Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

Khuấy đều lên

Xưa chỉ có dân vùng Vơ ni dơ là chế tạo được thủy tinh trong vắt, tuyệt hảo. Cả châu Âu phải mua với giá cắt cổ vì bao nghiên cứu, thử nghiệm vẫn chỉ cho ra thủy tinh bọt.
Thủy tinh trong mới làm được mắt kính, thấu kính cho ống nhòm, kính thiên văn...quan trọng lắm. Thời chúa Nguyễn thì kính mắt là 1 bảo vật nên thương lái ngoài tặng đồng hồ là thứ xa xỉ thì mắt kính còn trên 1 bậc.
Người Nga quyết tâm. Mãi rồi họ dùng thật nhiều tiền mua chuộc được 1 người thợ cả, ngoài tiền còn đưa cả gia đình sang Nga, phong tước bá, cấp lâu đài.
Nói chung không thể nào giữ bí mật mãi được, bom A Mỹ cũng bị Nga chôm mất bí kíp.
Hóa ra bí quyết cực kỳ đơn giản, làm người Nga vừa tiếc tiền vừa tức phát điên. Đó là khi thủy tinh nóng chảy thì phải khuấy đều liên tục cho thoát hết bọt khí.
Hồi sau 79, cả nước đói quằn quại. Mr. Toàn hiệu trưởng trường ĐHHH Hải phòng cũng vò đầu bứt tóc tìm cách tăng gia sản xuất cứu đói. 
Những tiết mục như đi trồng lúa, khoai, bắp, nuôi bò,...thì làm hết rồi chỉ có chất xám là không vắt ra sản phẩm được. 
Từng khoa, từng tổ được phân công tìm cách cứu mình cứu trường dựa trên thế mạnh chuyên môn của mình.
Bà già tôi dạy hóa được giao nhiệm vụ nghiên cứu làm kem. Xưởng làm nước đá có rồi, điện có, máy phát có...nói chung tất cả đã sẵn sàng trừ knowhow làm kem.
Nghiên cứu đi, nghiên cứu lại, thất bại hoài.
Mãi khi vô SG mới biết bí kíp cực kỳ đơn giản. Ví dụ như làm kem đậu xanh thì phải nấu chín bột đậu rồi khuấy đều với nước, đặt que vô làm lạnh là thành kem.
Quá đơn giản nhưng đứt mạch từ 54 nên bó tay.  

27.06.20
Thành phần cơ bản 
Thời cha mẹ tôi được chấp nhận là thành phần cơ bản, thành phần lao động là vinh dự lớn. Như mẹ tôi giáo viên được 13kg/tháng còn nhân viên hành chính 16kg, công nhân từ 19 đến 21 kg. Trong buổi tranh luận vui ở khoa cơ sở cơ bản thầy Đào vũ hùng là trưởng khoa, mọi người cố chứng minh giáo viên không phải là trí thức vì thực ra lao động mồm là chính và tay phụ trợ. 
Cãi lan sang ông Mendeleev cha đẻ bảng nguyên tố tuần hoàn không phải là nhà bác học vì ổng chỉ sắp xếp các nguyên tố theo trật tự mà thôi.  Nay ngược lại, ai cũng dấu quá khứ bổ túc công nông đi mà khoe bằng TS, chưa an tâm phải là tskh có gốc gác quan lại thời phong kiến thì mới đạt chuẩn.

28.06.20
Cho vay lấy lời
Sau vụ sang nhà ở Đồng bớp thất bại bị Chấn (là cháu bên chồng của cô họ bên nội tôi) lừa lấy mất 1k200đ thì coi như chuyện nhà cửa tịt hẳn, xác định ở Cat bi lâu dài. 
Thời đầu 80 thì 1 căn nhà khoảng 3,4k đ mà bố tôi tin tưởng người nhà nên đưa tiền mà không lấy biên nhận. Tối nay đưa, sáng mai nó chối phắt.
Sau đó thì cả nước đói, rồi cả nước lên đồng cho vay lấy lời.
Mấy lần cứ thấy mẹ dắt thằng em đi lên khu trên dáng im im dấu dấu. Sau mới biết bả cho 1 cô bán rau ở chợ vay tiền. Cổ nổ và trả lãi được mấy tháng, sau tất nhiên là mất sao đòi được.

Ăn cắp ở Hà nội
Năm 62 mẹ tôi làm ở nhà máy rượu HN chỗ Lò đúc. Thửa ấy mấy chị em làm cũng đã nhóm họ. Lần ấy mẹ tôi hốt hụi được hơn 300đ để chuẩn bị làm đám cưới, khoản tiền đó là khoảng 6 tháng lương.
Mẹ kể ra chợ Hôm thấy thịt ngon chen vô mua bị kẻ gian móc mất tiền lúc nào không biết. Mếu máo, về nhà bịnh mất cả tháng. Sau gom góp mãi mới trả xong nợ. Tiền rất quan trọng, mà đối với phụ nữ thì tiền còn quan trọng hơn.   

17.07.20
Chuyển giao công nghệ
Nắm được công nghệ không phải là việc dễ dàng. VD như để sản xuất AK47 chẳng hạn, trông đơn giản thế nhưng nếu Nga không chuyển giao công nghệ cho thì khó mà làm được. Nói sơ sơ phải có máy móc về cơ khí chính xác, khả năng luyện thép tốt làm nòng sung, chế tạo thuốc nổ…Có bạn bảo xưa ông Cao Thắng làm sung y như Pháp. Nói quá đấy các bạn, nhìn y chang nhưng là hàng fake, yếu hơn và đạn đi gần hơn, chóng hư hơn.
Có người lại bảo mua nguyên vật liệu về gia công. Đồng ý với hàng hóa phổ thông chớ những mặt hàng quan trọng, nhạy cảm quốc phòng thì còn khuya, không theo tao thì tao không bán hoặc đã bán nhưng thằng kia bạn hàng lớn hơn nó bao thầu thì tao cũng chiều lòng khách hàng lớn chớ.
Nhiều người nói cùng thể chế mà sao VN công nghiệp hóa không được mà TQ, Triều tiên lại được.
Đây là câu hỏi thú vị. Theo các bạn vì sao?

Vì sao TQ, TT công nghiệp hóa được?
Câu trả lời thật đơn giản: do Nhật xây cả 1 hệ thống công nghiệp nặng ở Mãn châu và Triều tiên. Có nhà máy thì có công nhân lành nghề, có kỹ sư…nói tóm lại là có người nắm được bí quyết công nghệ. Người trước huấn luyện người sau, cứ thế mà làm.
Nói đâu ngay như Mỹ và LX nếu không lấy được kỷ thuật tên lửa của người Đức thì lấy đâu mà có anh Phạm tuẩn bay vào vu tru.
Còn VN thì Pháp cho tới 54, Mỹ cho tới 75 chỉ xây dựng công nghiệp nhẹ chớ né không có xây dựng CN nặng ở VN. LX, TQ cũng thế thôi, viện trợ vũ khí, nhưng cũng né không thiết lập cơ sở CN nặng ở VN.
Thực ra Pháp có 2 nhà máy cỡ lửng lơ là xe lửa Trường thi Vinh và Ba son SG nhưng chưa là CN nặng hoàn chỉnh nên người VN ghét, phá luôn.
Vậy nên, muốn CNH thành công thì chỉ có 2 nước có thể chuyển giao bí quyết công nghệ cho là Nhật và Mỹ.
A Vượng sau khi tích tụ vốn ở BĐS thì đang xoay sang món CNH này rất đúng hướng chỉ đạo của BCT. Nhưng thành công hay không còn chờ gió đông Nhật, Mỹ. Không thày đố mày làm nên mà. Và muốn CNH thì phải có nhiều anh Vượng hơn nữa.


Bệnh nặng nhất của người VN Có ông Vương dương minh là nhà nho theo phái thực tế. Hễ cái gì có lợi cho dân cho nước thì nhà nho tiếp thu, thực hiện và gánh vác. Tức là từ bỏ Tống nho. Ông rất được đề cao ở Nhật. 1 cao sỹ Nhật theo phái Vương dương minh tới VN nhằm trao đổi truyền bá thuyết này thì bị các sĩ phu ngăn không cho gặp chúa Nguyễn. Họ cứ hỏi ông đỗ đạt bằng gì, đã đọc cuốn sách toàn tập này chưa, có biết làm thơ, câu đối thì thử sức với bọn tôi. Tất nhiên là ông im lặng và các sĩ phu tự hào mình giỏi quá, tưởng người Nhật thế nào... Sáng nay cũng mới gặp 1 người như thế. Bệnh giáo điều đúng nằm trong xương tủy.

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

Bài viết cuối của ba tôi


HOA CUỘC ĐỜI (Mandala)

Tôi tặng HOA CUỘC ĐỜI* - biểu tượng của con người trong xã hội cho các con, cháu, thân thuộc, bầu bạn và những ai chấp nhận mô hình này.

Mỗi người tự lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình: loại hoa, số cánh, màu sắc, nhụy hoa, mùi hương và nước mật... Trẻ thơ và người cần được bảo trợ có thể được người khác lựa chọn giúp. Nếu thích hoặc khi hoàn cảnh thay đổi, người ta có thể thay đổi biểu tượng con người của mình.

Như vậy, mỗi gia đình sẽ có một chùm hoa. Gia đình sẽ góp sức chăm chút cho chùm hoa gia đình được ưng ý.

Dòng họ sẽ có những bông hoa hoặc một vườn hoa. Dòng họ có thể góp phần làm đẹp thêm các bông hoa trong họ.

Mỗi cộng đồng sẽ có một hoặc nhiều luống hoa hoặc vườn hoa.

Mỗi quốc gia là những rừng hoa, bao phủ bởi những đám mây màu sắc văn hóa dân tộc, lưới các công ước quốc tế đã kí, lưới thiên nhiên (mặt trời, trái đất, mặt trăng, các vì sao khác trong vũ trụ, thời tiết…), và lồng quyền bính quốc gia (hệ thống lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, quân đội, công an, an ninh, luật pháp, các hội và các phương tiện do lồng quyền bính chi phối...).

Trong rừng quốc gia, nổi bật lên những bông hoa kết quả thơm ngào ngạt bởi tài năng và sáng tạo thấm đẫm văn hóa và đủ sức xuyên thủng lồng quyền bính, ví như Nguyễn Du, Ngô Bảo Châu…

Rừng hoa Việt Nam nẩy nở và phát triển từ ngàn xưa, từ Móng Cái đến miền Trung và nay đến tận mũi Cà Mâu, trường tồn qua bao cuộc ngoại xâm và bao lần thay lồng quyền bính. Lịch sử đã vứt vào sọt rác bao kẻ đầu hàng, phản bội Tổ quốc như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… Lịch sử mãi mãi ghi tên những anh hùng đã làm rạng danh nước nhà như vua Trần Nhân Tông, thánh Trần Hưng Đạo…

Mỗi người thường có mối quan hệ với các bông hoa khác trong xã hội: mối liên kết thân thuộc, mối liên kết giới tính, mối liên kết đồng hương, mối liên kết bầu bạn, mối liên kết tuổi tác, mối liên kết học hành và ngành nghề, mối liên kết văn hóa, mối liên kết dân tộc, mối liên kết lịch sử, mối liên kết chính kiến, mối quan hệ địa lí, mối quan hệ kinh tế, mối quan hệ dân với quan…

Hi vọng HOA CUỘC ĐỜI là tấm gương soi hàng ngày của mỗi con người.

GỢI Ý

1. Cuống hoa: biểu hiện thể lực vững hay yếu.

2. Đài hoa: biểu hiện lòng biết ơn, như biết ơn cha mẹ, biết ơn thiên nhiên, biết ơn cộng đồng…

3. Cánh hoa: biểu hiện những điểm nhấn của cuộc đời con người. Ví dụ: Đức-Trí-Mĩ-Vượng-Tín (theo ý riêng tôi), Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín (theo ngũ thường của Nho giáo), Bác ái-Công bằng-Tự do (theo Thiên Chúa giáo), Từ bi (theo Phật giáo Đại Thừa), Trí tuệ (theo Phật giáo Tiểu Thừa), thánh Allah (theo Hồi giáo)…

*Đức: Nhân cách (tư cách của con người, khác hẳn với thú tính).

*Trí: Những hiểu biết cần thiết để làm người, gồm kiến thức học ở trường và ở trường đời.

4. Màu hoa: biểu hiện mục đích cuộc sống, tính cách và thói quen, sự tôn thờ hoặc tín ngưỡng, lối sống, kỹ năng sống, công và tội. Ví dụ: màu Đỏ (người có tính cách quyết liệt); màu Vàng và các màu sắc khác (người chuộng màu sắc này).

*Mục đích sống:

a/ Mục đích sống cao cả: sống có ích cho đời.

b/ Mục đích sống thấp hèn: sống cơ hội, ăn bám, bán nước cầu vinh, chạy chức chạy quyền, nịnh trên đạp dưới, nghiện ngâp, lừa đảo, bè phái…

*Lối sống:

a/ Lối sống đẹp: tử tế và có lương tâm, có nhân tính, có trách nhiệm và làm tròn phận sự, có mục đích sống cao thượng và cầu tiến…

b/ Lối sống không đẹp: phi nhân tính, ỷ quyền, ỷ thế, ỷ mạnh, hèn nhát, chụp giật, vô trách nhiệm, buông thả, tham lam, vụ lợi, ích kỉ, hoang tưởng, sa đọa (nghiện ngập, cờ bạc, trộm cướp, hiếp, lừa đảo, làm tay sai hại dân hại nước)…

c/ Lối sống của người bất đồng chính kiến:

+ Lối sống của những người vượt biên ra nước ngoài: liều chết, tìm đến nước có lồng quyền bính quốc gia phù hợp hơn.

+ Lối sống của những người vượt biên tinh thần: đấu tranh tinh thần tại chỗ không thoát ra khỏi lãnh thổ quốc gia của mình, ví như Kim Ngọc trong khoán hộ, UVBCT Trần Xuận Bách, Thiếu tướng Trần Độ, nhạc sĩ Tô Hải, và những người tìm cách tồn tại mà không quan tâm đến chính trị và thời sự…Đây chính là năng lượng thúc đẩy việc đổi lồng quyền bính này sang lồng quyền bính khác.

5. Nhụy hoa: biểu hiện tấm lòng (Tâm).

a/ Tâm của con người nói chung: 1.Thiện; 2.Thành thật; 3.Có trách nhiệm và làm tròn phận sự; 4.Có lòng thương người và bao dung; 5.Chăm chỉ.

b/ Tâm của cha mẹ: 1.Con cái là trên hết; 2.Công bằng; 3.Mẫu mực.

c/ Tâm của ông bà: Tạo điều kiện thuận lợi cho sự trưởng thành và phát triển của cháu chắt.

d/ Tâm của con: Xứng với mong ước hợp lí của cha mẹ.

e/ Tâm của vợ chồng: 1. Tôn trọng nhau; 2.Cùng chăm lo con cái.

f/ Tâm của anh chị em: Nương tựa, đùm bọc nhau.

g/ Tâm của học sinh: 1.Ham học; 2.Trọng thầy.

h/ Tâm của thầy giáo: Dạy sao cho học sinh ham học và trọng thầy.

i/ Tâm của người chỉ huy: 1.Thiện; 2.Có hiệu quả; 3.Được dân tin và trọng.

k/ Tâm của nhân viên: 1.Có lương tâm và trách nhiệm; 2.Làm việc có hiệu quả.

l/ Tâm của công dân: Yêu nước.

6. Mùi hương: biểu hiện tư duy và ngôn ngữ.

*Tư duy:

a/ Tư duy cầu tiến: sáng tạo, bất khuất, luôn vươn lên.

b/ Tư duy an phận: cam chịu, tầm thường hóa bản thân, a dua, chủ bại.

*Ngôn ngữ

a/ Ngôn ngữ đẹp: nói thật mà vẫn hấp dẫn người nghe.

b/ Ngôn ngữ không đẹp: tục tằn, rác tai người nghe.

7. Nước mật: biểu hiện sở trường và năng lực hơn người.

Tp HCM, cuối 2012 & đầu 2013 (Xuân Quý Tỵ)

Trần Văn Phương (ĐT: 08.38 206475)

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012


KHỐI TỨ DIỆN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO


Một bài viết của cha tôi về giáo dục
KHỐI TỨ DIỆN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

Có thể ví Chất lượng đào tạo với một khối tứ diện có 4 đỉnh:

- Đỉnh thứ nhất ký hiệu là " C ", biểu thị Chính quyền từ TƯ đến các cấp;

- Đỉnh thứ hai ký hiệu là " S " , biểu thị Sinh viên Học sinh;

- Đnh thứ ba ký hiệu là " T ", biểu thị Thầy Cô giáo;

- Đỉnh thứ tư ký hiệu là " X ", biểu thị Xã hội, bao gồm Phụ huynh, các Xí nghiệp sử dụng nhân lực kỹ thuật CNTTh và môi trường toàn xã hội;

- Trọng tâm M,

Trong đó:

- Đỉnh C ở cao nhất, nơi ấy ban bố các chính sách, quy chế đào tạo và quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, cấp kinh phí và tạo điều kiện cần thiết cho
dạy và học;

- Tam giác thường STX là đáy của khối đa diện chất lượng đào tạo, ở đây góc S của tam giác là góc tù (lớn hơn 90 độ), góc T là góc nhọn và lớn hơn góc nhọn X.
Đó là vì chất lượng đào tạo trước hết phụ thuộc vào đầu vào:
- Chất lượng sinh viên trúng tuyển,
- Lòng hăng say và
- Sự cố gắng học tập, phương pháp học.
Góc T phụ thuộc vào nội dung giảng dạy, phương pháp giảng,việc sử dụng các dụng cụ dạy học hiện đại.
Góc X lớn hay bé phụ thuộc vào việc quan tâm của toàn xã hội đối với đào tạo, đặc biệt là sự chăm lo đầu tư của phụ huynh học sinh và các xí nghiệp trong ngành.
Vị trí của trọng tâm M phản ảnh sự hợp lý của khối đa diện chất lượng đào tạo:
- M nếu rơi ra khỏi hình chân đế STX thì khối đa diện mất ổn định, tất sẽ lật nhào. Trường hợp này xẩy ra khi diện tích chân đế STX quá bé, cũng có thể xẩy ra khi đỉnh chóp C quá xa chân đế STX.

- Diện tích chân đế STX quá bé khi góc S quá bé, tức là khi vai trò của học sinh, sinh viên quá mờ nhạt trong đào tạo, khi chất lượng tuyển sinh thấp, khi biếng học, khi phương pháp học tập không thích hợp, khi thiếu thốn điều kiện học tập quá mức chịu đựng.

- Đỉnh C quá xa chân đế khi sự quan tâm của Chính phủ, chính quyền trung ương và địa phương, lãnh đạo các cấp trong nhà trường thiếu quan tâm, có thiếu sót lớn trong chính sách, chủ trương, chương trình, mục tiêu đào tạo…

CÁC KHỐI TỨ DIỆN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KHI ĐẦU VÀO THẤP VÀ BIẾNG HỌC
Cũng có thể hình dung khối tứ diện CSTX gồm 4 mặt của sự phát triển toàn diện của con người:

- Mặt STX là phương diện đức dục; đức dục là nền tảng của sự tu thân
- Mặt CST là phương diện trí dục; trí dục là kiến thức để lập thân
- Mặt CSX là phương diện thể dục; thể dục rèn luyện sức khỏe và ý chí
- Mặt CTX là phương diện mỹ dục; mỹ dục tô điểm thêm con người và xã hội.

KHỐI TỨ DIỆN ĐỊNH NGHĨA ĐẠI HỌC TRONG TAM TỰ KINH
Và cũng có thể minh họa định nghĩa đại học trong Tam tự kinh ( sách học vỡ lòng chữ Hán từ ngàn năm trước):
- Mặt STX là sự tu thân
- Mặt CST là tề gia
- Mặt CSX là trị quốc
- Mặt CTX là bình thiên

KHỐI TỨ DIỆN CÔNG DUNG NGÔN HẠNH
Hạnh là nền tảng, chiêm vị trí mặt đáy HDN của khối tứ diện.
Công, Dung, Ngôn tô điểm thêm cho Tứ dức của người phụ nữ, được thể hiện bởi 3 mặt bao CHD, CDN và CHN của khối tứ diện.
Tp Hồ Chí Minh, 19/8/1999
Trần Văn Phương
Bộ môn TÀU THỦY, ĐH KỸ THUẬT
(ĐH BÁCH KHOA) TpHCM

7 cách nhanh và chậm tốt cho cuộc sống

Nên nhanh hay nên chậm là 1 chủ đề khá thú vị và gây tranh cãi.
Các cụ xưa tuyển người cũng chia thành 2 trường phái: 1 là đo lường tính cách người qua 1 khoảng thời gian dài, 2 là chọn người qua các tình huống áp lực chớp nhoáng.
Về sau này cách chọn cán bộ hiện nay có vẻ thiên về tình huống 2 mặc dù trên quy định rề rà theo kiểu 1.

1. Nghĩ nhanh nghĩ chậm:
(https://tiki.vn/tu-duy-nhanh-va-cham-p411321.html)
Theo đó thì vị trí càng cao càng phải kiềm chế nghĩ nhanh, tức thời tránh nôn nóng, bộp chộp mà nên tập luyện nghĩ chậm, chín chắn.
Vậy các cụ có dạy nghĩ chậm hay không?
Thực ra là có kiểu 7 lần đo 1 lần cắt nhưng nó lụn vụn theo kiểu Á đông chớ không chi tiết hệ thống theo kiểu Tây.
Nhưng các cụ theo hướng khác: tu thân, đó là

2. Thở nhanh thở chậm:
Khí công thực ra là 1 cách luyện thở chậm giống như Yoga vậy. Qua luyện thở chẩm thì oxy cung cấp cho não ok hơn, giúp trí óc sáng suốt hơn và điều này giúp nghĩ chậm tốt hơn.
Bằng chứng của nghĩ chậm nghĩ sâu này là những bài kinh Phật, Ấn...cực kỳ sâu sắc mà ngày nay các học giả vật lộn với hiểu nghĩa, với luận nghĩa của nó mà đôi khi là bất khả vì đơn giản các học giả không luyện thành môn thở chậm để có thể thực chứng những điều tiền nhân đã ngộ.
Nhưng giờ biết tốt vậy thì ta cứ thực hành thôi: 
Hít vào tâm tĩnh lặng, thợ ra miệng mỉm cười (Thích Nhất Hạnh)

3. Ăn nhanh ăn chậm:
Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
Người Việt cùng quan điểm với người TQ, Nhật. Đây là 1 thói quen tốt
Thói quen ăn nhanh là 1 thói quen xấu, bần tiện của thời đói kém. Ăn chậm giảm tải cho bao tử, làm cho cơ thể hấp thụ tốt hơn, con người trở nên thư thái, văn minh hơn.

4. Ngủ nhanh ngủ chậm:
Ăn cơm mắm cáy nằm ngáy pho pho còn hơn ăn cơm thịt bò nằm lo ngay ngay ngáy. Ngủ nhanh, ngủ sâu chứng tỏ cơ thể khỏe mạnh. Trái lại khó ngủ, mất ngủ rất dễ bị suy nhược thần kinh. Stress là căn bệnh 2/3 người đô thị hiện đại mắc phải, đừng như họ.

5. Ị nhanh ị chậm
Người VN, TQ thường coi trọng đầu vào lơ là đầu ra. Chế biến món ăn thơm phưng phức nhưng WC thối rình. Biểu tượng quí của họ là con tỳ hưu có ăn không ị kkk.
Thử vài ngày không ị là đi bệnh viện liền. Nên nếu để táo bón sẽ rách đít hoặc trĩ rất khổ.
Táo bón gây rách đít, nhiễm độc cơ thể. Ăn nhiều rau, uống đủ nước giúp cơ thể tránh được táo bón

6. Chơi nhanh chơi chậm
Đợt rồi cô vy làm dân Vũ Hán sau dịch ly hôn tăng vọt. Nhiều người nói do ở nhà nhiều chạm mặt nhau miết, rồi nói nhiều nói nhảm cãi lộn...thực ra chỉ là lý do phụ.
70% các cuộc ly hôn, bất hòa do món này cơ. Nên ráng mà luyện tập cho 2 bên hài hòa.
Môn này đòi hỏi thể lực tốt, tinh thần kiên cố. Xưa có phòng trung thuật, kamasutra, Càn long bí quyết. Nay hiện đại có Kegel (https://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/bai-tap-kegel-giup-cuoc-yeu-thang-hoa-2872837.html)

7. Sống nhanh sống chậm
Nhanh lên chứ, vội vàng lên với chứ thì vui nhưng hao sức, hay dẫn tới sai lầm, hại sức nên sống chậm trở thành 1 trào lưu. 
Thực ra chậm so với người này vẫn là nhanh so với người kia nên nhịp sống mà bạn cảm thấy thư thái yên bình là nhịp sốp phù hợp với cơ thể bạn thay vì quay cuồng hay trì độn.