(Ba tôi đứng đầu tiên từ trái qua cùng các em)
Năm 1985, gia đình tôi chuyển từ Hải Phòng vào Sài Gòn. Rời cục Đăng kiểm, ba tôi đến phân viện Thiết kế tàu thủy làm việc.
Đại học Bách khoa Phú thọ trước 1975 có trường Hàng hải, sau 75 bị xóa bỏ.
Nói chuyện với mọi người ba tôi luôn nhắc tới chuyện 1 thành phố lớn như vậy mà sinh viên ngành hàng hải phải ra HP học, rồi trường ĐH Hàng hải mở phân hiệu phía Nam thu hút 1 lượng sinh viên nhưng 2 năm cuối cũng vẫn điệp khúc HP thẳng tiến.
Ổng nghĩ rằng nhân lực cho ngành đóng và sửa chữa tàu biển tại SG đang rất thiếu mà trình độ chuyên môn của các cán bộ trong ngành thừa sức đào tạo, chỉ cần có trường ĐH mở ngành mà thôi.
Nghĩ là làm, ông bắt tay vào viết đề án xây dựng ngành đào tạo cơ khí đường thủy với đích nhắm là trường ĐHBK Tp.HCM.
Năm 1989, ba tôi gặp ông Lê Văn Châu, phó thống đốc NHNN vô công tác SG. Bạn cũ từ hồi học Trung quốc những năm 50 gặp nhau hàn huyên tâm sự. Ông Châu nhận lời chuyển đề án tới thủ tướng Võ Văn Kiệt, đó là năm 1989.
Vài tháng sau thủ tướng Võ Văn Kiệt bút phê đồng ý với nội dung bản đề án và chuyển tới hiệu trưởng trường ĐHBK TP, ông Trương Minh Vệ.
Cuộc gặp giữa hiệu trưởng và ba tôi diễn ra nhanh chóng. Ông làm thủ tục chuyển về trường, vài tháng sau, năm 1990, bộ môn Cơ khí tàu thủy ra đời.
(http://www.dte.hcmut.edu.vn/dte/index.php?tin=13)
Note:
- Ba Phương là người trồng cây. Từ trường ĐH giao thông sắt bộ Cầu Giấy Hà nội đến ĐH Đường thủy Hải phòng rồi ĐH Hàng hải HP, cục Đăng kiểm HP ông đều là 1 trong những người đầu tiên về xây dựng ngành.
- Ngày đó thủ tục hành chính còn chưa ISO như bây giờ nên thông thoáng. 1 bản đề án vượt biết bao cấp mà thủ tướng vẫn đọc, đó góp phần cho bộ máy hành chính có sinh khí. Còn bộ máy mà nhăm nhăm từng nấc từng cấp không còn không gian thoáng đãng thì hệ thống đó bị quan liêu nặng.
- Ba tôi và ông 6 Dân chưa hề gặp nhau, chỉ làm qua đề án.