Vậy là chú đã đi theo anh của mình. Chú là em của ba vợ tôi.
Trong các anh em thì ba tôi kể chuyện về chú nhiều nhất.
Kể chuyện chú đoạt giải học sinh giỏi toán miền Bắc và có nguyện vọng học trường ĐH Tổng hợp ngành vật lý hạt nhân.
Mọi người đi học cả mà không thấy giấy gọi. Lên xã xã bảo không biết, tới trường, trường bảo đã gửi giấy báo từ lâu. Quay về xã thì xã nói đã gửi về trường, lại về trường thì trường nói đã quá hạn, hết chỉ tiêu và địa phương phê lý lịch như này thì trường không thể nhận con em địa chủ thay cho con em công nông được.
Loay hoay đi dạy cấp 2 Thanh chương cùng chú ruột tôi (2 ae vẫn đánh bóng bàn với nhau suốt).
Ông già vợ tôi nhận định, để ở địa phương thì không thể vô ĐH được vì họ nói rõ rồi, nhà này đi học nhiều rồi, giờ phải có người cày ruộng.
Vậy là chú lại đi thi, lần này thi vô trường ĐHSP Hà nội, đậu điểm cao, giấy báo về cơ quan nhưng địa phương vẫn cương quyết phát công văn không cho đi.
Đánh liều ra ĐHSPHN nhập học, trường ok nhưng thủ tục cắt chuyển tem phiếu lương thực không được. Vậy cũng như không, lại về.
Tình cờ, ông già vợ tôi ngồi nói chuyện với ông trưởng phòng giáo dục thì hóa ra lại là học trò ông Liên (ông ngoại tôi-là rể họ Nguyễn Cảnh). Ổng nói cháu thầy thì tui giúp liền.
Ra HN thì hết chỉ tiêu rồi, xoay xỏa về ĐHSP Vinh, may mắn chỉ còn lớp văn. vậy là chú tôi từ giỏi toán chuyển qua học văn, làm thầy dạy văn và giỏi văn từ ấy.
Ra trường, về Ninh bình, là GV dạy giỏi, rồi lấy vợ sinh con. Con mới mấy tháng thì có giấy báo nhập ngũ. Đợt đó cả Ninh bình chỉ có 3 trường hợp tương tự.
Mấy năm sau, có người ở quê giải ngũ về báo, chú Lạc bị bom hi sinh rồi. Vợ con người nhà để tang.
Năm sau, buổi tối ông già vợ tôi ngồi nghe chương trình tiếng thơ thì thấy phóng viên giới thiệu thơ từ trường văn hóa QK5 rồi giới thiệu đc Lạc, đúng tên đúng tiếng em mình rồi. Vậy là chú Lạc còn sống, sau mới biết cả đơn vị chú hi sinh, chú sống vì bị sốt nằm lại trạm.
Sau 75 chú về lại Ninh bình, lại đứng trên bục giảng bình thơ văn.
Sáng nay, nghe tin chú mất. Vợ tôi nói, tội nghiệp chú, hiền lành. Tôi mới bảo chú trải qua những chuyện như thế thì chẳng có cái gì là quan trọng nữa, chú hiểu đời nên chú hiền lành thôi.
Trong các anh em thì ba tôi kể chuyện về chú nhiều nhất.
Kể chuyện chú đoạt giải học sinh giỏi toán miền Bắc và có nguyện vọng học trường ĐH Tổng hợp ngành vật lý hạt nhân.
Mọi người đi học cả mà không thấy giấy gọi. Lên xã xã bảo không biết, tới trường, trường bảo đã gửi giấy báo từ lâu. Quay về xã thì xã nói đã gửi về trường, lại về trường thì trường nói đã quá hạn, hết chỉ tiêu và địa phương phê lý lịch như này thì trường không thể nhận con em địa chủ thay cho con em công nông được.
Loay hoay đi dạy cấp 2 Thanh chương cùng chú ruột tôi (2 ae vẫn đánh bóng bàn với nhau suốt).
Ông già vợ tôi nhận định, để ở địa phương thì không thể vô ĐH được vì họ nói rõ rồi, nhà này đi học nhiều rồi, giờ phải có người cày ruộng.
Vậy là chú lại đi thi, lần này thi vô trường ĐHSP Hà nội, đậu điểm cao, giấy báo về cơ quan nhưng địa phương vẫn cương quyết phát công văn không cho đi.
Đánh liều ra ĐHSPHN nhập học, trường ok nhưng thủ tục cắt chuyển tem phiếu lương thực không được. Vậy cũng như không, lại về.
Tình cờ, ông già vợ tôi ngồi nói chuyện với ông trưởng phòng giáo dục thì hóa ra lại là học trò ông Liên (ông ngoại tôi-là rể họ Nguyễn Cảnh). Ổng nói cháu thầy thì tui giúp liền.
Ra HN thì hết chỉ tiêu rồi, xoay xỏa về ĐHSP Vinh, may mắn chỉ còn lớp văn. vậy là chú tôi từ giỏi toán chuyển qua học văn, làm thầy dạy văn và giỏi văn từ ấy.
Ra trường, về Ninh bình, là GV dạy giỏi, rồi lấy vợ sinh con. Con mới mấy tháng thì có giấy báo nhập ngũ. Đợt đó cả Ninh bình chỉ có 3 trường hợp tương tự.
Mấy năm sau, có người ở quê giải ngũ về báo, chú Lạc bị bom hi sinh rồi. Vợ con người nhà để tang.
Năm sau, buổi tối ông già vợ tôi ngồi nghe chương trình tiếng thơ thì thấy phóng viên giới thiệu thơ từ trường văn hóa QK5 rồi giới thiệu đc Lạc, đúng tên đúng tiếng em mình rồi. Vậy là chú Lạc còn sống, sau mới biết cả đơn vị chú hi sinh, chú sống vì bị sốt nằm lại trạm.
Sau 75 chú về lại Ninh bình, lại đứng trên bục giảng bình thơ văn.
Sáng nay, nghe tin chú mất. Vợ tôi nói, tội nghiệp chú, hiền lành. Tôi mới bảo chú trải qua những chuyện như thế thì chẳng có cái gì là quan trọng nữa, chú hiểu đời nên chú hiền lành thôi.