Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

SWOT về VN

Bấy lâu băn khoăn suy nghĩ hoài vị trí VN trên bản đồ thế giới. Sức mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức như thế nào.
May quá nhờ cơn mưa mà đáp án chính xác đã có. Đúng là hay không bằng hên.
Cảm ơn cơn mưa
Sức mạnh: đẹp 
Điểm yếu: nghèo 
Cơ hội: nhiều trai thích  
Thách thức: trai làng ngăn không cho lấy người ngoài

5.6.2020
Sức mạnh: đẹp 
Điểm yếu: nghèo 
Cơ hội: Các nước chuyển chuỗi cung ứng khỏi TQ 
Thách thức: Gắn quá chặt, quá nhiều với chuỗi cung ứng của TQ

VN đang nghĩ nhiều về mối lợi mình được hưởng khi phương Tây chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi TQ như: khu công nghiệp sẽ mở rộng, dịch vụ tăng, đón công ty SX, chuyên gia nước ngoài...nói chung là lợi, chưa kể là trạm trung chuyển giữa TQ và Mỹ.
Vậy còn ảnh hưởng của việc VN đã và đang nằm rất sâu rộng trong chuỗi của TQ như đợt Covid vừa qua cho thấy thì là tốt hay xấu, giải quyết thế nào hay chỉ đơn giản TQ chuyển phân xưởng phụ trợ qua đây?



Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Vụn sử kinh tế Việt


Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016
Vụn sử về kinh tế Việt (Phần 1)
Từ vua Hùng tới Cao vương
Thời Hùng Vương. Dù thời kỳ này được coi là huyền sử nhưng cũng có 1 số thông tin chú ý sau:

Dân bắt đầu định cư, canh tác nông nghiệp:
(https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B9ng_V%C6%B0%C6%A1ng)

"Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Theo sách An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng chép. Giao Chỉ khi chưa đặt làm quận huyện, bấy giờ có ruộng Lạc, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, khai khẩn ruộng ấy là Lạc dân, thống trị dân ấy là Lạc Vương, người giúp việc là Lạc Tướng: đều dùng ấn đồng thao xanh. Nước gọi là Văn Lang. Phong tục thuần hậu, mộc mạc, chưa có chữ nghĩa, còn dùng lối thắt nút dây làm dấu ghi nhớ; truyền được mười tám đời."

Thời Hùng Vương thứ 6 thì lúa nước đã bao gồm cả gạo tẻ, gạo nếp và con heo (lợn) đã được thuần hóa thành vật nuôi trong nhà. Truyện bánh chưng bánh dày là minh chứng:

(http://truyencotichvietnam.info/truyen-co-tich-viet-nam-banh-chung-banh-day.html)

Sử liệu không cho biết đã dùng trâu vào việc cày ruông chưa, cũng như đã biết dùng ngựa chưa. Dùng ấn đồng thao xanh chỉ thời kỳ này là thời kỳ đồ đồng tuy nhiên có thể đã có bước qua đồ sắt?

"Xin cho một thanh gươm, một áp giáp sắt và một con ngựa, vua không phải lo gì". (https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1nh_Gi%C3%B3ng)

Điều trùng hợp là Lang Liêu, Thánh Gióng cùng xuất hiện vào đời Hùng vương thứ 6

Nói vậy nhưng lại có mâu thuẫn là đời HV18 thì vua vẫn phải nhún mình điều đình (gả con gái) với dân du canh du cư săn bắt hái lượm là Sơn Tinh và đời vua này cũng ghi nhận việc nhận giống cây từ xứ khác tới (xem sự tích quả dưa hấu - Mai An Tiêm)

Tới thời Triệu Đà dân ta biết thêm nghề chế tác ngọc trai:

"Năm 208 TCN, Triệu Đà đánh thắng Âu Lạc của An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập nước Nam Việt. Theo truyền thuyết, sau khi nghe tin Mỵ Châu bị An Dương Vương giết, Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn để trọn tình với vợ là Mỵ Châu."

"Người ta nói máu Mỵ Châu chảy xuống nước, những con trai con hến ăn vào đều hóa thành ngọc. Ai bắt được ngọc ấy đem đến rửa ở giếng Trọng Thủy trẫm mình thì sắc ngọc tự nhiên rực lên."

Có lẽ thời Cao Biền thì kinh tế VN có sự thay đổi rõ nét nhất, mang hơi hướng văn minh của thời Đường.

Cao vương xây thành Đại La và nối liền đường giao thông thủy:
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Bi%E1%BB%81n)

"Cao Biền cho xây thành chu vi 3000 bộ, hơn 40 vạn gian phòng ốc, từ đó quân Đại Lễ không còn xâm phạm.[6] Sau đó, ông cũng tiến hành một dự án lớn để loại bỏ những trở ngại tự nhiên trên thủy lộ giữa Tĩnh Hải quân và Lĩnh Nam Đông đạo[chú 8], khó khăn về giao thông của Giao Chỉ được loại bỏ."

"Thành Đại La ban đầu do Trương Bá Nghi cho đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (767), năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (791),Triệu Xương đắp thêm. Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (808), Trương Chu lại sửa đắp lại, năm Trường Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sôngTô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành, sau đó Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn. Theo sử cũ thìLa Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (≈6,6 km); thành cao 2,6 trượng (≈8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (≈8,33 m), nữ tường[13]bốn mặt cao 5,5 thước (≈1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn[14], 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (≈7,09 km), đê cao 1,5 trượng (≈5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà."

Như vậy từ 866 thì nước ta đã đô thị hóa. Đại La là kẻ chợ. Sau này, 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên Thăng Long là 1 sự tiếp nối sau hàng trăm năm gián đoạn.

Thời kỳ này cũng ghi nhận dân ta bắt đầu biết dệt lụa, dệt vải:

"Theo thần phả ở Hà Đông, Cao Biền có một người vợ là Lã Thị Nga (Lã Đê nương), theo ông từ phương bắc sang Việt Nam. Bà không ở cùng Cao Biền trong thành mà ra ở bên ngoài, khu vực ngày nay làquận Hà Đông. Bà đã truyền nghề dệt lụa cho dân ở đây và trở thành bà tổ nghề dệt lụa Hà Đông. Sau khi Cao Biền về bắc, bà ở lại Tĩnh Hải quân. Sau nghe tin Cao Biền mất ở Trung Quốc, bà gieo mình xuống sông tự vẫn. Dân lập đền thờ bà ở bờ sông."

Truyện Cao Biền còn cung cấp cho chúng ta vài ghi nhận thú vị như dân ta lần đầu tiên thấy diều. Sau thần hồn nát thần tính lại tưởng ông cưỡi diều bay tìm long mạch.
Biết làm tương (truyện lẩy bẩy như Cao Biền dậy non). Bà gián điệp công nghệ này đã thần bí hóa chuyện làm tương lên hàng phi thực và con cháu ngày nay vẫn thừa hưởng được tính 1 tấc tới giời đó.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016
Vụn sử về kinh tế Việt (Phần 2)
Hôm qua có bạn hỏi tôi

1. Sao vua Hùng lại phải thiên vị khi gả con gái cho Sơn Tinh?

Vua Hùng xưa gọi là vua nhưng thực ra là tù trưởng thì đúng nghĩa hơn. Ổng đứng đầu bộ lạc Lạc Việt định cư sản xuất nông nghiệp.

Sơn tinh, Thủy tinh là 2 anh đại diện cho lớp du canh du cư, săn bắn hái lượm.

Bạn có thể thấy, khối nông nghiệp định cư đông hơn, giàu hơn nhưng chưa lấn át hoàn toàn được dân du cư nên vẫn phải hòa hiếu, chung sống hòa bình, chưa kể style gả con lấy đất rất phổ biến.

Tôi đồ rằng sau vụ này vua Hùng thêm được khối đất.

Như vậy, trong 2 anh thì nhà vua chọn Sơn tinh rõ ràng có lợi hơn.


2. Sao thả diều lại có hiệu quả mạnh thế
Xưa, và cả nay con người rất mê tín. Con diều sáo to vẽ hình người bay trên đầu, lượn như chim thì sợ hãi là phải rồi.

Sau thời Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết mỡ lên lá cây mà mọi người chẳng tin như sấm đó thôi.


3. Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non
Dân ta hồi đó lấy rễ cây làm nước chấm, chưa biết ủ tương. Khi CB đem công nghệ làm tương (xì dầu) tới thì tất nhiên dân ta rất tò mò, tìm cách học lóm bí kíp.

Học lén nên sợ, nhìn ủ men lúc nhúc thần hồn nát thần tính lại tưởng phép thuật.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016
Vụn sử kinh tế Việt (Phần 3)




Hằng số thị tộc
Là người VN, hầu như ai cũng biết câu chuyện 100 trứng của mẹ Âu Cơ và lấy làm tự hào về điều đó. Hãnh diện gọi nhau là đồng bào và gọi người đối diện dù không có họ hàng huyết thống gì là cô gì chú bác...cực kỳ phức tạp, rối rắm, cứ như cả xã hội là 1 nhà vậy.

Xưa gọi thế để tỏ tình thân mật, thiện ý hòa bình. Dấu hiệu không đánh giết nhau khi người lạ gặp nhau, nhìn đểu.

Tập tục này còn sót lại ở vùng nông thôn Bắc Bộ như ngăn không cho gái làng lấy trai ngoài, thậm chí phố Cảng còn có chiều nhìn để là đánh làm trai lạ vô hẻm gặp thập phần nguy hiểm.

Tuy nhiên điều này cũng làm cho tình trạng bằng mặt không bằng lòng, 9 người 10 ý mà vẫn lòng vòng không nói thẳng nở rộ (http://trantuananh9.blogspot.com/2015/09/cach-goi-cach-chao-va-9-nguoi-10-y.html)

Vậy là dấu vết thị tộc quy mô nhỏ đã đóng dấu ấn vào cách gọi của người Việt, làm người Việt khi nhóm nhỏ thì ok nhưng khi làm công dân lại rối.

Cho nên hằng số thị tộc này cản trở người Việt tiến lên CNH, HĐH kinh khủng mà chúng ta vẫn hồn nhiên không biết giống như chuyện cha con Thục Phán Mỵ Châu tin nhau vậy.

Vì sao Nam tiến thành công
Ở phần 1 ta đã biết Cao Biền bắt đầu khởi sự đắp đê. Cho tới thời Lý Trần thì đê điều vẫn nhỏ, manh mún.

Cho tới thời Lê sơ việc đắp đê sông Hồng cơ bản hoàn thành.

(https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%AA_s%C3%B4ng_H%E1%BB%93ng)

"Dưới triều Lê sơ những con đê lớn hơn được đắp mới và tôn tạo trên hai bờ sông Nhị Hà được xem là sự can thiệp vào tự nhiên quá giới hạn cho phép, kết quả là sông Hồng trở nên hung dữ, đã vỡ và gây ngập lụt triền miên trong thời nhà Nguyễn, và lúc đó đã có nhiều ý kiến đề nghị xem xét vấn đề bỏ hay giữ đê."

Thoát cảnh lụt lội nên năng suất lúa tăng vọt:

Đời vua Thái tổ, Thái tông

Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn

Nguồn lương thực dồi dào dẫn đến số lượng người tăng nhanh. Và việc gì cũng có mặt trái, đồng bằng sông Hồng bị cưỡng bức đã không phát triển hết tầm của nó.

Đồng bằng trở nên nhỏ hẹp, hết màu mỡ, công sức đắp đê ngăn lũ nặng nề khiến cho muốn ổn thì 1 bộ phận không nhỏ phải đi tìm vùng đất mới.

Và Nguyễn Hoàng đã xuất hiện đúng thời điểm để mở đường Nam tiến. Với số người đông đảo, có kỹ năng làm ruộng, chiến trận, trang bị tốt thì việc tiến vô Nam nơi đất rộng người thưa tương đối dễ dàng.

Lời khuyên của Trạng Trình như vậy cũng chỉ mang tính tham vấn cho vững dạ mà thôi vì với việc đắp đê, con đường Nam tiến là tất yếu.

Đắp đê ở miền Nam
Sau 75, bài đắp đê ngăn lũ sông Hồng lại được thi triển ở đồng bằng sông Cửu long.

Kết quả lại được lặp lại nhưng với chu kỳ ngắn hơn. Lúa 3 vụ, nhưng độ màu mỡ thấp dần dẫn tới phải gia tăng phân hóa học.

Cộng với biến đổi khí hậu, thì lần này với đắp đê ta tiến đi đâu?

1. Nhà thống kê kinh tế đầu tiên của VN

Xưa các cụ phân chia giai tầng trong xã hội thành sỹ nông công thương tức là sỹ phu - trí thức - kẻ đọc sách, nông - nông dân, đánh cá (chỗ này phát triển so với trước là ngư tiều canh đọc ( đánh cá, đốn củi, cày cấy, đọc sách), công - sản xuất thủ công, rèn dao búa... và thương - dân buôn bán.

Dựa trên nền này thì Lê Quý Đôn đã đi sâu vào chức năng của mỗi giai tầng:


- Phi nông bất ổn

- Phi thương bất hoạt

- Phi công bất phú

- Phi trí bất phát

So với Kinh tế gia Tây thì có những phái như trọng nông, trọng thương, cách mạng công nghiệp, rồi nền kinh tế tri thức bây giờ.

Tóm lại là đầy đủ, chỉ tiếc rằng tôi chưa tìm thấy bản viết nào của ông bàn sâu hơn về 4 câu này.

Với óc quan sát và cách làm việc chi tiết kiểu Tây nhất trong giới sỹ phu thì ông cũng đã nhận ra, phác họa nên 4 cột trụ trong xã hội.

Sau này các đồ đệ của Stalin cũng biết 4 cột trụ chống đỡ xã hội cũ đó và quyết định giật sập nó. Xô Viết Nghệ Tĩnh là 1 trong những nơi thực thi ý tưởng này:

Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ ( trí - trí thức, phú - phú nông, địa - địa chủ, hào - cường hào: giới quản lý).

Nhờ có ông (https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Qu%C3%BD_%C4%90%C3%B4n)

mà chúng ta biết xưa tàu Tây vô ra bị đánh thuế cao gấp đôi tàu xứ khác

"Tầu Thượng-hải thuế vào cửa 3.000 quan, thuế ra cửa 300 quan.


Tầu Quảng-đông thuế vào cửa 3.000 quan, thuế ra cửa 300 quan.


Tầu Phúc-kiến thuế vào cửa 2.000 quan, thuế ra cửa 200 quan.


Tầu Hải-nam thuế vào cửa 500 quan, thuế ra cửa 50 quan.


Tầu Tây-dương thuế vào cửa 8.000 quan, thuế ra bể 800 quan.


Tầu Ma-cao thuế vào cửa 4.000 quan, thuế ra bể 400 quan.


Tầu Nhật-bản thuế vào cửa, thuế ra bể cũng nhu tầu Mao-cao.


Tầu Xiêm-la thuế vào cửa 2.000 quan, thuế ra cửa 200 quan.


Tầu Lã-tống thuế vào cửa 2.000 quan, thuế ra bể 200 quan.


Tầu Cựu-cảng thuế vào cửa 500 quan, thuế ra bể 50 quan.


Tầu Hà-tiên thuế vào cừa 500 quan, thuế ra bể 50 quan.


Tầu Sơn-đô (hỏa khách) thuế vào cửa 300 quan, thuế ra bể 30 quan."

Rồi tiêu chuẩn đo lường thô sơ:

"BẢNG KÊ PHÉP ĐONG CŨ Ở THUẬN-HÓA Thường Thuế

Loát = một nắm Thược = 10 loát Hợp = 10 thược Thăng (thung) =10 hợp Hộc = 10 thăng 50 thăng + 25 thăng = 75 thăng Thống (thùng) = 10 hộc 500 thăng Thống = 10 hộc hay là 500 thung Hộc = 50 thung Thăng (thung) = 10 hợp hoặc 1 bát quan đồng Hợp = 10 thược Thược = 10 nắm Loát = là nắm. Còn đấu thì to nhỏ không nhất đinh."

Tuy nhiên về chia hạng đất nông nghiệp thì bây giờ chưa chắc đã hơn:

"Sách Chu-quan lấy phép xét tính thổ nghi để phân biệt các vật loại về 5 hạng đất :


một là núi, rừng, hai là sông, chằm, ba là gò, đống (khâu, lăng), bốn là phần, diễn ( bờ sông gọi là "phần", nơi thấp bằng gọi "diễn"), năm là nguyên, thấp (nơi cao mà bằng phẳng gọi là "nguyên", nơi đất thấp gọi là "thấp");

phân biệt vật loài 12 thứ đất, biết trồng trọt (như ruộng cao trồng lúa mạch, ruộng thấp trồng lúa dạo, khâu, lăng, nguyên, thấp trồng dâu, trồng gai v.v..).

Cho nên ruộng đất không thể không phân biệt đẳng, loại để biết rõ nơi bằng, nơi cao, nơi thấp, có tính chất béo gầy, tốt xấu khác nhau.

Lấy phép quân bình ruộng đất để phân biệt 5 loại lúa, 9 hạng đất mà đánh thuế để cho dân biết chức phận, để cho phép đánh thuế được hoàn thiện, để thu được tiền thuế, như thế thì nơi nào cũng trồng, cấy, người nào cũng no đủ, thuế khóa nhẹ, rất dễ thu nộp.

Lại có quan chức giữ việc giao thông khắp các nơi để đem sản vật nơi này đến nơi khác (như gỗ ở rừng thì rời đến chỗ sông, chằm; cá, muối thì đem lên nơi núi rừng), làm thăng bằng cán cân quả cân, làm một mực sự đo lường.

Nghiêm cấm bọn hào cường đầu cơ làm hại người buôn bán, làm cho dễ dàng sự trao đổi hàng hóa được thuận tiện."


2. Thất bại trước đồng hồ Tây
Với trí thông minh mẫn tiệp, cách làm việc tỉ mỷ của mình ông đã mô tả đồng hồ Tây:

(Phủ biên tạp lục http://www.taphopdongtam.org/baiviet/phubientapluc.html)

"Đồng hồ ở Tây-dương gọi là Thự minh chung hình dáng khác nhau. Người coi viện Thiên văn cũ Từ-tam-Bá có một thứ đồng hồ ấy hình cái tháp chùa, chiều cao 1 thước, mặt đằng trước có một phiến đồng vòng tròn, ở giữa khắc vòng có 12 giờ, giờ ngọ ở trên, giờ tý ở dưới, giờ mão ở bên đông, giờ rậu ở bên tây (có 12 phương vị), chia ra 8 phương và 4 duy.

Từ đinh vạch 1 nét đến vị vạch 2 nét, đến khôn vạch 3 nét, chạỵ suôi cho đến tý, rồi lại bắt đầu từ quý vạch 1 nét, đến sửu vạch 2 nét đến cấn vạch 3 nét rồi xoay sang bên tả đến ngọ vạch 12 nét, ấy là 24 giờ, mỗi giờ 4 khắc. Cái vòng ngoài vạch 96 khắc. Mặt giữa đồng hồ đặt 2 cái kim, ở trong lớn mà ngằn để chỉ giờ, kim ở ngoài nhỏ mà dài để chỉ phân khắc.

Về mặt sau có một miếng sắt bựng, về phía bên tả và bên hữu đều có một phiến đồng để che kín. Ở mặt trong có trụ đồng 4 góc 4 cái, và 5 cái trụ đồng nhỏ, 15 cái bánh xe đồng lớn và nhỏ. Có 3 bánh xe lớn thuôn chung vào một cái trục, bánh xe đầu là hình răng cưa, khi chuyển vận cọ sát vào nhau.

Về mặt trên có một quả chuông to, 6 quả chuông nhỏ, có một cái dùi đồng để đánh chuông lớn và 6 cái dùi đồng để đánh 6 cái chuông nhỏ. Ở dưới có một cái giá cao 5 thước, đặt đồng hồ ở trên giá ấy. Có 3 sợi giây đồng buộc xuyên vào cái trụ to, sợi giây ấy từ trong 3 bánh xe mà dủ xuống.

Dây ở giữa ngắn hơn, dây ở hai bên dài hơn. Ở hai bên đầu dây, một đầu buộc một hòn chì to nặng 6 cân, một đầu buộc một hòn chì nhỏ nặng 1 lạng 7 tiền để chuyển động cho bánh xe chạy. Khi trông thấy hòn chì lớn dủ xuống cách đất độ một thước thì lấy tay đưa nhẹ lên để cho hòn chì nhỏ dủ xuống. Nếu không làm như thế thì đồng hồ không chạy. Phía sau bánh xe đồng lại phải có một quả đồng dài treo dủ xuống để đồng hồ chạy cho có điều độ.

Nếu không dùng cách ấy thì đồng hồ chạy nhanh quá không thể đúng thời khắc vậy. Khi bánh xe xoay đến giờ đinh, khắc thứ nhất thì chuông to đánh một hồi, đến khắc thứ hai chuông nhỏ đánh hai hồi, đến khắc thứ ba chuông nhỏ đánh ba hồi, khắc thứ tư chuông nhỏ đánh bốn hồi. Khi đến đúng giờ đinh thì chuông to đánh một tiếng. Rồi đến giờ vị, đúng khắc thứ nhất, chuông nhỏ đánh một hồi, đúng khắc thứ hai, đánh hai hồi, đúng khắc thứ ba đánh ba hồi, đúng khắc thứ tư đánh bốn hồi. Khi đến đúng giờ vị thì chuông to đánh hai tiếng.

Còn các giờ khác cứ nhân đó mà suy ra. Giờ khôn chuông to đánh ba tiếng, giờ thân bốn tiếng, giờ canh năm tiếng, giờ dậu sáu tiếng, giờ tân bảy tiếng, giờ tuất tám tiếng, giờ nhâm mười một tiếng, giờ tý mười hai tiếng. Đến giờ quý lại bắt đầu như giờ đinh đánh 1 tiếng, giờ sửu hai tiếng, giờ cấn 3 tiếng, giờ dần 4 tiếng, giờ thân 5 tiếng, giờ mão 6 tiếng, giờ ất 7 tiếng, giờ thìn 8 tiếng, giờ tốn 9 tiếng, giờ tỵ 10 tiếng, giờ bính 11 tiếng, giờ ngọ 12 tiếng.

Đồng hồ cứ theo giờ mà đánh chuông suốt ngày đêm không nhầm lẫn. Trên đồng hồ ấy có làm một cái mái, trên mái làm hình lá sen đế che, về bên hữu, hai mặt sau có kính thủy tinh để che bụi. Về bên tả, hai mặt trước có làm cửa để tiện lúc mở đóng phòng khi xem xét.

Đồng hồ ấy đã để lâu năm Từ-tâm-Bá không sửa chữa lại. Tháng 5 năm bính thân có nguời khách Ma-cao tên tài phú Ngôn biết cách làm đồng hồ. Gọi đến hỏi thì hắn nói tuổi đã già không thể làm được. Hắn ta liền giới thiệu tên Nguyễn-văn-Tú Chiêu-tài-nam là chức Thủ-Hợp cụ thuộc về ty thợ làm kính của họ Nguyễn có tài sửa chữa đồng hồ. Bèn giao cho y chữa lại đồng hồ ấy, trong 10 ngày làm xong.

Văn-tú lại chế ra một hàng đồng hồ kiểu nhỏ hơn, đồng hồ ấy cụng theo cách thức trước, nhưng bớt đi 5 bánh xe và 6 quả chuông nhỏ cùng một đoạn giây, không đánh chuông khắc, chỉ đánh chuông theo giờ.

Người ta đo bóng nắng mặt trời để nghiệm xem thì rất đúng giờ không có sai nhầm chút nào. Văn-Tú là người làng Đại-hào huyện Đăng-xương, khi trẻ tuổi sang nước Hòa-lan (Hollande) học 2 năm, học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý rất khéo. Tuổi đã 74 mà mắt sáng như lúc còn trẻ.

Em là Văn-thi, con là Văn-duy, dể là Lương-văn-Dung, cả nhà đều tinh nghề làm đồng hồ. Văn-tú lại làm một cái đồng hồ cũng như cái đồng hồ của họ Nguyễn đã giao cho chữa lại.

Nhưng về mặt trước, phía trong chế thêm 2 bánh xe đồng hồ có lỗ thông với mặt ngoài, lỗ ấy đúng với cái kim về phía bên tả và bên hữu. Bên tả có 60 phiến đồng khắc chữ từ giáp tý đến quý hợi, bên hữu 30 phiến cũng khắc từ ngày mồng 1 đến ngày 30. Đến ngày nào thì chữ hiện ra ở hai bên.

Khi đi hết một vòng, lại bắt đầu như trước. Máy đồng hồ ấy thật là tinh sảo. Lại có một kiểu đồng hồ từ Tây-dương mang đến cao 1 thước 5 tấc, ngang 1 thước. Ở trên có một tượng người tiên cưỡi voi.

Bên tả bên hữu có hình 2 con rồng chầu mặt trăng. Ở dưới có 4 chân làm hình con voi phục, làm bằng hạng đồng tốt, nét khắc rất là tinh vi. Ở trong là hình tròn. Mặt đằng trước làm bằng miếng sứ trắng, trong ngoài khắc chữ Tây-dương, tầng trong khắc 24 giờ.

Số tiếng chuông điểm giờ tý và giờ ngọ cùng một vị, ở trên khắc 12 vạch, quý và đinh cùng một vị khắc 1 vạch. Ở tây nam xoay sang bên tả, sửu mùi cùng một vị khắc 2 vạch, càn khôn cùng một vị khắc 3 vạch, dần thân cùng một vị khắc 4 vạch, giáp canh cùng một vị khắc 5 vạch. Ở tây bắc, mão dậu cùng một vị duới khắc 6 vạch, ất tân cùng một vị khắc 7 vach. Ở về đông bắc thìn tuất cùng một vị khắc 8 vạch, tốn kiền cùng một vị khắc 9 vạch, tỵ hợi cùng một vị khắc 10 vạch, bính nhâm cùng một vị khắc 11 vạch. Ở đông nam, lại xoay về tý ngọ.

Hai cái kim chỉ vào giữa cái mặt phiến sứ cũng giống như kiểu đồng hồ trước. Cái kim ở trong đi đến giờ nào thì chuông theo giờ ấy mà đánh. Từ nhâm đến tý, từ tý đến quý, ở khoảng giữa đều có hoa điểm. Khi cái kim ở trong đi đến chỗ hoa điểm ấy thì chuông cũng đánh 1 tiếng để phân biệt đầu giờ và cuối giờ. Mười hai giờ đều như thế.

Ở ngoài cái mặt sứ lại có một mặt thủy tinh bịt đồng, bên tả có khóa để tiện sự mở đóng. Ở trong ruột đồng hồ treo những phiến đồng tròn bầu dục. Trong ngoài ba tầng đều đóng liền làm một. Ở trong lại có 2 bánh xe to, 10 bánh xe nhỏ với các trụ nhỏ ngang ở trên, mặt sứ có lỗ thông với trục sắt.

Nếu khi đồng hồ không chạy, người ta lấy cái khóa đưa nhẹ vào thì đồng hồ lại chạy ngay. Thật là khó tả hết những máy móc ở trong đồng hồ ấy. Ở trên có cái chuông to để đánh giờ và điểm từng khắc.

Về mặt sau, có một quả đồng đeo lúc lắc luôn luôn để làm bánh xe đồng hồ xoay từ từ có điều độ. Mặt sau có một phiến đồng, bên tả có khóa, bên hữu có chìa khóa để khi mở khi đóng.

Tôi tuởng máy cơ hành đời thượng cổ (đời vua Thuấn) sự tinh sảo cũng không hơn được máy đồng hồ này. Văn-Tú cũng có thể chế được kiểu đồng hồ này, nhưng không chế được giây lò so. Kiểu này để vào chỗ bằng thì chạy, hễ hơi lệch là không chạy."

Rất chi tiết nhưng cũng thể hiện sự bất lực giống như sau này đoàn sứ đi Pháp về kể lại bóng đèn thắp ngược mà vẫn sáng.

Với sự bất lực trong hiểu biết của giới tinh hoa như vậy trách chi từ vua quan đến dân chúng không hiểu. Mà từ không hiểu tới bài bác, hãi sợ chỉ 1 bước chân.

Đây cũng là chỉ dấu đầu tiên cho ta thấy cách tiếp cận, ứng xử với văn minh Tây phương mà ta sẽ bàn kỹ hơn ở phần sau.
Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016
Vụn sử kinh tế Việt (Phần 5)


Vụn sử kinh tế Việt (Phần 5)
hay là câu chuyện từ bỏ thế giới vàng

Ở bài trước ta đã nói tới chuyện Lê Quý Đôn-1 bộ óc lớn của người Việt đã cố gắng mô tả kỹ lưỡng về đồng hồ Tây nhưng rõ ràng ông không hiểu cơ chế hoạt động của nó và người thợ đồng hồ người Việt cũng không chỉ cho ông.
Như vậy, kiến thức của 1 Nho gia tinh thông y lý dịch số đã chấp nhận đồng hồ Tây tinh xảo như thời tối cổ (vì Khổng tử cho rằng xưa tốt hơn nay) mà không cố công tìm hiểu nữa.
Điều này đã dẫn tới:

Từ bỏ thế giới vàng lần 1
Từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh rồi Tây sơn thì súng, pháo, thuốc nổ loại tốt đều mua qua nhà buôn Tây dương hoặc Tàu. Đặc biệt tới thời Gia Long thì sự có mặt của người Pháp, vũ khí mới như thuyền bọc đồng chạy hơi nước, súng, pháo, thủ pháo, cách xây thành,... góp phần không nhỏ trong chiến thắng của Gia Long trước nhà Tây Sơn.
Vậy vì sao nhà Nguyễn, từ thời Minh Mạng lại từ bỏ nguồn khoa học kỹ thuật Tây, tiến hành đóng cửa, bế quan tỏa cảng?
Người Nhật xưa cũng từng du nhập súng của phương Tây rồi từ bỏ quay qua xài kiếm vì Samurai quá mạnh vậy VN từ bỏ kỹ thuật Tây có phải vì tầng lớp Tống nho quá mạnh mẽ, vì quyền lợi thiết yếu của mình đã ủng hộ, vận động, bịt mắt bưng tai trước văn minh mới.
Khi chủ động từ bỏ thế giới vàng lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã bước vào con đường lụn bại do đóng cửa, do từ bỏ kỹ thuật tây và việc thua trận là điều tất yếu.
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Minh_M%E1%BA%A1ng)

Đây, ông này cũng nhất trí là vua Minh Mạng chịu trách nhiệm chính:
"Tuy nhiên, vua thứ hai nhà Nguyễn phạm phải ba lỗi lầm lớn. Thứ nhất, là vua đã quay lưng lại với các cường quốc Âu Mỹ, theo đuổi chính sách tự cô lập—không ở chung với di địch—bỏ lỡ một cơ hội hiện đại hóa như Nhật Bản hay Xiêm La (Thái Lan, từ 1938), khiến vương quốc trở thành thuộc địa của Pháp gần một thế kỷ, từ 1859 tới 1955."
(https://nghiencuulichsu.com/2016/10/12/chinh-sach-cua-gia-long/)
Từ bỏ thế giới vàng lần 2
Vài chục năm sau, Pháp chiếm Việt nam (https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Ph%C3%A1p-%C4%90%E1%BA%A1i_Nam)
Lần này Việt nam bị Pháp cưỡng chế dắt vô thế giới vàng lần 2. Cho tới trước 1945 thì VN xuất hiện 1 làn sóng tinh hoa Tây hóa. Tuy nhiên, với tính tình tinh quái, tủn mủn của mình thì Pháp đã phạm 1 sai lầm làm giới tinh hoa ấm ức.
Đó là họ đã thiết lập 1 hệ giáo dục tinh hoa quá mức. Với hệ này thì tú tài bản xứ còn khó hơn hẳn tú tài bên Pháp. Kết quả 5 ông tự nhận là tinh hoa của dân Việt thì chỉ 1 ông được Pháp cấp bằng công nhận.
Khi có cơ hội, lớp tinh hoa liền từ bỏ thế giới vàng lần 2 vào năm 1954 ở miền Bắc và 1975 ở miền Nam.
Thực ra khi đó họ nghĩ với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc thì sẽ đặt chân vào thế giới kim cương hẳn hòi, khỏi cần thế giới vàng.
(Nếu các bạn nhớ lại, sự từ bỏ thế giới vàng lần 2 rất giống lần 1.)

Đến với thế giới vàng lần 3
1991, LX sụp đổ, mô hình thế giới kim cương mất nguồn lực kéo bên ngoài. Từ nay bắt buộc làm hòa và bước chân vào thế giới vàng lần 3. Với tâm thế như vậy thì VN giống như ngồi trên 2 chiếc ghế, mông bên này ghế kim cương, mông bên kia ghế vàng.
Các bạn thử ngồi giữa 2 chiếc ghế rồi phát biểu cảm tưởng nhé.