Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Negotiation hay là chuyện thằng Bờm có cái quạt mo


Cụ Phan rất thích văn học dân gian. Cụ thường ngâm:
Chồng chài, vợ lưới, con câu
Sông Ngô bể Sở gặp đâu là nhà
Nên ra tay kiếm, tay cờ
Chẳng nên thì chớ, chẳng nhờ tay ai.
và tỏ vẻ đắc ý với cái điệu phóng khoáng và tinh thần tự lực tự cường của câu ca.

Đối với bài "Thằng bờm có cái quạt mo" cụ bực tức lắm. Cụ giải thích như sau: 
Ba bò chín trâu là nói về nông nghiệp. Một xâu cá mè là nói về thủy sản. Một bè gỗ lim là nói về lâm sản. Con chim đồi mồi tượng trưng cho nền văn hóa nghệ thuật. 
Phú cường như thế mà không biết, văn minh như thế mà không biết, chỉ biết miếng ăn bỏ vào mồm!
http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c323/n18652/Vai-hoi-uc-ve-Phan-Boi-Chau.html


CHUYỆN BỜM - THÔNG ĐIỆP VÀ SỰ NGỤ Ý
HAY LÀ BÍ ẨN CỦA CUỘC THƯƠNG LƯỢNG

Câu chuyện về “Thằng Bờm có cái quạt mo” có lẽ là một trong những truyền thuyết nổi tiếng nhất trong kho tàng cổ tích Việt Nam.

Nghe xong câu chuyện là mỗi người một ý. Kẻ nói Bờm khôn, người cho Bờm dại lại có người nói Bờm vô tư lự đối lập với Trạng Quỳnh nên mới có bài thơ sau:

Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú Ong xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
Phú Ong xin đổi ba bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú Ong xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú Ong xin đổi cục xôi Bờm cười

Nói tóm lại chuyện Bờm cứ tít mù rồi lại vòng quanh cho đến một hôm đọc một bài về tính cách người Việt trong đó có đề cập đến chuyện các cụ rất ý nhị hay có lối nói theo kiểu nói vậy mà không phải vậy tôi mới bừng tỉnh và thử phân tích câu chuyện theo phương pháp “thông điệp và sự ngụ ý” tức là phương pháp chuyên phân tích sự ngụ ý ẩn đằng sau mỗi thông điệp được công bố chính thức và tôi chép ra đây để tỏ bày cùng các bạn gần xa.
Tại sao Bờm lại chịu đổi quạt mo của mình lấy cục xôi của Phú Ong.
Trước hết ta thấy địa vị trong làng của Bờm có lẽ từa tựa như AQ trong AQ chính truyện của Lỗ Tấn trong khi đó Phú Ong là người có vai có vế dạng ho ra bạc, khạc ra tiền ở làng hiển nhiên đây là mối quan hệ trên dưới, không cùng đẳng cấp.
Vậy nên khi muốn có quạt mo Phú Ong bèn vừa cười vừa xin đổi ba bó chín trâu.

Chà, theo suy nghĩ thông thường tưởng bở thì đây quả là món hời, ham quá sao Bờm không đổi.

Xin thưa Bờm cũng thèm nhưng không đổi được vì đơn giản là không có chõ để nhốt trâu bò mà lấy về rồi bán thì Bờm không dám vì Phú Ong nói đổi chứ có cho bán đâu mà để trâu bò lang thang ăn lúa thì còn bị làng phạt vạ- vậy là lần thứ nhất Bờm làm ra vẻ khủng khỉnh “Bờm rằng Bờm chả lấy bò”.
Phú Ong tiếp tục ỡm ờ xin đổi ao sâu cá mè. Ở đây trò đùa đã được đẩy lên một mức do Bờm dám từ chối chuyện đổi chác.

Bờm nghĩ cá thì không được bán mà lại sống ở ao sâu thì có họa Bờm phải làm cá à. Tuy biết rằng sẽ phải đổi nhưng Bờm nghĩ từ từ đã lão này có phải là lý trưởng, trương tuân gì đâu mà không thư thả.
Mình nói tới ao sâu mà nó vẫn không hiểu lại còn có ý bỡn ta nữa chứ.

Mục đích vẫn chưa đạt nên Phú Ong gạ tiếp với tia nhìn đã mất nét cười “Phú Ong xin đổi một bè gỗ lim”.
Chà Phú Ong tức rồi đây, lão muốn mình xuống bè mà sống không miếng đất cắm dùi ở làng đây. Trong một thoáng Bờm đuổi theo ý nghĩ hay mình chấp nhận rời khỏi làng, chao ơi làm dân ngụ cư lang thang à và một nỗi sợ gặp cướp lờ mờ hiện ra.
Phú Ong nhìn thấy ý muốn nổi loạn rồi lại nhũn như chi chi trong mắt Bờm và lão nghĩ thôi thương lượng đùa thế đủ rồi, hạ bài được rồi nên Phú Ong phán đổi cục xôi một cách rành rẽ, chắc nịch.
Được lời như cởi tấm lòng Bờm vội vàng đổi ngay. Không đổi thì không được mà Phú Ong cho Bờm chịu thiệt có nghĩa là vẫn chấp nhận mối quan hệ trên dưới với Bờm như cũ và Bờm lại không bị đói lại được an toàn và vui vẻ trong lũy tre làng sau một cuộc thương lượng cam go nên mới có thơ về Bờm như sau:
Dại khôn khôn dại khôn dại dại
Khôn khôn dại dại dại khôn khôn
Tp.HCM Friday, January 02, 2004

Không đánh mà thắng


Cao Huy Thuần bàn về tính không quá hay, trong đó có nhắc tới Trần Hưng đạo với chiến thuật 4.0 lừng danh:
- Vườn không nhà trống (tiêu thổ kháng chiến)
- Không cho địch ngủ (quấy rối tiêu hao)
- Không vây chặt (để địch có đường rút)
- Không để hậu họa (ngầm giết Ô mã nhi)
Giờ quốc phòng VN cũng theo tính không:
- Không tham gia liên minh quân sự;
- Không liên kết với nước này để chống nước kia;
- Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác;
- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Chỉ có cái khó ở biển Đông cũng phải không có dầu khí, không cá, không đảo nhỏ, không đường vận chuyển mới tránh được TQ nhòm ngó.

Cao Huy Thuần
Thưa ông,
Đầu năm, xin phép ông cho tôi xông đất với một câu hỏi mà chắc đã có nhiều bà mẹ đặt ra cho ông vì ông là nhà giáo. Người xông đất là phụ nữ, lại là năm Cọp, nhưng xin ông đừng lo, cọp này năm con, ngũ hổ là đại phúc.

Vâng, tôi dẫn năm con qua Pháp sau 1975, chồng tôi đáng lẽ cũng đi theo, nhưng vướng víu gì đó, biệt tích. Tôi lấy chồng sớm, trót vô tư, đẻ hơi nhiều. Ở Việt Nam , năm con là chuyện bình thường, thiếu gì gái năm con vẫn mòn con mắt. Nhưng qua Pháp, một thân một mình nuôi năm con là chuyện không dễ. Huống hồ ngũ hổ của tôi đều là mãnh hổ, chúa sơn lâm trong rừng học của nước Pháp. Nhân, cháu đầu, tốt nghiệp trường Cầu. Nghĩa, cháu thứ hai, tốt nghiệp Bách Khoa. Lễ, cháu thứ ba, tốt nghiệp trường Mỏ. Trí, cháu thứ tư, đỗ đầu trường Sư. Tất nhiên là Sư Phạm, không phải sư sãi, trường danh gía vọng tộc nhất nước Pháp.

Còn lại cháu Tín, và vì vậy mà có thư này. Đến phiên nó phải thi vào trường lớn, Tín lắc đầu. Lắc đầu, nó nói: thấy các anh ganh đua mà nó mệt. Học cũng ganh đua, đi làm cũng ganh đua. Lắc đầu lần nữa, nó thêm: mà có thấy các anh sướng đâu! Lúc nào cũng lo. Chức vụ càng cao, càng lo. Càng chen vai thích cánh trong hãng. Càng càu nhàu với vợ. Càu nhàu với ai, đã mệt; càu nhàu với vợ, chỉ còn cách chui xuống địa ngục. Rồi nó triết lý cùn: cạnh tranh biến con người thành ra thù địch với tất cả, với người khác, với chung quanh, với thiên nhiên, với cả chính mình.

Vừa rồi, xem truyền hình, thấy cảnh người chết la liệt không đất chôn sau vụ động đất ở Haïti, Tín tuyên bố với các anh: mai mốt, nếu không thấy nó về nhà nữa thì đừng chờ cơm, có thể nó qua ăn chung một mẩu bánh mì với các người thiện nguyện ở bên đó. Tín là con cưng của tôi, thông minh nhất nhà. Hàng xóm nói với tôi: bà đã bốn lần trúng số độc đắc, hãy nhường độc đắc thứ năm cho thiên hạ. Nhưng, thưa ông, với Tín, tôi đang nắm chắc độc đắc trong tay. Làm sao tôi buông?

Vậy đó, thưa ông, nếu Tín là con ông, ông nói gì với nó? Nếu không ganh đua, làm sao sống trên đời này? Làm sao một nước mạnh lên được về kinh tế nếu không có cái động lực văn hóa thúc đẩy cạnh tranh? Phải chăng các triết thuyết và tôn giáo ở phương Tây thích hợp hơn với thời đại toàn cầu hóa ngày nay, khi chỉ có cạnh tranh mới tiến bộ, phát triển? Học từ đâu tinh thần cạnh tranh đó nếu không phải từ bé trên ghế nhà trường? Sách vở ngày xưa của ta có lợi ích gì nữa cho con trẻ ngày nay?
Kính chào ông và chúc ông năm mới.
*
Thưa bà,
Bà có để ý nhìn cọp bắt mồi không? Nó đến gần, thật gần con mồi, vì nó biết chưa chắc nó chạy nhanh bằng con nai. Nó đến thật gần, rón rén, cúi chân, nép mình, ẩn mình, dấu mình, bẹp mình trong cỏ. Rồi nó mới phóng. Cọp mà còn bẹp mình trước con nai tơ, huống hồ lau sậy con người cỡ bà hay tôi! 

Nhưng trước khi nói chuyện bẹp mình với khách xông nhà, tôi phải vinh danh và xác quyết với từ mẫu của ngũ hổ: ở đâu mà không có cạnh tranh! Chạy lên trời cũng không thoát. Nói gì qua trốn ở Haïti! 
Hiền lành như Bà Huyện Thanh Quan khi bước tới Đèo Ngang, vậy mà bà cũng thấy. Thấy gì? "Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Chúng nó cạnh tranh nhau đấy chứ! 
Thậm chí, có cả ông khoa học gia nhìn hoa lá tranh nhau như vậy mà phát minh ra cả một chuyện động trời: cạnh tranh sinh tồn là luật chơi của vạn vật!

Vậy thì, nếu Tín là con tôi như bà cho phép, tôi sẽ nói với cháu: hãy cạnh tranh! Tôi chỉ nói thêm: nhưng hãy cạnh tranh như hoa lá cạnh tranh nhau mặt trời để cùng đẹp; hãy cạnh tranh như bông hoa kia tỏa hết hương thơm mà không biết mình là hoa sen thơm nhất. 
Cạnh tranh không phải là chém nhau. Đó là cạnh tranh của hàng dao búa, không phải của Tín.

Mà chắc đó cũng không phải là cạnh tranh mà bà nghĩ tới. Nếu bà nghĩ như vậy, đâu có đem nhân nghĩa ra đặt tên cho con? 
Từ trong thâm tâm, chắc bà đã biết người có trí cạnh tranh như thế nào. Cạnh tranh với lòng nhân, tức là thương người. 
Cạnh tranh với lễ nghĩa, tức là trọng người. Cạnh tranh với chữ tín, tức là tin người và làm người tin mình. 
Trong cạnh tranh, người có trí vẫn trọng người và trọng mình, biết có người và có mình cùng sống, cùng vươn lên. 
Với người có trí, cạnh tranh không phải là làm mình nổi bật lên bằng cách nhận chìm tất cả trong bóng tối.

Làm sao để không nổi bật? Để bẹp mình xuống như con cọp bắt mồi? 
Khác với cạnh tranh của kẻ phàm phu, cạnh tranh của người tầm cỡ là phi cạnh tranh. Là không nghĩ đến cạnh tranh. Không nghĩ đến hơn thua. 
Đã là hoa sen thì cứ bình yên thơm như hoa sen. Không cạnh tranh: đó là nghệ thuật sống của kẻ hơn người. 
Của ai biết vận dụng mối tương quan giữa hai mâu thuẫn. Không cạnh tranh mới là vô địch. Đó là nghệ thuật và bí quyết hành động của người lãnh đạo. 
Bà đã nương nhờ nhân nghĩa, tôi xin mượn dẫn Đạo Đức Kinh, năm mới trầm hương khấn Thái Thượng Lão Quân một quẻ:

"Ta có ba vật báu ôm giữ trong người. Một là từ ái, hai là cần kiệm, ba là khiêm tốn, không dám đứng trước thiên hạ. 
Vì từ ái nên dũng cảm, vì cần kiệm nên quảng đại, vì không dám đứng trước thiên hạ nên mới làm chủ thiên hạ. 
Nếu không từ ái mà mong được dũng cảm, không cần kiệm mà mong được quảng đại, không chịu đứng sau người mà tranh đứng trước người, thì chỉ có chết thôi."

Đừng hiểu khiêm tốn như một chiến thuật để thắng. Khiêm tốn như vậy là giả vờ, mặt trái của phách lối. Ở đây không có thắng bại, hơn thua. Khiêm tốn là giá trị cao nhất phải học, phải thấm nhuần trong ý nghĩ, trong hành động. Khi khiêm cung đã trở thành bản tính, không cạnh tranh vẫn đứng đầu.

"Cái gì cong sẽ toàn vẹn. Cái gì uốn sẽ thẳng ra. Cái gì trũng sẽ đầy. Cái gì mòn sẽ mới. Bậc thánh không phô trương nên rạng rỡ, không tự cho là phải nên chói lọi, không tự kể công nên có công, không tự phụ nên trường cửu. Chỉ vì không tranh với ai nên không ai tranh nổi"

Với ai khác, lời nói ấy lạ tai, nhưng với cháu Tín, thưa bà, đó là linh dược, vì cháu sẽ không còn thấy cạnh tranh dưới bộ mặt tàn bạo. 
Bất kỳ ở đâu, làm gì, cháu cũng đều phải hành động, nghĩa là phải sống với người khác, mà đã hành động thì phải thành công, đã sống với người khác thì phải có thái độ với họ. 
Thế nào thì thành công? Vẫn thế: không tranh. Không tranh thì tàn bạo ở đâu?

"Tướng giỏi không dùng vũ lực. Kẻ thiện chiến không giận dữ. Người khéo thắng không giao tranh với địch. Khéo dùng người là hạ mình ở dưới người. Thế gọi là cái đức không tranh".

Không gì kỳ diệu bằng chữ "không" trong thái độ không tranh. Nắm được chữ "'không" ấy là nắm tất cả. Bởi vì từ "không" ấy mới sinh ra "có". Vạn vật có được là từ cái chỗ trống không.

"Ba mươi gọng xe cùng quy vào một trục, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong trục mà xe mới chạy được. Nhồi đất sét để làm bình, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong bình mà bình mới đựng được nước. Đục cửa lớn cửa sổ để làm nhà, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong nhà mới ở được. Vậy ta tưởng cái trục, cái bình, cái nhà có lợi cho ta mà kỳ thực cái không mới làm ra cái có".

Cái trống rỗng là toàn năng vì nó ôm hết vạn vật, vạn vật cử động được là nhờ khoảng trống. Giá như không có khoảng trống rỗng ấy thì, thưa bà, làm sao bà nhấc được bước chân để đến xông đất nhà tôi? 
Cho nên người nào có khả năng biến mình thành ra một không gian trống, người đó làm chủ được mọi tình thế vì không ai đụng tới được. 
Làm chủ được mọi tình thế, người đó đâu cần ganh đua? Mà không cần ganh đua thì ngưòi đó sống hòa hợp được với mọi người khác như cái tổng thể sống hòa hợp với mỗi bộ phận. 
Hãy xem vở kịch đang diễn ra trên sân khấu. Người diễn viên chính diễn hay đã đành, nhưng đâu phải diễn một mình ? 
Phải để ý đến toàn thể vở kịch nữa chứ, phải diễn thế nào để ăn khớp với các vai khác thì vở kịch mới hay. 
Mà muốn tất cả cùng hay thì đừng lấy mình ra lấp đầy sân khấu, phải làm trống rỗng mình và trống rỗng sân khấu để các vai khác có chỗ mà chơi.

Cái trống rỗng ấy, triết lý Phật giáo gọi là "không". 
Từ trong không sinh ra mọi diệu dụng. Trong kinh điển của Phật giáo có ông cư sĩ Duy Ma Cật trào phúng đáo để. 
Ông ấy đau. Bồ tát Văn Thù đến thăm. Nghe tin một vị bồ tát đại trí tuệ đến thăm một ông cư sĩ cũng đại trí tuệ, ai cũng muốn đến chứng kiến hai ông đấu trí. 
Cho nên tám ngàn bồ tát, năm trăm thanh văn, một trăm ngàn thiên nhân đi theo Văn Thù. Làm sao tiếp khách đông như vậy? 
Ông Duy Ma dùng thần lực làm cho phòng mình trống không, chỉ còn độc một cái giường để nằm. Văn Thù hỏi: phòng này tại sao trống không? 
Duy Ma trả lời: thế giới của Phật cũng không như vậy. 
Hỏi: vì gì mà không? 
Đáp: vì không mà không. 
Hỏi: không, vì sao mà không? 
Đáp: vì không phân biệt. 
Hỏi: không, mà có thể phân biệt được sao? 
Đáp: chính sự phân biệt cũng không. 
Trong khi hai bên đối đáp như vậy, khách khứa ngồi đâu? Thì trong cái trống không của căn phòng ấy! Đã trống không thì chứa bao nhiêu chẳng được?

Xin bà đừng trách tôi nói chuyện viển vông. Cả một nền văn hóa thiền ở Nhật đã đưa cái trống không ấy vào cụ thể của đời sống. 
Căn phòng của trà thất chẳng hạn rộng bao nhiêu? Bốn chiếc chiếu rưỡi, tức là ba mươi lăm thước vuông, y chang mặt bằng căn phòng của ông Duy Ma. 
Và, cũng y chang như vậy, trống trơn. Thiền viện cũng vậy: trống trơn, trừ một tượng Phật, tượng Bồ Đề Đạt Ma, và hai đại đệ tử của Phật, A Nan và Ca Diếp. 
Bà đọc thơ thiền chắc đã thấy cái rỗng không trong đó: chính cái chỗ không nói, không lời, mới đầy ắp ý tình, xúc cảm. Tranh thiền cũng vậy: đâu phải bà ngắm con chim, đỉnh núi, bà mênh mang trong khoảng không của tưởng tượng thênh thang.

Trở về lại với nghệ thuật hành động, trống không ấy, thưa bà, cũng là cốt tủy. Cháu Tín có học võ không nhỉ? 
Nếu cháu có học nhu đạo thì biết. Nhu đạo là lấy yếu thắng mạnh, là dụ địch thủ đánh vào cái thế không đánh của mình, nghĩa là vào chỗ trống, để làm y hụt hơi. 
Trần Hưng Đạo thắng Nguyên Mông là nhờ chơi trội cái binh pháp ấy. Các ông thiền sư ở Nhật mang cả cái trống rỗng đó vào trò đấu kiếm. Trống rỗng ấy nằm ở đâu? 
Trong đầu tay kiếm sĩ. Khi cái đầu đã trống không - đã vô ngã - thì chú ý tha hồ thong dong di chuyển bốn phương tám hướng, từ tả qua hữu, từ trên xuống dưới, không phải chỉ chú mục duy nhất vào thanh kiếm trong tay. 
Trụ chú ý vào một chỗ, anh ta sẽ mất cơ hội đầu tiên để làm hành động tiếp theo, nhường cơ hội ấy cho đấu thủ. 
Anh ta sẽ suy nghĩ, sẽ ngần ngại, và trong cái khoảnh khắc chớp mắt đó, kiếm kia đã đánh gục anh. 
Với cái đầu trống không, chẳng trụ vào đâu cả, anh chỉ đi theo cử động của thanh kiếm kia, nó di chuyển, anh di chuyển theo, cứ thế mà dính sát nhau, không tách nhau ra một sợi tơ, sợi tóc của suy nghĩ. 
Hơn nhau ở đây không phải ở chỗ ai nhanh ai chậm. Không phải nhanh chậm mà là trống trơn. Chỉ cần một sợi tóc của ý nghĩ nhanh chậm, hơn thua, xen vào chốn trống trơn ấy, là anh toi mạng.

Đấu kiếm như vậy trở thành một nghệ thuật, hai người đấu kiếm là hai nghệ sĩ. Hơn thế nữa, đấu kiếm như vậy trở thành một tôn giáo, một đạo, một kiếm đạo, và hai người đấu kiếm là hai đạo sư. 
Đâu phải cạnh tranh! Không có cạnh tranh nhưng vẫn có thắng có bại. Ai thắng? Người có cái đầu không cạnh tranh! 
Không cạnh tranh là sức mạnh vô địch. Không ai hơn ai thua, chỉ có cái đầu không cạnh tranh vượt cái đầu cạnh tranh.

Tôi biết, không phải ai cũng nghe được những chuyện này. Nhưng đây là chuyện của cọp, của chúa sơn lâm, chuyện bà kể cho cháu Tín. 
Cái đầu của Tín sẽ hiểu luật chơi của mâu thuẫn. Sẽ hiểu tại sao nơi xứ sở của những samourai nghênh ngang lại có trà thất đơn sơ, trống trải, thấp hèn. 
Trà thất ấy vừa chẳng có gì quý giá, vừa cực kỳ vương giả, quý tộc. Đồ vật càng thấp, phong cách càng cao. 
Phải thấp như thế mới cao như thế. Trà thất phải nhỏ để samourai bỏ kiếm ở ngoài. Cái mái phải thấp để cái đầu phải cúi xuống. Tại sao phải cúi đầu?

"Nhón chân lên thì không đứng vững được. Xoạc cẳng ra thì không đi lâu được. Ai phô trương thì không sáng tỏ. Ai tự cho mình là phải thì không chói lọi. Ai tự kể công thì không có công. Ai tự phụ thì không trường cửu. Đó cũng giống như những đồ ăn thừa, những cục bướu".

Thưa bà, nói tới nói lui gì rồi chúng ta cũng trở về lại với con người khiêm tốn, giá trị hàng đầu của mọi thái độ, mọi hành động. 
Và mọi thành công. Giá trị hàng đầu của người lãnh đạo xuất chúng. Họ không cần chói sáng nên họ hơn người. Họ không hạ người để độc hữu, nên không ai cạnh tranh với họ. 
Giữa những người sáng, họ sáng. Và không ai cạnh tranh với họ nên họ sáng nhất như tự nhiên. Tự nhiên như trăng càng sáng khi mây càng trong. Như lúa non càng xanh khi có đàn cò càng trắng. Họ là một với tất cả. Như con chim oanh trong thơ thiền của Trần Nhân Tông là một với cò trắng, với ruộng xanh:

Dưới ruộng bầy cò ngàn điểm tuyết
Trên cây oanh đậu một cành hoa

Oanh ấy là một, tuyết ấy là ngàn. Quần chúng là ngàn, lãnh đạo là một. Nhưng một ấy biến mất trong ngàn để hòa hợp như bức tranh. 
Người lãnh đạo giỏi nhất là người cũng một như thế với nhân dân. Vẫn có đấy mà vẫn rỗng không. Quyền hành hiệu quả nhất là quyền hành mà không ai cảm thấy bạo lực. 
Có đấy mà trống đấy. Khiêm tốn là làm rỗng mình để có mọi người. Để có tất cả, kể cả đứng đầu, mà không tranh. Đầu năm, nói chuyện bâng quơ, xin bà miễn chấp.
Kính chào bà và chúc bà năm mới.
Cao Huy Thuần

Sống chung

17.04.20
Vậy là sau 1 thời gian dài phòng chống, ngăn chặn, cách ly cô vi 1 cách có hiệu quả thì cũng tới lúc cần suy nghĩ về cách sống chung với nó vì vắc xin thì chưa có mà cuộc sống cơm áo gạo tiền vẫn phải tiếp tục.
Như vậy là trong danh mục sống chung với lũ, với ô nhiễm, hạn...giờ có thêm với dịch. Thực ra vẫn còn may mắn vì sống chung với cô vi cũng chỉ là 1 khoảng thời gian

10.03.2020
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới ngày nào miền tây sống chung với lũ thì giờ đây lại đang làm quen với sống chung với khô hạn và nhiễm mặn do biến đổi khí hậu, do TQ, Lào xây đập thủy điện trữ nước tràn làn trên thượng nguồn.
Ở dưới hạ lưu mà lại vùng đất thấp giờ lại phải sống chung với những điều khắc nghiệt ấy 1 cách thông minh:
- Không xài nước ngầm nữa
- Làm hồ trữ nước ngọt trong mùa mưa
- Bỏ canh tác lúa vụ 3
- Áp dụng phương pháp tưới cây tiết kiệm nước....
Tự cứu mình trước khi đấu tranh với các nước thượng nguồn để bảo vệ duy trì nguồn nước hợp lý công bằng và chờ thời tiết thay đổi.
Còn con đê biển khổng lồ đâu nhỉ? Chắc khó
........................

Chuyện này tôi nghe kể đã lâu nên không còn nhớ rõ là đã đọc từ đâu, nghe từ ai nhưng đại khái chuyện vầy:
Nam bộ là vựa gạo của Vn, vậy mà năm nào cũng hứng chịu lũ lụt, bà con rất khổ. Một đề tài cấp quốc gia qui tụ hàng chục giáo sư tiến sỹ đầu ngành ra đời nhằm đưa ra phương án trị lũ.
Trải qua thời gian nghiên cứu, kết luận cuối cùng đạt được sự phê duyệt của lãnh đạo là: sống chung với lũ.
Vâng, đó là phương án tối ưu. Dân Nam bộ đã sống chung với lũ ngàn đời nay rồi.
Note: kết luận này có trước khi có cảnh báo biến đổi khí hậu của thế giới. Khi đó VN sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc nước biển dâng. Có lẽ phải làm lại nghiên cứu chứ không thể sống chung với ngập được, phải không bà con.
Chuyện thứ 2
Tết rồi tôi đọc báo nhưng không nhớ là báo nào kể chuyện nông dân ngoài Bắc đi cày ra thơ như vầy:
Ngày xưa ông nội đi cày
Ngày nay cháu cũng đi cày như ông.
Vậy là nhiều đời nông dân sống chung với cái cày và con trâu, dai dẳng.
Xưa đã có thời tưởng rằng nông dân sẽ có máy cày thay trâu nhưng lại là thất vọng vì “trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà”.
Hai chuyện đầu nói về nông dân, chuyện này nói về thành phố.
Trong đời tôi có 2 lần nhìn cảnh vật thấy ấn tượng sâu sắc mãi:
1 là nhìn thấy vệt bom B52 và 2 là đi tàu biển Thống nhất nhìn thấy tòa nhà 12 tầng đường Nguyễn Huệ, cảnh như trong họa báo, như trên phim. Tây là đó chớ đâu.
Hồi nhỏ, tui sống ở Cát bi Hải phòng, khi mới đó, đường từ cầu Rào xuống Cát bi do Pháp mần còn tốt, trải nhựa phẳng, hai bên là thông và phượng, sâu trong nữa là vệt bom B52 cứ khoảng 80m một hố nước trong, cỏ dại mọc um tùm và có cá.
Mấy năm sau, nước máy yếu dần rồi hư. Các gia đình hợp lại hạ vòi nước tập thế xuống sâu. (hồi nẳm, ngoải cái chi cũng tập thể, từ nước, ị đến…cái nầy nhiều bạn kể rồi. Ngay tiếng kèn vuvuzela gì đó của WC Nam Phi tui cũng không lạ, nghe giống tiếng nhặng xanh trưa hè).
Vài tháng yên ổn rồi nước lại không có, tập thể lại bàn ra quyết định đào đường vì ống cấp nước bên này đường đã hư, ống bên kia đường còn tốt.
Ổn chuyện nước, nhưng khu phố này bắc chước khu phố kia nên sau mấy tháng đoạn đường khoảng 1km thì có vài chục rãnh xẻ ngang.
1985, vô Tp.HCM thấy hoành tráng quá, đường rộng nhà cao…những cái đó bạn nào nhà quê ra tỉnh như tui cũng trải rùi, khỏi kể nữa. Năm đó mà nhìn ra xa đã thấy khói xanh um. Hỏi được giải thích khói xe thải  nhiều do dung dầu cặn, xăng xấu.
Mấy chục năm sau, TP giống Cát bi xưa, đào đường, lô cốt. Dân thành phố chừ cũng sống chung với kẹt xe, ô nhiễm, thực phẩm nhiễm chất độc hại, ngập do mưa, do triều cường…vậy giờ dân thành phố cũng sống chung với đủ thứ trên đời.
Thế là sống chung nay đã trở thành văn hóa.

Đã phát hiện được nguyên nhân



Tin mới cho biết. Đã phát hiện được nguyên nhân kẹt xe tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM. Đó là do đường ít quá, xe nhiều quá.
Đã phát hiện lý do vì sao bị ngập: do mưa quá lớn hoặc triều cường.
Nói chung các nguyên nhân này có từ xưa và đơn giản.
Đọc cũng được biết thêm. Trước thời Lê thì quan lại, lính tráng không có lương mà phải tự cung tự cấp. Từ thời Lê vua mới đề ra phát lương cho quan lại, nhưng mức lương rất thấp. 
Bởi vậy nên quan lại từ xưa không sống được bằng lương mà phải phụ thêm từ bổng lộc, biếu xén từ cấp dưới và dân trong vùng trị nhậm. Tức là phải lo xoay sở cho riêng mình. (theo Tạ Chí Đại Trường-Bài sử khác cho Việt Nam ).
Những kẻ không biết xoay sở thì nghèo cực như ông quan thuộc viện hàn lâm của Thánh Tông tên Nguyễn Trực (đỗ khoa thi hội đẩu tiên 1442. Thi 450 lấy 33) nổi tiếng thanh liêm, toàn sống nhờ vợ. 
Nghèo đến nỗi khi chết đi chỉ có mấy sào ruộng của vợ, khoản nợ vua phải trả thay. Như vậy từ xưa, chưa bao giờ quan lại được trả lương cao cả.
Sự thăng tiến trong quan trường cũng rất vất vả.
Như Lương Thế Vinh đỗ tiến sỹ năm 1463 nay được tuyên xưng là trạng toán (trạng lường) của Việt Nam . 
Vậy mà sau khi thi đỗ 4 năm xin làm tri huyện vẫn bị chê là học hành không tiến bộ và bị gạch tên.
Nguyên nhân nghèo, không thăng tiến của 2 ông vậy là do không biết ăn bổng.
Cái truyền thống ăn bổng này là gốc rễ của tham nhũng ngày nay.

Những câu tổng kết hay



25.0820
Lịch sử là một cuốn sách dạy nấu ăn. Đám bạo chúa là các chef. Tụi triết gia viết thực đơn. Lũ giáo sĩ là bồi bàn. Đống quân nhân là gác cửa. Tiếng hát mà ta nghe thấy là tập đoàn nhà thơ đang rửa bát trong bếp (Simic)


09.03.2020
Người xưa nói có 3 cách học:
- Đẻ ra đã biết: chỉ loại thần đồng, học 1 hiểu 10
- Ráng học mà biết: học nữa học mãi thành GSTS, là loài mọt sách
- Chịu gian nan mà biết: học ở trường đời, học qua thực tế. Gọi là đời dạy

Những người viết văn, làm thơ, sáng tác nói chung chia làm 3 loại:
- Loại tự sướng: 99%
- Loại giành cho quảng đại quần chúng
- Loại cho giới tinh hoa đọc 

Sáng tạo là nhu cầu của con người
Các nhà văn thường có 2 trường phái:
- Tưởng tượng ra và viết trong vòng tưởng tượng của nhà văn
- Quan sát và mô tả lại thiên nhiên, đời sống xã hội... 

3 cách đọc sách:
- Đọc hiểu nội dung
- Đọc biết điều tác giả ngụ ý: đọc giữa 2 hàng chữ
- Đọc biết điều tác giả không nói đến
Đó là cách đọc truyền thống chớ giờ người đọc thường đọc lướt cho biết nội dung là dạng đọc kỹ, không thì chỉ đọc tóm tắt hoặc sách ngàng trang thì đọc vài chục trang là thường.

Hôn nhân và tình yêu như 1 trận chiến. Kẻ nào lộ ra là mình yêu nhiều hơn trở thành nô lệ cho người kia(Balzac)

Đọc sách dở chính là cả một nghệ thuật, cái nghệ thuật nhiều lúc tôi thấy còn quan trọng hơn so với nghệ thuật đọc sách hay (để đọc một cuốn sách hay, đâu cần phải có nghệ thuật). Một cuốn sách dở chắc chắn cho chúng ta thấy rất nhiều điều hơn so với một cuốn sách hay. 
Thỉnh thoảng cần phải đọc sách dở, và đọc cho đến cùng. Nhất là khi nào bỗng có diễm phúc bắt gặp một cuốn sách dở vô vàn. Joyce quá nhảm nhí khi nói cái gì đời quá ngắn không thể đi đọc sách dở. Và lũ không biết đọc bèn ào theo. (Nhị Linh)


Ngốc nghếch không có nghĩa là biết ít, mà đúng hơn đó là làm ra vẻ như biết cái mà mình không biết (Socrates)

.....................

Lê Quí Đôn là nhà bác học của Việt nam mặc dù nhiều người nói ông chỉ ghi chép sự việc chứ không có tư tưởng hay lý luận tầm cỡ. 
Đối với tôi, ông bác học theo kiểu Việt nam tức là tổng kết được những câu ở tầm cao khái quát.
Đây là một số tổng kết của ông mà tôi lượm lặt được (của ông thì tôi không dám chắc)
Vai trò của sĩ nông công thương với quốc gia
Phi nông bất ổn
Phi công bất phú
Phi thương bất hoạt
Phi trí bất phát

Về nguy cơ và rủi ro với quốc gia
Một: sĩ phu ngoảnh mặt với thời cuộc
Hai: Tham nhũng tràn lan
Ba: Binh kiêu, tướng thoái hóa
Bốn: Trò không kính thầy
Năm: Trẻ con khinh người già

Ngoài ra còn những câu hay của những người khác như

Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về bằng hữu thân thích
Được thời thân thích chen chân đến
Thất thế hương lư ngoảnh mặt đi

Tú Xương nói về tình thầy trò, đệ tử chỉ thuần về lợi:
Còn rượu còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi
Những câu chua chát, trần trụi làm sao.

Đậm đà tình nghĩa như vua Tự Đức khóc vợ
Ớ tình ớ nghĩa ớ duyên ôi
Từ xưa tới nay các bậc chân sư dạy rằng vợ chồng sống với nhau trước là tình sau là nghĩa gắn bó keo sơn. Họ không nói tới duyên, Tự đức thêm chữ duyên. Chỉ thêm chữ đó thôi ông đáng tầm vua, một lời khen hơi thừa.

Còn câu nữa nói về tu thân do Sơn Nam sưu tầm được từ nhân dân
Còn thời cưỡi ngựa bắn cung
Hết thời ra chợ lượm thun… bắn ruồi

Hệt như một nụ cười tủm tỉm.

Rung đùi, ngồi xổm và nói to

Không phải cái gì tây cũng hay. Qua đợt dịch này mới thấy Tây khăng khăng không đeo khẩu trang là cứng nhắc, gà công nghiệp.
Giờ ta quay về mấy món truyền thống vẫn hay bị tây chê xem thế nào:

Bà ngồi bà rung đùi, bà ngồi bà rung chân
Kẻ mạnh luôn có lý. Nhìn ngược nhìn xuôi đều thấy vậy.

Ví dụ mọi người đều học tiếng Anh, coi đó là đương nhiên. Có Tây nào nói được tiếng Việt thì như kỳ quan (như trường hợp Dominic Scriven).

Tây chê ta hay ồn ào, ngồi xổm và rung đùi và mọi người cũng đồng tình chê trách coi đó là bất lịch sự, không văn minh.

Ta hãy xem ích lợi của những món truyền thống đó.

- Rung đùi. 

Các cụ ta hay rung đùi, đồng ý hay tán thưởng đều rung tít. Trái với Tây ngồi ngay đơ. Ích lợi rung đùi giống massage, giúp thư giãn toàn thân cho người tránh mỏi mệt. 
Sao không có nghiên cứu nào xem rung đùi có tránh được tê chân, đau lưng hay v.v… về mặt thương lượng, xã giao là phát tín hiệu cộng đồng, đồng thuận. Dễ hiểu và tốt cho sức khỏe chẳng tốt hơn Tây kín bưng căng thẳng.

- Ngồi xổm. 
Kiểu dáng cổ xưa tuy không ưa nhìn nhưng rất tốt cho cơ đáy chậu. Ngồi xổm mà kết hợp nhíu đít rất tuyệt cho sức khỏe. Các bà các chị nhờ đó dễ sanh, tránh trĩ, cải thiện tình dục…Rất ích lợi vì ta đâu có phát minh dụng cu tập bên ngoài như tây.
Thể nào các cụ bảo nhất quận công, nhị ỉa đồng.
Tụi tây thấy thế cũng làm ghế kê chân cho xí bệt vì nếu không thì ị không hết cứt. Thế mới thấy tầm quan trọng của cơ đáy chậu.

- Ồn ào. 
Ta đi đâu ồn như chợ vỡ. Tây chê um sùm. Tây lặng ngắt. Xin thưa Ta xúc cảm, sống tập thể, chia sẻ thì ồn ào trao đổi để tránh stress. 
Suy cho cùng đời là hội hè thì vui hơn làm việc chớ. Tây im lìm như đang làm việc hay chuẩn bị uýnh nhau. Đời buồn thế ru.
Vậy rõ ràng Ta vui sống hơn Tây nhưng vì Tây mạnh nên chê Ta suốt.


Thể nào dân TQ nói to gấp 4 lần dân VN, mà dân ta vốn đã chợ vỡ.
Nói to nên phổi khỏe, cô vy khó xâm nhập và bị văng ra gần hết nên dân TQ mới bị nhiễm và chết trong đại dịch ít hơn chục lần so với dân Tây nếu so sánh trên cùng 1 số lượng người.
Ngoài ra nói to còn là chỉ dấu kinh tế phát triển tốt nữa chớ.

Tô tem sói


Đọc Tô tem sói của Khương Nhung – NXB văn nghệ 2006 trong đó Khương Nhung hô hào thêm chất sói cho dân tộc Hán mà Khương Nhung coi là yếu đuối như đàn cừu.

Khương Nhung còn đề nghị thay tô tem rồng bằng tô tem sói và suy luận rồng thực ra thoát thai từ đầu sói thân rắn.

Sói: khả năng cạnh tranh sinh tồn cực cao. Hung dữ, tàn bạo, tham lam, bầy đàn. Tham như sói, ác như sói, dữ như sói là những câu cửa miêng.

Rồng: không có thật. Nổi bật ở khả năng biến hóa. Cũng phải thôi vì sản phẩm tưởng tượng mà. Rồng tượng trưng cho vua nên tô tem rồng là tô tem của vua, cô độc. Biến hóa nên mục đích biện minh cho phương tiện, thật thật giả giả, gian gian dối dối.

Cừu: Khương Nhung coi dân nông nghiệp là cừu. Cừu thì sợ sói. Tồn tại nhờ tính bầy đàn và sinh sản nhanh. Điều này được chứng minh trong lịch sử. Dân Hoa Hạ bị các tộc du mục Nhung, Địch, Đột Quyết ( nguên Mông, Mãn Thanh…) đánh cho và cưỡi đầu cưỡi cổ suốt nhưng cuối cùng người Hoa vẫn là số đông.

Khương Nhung cũng chứng minh Trung Quốc từ khi đổi mới (1978) đến nay theo tinh thần sói là học từ Nhật. Nhật theo tinh thần sói biển trong 36 năm thành cường quốc. Nay TQ cũng thực hiện được hơn 30 năm, cũng thành siêu cường. Điều này cũng đáng suy ngẫm phải không.

Nếu Khương Nhung đúng thì điều này lý giải sự vươn lên, sự cư xử kiểu lưỡi bò của TQ. Khương Nhung gợi nhớ tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London – chủ nghĩa sói hoang trong một bộ phận người Hán.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Con vỏi con voi


Con voi trong phòng chỉ 1 sự việc ai cũng biết mà không ai dám nói. Há mồm ra là chết.
Còn con voi trong cửa hàng đồ sứ chỉ về 1 việc, 1 tổ chức, thể chế quá to, không phù hợp với 1 nơi nhạy cảm. Và cũng phải nín thở hi vọng chú voi không di chuyển quá vụng về làm đổ bể tùm lum

1. Con voi
Con vỏi con voi
Có cái vòi tham nhũng đi trước, đi trước
Hai chân trước lãng phí đi trước
Hai chân sau phá sản đi sau
Còn cái đuôi ô nhiễm đi sau rốt
Tôi xin kể nốt
Cái chuyện con voi.

2. Tứ cẩu chầu phân:
- Cẩu 1: Cẩu thả, khi mà từ GSTS tới phụ hồ đều làm qua quít, làm dối cho xong chuyện. Không có khái niệm về tự trọng nữa thì xã hội mệt
- Cẩu 2: Cẩu trệ, quan tham nhũng
- Cẩu 3: Cẩu tha, thứ chó tha, sống chỉ phá, làm loạn
- Cẩu 4: Cẩu xà mâu (chó ghẻ)

Giọt mực đỏ



1. Hiệu ứng giọt mực đỏ
Khi nhỏ giọt mực đỏ vô ly nước. sau vài phút, giọt mực loang ra. Sau vài phút nữa, nhạt dần rồi ly nước trở lại trong như cũ.
Quan sát đó ta kêu là hiệu ứng giọt mực đỏ.

Ứng dụng của nó.
Ví dụ nếu Gs. Ngô bảo Châu về nước làm việc thì sau thời gian dài sẽ không nghe tên nữa nên Ngô Bảo Châu phải ở môi trường phù hợp với mình mới phát huy được tài năng.
Đó là nói chuyện cao vời. Thực ra nhìn quanh sẽ giải thích bao người tuổi trẻ tài cao chui vô môi trường không phù hợp sẽ không sủi tăm giống như Lê Bá Khánh Trình chẳng hạn và vô số trường hợp noname khác.
Đọc hồi ký tất cả là thử thách của Chung Ju Yung chủ tịch tập đoàn Huyndai (Hiện đại) có kể câu chuyện làm đê chắn sóng. 

Nước xoáy rất xiết, những tảng đá hàng chục tấn nối với nhau bằng dây xích sắt được quẳng xuống, thả cục nào, mất cục đó. 
Sau phải đưa một tàu dầu dài hơn 300m chuẩn bị phá dỡ đánh đắm chắn ngang đoạn này (dài khoảng 280m) thí mới thành công, xây được đập.

2. Học nhiều quên nhiều
Giờ đi vô đình, chùa, miếu mạo…nơi thờ cúng tổ tiên, nếu có chữ tượng hình là chịu không hiểu gì.
Đại đa số không đọc được nên không hiểu ông cha đã nói, viết gì. Xa lạ ngay trên mảnh đất của mình. Ngơ ngác ngay cả trong nhà thờ họ.

Tiếng Pháp đã có thời huy hoàng trên đất Việt. Còn nhớ ông tôi tốt nghiệp điplom (tương đương trung học cơ sở ngày nay) mà tiếng Pháp rất giỏi.

Nay còn bao người dùng được tiếng Pháp. Thư viện bao người đọc tài liệu Pháp. Dù Việt Nam nằm trong cộng đồng Pháp ngữ nhưng tiếng Pháp thì thời oanh liệt nay còn đâu.

Tiếng Nga xưa cũng ngồn ngộn, từ chính trị tới khoa học kỹ thuật. Nay thì có lẽ chỉ còn cánh quân sự dùi mài tiếng Nga (trừ dân ngoại giao, dĩ nhiên).
Mỗi lần chuyển đổi tốn bao công sức, những tài liệu cũ thành hoang phế. Có ai đếm không?
Giờ tiếng Anh, không biết mấy chục năm tới tiếng chi, tiếng Tàu chăng?
Tinh hoa vừa hiếm, vừa ít ỏi như giọt mực đỏ so với ly nước mà lại có máu ông sau phá nhà ông trước thì làm chi chẳng hết sức.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Bài ca mười quả trứng


Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm, được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái
Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Còn ba trứng nở ra ba con
Con diều tha
Con quạ quắp
Con mặt cắt xơi
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
(Ca dao Bình Trị Thiên)

Đây là bài ca dao thờ bà công chúa Liễu Hạnh được khá nhiều tác giả bình luận. Nhìn chung, họ đều gặp nhau ở một điểm: trong hoàn cảnh khốn cùng của cuộc sống, người nông dân vẫn lạc quan, tin tưởng vào ngày mai.
(nguồn: http://e-cadao.com/tieuluan/cadaodongdao/cadaomuoiquatrung.htm)
Tuy nhiên đây là bài ca dao điển hình của dân nhà chứng vì nếu không lạc quan thì không thể tồn tại và phát triển. Vay nợ toàn tập, mua được 10 chứng thì hư bột hư đường hết (giống khủng hoảng năm 2008 hỉ), nhưng vưỡn:

Còn da lông mọc thì ok, còn tương lai.

Wall Street cũng có câu tương đương: “Thị trường chứng khoán là nơi không có trí nhớ”.

Nó chỉ có hiện tại mới là đáng kể, mọi thành công trong quá khứ cũng không giúp gì được. Chỉ cần bạn thành công hôm nay, bạn được chiêm ngưỡng, không ai dè bỉu quá khứ thất bại của bạn.

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Danh mục đầu tư số 10

Bài ca mười quả trứng
Đây là bài ca dao thờ bà công chúa Liễu Hạnh được khá nhiều tác giả bình luận. Nhìn chung, họ đều gặp nhau ở một điểm: trong hoàn cảnh khốn cùng của cuộc sống, người nông dân vẫn lạc quan, tin tưởng vào ngày mai.
(nguồn: http://e-cadao.com/tieuluan/cadaodongdao/cadaomuoiquatrung.htm)
Tuy nhiên đây là bài ca dao điển hình của dân nhà chứng vì nếu không lạc quan thì không thể tồn tại và phát triển.

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm, được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái
Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Còn ba trứng nở ra ba con
Con diều tha
Con quạ quắp
Con mặt cắt xơi
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
(Ca dao Bình Trị Thiên)

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Thời điểm nào là tốt cho đầu tư. Câu hỏi cũng khó trả lời. Thường người ta hay nói: tháng 5 thì bán đi và đi chơi, đừng ngó ngàng gì nữa cho mệt công. Đây là 1 kinh nghiệm, 1 tổng kết chứ không chứng minh được bằng lý thuyết thị trường hiệu quả.

Người của LTTTHQ cho rằng thông tin phản ánh hết vào giá nên khi có thông tin, giá sẽ biến động. Ứng dụng của thuyết này là người ta cho phép doanh nghiệp tự do chọn niên độ kế toán để tránh tình trạng no dồn đói góp về thông tin.
Đã kinh doanh là phải đi vay, nên đi vay, dùng đòn cân nợ, margin để gia tăng lợi nhuận:
Đi vay đi dạm, được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái

Tuy nhiên, đối với dân chứng thì lựa chọn mã nào, thời điểm mua bán nào mới là quan trọng, quyết định thành bại.
Và điều này cũng không dễ, có hẳn 1 trường phái làm ngược với chuyên gia. Tức là chuyên gia phán lên thì ta bán ra, phán xuống thì mua vô.
Kỳ lạ thay mức thành công là 50:50, ngang ngửa, bất phân thắng bại:

Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung

Có 10 mã, lựa chọn sai đến 7 mã. Có nguy hiểm không. Thực ra vẫn chưa can chi nếu 3 mã còn lại có tỷ trọng lớn, mức lãi cao trong danh mục đầu tư của bạn.
Thua trận nhỏ nhưng thắng trận quyết định là đưa Lưu Bang làm vua chứ không phải Hạng Võ.

Tuy nhiên, 30 chưa phải là Tết:
Còn ba trứng nở ra ba con
Con diều tha
Con quạ quắp
Con mặt cắt xơi
Thị trường đang xanh, tự nhiên tai bay vạ gió ở đâu. Giàn khoan HD vô biển Đông, sắc đỏ tràn bảng điện. Họ nhà dầu khí đang phơi phới, tự nhiên giá dầu còn một nửa. Rồi như Được Viễn Đông (DVD) đang ngon trớn tự nhiên TGĐ xộ khám…
Vay nợ thì toàn tập, mua được 10 chứng thì hư bột hư đường hết (giống khủng hoảng năm 2008 hỉ), nhưng vẫn:
Còn da lông mọc thì ok, còn tương lai.

Wall Street cũng có câu tương đương: “Thị trường chứng khoán là nơi không có trí nhớ”.
Ở TTCK chỉ có hiện tại mới là đáng kể, mọi thành công trong quá khứ cũng không giúp gì được.
Chỉ cần bạn thành công hôm nay, bạn được chiêm ngưỡng, không ai dè bỉu quá khứ thất bại của bạn.
Nào, hãy lạc quan lên.

Chọn bạn mà chơi

Xưa Ngô Khởi rèn cán chỉnh quân ông làm như sau:
Loại hết trong quân những kẻ:
- Tham như sói: tham lam vô độ sẽ nhắm mắt làm bừa, bất kể phải trái thị phi
- Dữ như hổ: quân lính thì phải dũng cảm, nhưng nếu dữ dằn sẵn sàng đánh giết cả đồng đội thì làm loạn quân kỷ
- Bướng như dê: làm cái chi cũng cãi vã, ương bướng nói không nghe không chấp hành kỷ luật làm lỡ việc quân. Việc quân khẩn cấp đâu phải là nơi xổ bướng muốn làm chi thì làm


Có con gà nhỏ rất quấn quit với chủ. Gà lớn dần, thấy chủ rất tốt, cho ăn, thỉnh thoảng còn vuốt ve nó.
Cảm động, nó nghĩ chủ tốt chứ có xấu như đồn đại đâu. Đêm đó nó mất ngủ và quyết định sẽ công khai tình bạn với chủ.
Sáng mai, chưa gáy xong đã bị chủ bắt làm thịt.
Cuối cùng vẫn không thoát nổi chiêu nuôi béo rồi mần thịt trong khi tình bạn phát sinh do sống với nhau nhiều bất kể vị trí, hoàn cảnh.
Tag: Mật mã Maya Tác giả: Brian D’Amato. NXB Trẻ 2010

Bình luận:
Tình bạn này giống như mối quan hệ bị bạo hành. Giống như hôn nhân or tình yêu bị bạo hành. Giống mối quan hệ cựu thuộc địa với kẻ xâm lược cũ, ảnh hưởng yêu ghét, bạn bè, thầy trò, thù địch đan xen, giằng xé. Giống mối quan hệ độc đoán cấp trên cấp dưới…
Chả trách Phu xich kêu gọi “hỡi loài người, hãy cảnh giác” trong viết dưới giá treo cổ và Lỗ Tấn thì bị ám ảnh bởi cảnh người ăn thịt người trong nhật ký người điên.

2. Chĩnh khách

Sự tiến hóa của mảnh chĩnh
Thời Tấm Cám bị khi dễ:
Chuông khánh còn chả ăn ai
Nữa là mảnh chĩnh ném ngoài bụi tre
Tới trào Thạch sùng v. Vương khải thì mảnh chĩnh lại là nhân tố quyết định thắng lợi. Thạch sùng còn thiếu mẻ kho là 1 câu nhắc nhở chí lý.
Về sau giao thoa văn hóa vua Khải định nhận ra nét đẹp của miểng sành sứ thủy tinh. Nếu khéo kết hợp thì còn đẹp hơn Mosaic. Kết quả là giờ lăng Khải định độc đáo và đẹp nhất trong các lăng ở VN. Hạt bụi còn lấp lánh được nữa là mảnh chĩnh. Ăn thua ở góc nhìn
Chuông khánh còn chả ăn ai
Nữa là chĩnh khách ném ngoài bụi tre
Đối với cán bộ công chức, viên chức hoặc làm cho DNNN thì vấn đề bổ nhiệm, bổ nhiệm lại nhiều khi “to be or not to be” mà nhiều bạn vui mồm kêu là to bé hay không to bé.
Tại sao lại vậy?
Qui định từ phó phòng trở lên phải được bỏ phiếu tín nhiệm. Mặc định rằng không quá bán là fail.
Được gì?
- Đánh giá được quần chúng, cấp dưới nghĩ gì về bạn. Nghe có lý vì nếu bạn không được tín nhiệm sẽ rất khó làm việc hay không làm việc được.
- Tránh sự trù dập, thù ghét của người bị phê bình (về lý thuyết là như vậy nếu thủ trưởng đơn vị là người công tâm).
Mất gì?
- Thực ra chức danh từ thứ trưởng trở xuống là chức danh kỹ thuật, được cấp trên bổ nhiệm. Không nên đánh đồng giữa bổ nhiệm và dân cử. Một thuộc kỹ thuật, một thuộc chính khách. Hai loại nước sông nước giếng riêng
- Vì vậy, cán bộ sẽ phải khéo léo hơn, hòa đồng hơn lấy lòng hơn giống như người đi kiếm phiếu. Vô hình chung kỷ luật công việc, đánh giá đúng sai dễ bị xê xoa, dĩ hòa vi quí.
- Nếu tại đơn vị có tệ nạn bè phái thì họ sẽ dùng bè phái để trị những người không cùng cánh. Ví dụ nhiệm kỳ 03 năm, bạn đã làm tốt 2 năm 11 tháng. Không ai có ý kiến gì, không mắc khuyết điểm gì, các cuộc họp trước cũng không ai có ý kiến. Vậy mà đến tháng 12 của năm thứ ba, bỏ phiếu, không ai tín nhiệm bạn.
- Thực ra, các qui định đã làm rõ vấn đề này. Định nghĩa thế nào là hoàn thành nhiệm vụ, thế nào là tư tưởng đạo đức tốt, thế nào là gây mất đoàn kết…tóm lại đã hướng việc bỏ phiếu tới bỏ theo tiêu chuẩn, theo ưu khuyết được đánh giá công khai, theo quá trình lien tục chứ không phải là theo kiểu cảm tính.
- Nhưng quan xa, bản nha gần. Bằng bè phái họ cứ làm sau đó hề hề do quần chúng. Được vạ thì mà đã sưng.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Niêm yết hay không niêm yết


Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012


HOSE năm 2003



“BÀN VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU HÀNH THỊ TRƯỜNG CỦA TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
TP.HỒ CHÍ MINH”

Tp. Hồ Chí Minh, ngày… tháng…. Năm 2003

Cho đến thời điểm này, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động được gần 3 năm. Dù đó chưa phải là khoảng thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng ta có thể xem xét những mặt đạt được và những tồn tại trong cách thức điều hành, từng bước hoàn thiện hoạt động của thị trường để thị trường chứng khoán thực sự phát huy 2 chức năng cơ bản là cung cấp dịch vụ nhằm tạo tính thanh khoản cao cho thị trường và nâng cao chức năng quản lý giám sát để thị trường luôn hoạt động trật tự, công bằng, minh bạch.

Để có được cái nhìn nhận tổng thể về các biện pháp điều hành thị trường thì theo tôi trước hết chúng ta phải xem xét về hoàn cảnh ra đời của thị trường chứng khoán VN, những khó khăn khách quan và chủ quan mà chúng ta gặp phải trong thời gian qua.

Thứ nhất,Thị trường chứng khoán ra đời và đi vào hoạt động trong điều kiện hạ tầng pháp lý, kế toán nói chung và khung pháp lý cho thị trường chứng khoán nói riêng còn chưa hoàn chỉnh, các văn bản điều chỉnh hoạt động trên thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập, chồng chéo, mơ hồ, chưa thống nhất và chưa sát với thực tế. Chính sách khuyến khích về thuế đối với hoạt động về chứng khoán mang tính ngắn hạn, tạm thời nên chưa thực sự là động lực cho các chủ thể tham gia thị trường. 

Đến nay, một số công ty chứng khoán và công ty niêm yết đã hết thời hạn được hưởng ưu đãi về thuế. Điều này đồng nghĩa với việc không còn những khuyến khích của chính phủ đối với các thành phần này nữa.

Thứ hai,tiến trình cổ phần hóa còn diễn ra chậm nên ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hoá cho thị trường chứng khoán trong 3 năm qua. Thêm vào đó, việc phần lớn số cổ phần chủ yếu được bán trong nội bộ công ty nên tính công chúng hóa chứng khoán chưa cao đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán trên thị trường.

Thứ ba, lĩnh vực chứng khoán vẫn còn khá mới mẻ đối với đại bộ phận công chúng ở nước ta. Hiện nay, đa phần dân chúng vẫn chưa có khái niệm gì về chứng khoán và tập quán kinh doanh chứng khoán mà tập trung vào gửi tiết kiệm tại ngân hàng hay đầu tư vào bất động sản còn các công ty khi có nhu cầu về vốn thì chủ yếu huy động qua ngân hàng. 

Còn một số thành phần trực tiếp tham gia vào thị trường chứng khoán như công ty chứng khoán, công ty niêm yết, nhà đầu tư thì tập quán này cũng chỉ đang từng bước hình thành.

Thứ tư, TTGDCK hiện nay còn hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành còn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Những khó khăn trên đã tác động không ít đến quy mô hoạt động, công tác tổ chức quản lý, điều hành của TTGD. Vậy, trong 3 năm qua, chúng ta vẫn còn những tồn tại, vướng mắc gì cần khắc phục để thị trường hoạt động được tốt hơn?

Trước hết, chúng ta có thể nhận thấy rằng diễn biến trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý của nhà đầu tư, việc mua bán chứng khoán vẫn thực hiện theo cảm tính và xu hướng “đám đông”. Chính yếu tố này đã gây nên nhiều khó khăn trong việc hoạch định chính sách, đưa ra các quyết định điều hành cũng như đánh giá biến động của thị trường khi các quyết định mới được áp dụng.

Việc phân cấp về chức năng, nhiệm vụ của TTGD với các Vụ trực thuộc UBCKNN còn chưa rõ ràng nên đã gây trở ngại cho Trung tâm khi đưa ra các biện pháp điều hành thị trường một cách nhanh nhạy và kịp thời hơn.
Các quy chế, quy định, quy trình làm việc của TTGDCK được xây dựng khi TTCK chưa thực sự đi vào hoạt động. Đến nay, sau một thời gian được ứng dụng vào thực tế đã thể hiện một số điểm không thích hợp với thực tế thị trường.
Công tác giám sát thị trường còn thực hiện thủ công, hệ thống phần mềm trợ giúp giám sát và các tiêu chí giám sát còn trong giai đoạn xây dựng nên phần nào tác động đến hiệu quả của công tác này.
Các dịch vụ TTGDCK hiện cung cấp cho thị trường còn chưa phong phú, lệnh đặt chỉ là lệnh giới hạn nên cũng chưa hấp dẫn nhà đầu tư, công tác đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ vẫn thực hiện theo mô hình quản lý 2 cấp nên chưa phát huy được hết chức năng cung cấp dịch vụ đối với thị trường.
Hiện nay, một số công ty niêm yết vẫn chưa am hiểu nhiều về các luật lệ, quy định về hoạt động trên thị trường chứng khoán. Điển hình là việc công bố thông tin không kịp thời và không rõ ràng trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường.
Để giải quyết những tồn tại và vượt qua những khó khăn trên đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các thành phần tham gia thị trường cũng như những hỗ trợ của chính phủ hơn nữa đối với ngành chứng khoán non trẻ này.
Đối với Trung tâm Giao dịch chứng khoán, là một bộ phận cấu thành của thị trường, để góp phần cho thị trường hoạt động hiệu quả, trật tự, công bằng, minh bạch trong giai đoạn tiếp theo thì tôi cho rằng cần sớm triển khai một số biện pháp như sau:
Thực hiện hợp tác, liên kết chặt chẽ các thành phần tham gia thị trường với sự chỉ đạo của UBCKNN
. Cần chú trọng đến việc thiết lập một cơ chế phối hợp linh hoạt, nhịp nhàng và đồng bộ giữa các bộ, ngành liên quan để ban hành kịp thời các chính sách tác động đến thị trường. Bên cạnh đó, tiếp tục liên kết với các công ty chứng khoán, công ty niêm yết, quỹ đầu tư và lắng nghe ý kiến của nhà đầu tư, từ đó có thể thực hiện một chính sách đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành phần của thị trường.
Bên cạnh đó, các biện pháp điều hành trực tiếp và gián tiếp phải luôn hướng đến các mục tiêu sau
Công khai, minh bạch các quy trình, quy định của TTGD và thực hiện theo định hướng công bằng. Các quy định cần diễn đạt một cách rõ ràng, dễ hiểu và được phổ biến rộng rãi cho nhà đầu tư. Các điều luật cũng phải được áp dụng công bằng cho tất cả những người tham gia mà không có sự ưu đãi hay phân biệt. Và điều quan trọng cần chú ý là tất cả các điều luật được áp dụng đều phải hướng đến mục tiêu bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Nhấn mạnh đến chức năng giám sát, cơ chế thực thi và tuân thủ của công ty chứng khoán và công ty niêm yết. Các công ty chứng khoán và công ty niêm yết phải tuân thủ nghiêm chỉnh các điều luật và hướng dẫn của TTGD.
Đảm bảo thị trường minh bạch: Yếu tố minh bạch của thị trường được hiểu là mức độ nhanh nhạy mà các thông tin giao dịch được công bố cho người đầu tư bao gồm cả những thông tin trước giao dịch và sau giao dịch. 

Việc tiếp cận kịp thời các thông tin này cho phép nhà đầu tư tự bảo vệ được quyền lợi của họ và giảm được những giao dịch không công bằng. Tăng tính minh bạch của thị trường cũng mang lại nhiều lợi ích cho việc quản lý của công ty niêm yết. 
Tại TTGDCK TP.HCM trong thời gian qua luôn chú trọng đến việc công bố các thông tin về giao dịch cho nhà đầu tư một cách kịp thời và đầy đủ. 
Ngoài các thông tin về giá, khối lượng đặt lệnh ở 3 mức tốt nhất được công bố trực tiếp trong giờ giao dịch đến tất cả các công ty chứng khoán, Trung tâm còn xuất bản các ấn phẩm như Bản tin thị trường (xuất bản 5 số một tuần), Bản thống kê thị trường (xuất bản mỗi tháng một số), trang web riêng của Trung tâm. 
Các ấn phẩm này thể hiện đầy đủ các thông tin về giao dịch, các bảng thống kê, phân tích cũng như các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, tài chính, công bố thông tin của công ty niêm yết, cho phép nhà đầu tư tự đánh giá được hoạt động của thị trường và đưa ra những quyết định thích hợp. 
Trong thời gian tới, khi thị trường được mở rộng hơn như tăng đợt khớp lệnh, áp dụng lệnh ATO thì việc nâng cao tính minh bạch của thị trường lại càng quan trọng và cần thiết hơn nữa. 
Việc nâng cao tính minh bạch của thị trường cũng có nghĩa là cung cấp đầy đủ các công cụ cho nhà đầu tư đánh giá hoạt động giao dịch, từ đó giảm bớt yếu tố mua bán theo tâm lý như trong thời gian qua.
Đối với công tác lưu ký và thanh toán bù trừ:
Trung tâm giao dịch chứng khoán HCM luôn hướng đến mục tiêu đơn giản hoá các thủ tục lưu ký, thanh toán nhằm nâng cáo tính thanh khoản cho thị trường. 

Trong thời gian qua, TTGD đã thực hiện rút ngắn thời gian thanh toán các giao dịch chứng khoán từ T+4 còn T+3, bên cạnh đó, còn thực hiện một số điều chỉnh giảm bớt thủ tục hoạt động lưu ký, rút ngắn thời gian luân chuyển chứng từ giữa các thành viên lưu ký với Trung tâm và từng bước tiến hành việc tự động hóa hoạt động đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán nhằm nâng cao tính linh hoạt, hiệu quả của thị trường. 
Hiện nay, Trung tâm đang nghiên cứu đưa vào phương thức quản lý 1 cấp, tức Trung tâm sẽ cung cấp dịch vụ, thanh toán trực tiếp đến nhà đầu tư, điều này giúp hoạt động này trở nên chuyên nghiệp, đa dạng nhanh gọn hơn.

Hoạt động giao dịch và theo dõi giao dịch:
Cho đến nay thì hoạt động giao dịch diễn ra suôn sẻ, chưa có sự cố quan trọng nào xảy ra. 

Đối với một số biện pháp kỹ thuật và hành chính áp dụng trong thời gian qua, mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về việc áp dụng các biện pháp này nhưng xét về yếu tố ổn định lâu dài và tiến triển của thị trường thì các biện pháp áp dụng là kịp thời và thích hợp với điều kiện thị trường vào giai đoạn đó. 
Trong tương lai, khi thị trường phát triển một cách toàn vẹn hơn, tình hình giao dịch diễn ra theo quy luật hơn thì các biện pháp trên sẽ được cân nhắc trên cơ sở quy luật thị trường, kết hợp với việc hài hoà lợi ích của các bên tham gia nhằm hướng đến mục tiêu thị trường công bằng, công khai, minh bạch và bảo vệ quyền lợi của người đầu tư.
Vấn đề công bố thông tin: Việc hoàn thiện chế độ công bố thông tin là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Về phía Trung tâm thời gian qua đã có nhiều cố gắng trong công tác này. 

Cụ thể là việc cải thiện nội dung và hình thức “Bản tin thị trường”, phát hành tờ “Thống kê thị trường” hàng tháng cũng như đang tích cực hoàn thiện việc công bố thông tin qua mạng và trên trang web của Trung tâm. 
Bên cạnh đó, việc cần quan tâm nữa là giúp các công ty niêm yết hiểu rõ bản chất của công tác công bố thông tin để có cái nhìn đúng đắn về chức năng này. 
Từ đó sẽ áp dụng đúng nguyên tắc cung cấp thông tin kịp thời, trung thực, không chỉ công bố những thông tin tốt mà phải chấp nhận công bố những thông tin không tốt.

Kỷ luật, chế tài đối với công ty chứng khoán:
Việc các công ty chứng khoán hoạt động hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng, cũng là một yếu tố giúp thị trường hoạt động ổn định. 

Chính vì vậy, ngoài việc chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh các điều luật và quy định liên quan, các công ty chứng khoán cần xây dựng một chính sách và quy trình giám sát hoạt động nội bộ cũng như quy trình hoạt động của riêng mình ( bao gồm quy trình tự doanh, trao đổi thông tin, bảo quản tài sản của khách hàng…). 
Điều này cho phép công ty quản lý được các rủi ro có thể xảy ra và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Riêng về phần TTGDCK sẽ thực hiện hỗ trợ các công ty chứng khoán trong phần đánh giá việc thực hiện các quy trình quản lý rủi ro nội bộ này.

Quan hệ với cơ quan truyền thông và công chúng đầu tư:
Đối với lĩnh vực hoạt động mà yếu tố nhạy cảm về thông tin đóng một vai trò thiết yếu như thị trường chứng khoán thì các ý kiến của cơ quan truyền thông là rất quan trọng. 

Trong thời gian qua, thông tin của các cơ quan truyền thông đã tác động đến nhận thức của nhà đầu tư về hoạt động quản lý cũng như những biến động trên thị trường. 
Vì vậy, để thị trường hoạt động ổn định, tránh việc có những thông tin sai lệch ảnh hưởng đến thị trường, thì việc giúp các cơ quan truyền thông thông hiểu về vai trò, mục tiêu, hoạt động điều hành thị trường cũng như lý do áp dụng các biện pháp quản lý là rất quan trọng. 
Xuất phát từ quan điểm này, TTGDCK đã nhiều lần tổ chức những cuộc gặp gỡ, giao lưu với các cơ quan báo chí, với giới đầu tư để nắm bắt ý kiến của họ cũng như củng cố mối quan hệ bền vững, thông hiểu nhau hơn nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý, điều hành thị trường của TTGDCK.

Vấn đề quản lý trong trường hợp thị trường biến động mạnh:
Do lĩnh vực chứng khoán còn mới mẻ và công chúng còn chưa quen với việc đầu tư chứng khoán nên yếu tố ổn định thị trường và hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư là rất quan trọng. 

Để đảm bảo yếu tố này, TTGDCK đã thực hiện áp dụng biên độ giá tùy theo diễn biến từng thời kỳ của thị trường. phần nào đã góp phần giảm được những biến động mạnh cho thị trường trong thời gian qua. 
Ngoài ra, TTGD cũng thực hiện biện pháp cảnh báo và ngừng giao dịch đối với loại chứng khoán có biểu hiện bất thường trong giao dịch hay công bố thông tin, tuy nhiên thời gian qua các biện pháp này còn ít được áp dụng. 
Trong tương lai, các biện pháp này sẽ được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tình hình giao dịch thực tế và tham khảo ý kiến của UBCKNN, công ty chứng khoán đề ra tiêu chí cho những trường hợp này. 
Khi các tiêu chí đã được chuẩn hóa thì có thể áp dụng chế độ ngắt mạch tự động khi thị trường biến động mạnh.
Một vấn đề mà theo tôi cũng sẽ ảnh hưởng đến công tác điều hành trong thời gian tới là việc chuyển đổi TTGD từ cơ chế hành chính sự nghiệp sang hướng doanh nghiệp.
Điều này sẽ giúp cho TTGD phải tự hoàn thiện hơn cơ chế điều hành và hoạt động của mình đồng thời nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên TTGD.

Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi về các biện pháp điều hành thị trường nhằm nâng cao tính toàn vẹn của thị trường, đảm bảo thị trường chứng khoán thực sự hoạt động ổn định, công bằng, công khai, minh bạch và có tính thanh khoản cao. 

Xin chân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các đồng chí lãnh đạo và quý vị đại biểu.
Kính chúc quý vị nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Hôm rồi có ông anh hỏi tôi một vấn đề nóng đối với doanh nghiệp niêm yết.
Anh nói công ty từ ngày lên sàn tới giờ như cuộc vui ngắn chẳng tày gang, 3 phần vui vẻ, 7 phần lo lắng.

Phần vui:
- Lên sàn, cổ phiếu có thanh khoản, mua bán được. Mình vui mà anh em chiến hữa cũng vui vì ôm cổ ấp chứng đã lâu

- Lên sàn, mới biết công ty mình quan trọng, giá trị vô hình cao chất ngất

- Ý tưởng, dự án được thị trường đánh giá cao. Phát hành tăng vốn, chia thường, trả cổ tức bằng cổ phiếu ba con hưởng ứng nhiệt liệt

- Mọi người rất quan tâm tới ta. Mạnh khỏe không, phát biểu những gì đều được quan tâm kỹ.

Phần lo:
- Lo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh. Vậy mà vẫn có người nói làm chỉ tiêu thấp để vượt mức hoành tráng. Nói vậy là biết một chưa biết hai vì nếu chỉ tiêu thấp thì ảnh hưởng ngay lê giá cổ

- Lo công bố thông tin kịp thời chính xác. Chậm thì bị bắt bẻ đã đành mà có khi nhanh mồm thông tin trước báo chí cũng lại bị cơ quan quản lý bẻ hành bẻ tỏi

- Từ vụ công bố thông tin này mà đối thủ cạnh tranh biết liền ra tay tấn công gây khó. Tới kỳ họp đại hội cổ đông cài người là cổ đông nhỏ vô tranh cãi làm cho quyết sách châm trễ, việc muốn quyết nhanh mà bất lực, vuột mất thời cơ.

- Cổ đông nhỏ còn đỡ, cá mập rình quanh thâu tóm đến nửa chặng đường mình mới biết. Thập phần khó khăn vất vả

- Thị trường xanh thì từ sếp tới lính mơ màng mua bán, quên cả việc chính. Thị trường gấu thì buồn như mất sổ gạo

- Chỉ buồn không còn đỡ, cánh quen biết, quan tâm cứ điện thoại hỏi công ty ông có việc gì không mà giá xuống thế. Nhớ khi xưa tài sản vô hình cao nay có lẽ lại thành âm…

Nói chung lo nhiều, vui ít. Đặc biệt khi thị trường xuống triền miên 2-3 năm liền. Có thơ làm chứng về nỗi lo:

Hàng xóm có con nhỏ. Hôm qua nghe hát ru. Tất nhiên từ CD. Lời xưa ru về farmer mà nghe rất gần với dân chứng khoán.

Nhiều bạn hỏi tui làm sao kinh doanh chứng khoán thành công. Thành công thì tui không chắc nhưng tui chắc một điều về nỗi lo mà bài ca dao về nông dân là một câu trả lời.

Ca dao này hé lộ nỗi lo toan của dân chứng, không khác gì các cụ ngày xưa. Nó giúp ta trăn trở: Vậy ta là farmer hay hunter?

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời trông đất trông mây

Trông mưa trông nằng trông ngày trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên bể lặng mới an cõi lòng

Dịch qua ngôn ngữ chứng khoán.
Mới vô đề nhà đầu tư cá nhân (nông dân) đã có ý chê mấy chú làm thuê chuyên nghiệp. Thể nào mà mấy quĩ làm ăn thật khó khăn. Các nông dân nhà ta chỉ tin chính bản thân mình.

Tự thân nên phải lo nhiều.

Nào là trời (tình hình kinh tế thế giới). Trước mình cứ khẳng định không lien quan đến khủng hoảng tài chính Mỹ, sau hóa ra lại ngược lại.

Nào là đất (tình hình kinh tế Việt nam), đến trông mây (chính sách điều hành của nhà nước – hehe). Hơi nước lên cao kết tụ thành mây, mây nặng lại thành mưa.

Qua món đó thì tới món xu hướng, ngành nào có thể ngược xu thế chứ ngành này khó à nha. Cứ nghe ra ra chiện tâm lý bầy đàn thì rõ. Mà món này dân ta là vô địch, từ phong trào này tới phong trào khác…nên mới phải lo thon thót

Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
Đêm ở ta nhưng ngày ở Mỹ, đêm qua nó xuống ta cũng rầy rà.

Trông cho chân cứng đá mềm
Mong chờ của farmer điển hình, không khoái làm hunter. Lo lắm nhưng vẫn lạc quan, đó là truyền thống ngàn năm rùi. Bạn nào dân chứng mà không lạc quan thì rất dễ bịnh nghen.

Ngó chuyện hải quân Hàn quốc chìm tàu chết mấy chục mạng bữa nay mới thấy cái lo tưởng như viển vông lại rất thật

Trời yên bể lặng mới an tấm lòng
Ta mới ra khỏi chiến tranh thời gian ngắn mà tưởng đã thời xa vắng nào. Câu kết khẳng định chân lý chỉ có bình thường, không thiên tai, không xung đột thì mới an lòng làm ăn được.

Kể tôi nghe xong anh bảo hiện có nhiều người khuyên thành hai hướng, ý chú tính sao?

- Hướng thứ nhứt: Thôi thì thời buổi khó khăn, năm ở sàn chỉ thiệt. Thôi ta rút về, tái cấu trúc lại công ty. Chờ ngày mạnh khỏe, trời tốt ta lại lên sàn. Đâu cứ phải nhất nhất bám giữ mần chi

- Hướng thứ hai: Công ty đại chúng quá, hỗn tạp. Nhà đầu tư không hiểu công ty nên dễ dao động. Chi bằng ta giảm mức bên ngoài nắm giữ xuống, càng ít càng tốt, miễn sao đúng luật là được

Nhớ những ngày anh vật lộn trong hăm hở với kế hoạch niêm yết. Tái cấu trúc công ty, thuê công ty kiểm toán, thuê công ty chứng khoán tư vấn, lập hồ sơ giấy tờ, đưa ra những dự án và con số hoành tráng, tổ chức roadshow cho thiên hạ biết tiếng...

Sau gần năm, con tàu anh lên niêm yết, ra biển lớn với bao hy vọng chờ mong. Biển không chỉ có chân trời và cá lớn, biển còn có bão và cuồng phong.
Trước bão, chọn ghé bờ trú bão hay ở lại khơi xa.
Nếu trú bão, khi bão tan anh phải chờ vài năm mới được niêm yết lại vì luật quy định thế. Thị trường chứng khoán là nơi không có trí nhớ nhưng với cổ đông, họ nhớ anh đã từng trú bão.
Vậy niêm yết hay rời bỏ niêm yết cũng giống như lựa chọn trú bão hay không trú bão.
Nếu trú bão, anh sẽ là một trong hàng vạn tàu cá.
Nếu ở lại, hiểm nguy không lường trước nhưng anh sẽ thành đảo, sẽ có tên vì đơn giản bão không thể đánh chìm đảo.
Vậy, niêm yết hay không niêm yết quả là nan đề. Giống chàng Hamlet xưa trăn trở: to be or not to be.

(Đăng ngày: 09:17 16-09-2011) 

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN


RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN

Trong quá trình thực hiện hoạt động môi giới mua bán chứng khoán,  công ty chứng khoán (CTCK) sẽ phải đối mặt cũng như  phải tìm cách phòng tránh nhiều loại rủi ro phổ thông trong kinh doanh tài chính và những rủi ro đặc thù trong môi giới chứng khoán. Do đó, quản lý tốt rủi ro  trong hoạt động môi giới là một phần quan trọng của CTCK.
Để các nhà môi giới chứng khoán hình dung được rõ nét hơn về những khó khăn trong quá trình kinh doanh của mình, chúng tôi xin được giới thiệu một số loại rủi ro và phương pháp quản lý rủi ro trong hoạt động môi giới chứng khoán.

I. Những loại rủi ro trong môi giới chứng khoán:
1.      Rủi ro về luật pháp:
Môi giới là một công việc liên quan đến khách hàng và các tổ chức liên quan khác như CTCK, Trung tâm giao dịch chứng khoán, ngân hàng chỉ định thanh toán…
Một công việc liên quan đến nhiều đối tượng như vậy đòi hỏi sự chính xác trong tuân thủ luật pháp và các qui định về CK&TTCK và các luật lệ liên quan khác.
Những rủi ro này có thể phát sinh từ những văn bản như hợp đồng mua bán chứng khoán, hồ sơ thanh toán tiền mua bán chứng khoán, hồ sơ chuyển giao chứng khoán, các giấy tờ cá nhân của khách hàng…

2.      Rủi ro về đối tác kinh doanh
Đối tác kinh doanh được chia thành 2 loại là nhà môi giới và khách hàng cá nhân. Rủi ro sẽ chấm dứt khi  giao dịch hoàn tất việc thanh toán tiền cũng như chứng khoán.
Rủi ro về thanh toán giữa 2 nhà môi giới với nhau sẽ được giảm thiểu do họ đều là thành viên của TTGDCK. TTGDCK bắt buộc những thành viên của mình phải tuân thủ những qui định do TTGDCK đưa ra và đóng góp vào quĩ hỗ trợ thanh toán.
Vấn đề rủi ro trong quá trình thanh toán giữa nhà môi giới và khách hàng cũng gần như bị loại trừ  do qui định khách hàng khi muốn đặt lệnh mua bán phải ký quĩ  trước 100% tiền, chứng khoán.


3.      Rủi ro thị trường
Rủi ro về thị trường bao gồm rủi ro về giá cả lên xuống và rủi ro về tính thanh khoản trong giao dịch của chứng khoán.
Rủi ro về giá cả lên xuống có thể phát sinh khi khách hàng tiến hành mua chứng khoán và giá chứng khoán đó bị giảm xuống.
-         Khách hàng là CTCK có thể không thanh toán và công ty sẽ chịu thiệt hại nếu số lượng chứng khoán giao dịch lớn vượt quá sức phòng ngừa của quĩ hỗ trợ thanh toán.
-         Đối với khách hàng cá nhân do đã có qui định ký quĩ nên không ảnh hưởng tới CTCK. Tuy nhiên nếu khách hàng bị thua lỗ nhiều thì họ sẽ không còn tín nhiệm công ty nữa.
Rủi ro thanh khoản phát sinh khi khách hàng thế chấp chứng khoán để mua chứng khoán khác. Nếu chứng khoán không có tính thanh khoản cao sẽ dẫn đến tình trạng là khách hàng không thể bán chứng khoán thế chấp trong thời gian qui định hoặc sẽ không chịu trả tiền thanh toán chứng khoán đã mua.

4.      Rủi ro về hoạt động
Rủi ro về hoạt động là những sai sót trong quá trình tác nghiệp hàng ngày của công ty liên quan đến công việc mua bán như thực hiện lệnh, thanh toán, ký quĩ…  
……………………..

II. Quản lý rủi ro
Những biện pháp cơ bản trong quản lý 4 loại rủi ro trên bao gồm:
-         Qui định rõ chính sách và phương pháp giải quyết từng loại rủi ro
-         Chỉ định cá nhân hoặc nhóm người có quyền xét duyệt đến phạm vi từng loại rủi ro
-         Qui định rõ qui trình giải quyết, xử lý các công việc liên quan đến rủi ro
-         Chỉ định cá nhân theo dõi giám sát hoạt động và thực hiện việc kiểm soát nội bộ.

1. Quản lý rủi ro về luật pháp
Để tránh những tranh chấp đáng tiếc có thể xảy ra thì công ty phải:
-         Kiểm tra lại tính đúng đắn, hoàn chỉnh của các văn bản này trước khi đem ra áp dụng. Việc kiểm tra này tốt nhất là thông qua một tổ chức tư vấn pháp luật có uy tín.
-         Các giấy tờ cá nhân của khách hàng phải được khách hàng xác nhận tính chính xác và đầy đủ.
-         Hồ sơ phải chính xác và cập nhật thường xuyên

2. Quản lý rủi ro đối tác kinh doanh
Rủi ro trong quá trình thanh toán mặc dù đã được giảm thiểu tuy nhiên vẫn còn xảy ra trong trường hợp phát sinh lỗi hoặc chậm thực hiện thanh toán và chuyển giao chứng khoán do đó CTCK phải:
-         Tiến hành phân cấp xét duyệt hạn ngạch giao dịch một cách cụ thể.
-         Xây dựng qui trình  rõ ràng, chặt chẽ cho các bước mở tài khoản giao dịch như kiểm tra hồ sơ, xin ý kiến cấp có trách nhiệm, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng…
-         Theo dõi giám sát việc sử dụng hạn ngạch giao dịch đã được duyệt
-         Hàng năm đánh giá và qui định lại hạn ngạch giao dịch

3. Quản lý rủi ro thị trường
-         Có các qui định phù hợp về tổng số hạn ngạch giao dịch, hạn chế mức thua lỗ cụ thể.
-         Đặt mức an toàn cho mỗi loại cổ phiếu
-         Qui định về phương pháp giám sát, đặt ra các qui định về ngưỡng rủi ro phải thông báo hoặc qua xét duyệt
4.      Quản lý rủi ro về hoạt động
-         Qui định về hệ thống tác nghiệp rõ ràng, những nghiệp vụ nào phải tuyệt đối tuân thủ
-         Thiết lập qui trình luân chuyển, giải quyết  hồ sơ, tài liệu chứng từ một cách chặt chẽ nhất là trong khâu thanh toán tiền và nhận chuyển giao chứng khoán.
-         Có hệ thống kiểm tra lại tính chính xác của việc truyền lệnh mua bán và hệ thống phân cấp thẩm quyền rõ ràng, hợp lý
-         Có hệ thống báo cáo tốt, bảo đảm lãnh đạo có thể thường xuyên kiểm tra giám sát được mọi hoạt động và có biện pháp xử lý các sai sót một cách rõ ràng và nhanh chóng.