MỜ ẢO
Tây ăn ngậm miệng im lặng còn ta ăn là phải hít hà, sì sụp, soàn soạt, ợ rồi xoa bụng mới là đỉnh điểm của ngon, của sự khen ngợi người nấu về bữa ăn ngon.
Tây nhà thích tràn ngập ánh sáng còn ta phải tôi tối để bộ lư đồng nó ánh lên, rồi hoành phi câu đối mờ ảo mới là trang nghiêm, kính cẩn
THÀNH BẠI THEO NGŨ HÀNH
Vì sao thành công, vì sao thất bại là 1 câu chuyện dài. Với ngũ hành thì ta có thể giải thích như sau:
- Mộc: các ý tưởng, sáng kiến, kế hoạch của bạn
- Thổ: lĩnh vực ngành nghề hoạt động
- Thủy, hỏa: mức độ hỗ trợ, ngăn cản từ môi trường xã hội, luật pháp, con người, vốn liếng, sự kiện ngẫu nhiên...và cuối cùng là
- Kim: cách thức, phương tiện giải quyết vấn đề
ĐIỂM DỪNG
Dạo này nhiều GS bác sĩ vướng vòng lao lý có thể do họ không trang bị đủ phanh thắng để có điểm dừng. Bs kiếm tốt mà tham làm GĐ, tham quá thì hỏng. Có chuyên môn, có nghề mà đi đua la liếm với tụi vô nghề ngỗng.
HỔNG GIÒ
Tiếp tục vụ bác sĩ giám đốc Tuấn bị khởi tố. Với cơ chế 1 thủ trưởng và tâm lý ăn cây nào rào cây ấy của nhân viên thì GĐ đương nhiệm rất vững vàng, các cơ quan chức năng rất khó khui ra được sai phạm.
Tuy nhiên GĐ sẽ bị hổng giò khi được (bị) điều chuyển, thăng chức, đá lên...mà không cài cắm được đệ tử kế nhiệm. Anh đi rồi thì sai phạm ở chỗ cũ rất dễ bị khui.
BÀI TOÁN 1/3
Nếu 1 dự án làm đàng hoàng phải mất 10 tỷ trong khi chỉ được duyệt chi 3,3 tỷ thì bạn sẽ làm gì?
A. Không làm
B. Làm và xin bổ sung vốn dần
C. Tăng lên 30 tỷ để duyệt chi xuống 10 tỷ là vừa
D. Tăng lên 60tỷ
E. Khác
HAY CHÊ
Mỹ cái gì cũng làm được nhưng chỉ bán được hàng mắc tiền
Nga cái gì cũng làm được nhưng chỉ bán được vũ khí
TQ cái gì cũng làm được mà giá nào cũng bán được
VN cái gì cũng không làm được nhưng cái gì cũng chê được.
TRUNG DUNG
Trung dung là trung chính, trung hòa, hài hòa, cân bằng không thiên lệch kiểu thái quá hay bất cập. Nhưng câu hỏi đặt ra là cân bằng, hài hòa với những yếu tố nào?
Người TQ nói đến các yếu tố như âm dương, ngũ hành và thiên địa nhân. Và do họ chú ý tới, tập trung vào quan hệ giữa người với người, quan hệ xã hội nên đã phân tích rất sâu về các tình huống theo chữ thời trong kinh Dịch với 1 nửa là mối quan hệ với đạo-qui luật xã hội và 1 nửa là đối nhân, trong đó trung dung là tính cân bằng, quân bình mà họ hướng tới và đề cao.
NHO GIÁO
Nho giáo: văn minh nông nghiệp số 1 thế giới TQ. VN số 1 đông nam á
Nho giáo + TBCN: số 2 thế giới Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Singapore
Nho giáo + XHCN: cực đoan TQ thời Mao CT, VN thời bao cấp, Triều tiên
Nho giáo + XHCN+TBCN: sắp số 1thế giới TQ. VN số 1 về tỉ lệ XNK/GDP
KINH THI
Hứng quan quần oán...đa thức ư điểu thú thảo mộc chi danh.
Nghĩa: Thi có thể kích thích, động viên, giúp ta rút kinh nghiệm, xem xét, giúp ta tổ chức hợp quần, bầy cho ta cách biểu lộ lòng oán trách. Thi dạy ta đạo lý, gần thì thờ cha, xa thì thờ vua, lại giúp ta biết nhiều thứ cỏ cây chim muông.
Nhưng thực tế sau này hiểu là: Thi làm ta đủ cung bậc cảm xúc từ vui vẻ, chiêm nghiệm, hòa mình vào tới bất mãn oán trách. Nội dung gần từ cha mẹ tới tận vua, lại có thể tưởng tượng là cây cỏ muông thú để nói lên ý mình. Thể nào viết văn thơ hơi chút là bị suy diễn thành nhân văn giai phẩm ngay.
THÁNH GIÁ VÀ CÁ
Có lần nhạc sĩ Trần Tiến tới nhà Trịnh Công Sơn mà phải ngồi chờ mãi vì TCS đang nói chuyện với 1 cô gái Nhật về thiền. Vậy là trong đầu Trần Tiến bật lên câu âm dương nằm ngang, ngũ hành nằm dọc, 1 bài hát ra đời.
Âm dương ngày đêm nên nằm ngang còn ngũ hành sao lại nằm dọc? Dưới con mắt của Khổng tử thì vạn vật đều có tôn ti trật tự trên dưới nghiêm ngặt của nó.
Vua là con trời cai quản thế gian, mọi thứ từ thần dân, đất đai, tài nguyên,...đều của vua. Dưới vua, xếp theo trật tự trên xuống là sĩ nông công thương với lớp sĩ khi làm quan là cha mẹ của dân. Với quân sư phụ thì mọi người được phân cao thấp rõ ràng và gia đình trở thành hạt nhân của xã hội. Từ gia đình phóng dạng lên gia tộc và vua tôi cũng như gia đình lớn.
Có 1 điều thú vị là 2 nền văn minh lớn châu á là TQ và Ấn độ đều phân biệt, phân chia đẳng cấp rất rõ ràng, kỹ lưỡng. Ấn độ phân chia còn cực đoan đến giờ vẫn loay hoay kẹt trỏng. Từ hệ thống tôn ti trật tự này mới xuất hiện phương cách quản trị, luật lệ, cách hành xử thần dân, ...theo hàng dọc.
Vd người TQ khi đó mặc áo tay xòe rất bất tiện khi đánh trận nhưng chỉ khi vua nhận ra tay áo chẽn của tụi nhung địch là tiện nên ra lệnh bỏ tay áo xòe thì mọi người mới thi hành. Hay Hitler, Stalin tự tay duyệt từng loại vũ khí rồi vua Minh mạng cấm quần không đáy là những điển hình của đỉnh cao chỉ huy, tất cả thực hiện theo hàng dọc.
Văn minh Hy lạp theo chế độ thành bang, họ hình thành tầng lớp công dân ngay khi xã hội đang ở trong hình thái chiếm hữu nô lệ. Từ đây, khái niệm tương đương đại biểu, quốc hội hình thành. Cấu trúc này cho ra đời công dân citizen, viện nguyên lão hay còn diễn đạt cách khác là phương cách quản trị theo chiều ngang.
Cấu trúc này được củng cố bởi chế độ phong kiến châu Âu tầng lớp quý tộc có lãnh địa riêng của mình. Đông Tây vậy là khác biệt từ đây: Tây lãnh chúa có đất riêng và vua có quyền lực giới hạn còn Đông vua quyền lực tuyệt đối, giới quan lại chỉ có bổng lộc, quyền thu thuế chớ không được sở hữu riêng đất đai và quân đội. VD khi cần tiền để chiến tranh thì vua châu Âu phải đi vay nợ chớ bên này vua không có khái niệm đi vay.
Từ phương cách hàng ngang này mới dẫn tới đặc trưng quản trị kiểu phi tập trung và các ngành phát triển đa dạng. Tất nhiên cả đông và tây không thể có thuần dọc học thuần ngang được vì bản chất con người 2 thuộc tính cá nhân và cộng đồng không thể tách rời.
Với sự phát triển tư tưởng đó thì phương Tây hình thành lối trọng chiều ngang và kết hợp chiều dọc như hình cây thánh giá, nặng phần siêu hình, tưởng tượng còn phương Đông trọng chiều dọc và kết hợp nhẹ chiều ngang cho ra hình tượng giống con cá, nặng về thực tế vật chất trực quan hơn. Ảnh hưởng này xuyên suốt rất ít người châu Á thoát khỏi.
Mô hình thánh giá có ưu điểm khuyến khích quyền cá nhân, quyền tư hữu, làm tăng xác suất của sáng kiến phát minh và chúng có khả năng lan tỏa đồng bộ ra các ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên mô hình này cũng không tránh khỏi những tình huống cực đoan như phát xít và chiến tranh giữa các quốc gia.
Mô hình cá tuy tập trung quyền lực vào vua nhưng cũng chỉ tới huyện. Đất vua chùa làng nên làng được tự trị, điều này là 1 trong những lý do hay có khởi nghĩa nông dân. Cá có ưu điểm thịnh trị khi có vua sáng, tức là may mắn có độc tài sáng suốt. Mô hình này cũng giúp ổn định bền vững trong điều kiện không có biến cố đột biến nằm ngoài trật tự, dự liệu của người đứng đầu.
Với 1.0 thì phương tây vượt lên trước và từ đây phương thức quản trị hàng ngang phi tập trung được coi là mẫu mực và lần lượt được áp dụng vô các nước vốn theo mô hình hàng dọc ở mức độ khác nhau.
Dù thế nào thì những phương cách ngoại lai này cũng sẽ gây ra đụng chạm, mâu thuẫn. Vd như tham nhũng. Quan VN xưa lương thấp phải có bổng.
Mức độ bổng do vụ việc dân đền ơn và đạo đức của quan quyết định. Nôm na tưng đó là hợp tình hợp lý, hài hòa.
Thứ 2 là quan xưa không quản về kinh tế mà dân tự do làm, quan chỉ thu thuế, xử kiện, phòng hỏa, lũ lụt nên mức cám dỗ vật chất không lớn.
Thứ 3 sỹ là 1 đẳng cấp rất cần danh dự. Vậy là khi qui định cấm nhận, tặng quà áp vô thì gen cả ngàn năm có lối chối bao giờ đâu.
Mâu thuẫn lợi ích
Cái này tây thủ rất kỹ nhưng sang ta thì lại vướng làm nghề gì ăn nghề nấy. Nói vậy thôi thời nhà Nguyễn thi hành luật hồi tỵ cũng rất nghiêm khắc nên tránh được cảnh gà què ăn quẩn cối xay như bây giờ.
XEM KỊCH
Khách nước ngoài tới VN coi múa rối nước ở Hà nội, ở Huế thì coi nhã nhạc cung đình, vô nam coi cải lương. Nói chung là đa dạng nhưng kịch tiêu biểu thì không biết là vở nào?
Như sang Thái lan thì đặc sản là vũ đoàn bê đê, các vũ công chuyển giới nhìn xa đẹp hơn con gái bình thường diễn tích nàng Sita, khỉ Hanuman rõ tính dân tộc. Sang Mỹ coi vua sư tử. Chưa coi thì nghĩ mình biết rồi vì đã xem phim nhưng hóa ra kịch là 1 trải nghiệm hoàn toàn khác, hay và giúp hiểu rõ về thổ dân da đỏ hơn nhiều. Còn TQ thì diễn cái biết ngay Võ tòng đả hổ, Thanh xà bạch xà đúng kiểu rạp thời xưa...đại khái thế.