Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Thích thì nhích (4)

Miền bắc quyết đấu trên chiếu bạc 
 Miền nam trên bàn nhậu 
Còn miền trung là ghế

#4. Tâm lý xóa bỏ nghi ngờ để quyết định nhanh (Doubt-avoidance tendency)
@Ngài Munger: “Bộ não con người chúng ta được lập trình để loại bỏ nghi ngờ nhằm quyết định thật nhanh. Thử nghĩ một con mồi như vậy mà cần vài phút để suy nghĩ xem nên làm gì khi thú dữ tấn công, thì ắt hẳn đã không thể tồn tại được đến ngày nay.
Song, câu hỏi nên được đặt ra ở đây là điều gì gây ra tâm lý xóa bỏ nghi ngờ để quyết định nhanh?
Một người không hề bị đe dọa, hay hối thúc, ấy vậy mà vẫn bị một động lực nào đó xóa tan nghi ngờ và quyết định sai lầm. Điều này xảy ra cực kỳ phổ biến trong các tôn giáo cực đoan.
Chúng ta sẽ bàn về điều này kĩ hơn khi nói về xu hướng tâm lý đám đông (social-proof) và xu hướng tâm lý bị áp lực (stress influence) ở các phần sau vậy…"

@S.A.F.E: Với bản năng vốn có của loài người, đọc giả thử nghĩ nếu trước mặt ta là một đám đông đang tháo chạy, ắt hẳn trực giác của chúng ta cũng cho ta biết rằng hành động tiếp theo nên là chạy theo đám đông đó hơn là đứng đó nghi ngờ?!
Trên thị trường chứng khoán cũng vậy, khi thị trường lao vào hào hứng hoặc bán tháo một cách hoảng loạn – 50% họ sẽ đúng, hoặc 50% họ sẽ sai. Điều mà ta cần làm chính là sự trì hoãn thông minh (intelligent delay).
Nếu có sự nghi ngờ, thì hãy tin vào nó thay vì hành động bất cẩn. Chúng tôi tin rằng trực giác của ta luôn có sức mạnh nhiều hơn ta nghĩ.

Trent Hamm:
Xu hướng tránh nghi ngờ
Chúng ta có xu hướng tránh các tình huống mà chúng ta nghi ngờ và thay vào đó chọn các tình huống mà chúng ta chắc chắn. 

Trong khi điều này có ý nghĩa trong các tình huống có mối đe dọa vật lý sắp xảy ra, nó thường là thảm họa trong thế giới hiện đại.
Tránh nghi ngờ có nghĩa là chúng ta thường đưa ra quyết định sắc thái rất nhanh mà không thực sự nghĩ ra. 
Chúng ta sẽ gặp phải một quyết định khó khăn và cố gắng tránh hoàn toàn quyết định đó hoặc đưa ra quyết định nhanh chóng mà không xem xét nó rất cẩn thận, đặc biệt khi chúng ta không rõ ràng quyết định tốt nhất thực sự là gì.

Giải pháp tốt nhất ở đây là luôn suy nghĩ lại về các quyết định thông thường của chúng ta mà không cho rằng chúng ta đang thực hiện cuộc gọi đúng.
Một lần nữa, quy trình tốt nhất ở đây là khi bạn có một số thời gian chết, bạn có một số lựa chọn gần đây bạn đã thực hiện, ngay cả khi chúng có vẻ hoàn toàn bình thường và suy nghĩ xem liệu đó có thực sự là lựa chọn tốt nhất hay không.
Loại bỏ xu hướng mặc định của bạn để cho rằng đó là một lựa chọn tốt, bởi vì nó có thể không - nếu bạn cảm thấy xu hướng đó gắn bó với nó mà không có lý do, bạn đang thấy điều này rất thiên vị trong công việc.

Tuấn Anh
Vì sao lựa chọn sai? Vì thói quen làm biếng suy nghĩ, đi theo đường mòn trong tư duy hàng ngày. Kể cả khi bạn ngờ ngợ thì phản ứng thông thường là thôi kệ, thích thì nhích mà không biết rằng khi 1 việc có thể sai, nó sẽ sai. Các cụ hay có câu bức ăn nuốt lưỡi hay đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải dây

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Thù dai nhớ lâu (3)


#3. Tâm lý ghét bỏ (Disliking/hating tendency)
@Ngài Munger: “Trái ngược lại với xu hướng tâm lý yêu thích trên, loài người vốn đã sinh ra để ghét bỏ và thù hằn ngay từ đầu.
Lịch sử loài người của chúng ta tràn ngập những cuộc chiến tranh của các bộ tộc, tôn giáo, chính trị. Israel và Palestine mâu thuẫn với nhau hàng nghìn năm.
Đúng như một câu châm ngôn thông thái nhất mà tôi từng nghe: “Chính trị là nghệ thuật của các trò tuyên chiến vì thù ghét nhau."

Tâm lý ghét bỏ còn hiện diện ở cấp độ gia đình, nơi mà chính những anh chị em ruột thịt đấu tranh, giành giật tài sản thừa kế và thù ghét nhau qua hàng chục năm.
Cũng tương tự như tâm lý yêu thích quá mức, hậu quả của tâm lý thù hằn là: 
một, chối bỏ những điểm tích cực và giá trị mà những đối tượng ta ghét bỏ mang lại; 
hai, ghét những sản phẩm/dịch vụ/con người chỉ vì liên kết trong quá khứ của ta."

@S.A.F.E: Sự phi lí trí đến từ tâm lý thù hằn phổ biến và có thể gây thiệt hại cho kết quả đầu tư của ta vô cùng, nếu ta không biết hạn chế nó.
Chúng tôi từng tận mắt thấy một cổ đông của MWG, thể hiện rõ sự thù hằn với ban lãnh đạo FRT – đối thủ cạnh tranh – khi nêu ra một vài điểm yếu/rủi ro của MWG, mặc dù những điều mà họ nói hoàn toàn có lý lẽ.
Ở trường hợp khác, chúng tôi thấy một người, chỉ vì sự không ưa thích cảm tính đối với ban lãnh đạo, trở nên ghét bỏ và đánh giá không khách quan các lợi thế cạnh tranh của công ty.
Để tránh bẫy tâm lý này, nhất thiết ta phải chịu khó lắng nghe ý kiến trái chiều: từ những người am hiểu trong ngành, từ đối thủ cạnh tranh và từ chính các khách hàng. 
Giải pháp cụ thể hơn chúng tôi sẽ nói ở bẫy tâm lý số #5.

Trent Hamm:
Điều này về cơ bản là đảo ngược của các mục ở trên. Chúng ta có xu hướng tìm thấy lỗi không cần thiết và khuếch đại các lỗi trong khi bỏ qua các đức tính của mọi người và những thứ chúng ta không thích và những người và những thứ chúng ta cho là không thích chúng ta.
Điều này gần như không bao giờ hữu ích, và nó dễ dàng bị khai thác thành hành vi khủng khiếp.
Chúng ta rơi vào cái bẫy này khi chúng ta rập khuôn người hoặc vật dựa trên một hoặc hai chi tiết nhỏ hoặc vì lời nói khó nghe của ai đó hoặc thứ gì đó mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta tin tưởng.
Những ví dụ tuyệt vời về điều này bao gồm chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự cố chấp thực tế, quảng cáo tiêu cực, chủ nghĩa cực đoan chính trị, tin đồn tại nơi làm việc và rất nhiều phương tiện truyền thông xã hội.

Cách tốt nhất tôi tìm thấy để vượt qua sự thiên vị này là lấy thứ gì đó tôi không thích và cố tình bắt đầu đặt tên cho những điều tốt đẹp về nó.
Đôi khi, tôi phải thực hiện nghiên cứu để tìm ra nó, vì vậy tôi sẽ  Google tại sao mọi người thích X và tìm hiểu những đặc điểm tốt của người đó hoặc điều đó.
Nếu điều đó không hiệu quả, tôi có thể hỏi những người có vẻ thích điều tôi đang cố gắng tìm hiểu thêm.

Tuấn Anh: 
Hôm nay ta bàn tới sự ghét bỏ, thù hằn. Có vẻ là 1 sở trường qua việc thù dai nhớ lâu. Yêu nên tốt, ghét nên xấu rồi yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng.
Ghét ngược lại với thích: hôm qua người mình thích thích xứng là 1 mình nâng lên thành 10, hôm nay ghét, cũng con người ấy, hành động đó có đáng 10 thì mình vẫn nghĩ chỉ đáng 1.
Như vậy là ta đã điểm qua 03 thành kiến mà người VN nặng nhứt: tham vặt và cảm tính

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

Yêu nhau 9 bỏ làm 10 (2)

TQ cũng giống VN ở nết ăn cứ con chi nhúc nhích là ăn rồi nết ở khạc nhổ đái bậy bừa bãi và thói quen sạch nhà mình bằng cách vứt rác qua nhà hàng xóm, chỗ nào trống là cho chó ỉa...Hồi Đặng tiểu bình mới cải cách tiếp khách quốc tế bên TQ ai cũng kè kè ống nhổ.
Hi vọng corona là 1 cú hích để giữ vệ sinh theo chuẩn tây, bớt tự yêu ta theo kiểu 9 bỏ làm 10 để rồi lại hôn trộm đái công khai

#2. Tâm lý yêu thích (Liking/loving tendency)
@Ngài Munger: “Ngoài yêu thích những đối tượng gần gũi như gia đình, bạn bè thuở nhỏ, một người có khả năng rất cao sẽ yêu thích việc được ngưỡng mộ và yêu thích bởi kẻ khác.

Chúng ta thường thấy như thế nào khi một người sẵn sàng phấn đấu cả đời để được ngưỡng mộ và tận tâm yêu thích bởi những người xa lạ mà chẳng liên quan máu mủ gì đến anh ta cả. (@S.A.F.E: chúng tôi cũng là một ví dụ cụ thể khi hằng ngày gắng phấn đấu vì dự án này!)

Xu hướng này nhìn chung tạo ra động lực phấn đấu tích cực cho toàn xã hội, giúp những người cha, mẹ tạo ra của cải để nuôi dạy con cái, giúp con cái phấn đấu để không phụ lòng cha mẹ, giúp những bạn trẻ ngưỡng mộ những tấm gương phấn đấu để trở thành những tấm gương lớn hơn...

Tuy nhiên, một trong những hậu quả tương đối nguy hiểm là khi người yêu thích (liker/lover) bắt đầu dùng thiên hướng tâm lý này để hợp lý hóa cho việc:

- Làm lơ với lỗi lầm, hoàn toàn phục tùng những ý muốn của đối tượng họ yêu thích.

- Ưa thích mọi thứ về đối tượng chỉ vì người ưa thích có cảm tình với chúng.

- Loại bỏ tất cả những sự thật để thúc đẩy tình cảm."

@S.A.F.E: Khi đầu tư, ngài quản lý quỹ huyền thoại Peter Lynch đã từng căn dặn việc yêu thích cảm tính quá mức sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nếu nhà đầu tư không làm “bài tập về nhà” – tức là không nghiên cứu kĩ lưỡng.
Việc bạn yêu thích ly cafe Starbucks không có nghĩa rằng đây là một khoản đầu tư tốt.
Trên kinh nghiệm của chúng tôi, để tránh bẫy tâm lý này, một nhà đầu tư cá nhân lí trí cần phải:
(1) Tìm hiểu kĩ về tỷ trọng lợi nhuận của sản phẩm dịch vụ ta ưa thích
(2) Hiểu rõ và đánh giá khách quan lợi thế cạnh tranh và tình hình tài chính

Trent Hamm:
Chúng ta có xu hướng bỏ qua lỗi lầm ở những người và những thứ chúng ta thích và ở những người và những thứ như chúng ta.
Mặc dù đây là một đặc điểm mạnh mẽ khi thành lập các nhóm xã hội vì nó dẫn đến một mối quan hệ hữu nghị qua lại, nó liên tục được sử dụng để chống lại chúng ta trong tiếp thị, nơi chúng ta bị dụ dỗ thích các sản phẩm bằng cách sử dụng những thứ khác mà chúng ta thích - hấp dẫn tình dục, làm mẹ , v.v.
Nó cũng dẫn chúng ta nhìn ra những sai sót trong con người và những thứ chúng ta thích, điều này có thể dẫn đến những tình huống mà những sai sót đó gây tổn hại cho chúng ta, chẳng hạn như khi chúng ta tiếp tục yêu thương và chăm sóc ai đó đánh cắp chúng ta.
Làm thế nào chúng ta có thể khắc phục điều này? Trước hết, hãy bao quanh bản thân bạn với những người tốt và nỗ lực để thích họ và gắn kết với họ.
Hãy nghĩ về những người trong cuộc sống của bạn mà bạn coi là người tốt hoặc tuyệt vời và lấp đầy thời gian và vòng tròn xã hội của bạn với họ.
Thứ hai, cố gắng tránh các nguồn truyền thông phụ thuộc nhiều vào quảng cáo và vị trí sản phẩm. Nói chung, tốt hơn hết là bạn nên tránh hầu hết các phương tiện truyền thông bên ngoài sách và phim và các nguồn truyền thông mà bạn rất tin tưởng.
Làm những việc như lướt kênh hoặc nhìn chằm chằm vào phương tiện truyền thông xã hội hầu như luôn dẫn đến sự méo mó trong quan điểm của chúng tôi vì xu hướng thích / thích.

Tuấn Anh
Yêu nhau 9 bỏ làm 10 là 1 câu định lượng hiếm hoi của các cụ. Hàm ý rằng khi mình đã thích, đã mê, đã hợp nhau, đã thần tượng thì con người đó nếu chấm điểm khách quan thì chỉ được 1 nhưng ta vẫn bỏ qua 9 cái xấu và vẫn công nhận, vẫn nghĩ ta, bạn ta xứng đáng 10 điểm.

1 cách giải thích hay cho thi đại học, từ chấp nhận thụ động học tài thi phận, cổng trường ĐH cao vòi vọi 10 thằng trèo 9 thằng rơi tới quyết định chủ động 100 chỗ lệch cũng kê cho bằng như vụ gian lận điểm vừa qua minh chứng. 
100 cái lý không bằng 1 tý cái tình. Tình có những cái mà lý không thể giải thích được kiểu ta là ta mà ta cứ yêu ta kkk.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

Tâm lý phản ứng mạnh mẽ với phần thưởng hay là tính khoái củ cà rốt (1)

Nên nhớ qui luật cây gậy và củ cà rốt mới là qui luật chính bao trùm mọi hành vi của con người chớ không phải qui luật cung cầu mà các nhà kinh tế hàng ngày ấn vô đầu mấy bạn.
Với cây gậy và củ cà rốt thì có mấy hình thái chính sau:
- Gậy nhỏ, cà rốt nhỏ: nhịn đói nằm co hơn ăn no vác nặng
- Gậy nhỏ, cà rốt lớn: thời tư bản hoang dã, giống VN bây giờ
- Gậy lớn cà rốt nhỏ: thời bao cấp, lãn công
- Gậy lớn cà rốt lớn: xã hội ok
Ngoài ra còn 1 hình thức đặc biệt vừa là cây gậy vừa là củ cà rốt hay còn gọi là há miệng mắc quai: đặc trưng của các nhóm tham nhũng ngày nay


#1. Tâm lý phản ứng mạnh mẽ với phần thưởng (Reward super-response tendency)
@Ngài Munger: “Mặc dù tôi luôn nghĩ rằng tôi đã ở trong top 5% những kẻ cùng trang lứa về việc nghiên cứu động cơ (incentives), ấy vậy mà tôi vẫn đánh giá thấp và luôn luôn ngạc nhiên trước sức mạnh của nó.
Một trong những ví dụ mà tôi ưa thích nhất là case của công ty chuyển phát nhanh Federal Express (FedEx). 

Với yêu cầu phải thực hiện đóng gói và chuyển nhanh những kiện hàng trong ca tối, ban lãnh đạo FedEx vô cùng đau đầu khi nhân viên làm việc rất thiếu hiệu quả. 
Họ thử đủ mọi cách, từ tuyên truyền về trách nhiệm, đến việc kiểm điểm, camera giám sát, …, vậy mà mọi thứ vẫn chậm tiến độ.
Cho đến khi, một kẻ thông minh phát hiện ra rằng chính sách trả lương theo giờ (pay by hour) hiện tại thúc đẩy động cơ kéo dài giờ làm việc của các nhân viên ca tối lên.
Họ đổi sang chính sách trả tiền theo ca (pay by shift), và nhân viên nào làm xong việc của mình thì được về sớm. 
Ngạc nhiên thay, giải pháp hướng đến lợi ích đó đã hoạt động cực kỳ hiệu quả! Các kiện hàng của FedEx ngày nay đã được xử lý thuộc top nhanh nhất thế giới.

Trong những ngày đầu lịch sử Xerox, Joe Wilson cũng đã gặp tình huống tương tự. Ông này phải đi xuống thực tế tại Xerox vì không hiểu tại sao một dòng máy in tốt và rẻ như vậy, lại có doanh số tệ hơn một dòng máy cũ hơn rất nhiều.
Khi ông đến nơi, ông mới ngộ ra rằng chính sách hoa hồng (commission policy) của dòng máy cũ cho các nhân viên sale rất cao, thành ra họ có động cơ đẩy doanh số sản phẩm chất lượng kém ấy cho khách hàng – những người đáng nhẽ phải được đối xử tốt hơn.
Chúng ta nhất định cần ghi tâm lời răn mà ngài Ben Franklin đã viết trong quyển Poor Richard’s Almanack: “Nếu phải thuyết phục, hãy tập trung vào lợi ích thay vì lý lẽ.” 
Nguyên lý này là một la bàn chỉ hướng vô cùng khôn ngoan trong cuộc sống: đừng bao giờ nghĩ về thứ gì khác khi điều quan trọng nhất ta cần phải biết là động cơ riêng của mỗi người.
Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của tâm lý phản ứng mạnh từ phần thưởng: chính là thứ mà tôi gọi là “mâu thuẫn tâm lý thực dụng” (incentive caused bias).
Một người mà có xuất thân đàng hoàng tử tế, vẫn có thể trở thành một kẻ thất đức trong môi trường mà các động cơ tiền bạc đã làm lu mờ anh ta, giống như trường hợp mà các nhân viên bán hàng Xerox đã lừa dối khách hàng họ vậy.
Những lĩnh vực dịch vụ chuyên môn như tài chính, hành luật, y tế, giáo dục, sửa chữa máy móc là nơi mà sự băng hoại đạo đức vì phản ứng với phần thưởng xảy ra nhiều nhất, do lợi thế thông tin của người cung cấp dịch vụ quá lớn so với các khách hàng.
Tình trạng mâu thuẫn tâm lý thực dụng tràn lan như vậy, khiến một người thông minh sẽ phải:
(1) đặc biệt sợ hãi và tránh xa các lời khuyên từ chuyên gia tư vấn, khi chính sách thu nhập của người tư vấn không đồng nhất với lợi ích của ta
(2) luôn phải kiểm tra lại các lời khuyên một lần nữa và đặt tinh thần khách quan lên trên hết."

@S.A.F.E
Xu hướng tâm lý đầu tiên mà ngài Munger nhắc đến, không phải là sai lầm tâm lý của riêng bản thân ta, mà là bài học để ta hiểu người, hiểu thế giới và cẩn trọng hơn.
Cũng như ngài Dale Carnegie đã dạy trong quyển Đắc Nhân Tâm của mình: 
“Nếu bạn có thể đặt mình vào địa vị và suy nghĩ của người khác được, thì bạn đã bước một bước tiến lớn trong sự nghiệp của mình rồi!"

Hiểu được xu hướng tâm lý này trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cá nhân chúng ta sẽ hiểu rằng:
- Những CTCK và môi giới đều kiếm tiền từ hoa hồng phí giao dịch của chúng ta, hoặc các giao dịch tự doanh của họ. 
Nên họ muốn ta giao dịch càng nhiều càng tốt để thu phí, hoặc thậm chí “gánh” giúp họ những cổ phiếu tệ hại mà bộ phận tự doanh của họ muốn bán ra!
- Các kênh báo chí ngày nay mà miễn phí, thì họ sẽ thu tiền quảng cáo, hoặc thậm chí được thuê viết bài chỉ với vài chục triệu đồng, bất chấp chất lượng công ty ra sao.
- Những chủ doanh nghiệp “gian manh”, có thể sẵn sàng làm giả số sách, thao túng giá cổ phiếu để bán tháo và thu lợi cá nhân hàng trăm tỷ đồng nếu ta không nghiên cứu kĩ.
Khi hiểu được các nguồn gốc thu nhập dẫn đến hành vi như vậy, ta mới hiểu rõ hơn về các động cơ trên TTCK, từ đó luôn có “đôi mắt đa nghi của Tào Tháo”, không còn trở thành “bầy gà” để những kẻ khác trục lợi nữa!

Trent Hamm:
Chúng ta có xu hướng ủng hộ bất kỳ lựa chọn nào trước phần thưởng và tránh bị trừng phạt trong thời gian ngắn.
Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì dẫn đến tiền bạc, tình bạn, tình dục, uy tín và niềm vui trong thời gian ngắn và mạnh mẽ tránh bị trừng phạt và tổn hại trong ngắn hạn.
Thậm chí nhiều hơn, một khi chúng ta thấy rằng một hành vi cụ thể dẫn đến phần thưởng ngắn hạn, chúng ta có xu hướng lặp lại nó.
Vấn đề là nhiều thứ mang lại những phần thưởng ngắn hạn đó có xu hướng có tác động có hại trong dài hạn và những thứ gây đau đớn trong ngắn hạn thường có lợi ích lâu dài rất lớn.
Ví dụ, dành tất cả tiền của bạn cho một thứ gì đó thú vị ngày hôm nay là một sự cám dỗ rõ ràng và phần thưởng ngắn hạn, nhưng chi phí dài hạn của nó là vô cùng lớn.
Hầu hết mọi người nhận ra rằng cần có một số dư, nhưng họ thường dựa vào sự thiên vị đối với niềm vui ngắn hạn càng nhiều càng tốt, đó là lý do tại sao hầu hết người Mỹ kết thúc việc trả lương để trả lương và rất nhiều người Mỹ tích lũy nợ thẻ tín dụng.
Mặt khác, tập thể dục thường rất vất vả và không đặc biệt dễ chịu trong thời gian ngắn, mặc dù nó có lợi ích lâu dài rất lớn.
Tôi có xu hướng không thích những phần khó nhất của việc tập thể dục, nhưng tôi thực sự thích cảm giác sau đó và nó bắt đầu là một cảm giác lâu dài và lâu dài nếu tôi tập thể dục thường xuyên (tôi có xu hướng tập luyện với điều này, nơi tôi tập thể dục thường xuyên trong một thời gian sau đó bị gián đoạn cuộc sống và chùng xuống một lúc.)
Chìa khóa để khắc phục điều này là thường xuyên suy nghĩ về tác động lâu dài của mọi thứ bạn đang làm và nhấn mạnh nó trong tâm trí của bạn.
Khi bạn có một chút thời gian chết - bạn đang đi làm hoặc đang chờ một cuộc hẹn - không chơi trò chơi trên điện thoại thông minh hoặc đọc phương tiện truyền thông xã hội.
Thay vào đó, hãy xem xét một số quyết định gần đây của bạn và những quyết định sắp tới của bạn và suy nghĩ về chúng với trọng lượng lớn về lâu dài. Bạn có thể thấy rằng quyết định trông rất khác nhau.

Tuấn Anh:
Thấy lợi nhỏ mà quên việc lớn, thấy lợi tối mắt, thấy lợi quên nghĩa là tâm lý thường tình của 1 con người.
Cho nên họ mới mắc sẵn mồi thơm giật cá ngao, rồi lấy lợi ra nhử. Nhiều khi chỉ vì 1 khoản tiền nhỏ mà sẵn sàng vi phạm, lừa dối, ăn trộm...,mà không lường đến hoặc bất chấp hậu quả xấu đối với người khác và ngay cả chính mình.
Nhớ rõ: cái gì cũng có giá của nó hay không có bữa trưa miễn phí.
Tham vặt là điểm yếu nhất của người Việt

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019

2 nhà hiền triết xứ Omaha

11.06.21
Thành kiến theo cách hiểu của nhà Nho

Giờ đây chúng ta quen thuộc với những khái niệm về tâm lý hành vi như cây gậy và củ cà rốt, bầy đàn, đố kỵ, tò mò, fomo...ở phương đông xưa đạo Phật đã nghiên cứu kỹ về những thành kiến này và cách hóa giải chúng mà ta thường nghe là chánh niệm và chấp trước. 
 Hôm nay giới thiệu với các bạn cách đánh giá về thành kiến của 1 nhà Nho, bác học VN: Lê quí đôn trong tác phẩm Quần thư khảo biện của ông. Các bạn biết rằng Nho giáo luôn quan tâm đến tôn ti trật tự và thời mà ông gọi là thể và lý. 
 Người tĩnh sẽ thấy người khác khinh suất 
 Người động thấy bên kia ù lì 
 Khinh người thì thấy ai cũng dốt 
 Có thành kiến hiếu danh thì thấy người nóng vội càn bậy



Đông đảo nhà đầu tư học theo phương pháp đầu tư của Warren Buffett mà nghe thì dễ: hãy tham lam khi người khác sợ hãi mà học hoài không thấu. Giống như mọi viên tướng đều học theo và nghĩ mình còn tài hơn Napoleon (đặc biệt tướng càng bất tài thì càng nghĩ là mình giỏi hơn Napoleon) hay mọt sách tinh thông binh pháp làu làu như Mã tốc ra trận đầu thua liền, thua tơi tả.
Mở mạng ra là thấy ngay. Ví dụ https://happy.live/cach-thuc-dau-tu-cua-warren-buffett-nhu-the-nao/
"Bạn đã biết rằng, chỉ có một khoản đầu tư trị giá 10.000 USD vào Công ty Berkshire Hathaway vào năm 1965, đến năm 2005 Warren Buffett đã khiến số tiền đó sinh sôi lên tới 30 triệu USD. Trong khi đó, lại một khoản 10.000 USD khác đầu tư vào Công ty S&P 500 đã mang lại cho ông khoảng 500.000 USD.

Có thể bạn không thích Warren Buffett, nhưng sự thành công của ông sẽ khiến bất kỳ ai cũng phải ngưỡng mộ. Buffett đã trở thành huyền thoại trong lịch sử ngành tài chính và rất nhiều người đã theo dấu chân ông để tìm kiếm sự thành công ấy.
Triết lý của Warren Buffett
Trong họat động tài chính, mỗi nhà đầu tư đều có cách suy nghĩ riêng, có những triết lý mà những tư tưởng ấy sẽ định hướng các quyết định đầu tư của họ. Buffet đã từng học về đầu tư giá trị tại Trường Bejamin Graham. 
Các nhà đầu tư vào giá trị (value investors) thường tìm kiếm chứng khoán có mức giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực của chúng. 
Việc tính toán giá trị nội tại của một chứng khoán hoàn toàn không phải là một chuyện dễ dàng bởi nó đòi hỏi một cái đầu lạnh và sự tinh tế bởi trên thế giới chẳng có tiêu chuẩn nào để tính toán con số này. 
Phần lớn việc đánh giá giá trị nội tại là dựa trên phân tích các số liệu cơ bản về một doanh nghiệp. Giống như việc các bà nội trợ mặc cả gắt gao khi đi chợ, các nhà đầu tư tìm kiếm giá trị cũng cố gắng tìm kiếm những món hàng rẻ, thực sự có giá trị nhưng phần lớn người mua hàng bị bỏ lỡ. Buffett tuy theo phương pháp đầu tư này nhưng ông đã tiếp cận nó ở một mức độ khác.

Nhiều nhà đầu tư vào giá trị không tin thuyết thị trường hiệu quả, nhưng họ lại thực sự tin rằng, thị trường sẽ làm đầy túi của họ vì qua thời gian những cổ phiếu định giá thấp sẽ tăng lên tới giá trị thực sự của chúng. 
Nhưng Buffett lại không nghĩ vậy. Ông không quan tâm đến quan hệ cung-cầu phức tạp trên TTCK, và thực sự thì cũng chẳng quan tâm đến những gì đang diễn ra trên thị trường. 
Ông chọn mua cổ phiếu đơn giản là dựa trên tiềm lực của công ty. Việc nắm giữ các cổ phiếu này đối với Buffett cũng giống như chơi một trò chơi, ông không chỉ muốn tăng vốn đầu tư của mình mà còn muốn sở hữu các công ty có khả năng tạo lợi nhuận cao. 
Khi đầu tư vào một công ty, Buffett không quan tâm, liệu sau này thị trường có nhận ra giá trị thực sự của doanh nghiệp hay không, thay vào đó ông chỉ quan tâm đến khả năng kiếm lời của doanh nghiệp như là một thực thể tiến hành họat động kinh doanh.
Cách thức của Warren Buffett
Vậy làm thế nào mà Buffett lại có thể tìm kiếm được các cổ phiếu có giá thấp và sao ông ta lại có thể đánh giá được mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và chất lượng của cổ phiếu đó? 
Sau đây là cách thức mà Buffett tiến hành phân tích đầu tư. Nếu bạn thực sự muốn trở thành một nhà đầu tư thành công, hãy ghi nhớ trong đầu không chỉ những yếu tố mà Buffett phân tích mà hãy để tâm vào những thứ mà ông ta tìm kiếm.

Trước tiên, khi quyết định đầu tư vào một công ty, Buffett luôn xem xét liệu rằng, công ty này có hoạt động hiệu quả lâu dài hay không. ROE là một trong các chỉ số được quan tâm đầu tiên, việc so sánh tỷ lệ này với các doanh nghiệp khác trong ngành sẽ mang lại những thông tin hữu ích. 
Tất nhiên chỉ phân tích con số này trong một năm không bao giờ là đủ, muốn được như Buffett thì ít nhất bạn phải xem xét chỉ số này trong 10 năm để thấy được toàn bộ quá trình hoạt động của công ty..

Thứ hai, hãy xem công ty có hạn chế việc vay nợ quá mức không. Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần là một chỉ số quan trọng khác được Buffett quan tâm xem xét kỹ lưỡng. 
Ông luôn tìm kiếm những công ty có mức nợ thấp, do đó chính vốn cổ phần của cổ đông sẽ làm tăng doanh thu chứ không phải là các khoản tiền đi vay nợ. Nếu tỷ lệ này ở mức cao, có nghĩa là công ty đang sử dụng tiền từ đi vay nhiều hơn là sử dụng vốn từ cổ đông để duy trì họat động. 
Vay nợ ở mức tương đối cao so với vốn cổ phần có thể dẫn tới sự mất ổn định trong thu nhập và dẫn tới chi phí vay vốn (tiền lãi) cao.

Thứ ba, biên lợi nhuận là một nhân tố cần suy nghĩ. Khả năng sinh lợi của một công ty không chỉ phụ thuộc vào biên lợi nhuận mà còn phụ thuộc vào tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận liên tục của công ty. 
Để có được các thông tin đáng tin cậy về khả năng sinh lợi của một công ty, hãy xem xét chỉ số này trong ít nhất 5 năm. 
Biên lợi nhuận cao có nghĩa là công ty đang tiến hành hoạt động kinh doanh tốt, nhưng biên lợi nhuận (hay tỷ suất lợi nhuận) tăng thì đó là dấu hiệu cho thấy, hoạt động quản lý công ty là rất hiệu quả, đặc biệt là trong quản lý chi phí.

Thứ tư, cần xem xét công ty đã cổ phần hóa được bao lâu. Buffett thường chỉ xem xét tới các công ty cổ phần đã hoạt động ít nhất là 10 năm. 
Vì thế, hầu hết các công ty công nghệ phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) trong thập kỷ trước đều không nằm trong tầm ngắm của Buffett (đấy là còn chưa tính đến việc Buffett chỉ đầu tư vào các công ty mà ông nắm rõ thông tin, và ông cũng thừa nhận răng, mình chẳng hiểu mấy về cách thức hoạt động của hầu hết các công ty công nghệ hiện nay). 
Tuy vậy, các tiêu chuẩn của Buffett vẫn hoàn toàn hợp lý: đầu tư tìm kiếm giá trị có nghĩa là tìm kiếm các công ty đã được thử thách qua thời gian nhưng giá cả vẫn chưa thể hiện đúng giá trị thực của nó.

Hãy nhớ rằng, không bao giờ được đánh giá thấp các thành tựu của doanh nghiệp trong quá khứ, đó là những thông tin hết sức hữu ích để dự đoán khả năng làm gia tăng lợi nhuận cho cổ đông. 
Nhưng cũng đừng quên rằng, quá trình hoạt động trong quá khứ của một công ty không đảm bảo hòan toàn rằng, công ty đó sẽ hoạt động tốt trong tương lai, do đó công việc của nhà đầu tư giá trị là phải xác định xem, liệu trong tương lai công ty có thể họat động dễ dàng, nhưng Buffett lại là một thiên tài trong việc xác định khả năng phát triển 

của một công ty.

Thứ năm, hãy xem xét cơ cấu sản phẩm của công ty như thế nào, liệu có phải chỉ có sản xuất một loại sản phẩm duy nhất hay không? Bạn có thể nghĩ đây là một câu hỏi hết sức bình thường. 
Tuy nhiên đối với Buffett, câu hỏi này lại hết sức quan trọng. Buffett thường bỏ qua các công ty mà sản phẩm không có nét riêng biệt so với các công ty đối thủ và các công ty chỉ có một loại sản phẩm duy nhất. 
Các đặc điểm khó có khả năng bắt chước được Buffett gọi là chiếc áo giáp tự vệ của các công ty, hay nói cách khác đó chính là lợi thế so sánh. Lợi thế càng mạnh thì công ty càng có khả năng thắng thế trên thị trường.

Điều cuối cùng mà nhân vật huyền thoại của ngành tài chính thế giới quan tâm, và có lẽ cũng là mối quan tâm của chính bạn nếu muốn trở thành nhà đầu tư thực thụ, đó là liệu rằng cổ phiếu đó có bán ở mức giá thấp hơn giá trị thực của nó đến 25% hay không.
Lời kết
Tìm kiếm một công ty thỏa mãn những tiêu chí trên là một chuyện, nhưng xác định xem, liệu nó có bị đánh giá thấp hơn giá trị thực hay không thì lại là một chuyện khác, đây mới chính là công việc khó khăn phức tạp nhất đối với các nhà đầu tư giá trị, và cũng là kỹ năng quan trọng nhất của Warren Buffett. 
Để kiểm tra được tiêu chuẩn cuối cùng này, nhà đầu tư cần tính toán giá trị nội tại của một công ty bằng cách phân tích các dữ liệu cơ bản, trong đó có lãi ròng, tổng doanh thu, tài sản? 
Nếu một công ty có giá trị nội tại luôn lớn hơn giá thanh lý của công ty đó thì theo bạn nó sẽ có giá trị bao nhiêu nếu ngay trong ngày hôm nay bị phá sản và được rao bán. 
Giá trị thanh lý của công ty sẽ không bao gồm các tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, một tài sản không có mặt trên các báo cáo tài chính nhưng lại lại là một thứ hết sức quan trọng và có giá.

Đối với Buffett, khi tiến hành tính toán giá trị nội tại của một doanh nghiệp, ông thường so sánh với giá trị vốn hóa thị trường hiện tại của nó. 
Nếu giá trị nội tại của một doanh nghiệp cao hơn ít nhất 1,25 lần giá trị vốn hóa thị trường của nó, Buffett sẽ ghi tên công ty vào danh sách đầu tư của mình. 
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực sự thì thành công của Buffett là do khả năng thiên phú không ai sánh kịp của ông trong việc tính toán giá trị nội tại. 
Cho dù chúng ta có biết được các tiêu chí như trên của Buffett nhưng không ai có thể biết được, làm thế nào mà ông lại có thể tính toán chính xác đến vậy.

Phong cách đầu tư của Buffett cũng giống như cách shopping của những người ưa thích mặc cả. Phong cách ấy đã ngấm vào máu và nó thể hiện ngay trong cuộc sống đời thường của ông. Năm 2004, Buffett được Tạp chí Forbes phong là người giàu thứ hai trên thế giới, với tổng tài sản lên tới khoảng 40 tỷ USD. 
Tuy nhiên, Buffett không sống trong những ngôi biệt thự lớn, cũng không có cả bộ sưu tập ôtô hay dùng xe Limousine để đi làm. Có thể nhiều người không thích Buffett, nhưng nhà đầu tư ấy đã trở thành một tượng đài trong ngành tài chính và khiến cho cả thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ trước tài năng của ông."

Hôm nay tôi sẽ chỉ ra cho lý do vì sao các bạn không học được Buffet và Munger. Lý do đơn giản vì 2 ông là thiên tài trong việc hiểu tâm lý đám đông cũng như tâm lý hành vi của CEO công ty. Nhìn ra ai là CEO có năng lực thực sự, có phẩm chất vượt trội là bí quyết thành công của 2 ông.
Vậy thì chúng ta cũng nên thử đào sâu món tâm lý hành vi này xem sao.

Trent Hamm (sáng lập viên The Simple Dollar) 
" Gần đây, tôi đã bắt gặp một bài phát biểu tuyệt vời năm 1995 của Charlie Munger tại Đại học Harvard và tôi muốn chia sẻ nó với bạn cùng với một số suy nghĩ của tôi về nó.
Munger, đối với những người không biết, là phó chủ tịch của Berkshire Hathaway, tập đoàn do Warren Buffett kiểm soát. Buffett đã mô tả Munger là đối tác của mình và thật công bằng khi nói rằng ít nhất một số thành công của Buffett và thành công của Berkshire Hathaway đến từ sự hợp tác đó.
Ý tưởng cốt lõi của bài phát biểu là con người thường hoạt động theo kiểu phản tác dụng và hiểu tại sao lại hữu ích trong cuộc sống hàng ngày và đầu tư. 

Con người dành rất nhiều thời gian để làm những việc khá rõ ràng không phải là điều tốt nhất họ có thể làm.
Tại sao chúng ta làm việc này? Lý do lớn là hệ thống thần kinh và cơ thể của chúng ta đã phát triển để xử lý cuộc sống như những người săn bắn hái lượm trên thảo nguyên, chứ không phải là một nhân viên thông tin hay một nhân viên bán lẻ trong thành phố. 

Bản năng của chúng ta về những việc cần làm với thời gian của chúng ta được mài giũa cho cuộc sống săn bắn hái lượm và thường chạy trực tiếp để phản đối đâu là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta trong cuộc sống hiện đại.
Munger nhận thấy sự chia rẽ đó rất hấp dẫn và đã quan sát và nghiên cứu nó trong suốt cuộc đời mình. 

Trong suốt cuộc đời đó, anh ta có một danh sách 25 thành kiến ​​mà hầu hết mọi người rơi vào bản năng, trong đó bản năng ruột của chúng ta gần như hoàn toàn trái ngược với điều khá rõ ràng về điều tốt nhất mà chúng ta nên làm.
Tôi thấy danh sách những thành kiến ​​của Munger thật tuyệt vời và muốn chia sẻ chúng với bạn, cùng với một vài suy nghĩ về mỗi người. 
Chỉ cần nhận thức được những thành kiến ​​này và cố gắng đẩy lùi những người ảnh hưởng đến chúng ta nhiều nhất có thể có tác động mạnh mẽ đến không ngờ đối với chất lượng cuộc sống của chúng ta. 
Nhận thức không phải là một giải pháp hoàn hảo, mặc dù; nó cần nỗ lực để thực sự vượt qua hầu hết những điều này."

Và đây là bài dịch và bình luận từ Golden Newsletter Việt nam https://newslettervietnam.com/tam-ly-hoc-dang-sau-nhung-hanh-vi-sai-lam-cua-loai-nguoi-charlie-munger-toan-tap/


@S.A.F.E team: Nhiều năm lăn lộn trên thị trường, chúng tôi từng gặp rất nhiều các nhà đầu tư cá nhân có IQ cao, trẻ tuổi, với khả năng tính toán và nắm bắt thông tin phi thường đến mức khó ai sánh bằng.
Ấy vậy mà sau những năm sụt giảm mạnh của thị trường - 2008, 2011 & 2012, 2015 - những người chúng tôi gặp trên ngày càng thưa dần: số thì đã từ bỏ chứng khoán, số thì khánh kiệt, số thì biệt tăm vì còn trốn nợ margin... Những người có tâm lý lo lắng, sợ hãi thì đã tránh xa thị trường vì sự bất ổn của nó. Còn những người thông minh thì đã sa ngã bởi sự quá tự tin của họ.
Trên sàn, chỉ còn lại vài người khiêm tốn nhất mà chúng tôi biết còn trụ lại. Họ là những nhà đầu tư cá nhân tuy không chuyên nghiệp, nhưng lại luôn cẩn trọng, biết thỏa mãn với mức sinh lời vừa phải. 
Họ không bao giờ vay nợ và luôn có nhiều nguồn thu nhập khác nhau để đảm bảo tài chính. Khi bắt tay nói chuyện lại sau nhiều năm, chúng tôi vẫn nhận thấy đâu đó trên những gương mặt ấy một nụ cười bình thản, thoải mái, đầy am hiểu ngày nào.

Trước đây nhiều năm, chúng tôi cũng từng nghĩ rằng đầu tư là một bộ môn khoa học đòi hỏi những bộ óc siêu đẳng. 
Song càng đi dài, chúng tôi càng thấy trí thông minh cảm xúc (EQ) quan trọng với một nhà đầu tư đến chừng nào. 
Sự am hiểu những điểm hạn chế của bản thân, biết nhận thức những sai lầm phi lí trí của người khác, và biết tự kiểm soát bản thân bằng kỷ luật là những tố chất quyết định nên thành công trong đầu tư chứng khoán. 
Như chúng tôi đã nhiều lần nhắc về câu châm ngôn của ngài Munger: “Bí quyết thành công duy nhất của tôi ư? Đó là lí trí (rationality). Nó giúp tôi sống sót trên cuộc đời này".
Nay, với chủ đề tâm lý học sẽ đi theo đọc giả trong suốt chặng đường đầu tư hàng chục năm sau, chúng tôi xin được lược dịch, trích dẫn lại bài nói chuyện huyền thoại của ngài Munger tại trường Harvard, 1995, với tên gọi “Tâm lý học đằng sau những hành vi sai lầm của loài người” (The psychology of human misjudgement), giúp nhà đầu tư cá nhân chúng ta không chỉ hiểu hơn về thế giới, mà còn hiểu hơn về bản thân, tự sửa mình, để từ đó mới có thể giữ được “nụ cười thanh thản” qua những năm tháng đầy cạm bẫy phía trước vậy...
Bình luận của Tuấn Anh:
25 thành kiến mà Munger đề cập tới không chỉ hữu ích trong đầu tư chứng khoán mà còn mang lại cho bạn 1 cái nhìn mới mẻ, dễ hiểu với hành vi của bạn, của người xung quanh. Hiểu người hiểu mình là 1 trong những mấu chốt làm cho cuộc sống thành công hơn, hạnh phúc hơn. 
Tóm lại bề nào cũng có lợi, không thành công cũng thành nhân.
Trong phần bình luận của mình, vì 2 bình luận trên đã rất xác đáng, tôi sẽ cố gắng đưa vô những câu châm ngôn, tục ngữ để thấy rằng kho trí khôn được truyền từ bao đời thì luôn tiềm ẩn sự hợp lý và đắc dụng.
Bài này là bài mở đầu trong loạt 25 bài thành kiến của Munger

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Hội chứng thang máy-phòng riêng?


1. Phòng riêng là nơi mọi người thoải mái nhất vì là không gian của mình, khó ai xâm phạm. 
Phòng riêng thực ra là 1 khái niệm tương đối. Với nhà nghèo, đông con thì phòng riêng của đôi uyên ương chỉ là giường ngăn cách với nhau bằng tấm ri đô, mở ra là không gian chung, kéo lại thành phòng riêng, tha hồ hú hí.
Thực ra các đôi này cũng không lấy đấy là lạ hay phiền quá vì khi yêu nhau, tim hiểu thì họ cũng vô cà phê võng, cà phê lùm tâm sự với nhau cũng na ná.
Cứ như vậy nên ở nhiều nơi nhân viên rất ngại vô phòng GĐ, vì phòng riêng của ổng ổng quậy trời thần, nằm thì tiến thân, cự thì mất việc hoặc bị đì, ra chỗ vất vả.
Giờ nói chuyện thang máy. Vốn tính đại khái nên người Việt thấy nó cũng giống như phòng riêng của mình.
Các bà cho con ăn cũng chui vô bấm chạy lên chạy xuống cho thằng nhỏ chịu ăn. Có chàng thì bên ngoài đề bảng cấm hút thuốc liền chui vô rít, báo hại báo cháy ầm ĩ.
Anh tôi quen còn bị như vầy, vô thang máy thấy có bãi nước tiểu ảnh chửi đổng không dè thằng đái nó đứng đó, thế là nó cùng bạn đánh cho ảnh 1 trận lên bờ xuống ruộng.
Còn chuyện sàm sỡ thì ở NH V. hồi nọ có sếp đi thang máy mà nhân viên nữ đi chung coi như gặp hạn, bốc hốt thôi rồi.
2 vụ gần đây, 1 thanh niên lịch sự sàm sỡ cô gái trong thang máy, 1 quý ông đè con nít ra hôn có phải là vì mắc hội chứng tưởng thang máy là phòng riêng nhà mình, muốn làm gì thì làm không?

2. Sự thay đổi
Hồi trẻ tôi cũng như đám con trai đều mê đá banh, lớn lên chút thì chuyển sang coi đá banh. Thấy những màn trình diễn kỹ thuật động tác giả, qua bóng nước rút, ghi bàn…rồi phối hợp là mắt dán vô màn hình. Sướng hơn nữa là đoán được pha này sắp chuyền cho ai, tới ai nữa thì thành bàn…rồi đoán trúng đội nào thắng…Bỗng một hôm thấy đá chi mà chậm chạp, 90 phút chỉ có vài pha coi được, hay nhìn Messi đá trận lớn toàn thua trong bất lực rồi ít coi dần. Giờ thì hiếm hoi mới coi chả bù trước thức đêm coi miết, mỗi đợt WC, Euro là mắt thâm quầng đói ngủ.
Quay sang coi tennis, thấy hay hơn, sức bền, độ quái của big 4 nhìn thật thích. Chắc sức khỏe thiếu thì càng khoái coi những cái mình thiếu như sự nhanh nhẹn, sức bền,…chăng. Và bây giờ thì coi MMA, mỗi khi coi là nhớ xưa đánh nhau giao hẹn chỉ được đấm đá, không vật, coi vật là nhà quê mà thấy mình trật lất. Cứ coi MMA là adrenaline tăng vọt hẳn làm tinh thần phấn chấn quên đi dáng ngồi lòm khòm ủ rũ U60…
Hôm rồi về Biên hòa, ngắm metro Bến thành Suối tiên đang thi công mà chả thấy cảm giác gì. Chả bù khoảng 2,3 năm trước nhìn thấy nó là cứ đoán giờ nào hoàn thành, ngày nào mình được đi trên tàu…lại còn tính có nên mua nhà gần gần ga sau rảnh tối tối đi vô phố đi bộ Nguyễn Huệ chơi cho đã. Đúng là cái chi mà lâu hoàn thành quá cũng nguội hết cả ước vọng, ước ao tào lao.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

Tài chính hành vi Vanguard


Tks bạn Quách Mạnh Hào đã cung cấp tài liệu và bạn Trần Đặng Trung Nghĩa dịch

https://www.vanguard.co.uk/documents/portal/literature/behavourial-finance-guide.pdf

Tại sao phải quan tâm tài chính hành vi?
Tài liệu này nhằm cung cấp một bản giới thiệu thực tế cho nhà đầu tư về tài chính hành vi và nêu bật những bài học tiềm năng để đầu tư thành công. Các khuynh hướng hành vi được thảo luận trong hướng dẫn này là các khía cạnh ăn sâu bám rễ vào quá trình ra quyết định của con người.

Nhiều nhà đầu tư đã sử dụng phương pháp phân tích tâm lý hành vi để đưa ra các lựa chọn đầu tư hàng ngày. Chúng ta khó có thể tìm thấy một phương pháp chữa bệnh cho, nhưng nếu chúng ta nhận thức được những thành kiến và ảnh hưởng của chúng, chúng ta có thể tránh được những cạm bẫy lớn.

Tài chính hành vi đưa ra triển vọng hiểu rõ hơn về hành vi của số đông trên thị trường tài chính giúp đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn dựa trên sự hiểu biết về những cạm bẫy tiềm tàng. Các cố vấn có thể học cách hiểu những thành kiến của chính họ và họ cũng đóng vai trò là một huấn luyện viên hành vi cho khách hàng trong việc giúp họ đối phó với những thành kiến của chính khách hàng.

Tài chính hành vi là gì?
Tài chính hành vi nghiên cứu tâm lý của việc ra quyết định tài chính. Hầu hết mọi người biết rằng cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Mọi người trong ngành thường nói về vai trò của tham lam và sợ hãi trong việc thúc đẩy thị trường chứng khoán.

Tài chính hành vi mở rộng phân tích này đến vai trò của những thành kiến trong việc ra quyết định, chẳng hạn như việc sử dụng các quy tắc đơn giản để đưa ra quyết định đầu tư phức tạp. Nói cách khác, tài chính hành vi có những hiểu biết sâu sắc về nghiên cứu tâm lý và áp dụng chúng vào việc ra quyết định tài chính.

Tài chính truyền thống so với hành vi
Trong năm mươi năm qua, lý thuyết tài chính được thành lập đã cho rằng các nhà đầu tư ít gặp khó khăn khi đưa ra quyết định tài chính và được thông tin đầy đủ, cẩn thận và nhất quán.

Lý thuyết truyền thống cho rằng các nhà đầu tư không bị nhầm lẫn bởi cách thông tin được trình bày cho họ và không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của họ. Nhưng rõ ràng thực tế không phù hợp với những giả định này.

Tài chính hành vi đã phát triển trong hai mươi năm qua đặc biệt là do quan sát rằng các nhà đầu tư hiếm khi hành xử theo các giả định được đưa ra trong lý thuyết tài chính truyền thống.

Các nhà nghiên cứu hành vi đã đưa ra quan điểm rằng lý thuyết tài chính nên tính đến hành vi quan sát của con người. Họ sử dụng nghiên cứu từ tâm lý học để phát triển sự hiểu biết về việc ra quyết định tài chính và tạo ra kỷ luật về tài chính hành vi. Hướng dẫn này tóm tắt những phát hiện của các nhà lý thuyết và nghiên cứu tài chính đột phá này.

• Tâm lý -hành vi ảnh hưởng đến hành vi đầu tư như thế nào?
Nghiên cứu trong tâm lý học đã ghi nhận một loạt các hành vi ra quyết định được gọi là thiên kiến xác nhận. Những thành kiến này có thể ảnh hưởng đến tất cả các quyết định và có ý nghĩa đặc biệt liên quan đến tiền và đầu tư.

Các thành kiến liên quan đến cách chúng ta xử lý thông tin để đưa ra quyết định và các ưu tiên chúng ta có.

Những thành kiến có xu hướng ngồi sâu trong tâm lý của chúng ta và có thể phục vụ chúng ta tốt trong những trường hợp nhất định. Tuy nhiên, trong đầu tư nó có thể dẫn chúng ta đến những quyết định không có ích hoặc thậm chí gây thiệt hại.

Là một phần cơ bản của bản chất con người, những thành kiến này ảnh hưởng đến tất cả các loại nhà đầu tư, cả chuyên nghiệp và tư nhân. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu chúng và tác dụng của chúng, chúng ta có thể giảm ảnh hưởng của chúng và học cách làm việc với chúng.
Một loạt các thành kiến phát sinh trong các trường hợp cụ thể, một số trong đó mâu thuẫn với những người khác. Các phần sau thảo luận về các thành kiến chính và ý nghĩa của chúng đối với các nhà đầu tư và cố vấn.

Quá tự tin
Tâm lý học đã phát hiện ra rằng con người có xu hướng tự tin không chính đáng trong việc ra quyết định. Về bản chất, điều này có nghĩa là có một cái nhìn thổi phồng về khả năng của một người, sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó.

Đặc điểm này xuất hiện phổ biến, ảnh hưởng đến hầu hết các khía cạnh của cuộc sống của chúng ta. Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu mọi người đánh giá khả năng của chính họ, ví dụ như trong việc lái xe, so với những người khác và thấy rằng hầu hết mọi người đều tự đánh giá mình trong top thứ ba của dân số.

Rất ít người đánh giá khả năng của chính họ dưới mức trung bình, mặc dù rõ ràng 50% tất cả các trình điều khiển đều dưới mức trung bình. Nhiều nghiên cứu - của các CEO, bác sĩ, luật sư, sinh viên và bác sĩ của bệnh nhân - cũng đã tìm thấy những cá nhân này có xu hướng đánh giá quá cao tính chính xác của quan điểm của họ về tương lai.
Trong điều kiện thực tế, con người có xu hướng nhìn thế giới theo hướng tích cực. Mặc dù hành vi này có thể có giá trị - nó có thể giúp bạn phục hồi sau cuộc sống thất vọng nhanh hơn - nó cũng có thể gây ra sự thiên vị liên tục trong các quyết định liên quan đến tiền bạc.

Quá tự tin và hoạt động đầu tư.
Quá tự tin có các tác động trực tiếp trong đầu tư, có thể phức tạp và liên quan đến dự báo về tương lai. Các nhà đầu tư quá tự tin có thể đánh giá quá cao khả năng của họ để xác định các khoản đầu tư chiến thắng.

Lý thuyết tài chính truyền thống cho thấy nắm giữ danh mục đầu tư đa dạng để rủi ro không tập trung ở bất kỳ khu vực cụ thể nào. Niềm tin sai lầm, có thể cân nhắc với lời khuyên này, với các nhà đầu tư hoặc cố vấn của họ ‘chắc chắn về triển vọng tốt của một khoản đầu tư nhất định, khiến họ tin rằng đa dạng hóa là không cần thiết.

Quá tự tin có liên quan đến vấn đề kiểm soát, với các nhà đầu tư quá tự tin, ví dụ như tin rằng họ thực hiện kiểm soát nhiều hơn các khoản đầu tư của họ hơn họ. Trong một nghiên cứu, các nhà đầu tư giàu có đã báo cáo rằng kỹ năng chọn cổ phiếu của họ rất quan trọng đối với hiệu suất danh mục đầu tư.

Trên thực tế, họ rất lạc quan về hiệu suất của cổ phiếu họ đã chọn và đánh giá thấp hiệu quả của thị trường chung đối với hiệu suất của danh mục đầu tư của họ. Theo cách đơn giản này, các nhà đầu tư đánh giá quá cao khả năng của chính họ và bỏ qua các yếu tố rộng lớn hơn ảnh hưởng đến đầu tư của họ.

Giao dịch quá nhiều
Các nhà đầu tư có quá nhiều niềm tin vào kỹ năng giao dịch của họ thường giao dịch quá nhiều, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của họ. Giáo sư Brad Barber và Terry Odean đã nghiên cứu các nhà đầu tư Hoa Kỳ bằng tài khoản môi giới bán lẻ và nhận thấy rằng các nhà giao dịch tích cực hơn kiếm được lợi nhuận thấp nhất.

Đối với các nhà đầu tư trung bình chuyển từ cổ phiếu này sang cổ phiếu khác, cổ phiếu đã mua kém hơn so với cổ phiếu được bán khoảng 3,0% trong năm tiếp theo. Bất kể cái nhìn sâu sắc nào mà các nhà giao dịch nghĩ rằng họ có, họ dường như đang đánh giá quá cao giá trị của nó trong các quyết định đầu tư.

Kỹ năng và may mắn
Sự tự tin thái quá có thể được thúc đẩy bởi một đặc tính khác được gọi là thiên kiến tự quy. Về bản chất, điều này có nghĩa là các cá nhân phải đối mặt với một kết quả tích cực sau một quyết định, sẽ xem kết quả đó như một sự phản ánh về khả năng và kỹ năng của họ.

Tuy nhiên, khi phải đối mặt với một kết quả tiêu cực, điều này được quy cho sự xui xẻo hoặc bất hạnh. Sự thiên vị này cản trở quá trình phản hồi bằng cách cho phép những người ra quyết định ngăn chặn phản hồi tiêu cực và cơ hội kết quả để cải thiện các quyết định trong tương lai.

Thái độ đối với rủi ro và phần thưởng
Lý thuyết tài chính được thiết lập tập trung vào sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Rủi ro từ quan điểm này có nghĩa là sự thay đổi của kết quả và đầu tư rủi ro hơn, nói rộng hơn, cung cấp tỷ lệ lợi nhuận cao hơn vì bồi thường cho rủi ro cao hơn.

Lý thuyết cho rằng các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao nhất cho mức độ rủi ro mà họ sẵn sàng và có thể chịu được. Các cố vấn tài chính thường yêu cầu khách hàng hoàn thành bảng câu hỏi về thái độ rủi ro để thiết lập thái độ của họ đối với rủi ro và xem xét các vấn đề như biên thời gian đầu tư và mức độ giàu có để thiết lập mức độ chấp nhận rủi ro. Khả năng chấp nhận rủi ro thúc đẩy các loại đầu tư mà họ đề xuất cho nhà đầu tư.

Sợ mất
Tài chính hành vi cho thấy các nhà đầu tư nhạy cảm với thua lỗ hơn là rủi ro và lợi nhuận. Một số ước tính cho thấy mọi người cân nhắc tổn thất nhiều hơn gấp đôi so với lợi nhuận tiềm năng. Ví dụ, hầu hết mọi người yêu cầu cơ hội thậm chí (50/50) để kiếm được 2.500 bảng trong một canh bạc để bù lại cơ hội thậm chí mất 1.000 bảng trước khi họ thấy nó hấp dẫn.

Ý tưởng về sự ác cảm mất mát cũng bao gồm phát hiện rằng mọi người cố gắng tránh bị kẹt trong một giao dịch thua lỗ. Hãy xem xét một khoản đầu tư được mua với giá £ 1.000, tăng nhanh lên 1.500 bảng. Các nhà đầu tư sẽ bị cám dỗ để bán nó để chốt lợi nhuận. Ngược lại, nếu khoản đầu tư giảm xuống còn 500 bảng, nhà đầu tư sẽ có xu hướng giữ nó để tránh bị kẹt trong khoản lỗ. Ý tưởng về một sự mất mát đau đớn đến mức mọi người có xu hướng trì hoãn nhận ra nó.
Tổng quát hơn, các nhà đầu tư bị mất vị trí cho thấy một mong muốn mạnh mẽ để quay trở lại để hòa vốn. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư thể hiện hành vi không thích rủi ro cao khi phải đối mặt với lợi nhuận (bán và chốt lãi chắc chắn) và chấp nhận rủi ro hoặc hành vi tìm kiếm rủi ro cao hơn khi đối mặt với thua lỗ (tiếp tục giữ khoản đầu tư và hy vọng giá của nó tăng trở lại).

Hiệu ứng vị thế ngược
Các giáo sư Shefrin và Statman đã phát triển ý tưởng về sự ác cảm mất mát thành một lý thuyết gọi là hiệu ứng xử lý, cho thấy các cá nhân có xu hướng bán người chiến thắng và giữ kẻ thua cuộc.

Trong nghiên cứu sau này, Giáo sư Barber và Odean đã thử nghiệm ý tưởng này bằng cách sử dụng dữ liệu từ một nhà môi giới bán lẻ ở Mỹ. 
Họ phát hiện ra rằng các nhà đầu tư có khả năng bán vị thế thắng cao hơn khoảng 50% so với vị thế thua lỗ, mặc dù thực tế là các quy định về thuế của Hoa Kỳ có lợi cho việc trì hoãn việc chốt lãi càng lâu càng tốt, trong khi kết tinh thua lỗ càng sớm càng tốt. 
Họ cũng nhận thấy rằng xu hướng bán người chiến thắng và giữ người thua làm tổn hại lợi nhuận đầu tư.


Vấn đề quán tính
Quán tính có nghĩa là mọi người không thể thực hiện hành động, thường là ngay cả đối với những điều họ muốn hoặc đã đồng ý thực hiện. 
Một vấn đề liên quan là xu hướng cảm xúc sẽ đưa bạn ra khỏi một hành động đã được thống nhất - có những suy nghĩ thứ hai. Mong muốn của con người để tránh hối tiếc thúc đẩy những hành vi này. Quán tính có thể đóng vai trò là rào cản đối với kế hoạch tài chính hiệu quả, ngăn mọi người tiết kiệm và thực hiện các thay đổi cần thiết cho danh mục đầu tư của họ.
Một sự không chắc chắn hoặc nhầm lẫn cơ bản về cách tiến hành nằm ở trung tâm của quán tính. 
Ví dụ: nếu một nhà đầu tư đang xem xét thay đổi danh mục đầu tư của họ, nhưng thiếu sự chắc chắn về giá trị của hành động, nhà đầu tư có thể quyết định chọn con đường thuận tiện nhất - hãy chờ xem. Trong mô hình hành vi này, rất phổ biến trong nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của chúng ta, xu hướng trì hoãn chi phối các quyết định tài chính.

Vượt qua quán tính với "chế độ lái tự động"
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu hành vi đã thiết kế các hệ thống "lái tự động" để chống lại quán tính.
Ví dụ, trong lĩnh vực lập kế hoạch nghỉ hưu, người ta đã nhận thấy rằng nhiều cá nhân không tham gia kế hoạch lương hưu của công ty họ, có thể là kết quả của quán tính. 
Thay đổi chế độ lương hưu để nhân viên được tự động đăng ký vào chương trình, trong khi vẫn có quyền từ chối, có xu hướng tăng tỷ lệ lên đáng kể.

Trong thực tế, phương pháp đăng ký tự động đặt quán tính để sử dụng tích cực. Đăng ký tự động được lên kế hoạch để sử dụng trong các quy định lương hưu mới của Vương quốc Anh, do được thực hiện vào năm 2012. 
Các cá nhân trong các kế hoạch hưu trí tiết kiệm ở mức thấp không có khả năng tạo ra mức thu nhập hưu trí mà các cá nhân hy vọng. Một nghiên cứu cho thấy rằng yêu cầu các thành viên cam kết trước các khoản tăng lương trong tương lai là một cách nâng cao hiệu quả.

Tình huống thực tế (2008):
Các giáo sư Richard Thaler và Shlomo Benartzi đã được yêu cầu hỗ trợ một công ty sản xuất nhỏ của Mỹ khi ban lãnh đạo lo ngại về mức đóng góp lương hưu thấp mà hầu hết các nhân viên đang làm.
Nhân viên được mời gặp một người lập kế hoạch tài chính và xem xét những đóng góp của họ. 
Khi các khoản đóng góp trông quá thấp để đáp ứng mục tiêu thu nhập hưu trí của nhân viên, họ được đề nghị có khả năng tăng một lần hoặc tham gia kế hoạch tiết kiệm có cấu trúc.
Theo kế hoạch, các thành viên cam kết tăng tỷ lệ đóng góp trong tương lai, đúng với thời gian tăng lương thường xuyên. Điều này có nghĩa là ‘nỗi đau của việc tiết kiệm nhiều hơn được hoãn lại và liên kết để tăng lương có nghĩa là tiền lương mang về nhà không giảm ngay cả khi tỷ lệ tiết kiệm tăng.
Thí nghiệm đã chứng minh thành công. Khoảng 90% nhân viên đã gặp người lập kế hoạch tài chính và 25% chấp nhận lời khuyên để tăng tiền tiết kiệm ngay lập tức. 
Phần còn lại, 78% chọn tham gia kế hoạch và hầu hết ở lại trong kế hoạch trong bốn năm tới. Đến cuối kế hoạch, những người tham gia đã tiết kiệm trung bình nhiều hơn các nhóm nhân viên khác.


Hành vi nhóm
Khi thảo luận về các thành kiến liên quan đến việc ra quyết định cá nhân. Một câu hỏi quan trọng là làm thế nào các thành kiến ​ ảnh hưởng đến quyết định của các nhóm. Nhóm có thể chống lại một thành kiến cụ thể hoặc nó có thể củng cố nó. Tương tự, nhóm có thể tạo ra những thành kiến ​​mới.

Hai cái đầu tốt hơn một?
Chúng tôi thường sử dụng các nhóm để đưa ra quyết định nhằm hưởng lợi từ phạm vi kiến ​​thức và kinh nghiệm trong một nhóm. Tuy nhiên, mong muốn chấp nhận có thể khuyến khích các cá nhân có quan điểm mâu thuẫn rơi vào đường cùng. Hoặc những người có quan điểm trái ngược có thể bắt đầu nghi ngờ về niềm tin của chính họ.

Đám đông so với nhóm
Bằng chứng cho thấy đám đông - nhóm các cá nhân không liên quan - thường có thể xác định câu trả lời chính xác cho các vấn đề. Điều này được đánh dấu trong tính năng ‘hỏi khán giả' của chương trình đố vui "Ai muốn trở thành triệu phú".

Lợi ích từ khán giả là phạm vi kiến ​​thức và kinh nghiệm rất đa dạng và các cá nhân đưa ra ý kiến ​​của họ độc lập với ý kiến ​​của người khác. Nghiên cứu cho thấy ý kiến ​​đa số của khán giả chính xác hơn 90% .

Điều này cung cấp một số hướng dẫn để ra quyết định hiệu quả trong các ủy ban. Đầu tiên, chúng ta cần đảm bảo rằng ủy ban có sự đa dạng phù hợp - hai người đứng đầu tốt hơn một nếu cả hai người đứng đầu đều nghĩ giống nhau. Thứ hai, các cá nhân trong ủy ban phải được khuyến khích đưa ra ý kiến ​​của riêng họ thay vì phù hợp với quan điểm của một hoặc một vài cá nhân chi phối như ông chủ của họ.

Quản lý các thành kiến
Các khuynh hướng hành vi được thảo luận trong hướng dẫn này được cho là những khía cạnh sâu sắc trong quá trình ra quyết định của con người. 
Phần lớn trong số đó phục vụ chúng ta tốt khi đưa ra lựa chọn hàng ngày nhưng có thể không có ích trong việc đạt được thành công khi nghĩ về các quyết định tài chính dài hạn như đầu tư. 
Chúng tôi khó có thể tìm thấy một phương pháp chữa bệnh cho những thành kiến, nhưng nếu chúng tôi nhận thức được chúng và ảnh hưởng của chúng, chúng tôi có thể tránh được những cạm bẫy lớn.

Nhận thức cho cố vấn và khách hàng
Ban đầu, các cố vấn có thể phát triển nhận thức về các thành kiến ​​khác nhau và ảnh hưởng của họ đối với hành vi đầu tư. Các cố vấn cũng có thể muốn hiểu những thành kiến ​​sẽ ảnh hưởng đến khách hàng của họ và suy nghĩ về cách làm giảm ảnh hưởng bất lợi của họ.
Các cố vấn thực hiện một bài tập tìm hiểu thực tế với khách hàng, xem xét hoàn cảnh và mục tiêu của họ. Bài tập này liên quan đến một số hình thức chấp nhận rủi ro hoặc bảng câu hỏi về thái độ rủi ro.
Tài chính hành vi sẽ đề nghị mở rộng đánh giá để bao gồm các khía cạnh khác của hành vi. Chắc chắn các câu hỏi về rủi ro không chỉ đơn giản là tập trung vào rủi ro so với lợi nhuận mà còn về xu hướng khách hàng về sự tự tin thái quá ở các thị trường đang tăng, ác cảm mất mát quá mức ở các thị trường giảm.

Cố vấn cũng có thể đánh giá phong cách ra quyết định của khách hàng để hiểu sự rõ ràng của họ. Một số nhà bình luận cho thấy nguồn gốc của một khách hàng sẽ là một trình điều khiển quan trọng của phong cách ra quyết định của họ. 
Một cách tiếp cận tự do có thể bị rủi ro, nhưng đòi hỏi một cách tiếp cận thực tế để quản lý khoản đầu tư. Khi thị trường di chuyển và cảm xúc giữ nắm giữ các đánh giá.

Một sự đánh giá hợp lý có thể thay đổi một cách hoàn chỉnh chiến lược. Các khung danh mục hàng đầu đã thay đổi một cách hoàn chỉnh, các biện pháp này. 
Trong suy nghĩ các khoản vay đầu tư cá nhân hữu ích là rất hữu ích, và các công ty tư vấn sẽ đáp ứng các giải pháp ngắn hạn bằng cách xem xét nguy cơ dài hạn và đặc trưng của cổ phiếu.
Nhìn chung, các nhà đầu tư có thể sử dụng phản hồi để giảm thiểu các biến thể hành vi. Giúp các cá nhân học cách tự kiểm soát tốt hơn, tránh việc ra quyết định vô ích.

Danh sách kiểm tra
Đã có sự quan tâm đáng kể trong những năm gần đây trong việc sử dụng danh sách kiểm tra trong việc ra quyết định. Trong một số trường hợp phức tạp, chẳng hạn như hàng không thương mại hoặc phẫu thuật, danh sách kiểm tra được sử dụng để hỗ trợ ra quyết định dưới áp lực. 
Một danh sách kiểm tra có kiến ​​thức chuyên môn, được chắt lọc nó thành một loạt các tuyên bố ngắn gọn hướng dẫn hành động. Sử dụng danh sách kiểm tra có thể giúp lập kế hoạch tài chính trong một nỗ lực để tránh những cạm bẫy hành vi.
Danh sách này có thể kiểm tra các xu hướng hành vi phổ biến, chẳng hạn như sự tự tin thái quá, tính khả dụng và tính đại diện, cũng như sự neo đậu và chủ nghĩa bảo thủ.

Bản ngã
Các cá nhân có xu hướng quyết định một quá trình hành động và sau đó tìm kiếm bằng chứng để xác nhận quyết định đó. Điều này bỏ qua các trường hợp chống lại hành động có thể hữu ích khi xây dựng thành một quá trình ra quyết định và xem xét ‘tại sao chúng ta không nên làm điều này hay điều gì không đúng có thể xảy ra ?'. Đây nên là một phần của bất kỳ danh sách kiểm tra nào để tránh sự cám dỗ của bản ngã ( hay còn gọi là yếu tố ác quỷ trong mỗi chúng ta).

Lịch sử và các hình mẫu
Một sự hiểu biết rõ ràng về lý do tại sao hiểu rõ các quyết định đầu tư cụ thể đã được thực hiện có thể giúp giảm thiểu tác động của các khuynh hướng hành vi bất hợp lý. Một số nhà đầu tư và cố vấn chính thức hóa các mục tiêu và yêu cầu đầu tư của họ trong một tuyên bố chính sách đầu tư hoạt động như một cam kết .
Khi thị trường di chuyển và cảm xúc nắm giữ, hồ sơ này có thể giúp ngăn chặn những đánh giá thiếu cẩn trọng. Một đánh giá hợp lý hơn có thể diễn ra về việc liệu hoàn cảnh cá nhân hay thị trường đã thay đổi để đảm bảo thay đổi chiến lược.
Đóng khung các hình mẫu cũng là một công cụ tham khảo có giá trị. Các cuộc thảo luận về danh mục đầu tư phải luôn được đóng khung về các mục tiêu dài hạn và bức tranh tổng thể tài sản của khách hàng.

Đánh giá việc nắm giữ khoản đầu tư cá nhân trong ngắn hạn là hữu ích, nhưng nên được coi là thứ yếu. Trong suy nghĩ về rủi ro, cách tiếp cận cho thấy khách hàng và cố vấn nên ứng phó với suy thoái thị trường bằng cách xem xét các đặc điểm rủi ro dài hạn và lợi nhuận của cổ phiếu. Việc đóng khung rộng như vậy có thể giúp bù đắp xu hướng tự nhiên là không thích mất mát. Nhìn chung, các nhà đầu tư có thể sử dụng phản hồi để giảm thiểu các biến thể hành vi.
Cẩn thận khi xem xét kết quả của các quyết định trong quá khứ giúp các nhà đầu tư kiểm soát việc ra những quyết định vô ích.

Checklist
Đã có sự quan tâm đáng kể trong những năm gần đây trong việc sử dụng danh sách kiểm tra trong quá trình ra quyết định. Checklist đã sử dụng trong quá trình xem xét việc ra quyết định nhiều hơn .
Áp dụng một danh sách các bài kiểm tra chuyên sâu và các công ty chuyên dụng về một số chỉ thị ngắn gọn hướng dẫn hành động. 
Sử dụng danh sách kiểm tra có thể có ích trong việc lập kế hoạch tài chính để tránh các biến thể hành vi phổ biến như các vấn đề thông tin, tình trạng sẵn có ...v.v. 
Checklists đóng vai trò 'thách thức' để tranh luận chống lại các hành động đề xuất hành động nhằm mục đích buộc người đề xuất phải xem xét lại một cách thấu đáo hơn.

Tiếp theo là gì?
Chúng ta đã thảo luận về lĩnh vực tài chính hành vi và ý nghĩa của nó đối với đầu tư và lập kế hoạch tài chính. Có một loạt các khuynh hướng hành vi tồn tại dai dẳng có thể phục vụ chúng ta tốt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, một số có xu hướng làm mất đi lợi nhuận đầu tư.
Những thành kiến ​​này có thể ảnh hưởng đến các quyết định của chúng ta đối với các khoản đầu tư cụ thể và cách chúng ta xây dựng danh mục đầu tư. Các nhà đầu tư cá nhân có thể rơi vào tình trạng thiên vị, nhưng là một phần của bản chất con người, các nhà đầu tư và cố vấn chuyên nghiệp cũng dễ bị mắc sai lầm.

Chúng ta không thể giảm thiểu hoàn toàn các sai lệch, nhưng chúng ta có thể cố gắng giảm thiểu tác động của chúng. Sử dụng các kỹ thuật như phản hồi, theo dõi các quyết định, danh sách kiểm tra và bản ngã có thể giúp chúng ta đưa ra quyết định một cách hợp lý hơn và cải thiện cơ hội thành công đầu tư.

Sự kết thúc của tài chính hành vi?
Chúng tôi hy vọng tài chính hành vi sẽ tiếp tục phát triển vai trò tự thân của nó . Các nhà bình luận như Richard Thayler (Thayler, 1999) đã gợi ý rằng chúng ta sẽ đạt đến điểm cuối của tài chính hành vi.
Có nghĩa là các ý tưởng sẽ được thiết lập đủ để trở thành một nhánh phân tích chính bên cạnh phân tích kỹ thuật và cơ bản. 
Về bản chất, ở một số giai đoạn, tất cả các hoạt động tài chính đều có sự tác động của tâm lý - hành vi. Tại thời điểm đó, các ý tưởng hành vi sẽ được đưa vào quá trình lập kế hoạch tài chính.

Hiểu về bộ não của chúng ta
Một trong những nghiên cứu mới nổi là lĩnh vực kinh tế thần kinh học. Công nghệ hình ảnh y tế hiện nay cho phép chúng ta xem xét hoạt động của não khi các quyết định được đưa ra. Điều này giúp chúng tôi hiểu bản chất và lý do cho những thành kiến ​​hành vi nhất định.

Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng những người bị tổn thương não ( nguyên nhân khiến việc ra quyết định bị suy yếu) có nhiều khả năng cư xử như những nhà đầu tư hợp lý hơn những người có bộ não bình thường. Hoạt động điều tra này cung cấp khả năng hiểu và cải thiện việc ra quyết định đầu tư tốt hơn

Chúng tôi hy vọng tài liệu này đã cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc. hữu ích về nghiên cứu về tài chính hành vi. Là con người, chúng ta là những sinh vật có khả năng ra quyết định hiệu quả. Nhưng với những sai sót có thể gây ra vấn đề trong các lĩnh vực như đầu tư. Sự hiểu biết về bản chất của những sai sót này có thể giúp chúng ta tránh những vấn đề này và đầu tư tốt hơn.


Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Thuốc phiện, bạc và cân bằng thương mại

26.07.20
Trả đũa thương mại-con dao hai lưỡi TQ và Nhật tranh chấp ở biển hoa đông, TQ tẩy chay hàng Nhật. Với Hàn quốc cũng thế, không mua ở Lotte nữa. Sang Úc thì không mua quặng, nông sản. Hục hặc với Mỹ cũng không mua bắp, đậu nành nữa nha...tóm lại là cứ mâu thuẫn là giơ bài trả đũa ra xì tố vì cậy mình là khách hàng khổng lồ mà tụi tư bản thì phải có thị trường. Sau 1 hồi năn nỉ, nhượng bộ mà TQ bắc cành cao quá các nước bán hàng quay ra: đã không bán được hàng thì tao cũng khỏi sợ mày nữa, chơi xem ai khô máu trước.

04.03.2020
Từ thời con đường tơ lụa thì tương quan giữa vàng và bạc của phương Đông và phương Tây đã khác nhau. 
Bên TQ 5,6 lạng bạc đổi 1 lạng vàng, còn châu Âu là 10,12 lạng bạc đổi 1 lạng vàng nên dân buôn châu Âu mang bạc qua mua hàng rất có lợi.
Như vậy Tây mang bạc tới mua vải vóc, hương liệu, gia vị hồ tiêu...và vàng mang về.
Đây cũng là bằng chứng châu Á chịu ảnh hưởng mạnh của mặt trăng (bạc) và Âu là mặt trời (vàng) từ khi cả 2 cùng đang xài lịch theo mặt trăng.
Vậy mà ngày nay 1 lượng vàng bằng cả 100 lượng bạc. Chỉ có điều đã hết chênh lệch giá giữa Đông và Tây.

25.11.2019
Gia công khệnh khạng hơn ông chủ 
Mua bán mà ngỡ đang gia ơn
TQ thời xưa tự cho mình là trung tâm của thế giới, các nước xung quanh đều là phiên thuộc. Họ chấp nhận triều cống, ban quốc hiệu, ấn tín...để đổi lấy quyền buôn bán.
Tương tự như vậy, vào đời nhà Thanh khi các nước châu Âu đến buôn bán với TQ thì 1 bên coi là buôn bán 2 bên cùng có lợi, còn TQ lại coi đó là 1 sự ban ơn mưa móc cho nước phiên thuộc. Bởi vậy, 2 bên đã không có sự hiểu chung về công bằng thương mại.
Đơn giản là không có sự công bằng, đến thần phục ta thì ta cho phép vô buôn bán như 1 sự ban ơn. Và tới giờ, quan niệm công bằng thương mại đó đối với 2 bên vẫn không hề thay đổi là là 1 trong những nguồn gốc chính của chiến tranh thương mại Mỹ Trung. Đúng là non sông dễ đổi, bản tính khó dời.

11.11.2019
Bản vị của đồng tiền
Xưa tiền thường được đúc bằng kim loại như hỗn hợp đồng kẽm thiếc hoặc vàng ròng bạc ròng. Vật bảo đảm (bản vị) của đồng tiền này chính là kim loại được đúc và vua phát hành tiền đó. Vấn nạn là hay bị làm giả.
Thời phong kiến mạt thì tiền giả rất nhiều, tới thời Hồ Quí Ly cải cách phát hành tiền giấy. Dân đâu chịu vì miếng giấy mà, có chi bảo chứng đâu. Đây là 1 trong những nguyên nhân khi quân Minh sang thì nhà Hồ thua ngay vì dân theo nhà Minh.
Sau phương Đông đi đâu cũng kè kè đĩnh bạc, từ kêu có 3 lạng thịt bò và chung rượu cũng ném lên bàn đĩnh bạc thanh toán. Thể nào các nhân vật của Kim Dung võ công cái thế vì ăn nhậu ra rứa thì chỉ nguyên cõng bạc theo cũng cả tạ, phải có sức khỏe kinh người mới mang nổi chớ.
Phương Tây xoay sang bản vị vàng từ TK17, tiền vàng đúc thanh toán. Sau họ phát hành tiền tiền giấy với quy định hàm lượng vàng trong đó. Nghĩa là cứ 1 đ tiền giấy thì đổi được 1 lượng gr vàng nhất định.
Hệ thống thanh toán này lợi hại vì đồng tiền của các quốc gia khác nhau đều được lấy mốc là lượng vàng trỏng. Trong thời này thì kinh tế phát triển tốt, không bị lạm phát và thậm chí chả cần tới ngân hàng trung ương.
Nhưng vàng là khan hiếm, hữu hạn trong khi định nghĩa kinh tế mới là tiền đẻ ra tiền, KHKT phát triển làm nhu cầu tăng vọt dẫn tới lấy đâu ra vàng để bảo chứng.
Kết quả là chế độ bản vị vàng cáo chung năm 70, từ nay tiền chỉ còn là tờ giấy nhận nợ, lời hứa trả nên lạm phát tăng vọt...nhưng bù lại GDP tăng khủng khiếp.
Rất nhiều người hoài niệm về thời hoàng kim của bản vị vàng. Bitcoin là 1 hướng như thế, thay vì bản vị vàng thì thuật toán blockchain đưa ra 1 số hữu hạn tiền phát hành. Họ thành công, giờ thì tiền mã hóa nở như bươm bướm. Chỉ có điều, với máy tính lượng tử thành công thì không biết độ an toàn của tiền mã hóa sẽ ai còn ai rụng.
    

Thúy Kiều: 400 lạng vàng hay bạc
Thúy Kiều vì hiếu phải bán mình để chuộc cha và em khỏi vòng tù tội. Cuộc mua bán sớm ngã giá qua một hồi mặc cả:
“Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm…”
Hai câu thơ 647 và 648 trên chép từ bản Kiều quốc ngữ cũ cũng như của sách giáo khoa hàng mấy chục năm trước. Câu thơ kể việc sống động vô cùng. Quả là Nguyễn Du hạ bút như có thần; vậy nhưng… câu chữ trải qua mấy trăm năm đã có nhiều xê dịch! Tam sao thất bản khiến hậu sinh tranh cãi nhiều quanh những bản Kiều được sao chép qua nhiều đời.

Câu 648 trong các bản nôm Tuyện Kiều là 

" ... vâng ngoài bốn trăm"
Trên tạp chí Hồn Việt - bài “Cần biết chữ Nôm để hiểu đúng và dịch đúng những câu Kiều”, Học giả Nguyễn Quảng Tuân đã dụng công ghi lại khá tỉ mỉ quá trình dùng 2 chữ “vâng/ vàng” trong câu Kiều 648 như sau:
“…Các bản quốc ngữ Phạm Kim Chi, Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim, Hồ Đắc Hàm, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Can Mộng đã chép câu này với chữ vâng. Bản Trương Vĩnh Ký và Abel des Michels đã chép với chữ vưng thì cũng như các bản kể trên.

Bản Bùi Khánh Diễn và bản Nguyễn Khắc Hiếu đã chép với chữ xin. Một số bản quốc ngữ sau đây đã chép câu này với chữ vàng:Truyện Kiều chú giải (Lê Văn Hòe - 1953), Truyện Kiều (Bùi Kỷ - 1958), Truyện Kiều (Nguyễn Thạch Giang - 1972), Truyện Kiều (Đào Duy Anh - 1979).
Lần lượt từ trái sang và từ trên xuống:

1/ Bản 1866 (Liễu Văn đường): Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
2/ Bản 1870 (Nguyễn Hữu Lập): Giờ lâu ngã giá chịu ngoài bốn trăm.
3/ Bản 1871 (Liễu Văn đường): Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
4/ Bản 1872 (Duy Minh Thị): Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
5/ Bản 1902 (Kiều Oánh Mậu): Giờ lâu ngã giá chịu ngoài bốn trăm.
6/ Bản 1932 (Phúc Văn đường): Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.

Cả 6 bản Kiều nôm trên, không có bản nào dùng chữ “vàng” ở câu 648 cả.

Trên báo Người Lao Động, bài “Lênh đênh chữ nghĩa truyện Kiều”, GS. Mai Quốc Liên viết: “…Anh bạn tôi, người phụ trách sách giáo khoa, bằng nhiều lý lẽ, cho “vâng” là đúng, là hay; kể cả đối chiếu với Thanh Tâm Tài Nhân và biết rằng thời ấy người ta dùng bạc để trả giá, không dùng vàng. “Vâng, đồng ý với giá bốn trăm lạng bạc”.

- Đọc Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân hồi 6 ta thấy quả có chuyện Mã khách nhân xuất 450 lạng bạc mua Thúy Kiều
(https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/truyen-kieu-400-lang-vang-hay-400-lang-bac-post155737.gd?fbclid=IwAR2jNzlQ0YwFBxNxD1TCQCx-ED8bsp4b82687NO-LQJ99oLJm0V2eaa64U4)

Nhà Thanh hoàng thái hậu lương năm 20 lạng vàng, 2000 lạng bạc. Hoàng hậu 1000 lạng bạc, không có vàng nha.
(https://vi.m.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%ADu_cung_Nh%C3%A0_Thanh?fbclid=IwAR0B-xZE7aFkkQYwhruuMxKGJ1fyh-xk8KcFx5RBaFWrGCNlQseL3lkruxw)



Thời châu Âu mới công nghiệp hóa, các đội thuyền buôn tỏa đi khắp nơi buôn buôn bán bán. Hàng của họ gồm vải vóc dệt máy, dao rựa súng đại bác, kính nhìn đồng hồ...còn mua về hàng nông sản, hương liệu, trà, tơ lụa.
Cập bến nhà Thanh họ mua đủ thứ vì TQ bao la rộng lớn cái chi cũng có từ sản vật thiên nhiên tới tơ lụa.
Nhưng lạ thay họ chỉ bán mà không mua. Những thứ phương Tây cực kỳ đắc ý như đồng hồ thì ngay vua cũng chê: hay chi thứ đó mặc dù không tự mình làm ra được. Chỉ thi thoảng họ mua thuốc súng, đại bác để đánh nhau nhưng ít lắm.
Còn kính viễn vọng, kính đọc sách cũng chả thèm mua. Vậy các trung niên Hoa không đọc sác à. Có chứ, nhưng chữ họ tượng hình to cộ nên đọc phăm phăm, chả cần kính yêu quái.
Vậy là họ bán và chỉ nhận bạc về. Cái này người Tây khác người Á đông, Tây chọn vàng trong khi bạc là phương tiện thanh toán cơ bản của TQ khi đó nên truyện Kiều ghi:
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài 400  tôi nghi là bạc chớ không phải vàng vì đào đâu ra lắm vàng thế, cụ cứ nói quá lên.
Tây trả bạc miết thì lấy đâu ra trả, thứ nữa chạy thuyền rỗng từ châu Âu tới TQ mới chở hàng về thì dễ lỗ lắm nên loay hoay tìm cách.
Không lâu sau người Anh phát hiện ra dân TQ rất khoái thuốc phiện. Có ngay có ngay. chở chế biến thuốc phiện từ Miến về rất nhanh và rẻ.
Cán cân thương mại đảo ngược. Nhà Thanh giận lắm, vì bạc là thứ họ quý nhất giờ phải móc ra trả, hai là thuốc phiện gây nghiện hại không thể tả, vừa mất tiền vừa mất sức lao động vừa mất thuế. Nói chung thiệt đủ đằng trong khi tụi Tây xoa tay cười khoái trá.
Tức quá thì cấm, đốt thuốc phiện của tụi Tây luôn, tiện thể giết giáo sỹ, giết Tây.
Thực ra là Tây mạnh hơn hẳn mà nhà Thanh không nhận ra: có đại bác bắn xa, mạnh, chính xác, có đồng hồ phối hợp tác chiến nhịp nhàng, có kính nhìn xa phát hiện ra ông từ xa mà ông chưa đánh hơi thấy.
Vậy là liên quân 8 nước tràn vô đánh nhà Thanh SML, cú này mở đầu cho cái gọi là 1 thế kỷ nhục nhã của người khổng lồ TQ (cú này Nga là nước hưởng lợi nhứt-lấy được quá trời đất của TQ)
Kết luận ở đây là gì:
Cân bằng thương mại rất quan trọng và mọi nước đều tìm cách cân bằng, chênh lệch quá đáng sẽ dẫn tới biện pháp quá đáng.
TQ rất thích bạc mà giờ đây là USD và công nghệ Tây (rút kinh nghiệm trước chê đồ Tây bị thiệt hại nặng quá). Vậy Tây giờ lấy gì để cân bằng TM với TQ?     
Tuy nhiên có vẻ bài học này người TQ cũng chưa học được