnh vực khác.
“Đây là tình trạng rất phổ biến tại khối ngân hàng. Nhiều trường hợp, kiểm toán biết nhưng đành phải thỏa hiệp cho qua”, vị phó giám đốc trên nói.
Trường hợp khác, ngân hàng chuyển tiền cho một CTCK, công ty quản lý quỹ trực thuộc (sở hữu 11% vốn điều lệ, nhưng chi phối về mặt quản trị) vay thông qua hình thức mua trái phiếu phát hành thêm của công ty thành viên trên. Số tiền này sau đó lại được CTCK, công ty quản lý quỹ đem cho vay, đầu tư theo chỉ định của ngân hàng, trong đó không ít trường hợp là cho chính các đối tượng có liên quan đến ngân hàng vay. Nếu truy đến cùng dòng tiền thì sẽ thấy, bản chất các khoản tín dụng này là các khoản đầu tư vượt hạn mức hay cho vay các đối tượng có liên quan, nhưng cuối cùng vẫn được ngân hàng “lách” thành công.
Một hiện tượng phổ biến hơn trong thời gian gần đây là hạch toán sai các khoản nợ, khoản đầu tư. Báo cáo tài chính một số DN niêm yết cho thấy, có những khoản nợ mà DN không có khả năng hoàn trả, tài sản đảm bảo có thị giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị lúc vay (nhất là trong các DN ngành hàng hải), nhưng ngân hàng vẫn cho phép kéo dài thời gian trả nợ, hạch toán dưới dạng nợ đạt chuẩn, trong khi về bản chất, DN thậm chí chỉ chờ ngày bị tuyên phá sản. Hay có những khoản đầu tư mà ngân hàng tham gia góp vốn, mua cổ phần, dù DN được đầu tư làm ăn thua lỗ, giá cổ phiếu giảm, nhưng do hạch toán vào các khoản đầu tư dài hạn, nên ngân hàng cũng không trích lập dự phòng đầy đủ.
“Đây là lý do khiến những trường hợp như Habubank - bỗng một ngày bung ra hàng loạt nợ xấu, thâm hụt vốn chủ sở hữu nặng nề… dù trước đó báo cáo tài chính vẫn đẹp, kiểm toán không có ý kiến ngoại trừ - có thể sẽ trở nên phổ biến hơn với các ngân hàng, nếu tình hình kinh tế vĩ mô không sớm khả quan trở lại”, kiểm toán viên của một công ty kiểm thuộc Top 5 công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam cho biết.
Cũng theo kiểm toán viên này, nhiều điểm không hẳn là ngân hàng sai, nhưng có những nghiệp vụ mà điều khoản ký kết có thể gây rủi ro cao cho ngân hàng, nếu như kiểm toán viên có thể đặt ý kiến lưu ý, ngoại trừ, thì có thể sẽ tốt hơn rất nhiều trong trường hợp buộc phải đưa ra báo cáo kiểm toán “không tì vết” như hiện nay.
Kiểm toán gần như là đơn vị độc lập bên ngoài duy nhất được quyền tiếp cận bức tranh chân thực, đầy đủ nhất các tình trạng tài chính của các tổ chức tín dụng nói chung, trong đó có ngân hàng. Thế nhưng, vì những ràng buộc liên quan đến quy định pháp luật này, không ít những điểm đen trọng yếu về tình hình tài chính của ngân hàng đã được cho qua. Những khối u tài chính như vậy vì thế có điều kiện phát triển, che dấu và chẳng ai biết được khi nào bắt đầu phát tác. 
Theo Bùi Sưởng

Ngày 10-7-2012, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu thanh tra toàn diện một số tổ chức tín dụng liên quan đến vụ thâu tóm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank).


 Trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Thống đốc NHNN cam kết sẽ công khai trên trang web của NHNN kết quả để dư luận biết khi cuộc thanh tra kết thúc vào cuối tháng 8-2012.
“Chúng tôi không biết họ lấy tiền ở đâu?”
Mối quan tâm lớn của dư luận không phải chỉ là liệu vụ thâu tóm Sacombank có vi phạm quy định pháp luật, mà còn là nguồn lực tài chính của những người đi thâu tóm đến đâu. Họ có thực sự có tiềm lực tài chính mạnh đến mức mua nổi 51% cổ phần của một ngân hàng niêm yết?
Ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đặt câu hỏi với Thống đốc NHNN: “Tiền đâu để nhóm cổ đông mới thâu tóm Sacombank NHNN có biết không?”. “Họ không báo cáo với NHNN và chúng tôi cũng không biết họ lấy tiền ở đâu” - Thống đốc trả lời.
Xét về thủ tục quy định, những người nắm giữ dưới 5% cổ phần ngân hàng, kể cả tổ chức, không phải công bố thông tin và pháp luật cho phép họ được ủy quyền cho một người, một nhóm người đại diện cho quyền lợi của họ. Những thành viên mới tham gia Hội đồng quản trị của Sacombank đã được ủy quyền như thế.
Muốn làm rõ mối quan hệ của những người sở hữu cổ phiếu Sacombank thông qua giao dịch trên sàn niêm yết, phải nắm được đường đi của dòng tiền đến tài khoản của những người đó. Tiền được chuyển từ đâu? Từ ngân hàng nào? Nó đi qua bao nhiêu ngân hàng, bao nhiêu tài khoản trước khi đến tài khoản của người giao dịch chứng khoán? Nó được chuyển từ tài khoản giao dịch chứng khoán đến hay từ tài khoản cá nhân đến? Có những khoản tiền được chia nhỏ, có những khoản để nguyên một cục. Có tài khoản sử dụng hỗ trợ tài chính của công ty chứng khoán, sau đó mới trả lại...
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là người có nghĩa vụ trả lời những câu hỏi trên nhưng lại không có công cụ và quyền hạn để tìm ra câu trả lời. Ủy ban không có khả năng tiếp cận tài khoản ngân hàng, không có chức năng điều tra.
Đó là với cổ đông cá nhân. Cổ đông tổ chức hiện nay của Sacombank như Ngân hàng Eximbank, Ngân hàng Phương Nam, Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam... đều có chức năng đầu tư tài chính và trên giấy tờ, họ không vượt quá giới hạn sở hữu cho phép.
Nếu không tiếp cận được tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư, ngoài cơ quan an ninh có chức năng điều tra, cơ quan quản lý ngành ngân hàng và chứng khoán không thể nào biết được nguồn gốc tiền đầu tư. Tuy nhiên điều có thể tìm hiểu, làm rõ là cổ phiếu Sacombank được các chủ sở hữu sử dụng như thế nào. Một nguồn tin đáng tin cậy nói rằng nó được thế chấp, cầm cố để vay tiền ở nhiều ngân hàng. Tiền vay được quay vòng lần thứ hai, mua tiếp cổ phiếu Sacombank. Cứ thế, theo kiểu cuốn chiếu, tiền ngân hàng được sử dụng để thâu tóm ngân hàng.
Vòng xoáy liên ngân hàng
Khi tài sản đảm bảo cho một khoản vay là chứng khoán, các ngân hàng chịu hai sức ép: tỷ lệ tín dụng phi sản xuất tăng lên và phải trích lập dự phòng rủi ro cao hơn theo quy định của Thông tư 13 về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng vẫn đang còn hiệu lực. Hơn nữa, những năm qua thị giá cổ phiếu ngân hàng luôn đứng ở mức thấp, khiến cho giá trị khoản vay teo tóp, không đáp ứng được lượng tiền cần thiết mà người vay muốn vay.
Với mỗi cổ phiếu Sacombank cầm cố, người vay chỉ vay được tối đa 10.000 đồng - một số ngân hàng khẳng định với TBKTSG. Nghĩa là để có tiền thâu tóm 51% Sacombank, phải thế chấp lượng cổ phiếu gấp đôi. Đấy là mua theo thị giá trên sàn. Những khoản mua thỏa thuận giữa nhóm cổ đông mới và một số tổ chức nước ngoài cũng như một số thành viên cũ Hội đồng quản trị Sacombank được tiến hành trên cơ sở cao gấp đôi, gấp rưỡi thị giá. Động thái này đẩy giá thành thâu tóm và đòi hỏi phải bỏ ra một khoản tiền lớn hơn.
Các lần chuyển nhượng cổ phiếu Sacombank theo phương thức thỏa thuận diễn ra dồn dập vào đầu năm nay. Nguồn tiền người mua cần không những lớn mà còn phải tập trung và nhiều khả năng họ đã lên liên ngân hàng để vay. Ở thị trường liên ngân hàng, người ta có thể cho vay tín chấp và thế chấp. Vay được hay không, lãi suất, kỳ hạn thế nào phụ thuộc phần lớn vào người có tiền - bên cho vay. Khi đó vay liên ngân hàng chưa phải tính vào tăng trưởng tín dụng, chưa phải trích lập dự phòng rủi ro như bây giờ, nên vay được là thuận lợi. Một phần tiền thâu tóm Sacombank có thể đã xuất phát từ thị trường liên ngân hàng.
Nhóm thâu tóm Sacombank có đủ uy tín đến mức vay được tiền trên liên ngân hàng, nhất là vay tín chấp? Nếu chấp nhận mức uy tín của nhóm, ai là người cho vay? Tiền vay liên ngân hàng được sử dụng vào mục đích gì thường được bên cho vay nắm rõ, vì nếu không, rủi ro xảy ra, họ làm sao thu hồi. NHNN có biết vấn đề này? Có kiểm tra, kiểm soát đường đi của đồng vốn?
Cho đến nay nhóm cổ đông mới đã tiếp quản Sacombank được vài tháng. Câu chuyện thâu tóm ngân hàng này dường như đã kết thúc, nhưng dư âm của nó vẫn chưa lắng lại.
Theo Hải Lý
TBKTSG