Đặng Tiểu Bình đề ra thao quang dưỡng hối và chiến lược náu mình chờ thời được thực hiện nhất quán tới Hồ Cẩm Đào, đáp ứng chiến lược này thì các TT Mỹ tới thời Obama cũng đáp ứng 1 cách hòa hợp. Đó là nâng đỡ và tôn trọng sự mạnh dần lên của TQ.
Tới Tập Cận Bình vươn vai đứng dậy bỏ sự nhất quán thao quang dưỡng hối đi, hơi thở kẻ số 2 phà nóng rực vô ót người số 1. Tất nhiên là chả ai tự nguyện nhường ngôi đại ca.
Vậy nếu Tập kiên trì thao quang dưỡng hối thì Trump có làm như hiện nay không?
Ổng vẫn làm nhưng lôi kéo sự ủng hộ của dân Mỹ, của đồng minh khó hơn nhiều vì cây kim vẫn chưa lòi hẳn ra khỏi bọc.
Khi TQ từ bỏ nhất quán thì Mỹ cũng vậy, cho nên nói duy trì sự nhất quán là 1 việc vô cùng hệ trọng.
Sự học ở xứ ta vốn chịu ảnh hưởng của giáo dục Liên xô, Trung Quốc. Nghĩa là coi trọng các môn khoa học tự nhiên hơn các môn văn sử địa...là KHXH.
Nên nhiều (chắc quãng 50% và đặc biệt là nữ) chịu thiệt thòi vì thực ra nghiên cứu hiện đại chỉ ra con người có đến 07 loại trí thông minh mà khi đánh giá, thi cứ thì 1 loại trí khôn lại được đề cao quá đà.
Tuy vậy, đó là khi học chứ khi ra đi làm lại khác. Lúc này thì những người học kinh tế, tài chính,...những ngành liên quan đến KHXH nhiều hơn là liên quan đến KHTN lại thắng thế.
Có mấy anh kỹ sư, bác sỹ mà ngoi lên được giám đốc, kế toán trưởng đâu mà đứng dưới mấy anh kia là chính (mấy KS, BS chỉ làm giám đốc được ở nơi rất chuyên ngành thôi).
Tức là, ra đời thì mức thành đạt của mấy anh trường hạng A, học khó hơn, dài hơn lại chẳng được trọng dụng bằng mấy anh trường hạng B, thế mới quái. Đó là chưa kể mấy anh chuyên tu, tại chức ngoại hạng lại càng được trọng dụng, thành đạt hơn nữa.
Cái này thì VN khác TQ. Lãnh đạo cao nhất của họ toàn từ Thanh Hoa, Bắc Kinh trường nhớn và là dân kỹ sư xuất thân không và họ cũng chỉ là KS chứ chẳng thấy TS kiểu chuyên tu, tại chức gì ráo.
Dân kỹ sư thì mới thực hiện 4 hiện đại, công nghiệp hoá được chứ. Ít ra họ nhất quán ở điểm này.
Còn VN giữa đào tạo và sử dụng vậy là không nhất quán rồi.
Đó là nói chuyện học. Giờ nói sang chuyện hành hay là cái hại của cơ chế 1 thủ trưởng. Thủ trưởng chịu trách nhiệm cuối cùng nhưng anh lại quyết hết chẳng để dân chuyên gia, kỹ thuật thò mồm vào những vấn đề chuyên môn thuần tuý là thành tréo ngoe.
Chuyện đời thì người ta bảo nói lời hay làm việc tốt thì khó mà miệng nam mô bụng bồ dao găm thì dễ. Rồi nói zậy hổng phải zậy, nói rồng leo, làm mèo mửa...toàn những chuyện nói 1 đàng làm 1 nẻo rời xa sự nhất quán lăng lắc.
Cho nên nhất quán được mới là bí mật của thịnh vượng.
Tới Tập Cận Bình vươn vai đứng dậy bỏ sự nhất quán thao quang dưỡng hối đi, hơi thở kẻ số 2 phà nóng rực vô ót người số 1. Tất nhiên là chả ai tự nguyện nhường ngôi đại ca.
Vậy nếu Tập kiên trì thao quang dưỡng hối thì Trump có làm như hiện nay không?
Ổng vẫn làm nhưng lôi kéo sự ủng hộ của dân Mỹ, của đồng minh khó hơn nhiều vì cây kim vẫn chưa lòi hẳn ra khỏi bọc.
Khi TQ từ bỏ nhất quán thì Mỹ cũng vậy, cho nên nói duy trì sự nhất quán là 1 việc vô cùng hệ trọng.
Sự học ở xứ ta vốn chịu ảnh hưởng của giáo dục Liên xô, Trung Quốc. Nghĩa là coi trọng các môn khoa học tự nhiên hơn các môn văn sử địa...là KHXH.
Nên nhiều (chắc quãng 50% và đặc biệt là nữ) chịu thiệt thòi vì thực ra nghiên cứu hiện đại chỉ ra con người có đến 07 loại trí thông minh mà khi đánh giá, thi cứ thì 1 loại trí khôn lại được đề cao quá đà.
Tuy vậy, đó là khi học chứ khi ra đi làm lại khác. Lúc này thì những người học kinh tế, tài chính,...những ngành liên quan đến KHXH nhiều hơn là liên quan đến KHTN lại thắng thế.
Có mấy anh kỹ sư, bác sỹ mà ngoi lên được giám đốc, kế toán trưởng đâu mà đứng dưới mấy anh kia là chính (mấy KS, BS chỉ làm giám đốc được ở nơi rất chuyên ngành thôi).
Tức là, ra đời thì mức thành đạt của mấy anh trường hạng A, học khó hơn, dài hơn lại chẳng được trọng dụng bằng mấy anh trường hạng B, thế mới quái. Đó là chưa kể mấy anh chuyên tu, tại chức ngoại hạng lại càng được trọng dụng, thành đạt hơn nữa.
Cái này thì VN khác TQ. Lãnh đạo cao nhất của họ toàn từ Thanh Hoa, Bắc Kinh trường nhớn và là dân kỹ sư xuất thân không và họ cũng chỉ là KS chứ chẳng thấy TS kiểu chuyên tu, tại chức gì ráo.
Dân kỹ sư thì mới thực hiện 4 hiện đại, công nghiệp hoá được chứ. Ít ra họ nhất quán ở điểm này.
Còn VN giữa đào tạo và sử dụng vậy là không nhất quán rồi.
Đó là nói chuyện học. Giờ nói sang chuyện hành hay là cái hại của cơ chế 1 thủ trưởng. Thủ trưởng chịu trách nhiệm cuối cùng nhưng anh lại quyết hết chẳng để dân chuyên gia, kỹ thuật thò mồm vào những vấn đề chuyên môn thuần tuý là thành tréo ngoe.
Chuyện đời thì người ta bảo nói lời hay làm việc tốt thì khó mà miệng nam mô bụng bồ dao găm thì dễ. Rồi nói zậy hổng phải zậy, nói rồng leo, làm mèo mửa...toàn những chuyện nói 1 đàng làm 1 nẻo rời xa sự nhất quán lăng lắc.
Cho nên nhất quán được mới là bí mật của thịnh vượng.