10 năm không gặp tưởng tình đã cũ
Mười năm là một quãng thời gian kinh khủng. Bạn hãy để ý:
- Khoảng 2/3 số bạn bè giao tiếp cách đây 10y hầu như không gặp nữa, cứ như là biến mất trên quãng đời này.
- Bạn gần như là người khác vì các tế bào chết đi - sinh ra...
- Cách 10y ai cầm Nokia là ngon, giờ Nokia phải bán cả trụ sở chính để trả nợ. Apple sau khi thoát chết do Microsoft cứu lại trở về chói lọi.
- Tới 65, sau năm 54 được 10 năm thì MB xài hết của từ thời Pháp nên hàng tiêu dùng khan hiếm
- Tương tự, tới 85 thì đói quá, bắt buộc phải cởi trói phá rào đổi mới
Rồi lý do nào mà từ
10 quả trứng tròn, mẹ gà ấp ủ
Hôm nay ra đủ 10 chú gà con
Tới tình cảnh như vầy
Về nuôi hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng: ung
Năm trứng: ung
Sáu trứng: ung
Bảy trứng: ung
Còn ba trứng nở ra ba con:
Con: diều tha
Con: quạ bắt
Con: mặt cắt xơi
Cái này mà phiên ra thành chuyện nhân sự, công chức thì sẽ thấy khối tương đồng
Kỳ này, mời các bạn theo dõi chu kỳ 10y trong kinh tế (http://dainamaxtribune.blogspot.com/2012/12/my-mat-mot-thap-nien.html)
Mỹ Mất Một Thập Niên?
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 121219
Tiếp tục loạt tổng kết về tình hình kinh tế năm 2012, chúng ta khởi đầu với nền kinh tế giữ vị trí số một của thế giới là Hoa Kỳ với tổng sản lượng trị giá chừng 22% sức sản xuất của toàn cầu.
Nếu nhìn trong bối cảnh dài của nhiều thập niên thì ta không ngạc nhiên về sự thể đó. Hoa Kỳ đang trải qua giai đoạn chuyển hướng với yêu cầu cải tổ toàn bộ cơ chế chi thu trong cả chục năm nên sẽ còn gặp nhiều khó khăn làm dư luận bất bình, thất vọng.
Trước hết, như các nền kinh tế công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Kỳ đã vay mượn quá sức và đến hồi trả nợ. Thời điểm của việc trả nợ đó bắt đầu từ cuối năm 2007.
Khi xảy ra cách nay đúng năm năm thì người ta lầm hậu quả là vụ bể bóng đầu tư địa ốc và khủng hoảng tài chính ngân hàng. Nguyên nhân là đi vay và phải trả nợ vì thế mới bị khủng hoảng và suy trầm kinh tế.
Kỳ này, mời các bạn theo dõi chu kỳ 10y trong kinh tế (http://dainamaxtribune.blogspot.com/2012/12/my-mat-mot-thap-nien.html)
Mỹ Mất Một Thập Niên?
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 121219
Tiếp tục loạt tổng kết về tình hình kinh tế năm 2012, chúng ta khởi đầu với nền kinh tế giữ vị trí số một của thế giới là Hoa Kỳ với tổng sản lượng trị giá chừng 22% sức sản xuất của toàn cầu.
Nếu nhìn trong bối cảnh dài của nhiều thập niên thì ta không ngạc nhiên về sự thể đó. Hoa Kỳ đang trải qua giai đoạn chuyển hướng với yêu cầu cải tổ toàn bộ cơ chế chi thu trong cả chục năm nên sẽ còn gặp nhiều khó khăn làm dư luận bất bình, thất vọng.
Trước hết, như các nền kinh tế công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Kỳ đã vay mượn quá sức và đến hồi trả nợ. Thời điểm của việc trả nợ đó bắt đầu từ cuối năm 2007.
Khi xảy ra cách nay đúng năm năm thì người ta lầm hậu quả là vụ bể bóng đầu tư địa ốc và khủng hoảng tài chính ngân hàng. Nguyên nhân là đi vay và phải trả nợ vì thế mới bị khủng hoảng và suy trầm kinh tế.
Khi kinh tế bị suy trầm và phải trả nợ cả công lẫn tư, giới lãnh đạo rơi vào thế kẹt là làm sao vừa trả nợ vừa kích cầu để ra khỏi nạn suy trầm? Đó là bài toán nan giải của việc phải kích cầu mà đồng thời thắt lưng buộc bụng, xảy ra cho toàn khối công nghiệp hoá đã phát triển.
Năm năm sau, là thời điểm hiện nay, Hoa Kỳ và các nước Âu Châu hay Nhật Bản đang đứng trước sự thể vô cùng bất thường này. Nếu không ý thức được vấn đề và dứt khoát cải cách, Mỹ sẽ giống như Nhật Bản, là mất toi một thập niên, tức là phải sau năm năm nữa mới khá hơn.
Có một quy luật gần như là bài kinh tế nhập môn. Đó là người ta thường chỉ thấy "cái được" trong kinh tế mà khó nhìn ra "cái mất", nhiều khi là mặt trái, mặt ẩn và chỉ xuất hiện về sau.
Từ ba chục năm nay, chính người dân Mỹ, cả trăm triệu hộ gia đình và doanh nghiệp, đã đi vay liên tục và qua nhiều cách khác nhau, từ thẻ tín dụng đến tài trợ địa ốc hay đầu tư đủ loại. Từ 1.500 tỷ đô la vào năm 1980, gánh nợ tư nhân đó đã tăng gấp bốn trong 20 năm và vượt 6.000 tỷ vào năm 2001, lại còn tăng gấp hai tới đỉnh cao là hơn 13.000 tỷ vào năm 2007. Đấy là phần "được" của giai đoạn lạc quan về sự sung mãn. Cái mất là gánh nợ tích lũy ấy sẽ có ngày đổ.
- Sở dĩ như vậy và đây là một trong nhiều lý do giải thích tình trạng lạc quan kéo dài là cả thế giới vui mừng với triển vọng toàn cầu hóa trong một địa cầu thu hẹp. Khi Trung Quốc từ bỏ chế độ tập trung quản lý và bế quan toả cảng để theo kinh tế thị trường từ năm 1979 và 10 năm sau, khi Liên bang Xô viết tan rã rồi sụp đổ, cả khối kinh tế cộng sản cũng cải tổ theo quy luật tự do và mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ và tài chính cho mọi quốc gia. Vì thế, người ta làm ăn vay mượn dễ dàng, với tiền nhiều và rẻ hơn từ các nền kinh tế đang lên mà thổi lên bong bóng và quên dần nhu cầu trả nợ. Cũng nhìn trong trường kỳ thì ta còn thấy một lý do khác.
Vay mượn quá sức
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta còn nhớ là hơn chục năm về trước, cả thế giới đã nói đến những hứa hẹn của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng về công nghệ tin học.
Đấy là "cái được" mà ai cũng có thể thấy vì sản xuất ra cùng một lượng hàng hóa dịch vụ mà tốn ít nhân công hơn và có thể đương đầu với sự xuất hiện của các nền kinh tế tân hưng của Đông Á với nhân công rẻ hơn.
Cái mất của sự thay đổi là người dân trong các nước tiên tiến dễ bị thất nghiệp nếu không theo kịp sự đổi thay của thuật lý và nền giáo dục lẫn cả xã hội phải thi đua để cập nhật với những đổi thay này.
Hậu quả là xáo trộn kinh tế và bất mãn xã hội khi thất nghiệp sẽ nằm ở mức rất cao trong một giai đoạn khá lâu. Hoa Kỳ đang bị tai họa đó. Mà chưa hết vì chẳng khác gì khối công nghiệp hoá, nước Mỹ cũng có đổi thay về dân số.
Các quốc gia công nghiệp hoá đều tiến qua hình thái kinh tế và xã hội khác, điều ấy có ảnh hưởng đến yếu tố mà giới kinh tế gọi là "định mệnh", đó là cơ cấu dân số.
Nói chung, trong các xã hội tiên tiến đó, người dân lập gia đình trễ hơn và có con ít hơn nên về dài thì thành phần ở tuổi lao động, xin hãy tạm lấy tiêu chuẩn là từ 18 đến 55 tuổi, sẽ ít dần so với tổng số cư dân. Song song, tiến bộ về thuật lý trong y học và dưỡng sinh cũng kéo dài tuổi thọ trong các xã hội này.
Hậu quả là họ bị hiện tượng gọi là "lão hóa dân số", với người gia lão đông hơn và cần nhiều dịch vụ và phúc lợi y tế xã hội lâu dài hơn trong khi tỷ trọng thành phần năng động về sản xuất và đóng góp cho quỹ phúc lợi ấy sẽ giảm.
Nhờ có chính sách tiếp nhận di dân, là thành phần có sinh suất cao vì đẻ con nhiều hơn, Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ hơn Nhật Bản và nhiều nước Âu Châu mà cũng đã bị hiệu ứng của nạn lão hóa dân số. Trung Quốc đi sau mà cũng gặp định mệnh này do chính sách "mỗi hộ một con" họ ban hành từ 40 năm trước
Nạn lão hóa dân số
Chúng ta sẽ hơi mất công để nhìn ra cùng lúc hai vế cung cầu của hai khía cạnh sản xuất và tiêu thụ và của hai lớp dân số, những người năng động từ 25 đến 55 tuổi và giới cao niên trên 55 tuổi mà có tuổi thọ dài hơn trước.
Thành phần năng động bị thu hẹp sẽ làm giảm năng suất trong địa hạt sản xuất và cũng giảm số cầu về nhà cửa, xe cộ, v.v... cho cả nền kinh tế. Song song, thành phần cao niên đông đảo hơn sẽ tiêu thụ ít hơn, ở nhà nhỏ hơn, tiết kiệm nhiều hơn mà vẫn cần nhiều phí tổn về hưu liễm và sức khoẻ. Tổng hợp lại thì trong trường kỳ sản lượng kinh tế sẽ giảm, đà tăng trưởng hàng năm không thể ở mức 5-6% như xưa, với số thất nghiệp cao hơn.
Hoa Kỳ là một quốc gia thống nhất theo thể chế liên bang nên các cơ chế có thể xoay chuyển chứ không bị phân hóa và tê liệt như Âu Châu. Thứ hai, Hoa Kỳ năng động biến báo chứ không ù lỳ trì trệ và đình hoãn cải cách như Nhật Bản trong 20 năm qua.
Vì vậy trong khối kinh tế công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Kỳ sẽ có hy vọng vượt thoát sớm nhất và thực tế thì tư doanh Mỹ đã sớm bước qua hướng khác rồi.
Một lý do cụ thể cho giả thuyết lạc quan này là sau năm năm hoạn nạn, các doanh nghiệp Mỹ đã trả nợ và tích lũy được một khối hiện kim hay bạc mặt tới cả ngàn tỷ đô la. Trong khi ấy, so với các thị trường khác thì Mỹ vẫn là nơi đầu tư an toàn và có lời nên tiếp tục đón nhận được đầu tư hay "tiết kiệm nhập khẩu" của nước ngoài.
Vì vậy, sau một năm 2013 có nhiều khó khăn không tránh khỏi, tình hình năm 2014 sẽ khả quan hơn những gì đã thấy từ năm năm qua. Về dài thì lãnh đạo chính trị xứ này cũng phải ý thức được yêu cầu cải cách đó, nếu không thì họ sẽ thất cử. Để kết luận, tôi thiển nghĩ là trong trung hạn từ hai đến năm năm, Mỹ sẽ thoát xác và đấy là lúc ta nên so sánh với khả năng xoay chuyển của các xứ khác, là điều mình sẽ tìm hiểu trong mấy kỳ sau.
Năm năm sau, là thời điểm hiện nay, Hoa Kỳ và các nước Âu Châu hay Nhật Bản đang đứng trước sự thể vô cùng bất thường này. Nếu không ý thức được vấn đề và dứt khoát cải cách, Mỹ sẽ giống như Nhật Bản, là mất toi một thập niên, tức là phải sau năm năm nữa mới khá hơn.
Có một quy luật gần như là bài kinh tế nhập môn. Đó là người ta thường chỉ thấy "cái được" trong kinh tế mà khó nhìn ra "cái mất", nhiều khi là mặt trái, mặt ẩn và chỉ xuất hiện về sau.
Từ ba chục năm nay, chính người dân Mỹ, cả trăm triệu hộ gia đình và doanh nghiệp, đã đi vay liên tục và qua nhiều cách khác nhau, từ thẻ tín dụng đến tài trợ địa ốc hay đầu tư đủ loại. Từ 1.500 tỷ đô la vào năm 1980, gánh nợ tư nhân đó đã tăng gấp bốn trong 20 năm và vượt 6.000 tỷ vào năm 2001, lại còn tăng gấp hai tới đỉnh cao là hơn 13.000 tỷ vào năm 2007. Đấy là phần "được" của giai đoạn lạc quan về sự sung mãn. Cái mất là gánh nợ tích lũy ấy sẽ có ngày đổ.
- Sở dĩ như vậy và đây là một trong nhiều lý do giải thích tình trạng lạc quan kéo dài là cả thế giới vui mừng với triển vọng toàn cầu hóa trong một địa cầu thu hẹp. Khi Trung Quốc từ bỏ chế độ tập trung quản lý và bế quan toả cảng để theo kinh tế thị trường từ năm 1979 và 10 năm sau, khi Liên bang Xô viết tan rã rồi sụp đổ, cả khối kinh tế cộng sản cũng cải tổ theo quy luật tự do và mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ và tài chính cho mọi quốc gia. Vì thế, người ta làm ăn vay mượn dễ dàng, với tiền nhiều và rẻ hơn từ các nền kinh tế đang lên mà thổi lên bong bóng và quên dần nhu cầu trả nợ. Cũng nhìn trong trường kỳ thì ta còn thấy một lý do khác.
Vay mượn quá sức
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta còn nhớ là hơn chục năm về trước, cả thế giới đã nói đến những hứa hẹn của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng về công nghệ tin học.
Đấy là "cái được" mà ai cũng có thể thấy vì sản xuất ra cùng một lượng hàng hóa dịch vụ mà tốn ít nhân công hơn và có thể đương đầu với sự xuất hiện của các nền kinh tế tân hưng của Đông Á với nhân công rẻ hơn.
Cái mất của sự thay đổi là người dân trong các nước tiên tiến dễ bị thất nghiệp nếu không theo kịp sự đổi thay của thuật lý và nền giáo dục lẫn cả xã hội phải thi đua để cập nhật với những đổi thay này.
Hậu quả là xáo trộn kinh tế và bất mãn xã hội khi thất nghiệp sẽ nằm ở mức rất cao trong một giai đoạn khá lâu. Hoa Kỳ đang bị tai họa đó. Mà chưa hết vì chẳng khác gì khối công nghiệp hoá, nước Mỹ cũng có đổi thay về dân số.
Các quốc gia công nghiệp hoá đều tiến qua hình thái kinh tế và xã hội khác, điều ấy có ảnh hưởng đến yếu tố mà giới kinh tế gọi là "định mệnh", đó là cơ cấu dân số.
Nói chung, trong các xã hội tiên tiến đó, người dân lập gia đình trễ hơn và có con ít hơn nên về dài thì thành phần ở tuổi lao động, xin hãy tạm lấy tiêu chuẩn là từ 18 đến 55 tuổi, sẽ ít dần so với tổng số cư dân. Song song, tiến bộ về thuật lý trong y học và dưỡng sinh cũng kéo dài tuổi thọ trong các xã hội này.
Hậu quả là họ bị hiện tượng gọi là "lão hóa dân số", với người gia lão đông hơn và cần nhiều dịch vụ và phúc lợi y tế xã hội lâu dài hơn trong khi tỷ trọng thành phần năng động về sản xuất và đóng góp cho quỹ phúc lợi ấy sẽ giảm.
Nhờ có chính sách tiếp nhận di dân, là thành phần có sinh suất cao vì đẻ con nhiều hơn, Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ hơn Nhật Bản và nhiều nước Âu Châu mà cũng đã bị hiệu ứng của nạn lão hóa dân số. Trung Quốc đi sau mà cũng gặp định mệnh này do chính sách "mỗi hộ một con" họ ban hành từ 40 năm trước
Nạn lão hóa dân số
Chúng ta sẽ hơi mất công để nhìn ra cùng lúc hai vế cung cầu của hai khía cạnh sản xuất và tiêu thụ và của hai lớp dân số, những người năng động từ 25 đến 55 tuổi và giới cao niên trên 55 tuổi mà có tuổi thọ dài hơn trước.
Thành phần năng động bị thu hẹp sẽ làm giảm năng suất trong địa hạt sản xuất và cũng giảm số cầu về nhà cửa, xe cộ, v.v... cho cả nền kinh tế. Song song, thành phần cao niên đông đảo hơn sẽ tiêu thụ ít hơn, ở nhà nhỏ hơn, tiết kiệm nhiều hơn mà vẫn cần nhiều phí tổn về hưu liễm và sức khoẻ. Tổng hợp lại thì trong trường kỳ sản lượng kinh tế sẽ giảm, đà tăng trưởng hàng năm không thể ở mức 5-6% như xưa, với số thất nghiệp cao hơn.
Hoa Kỳ là một quốc gia thống nhất theo thể chế liên bang nên các cơ chế có thể xoay chuyển chứ không bị phân hóa và tê liệt như Âu Châu. Thứ hai, Hoa Kỳ năng động biến báo chứ không ù lỳ trì trệ và đình hoãn cải cách như Nhật Bản trong 20 năm qua.
Vì vậy trong khối kinh tế công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Kỳ sẽ có hy vọng vượt thoát sớm nhất và thực tế thì tư doanh Mỹ đã sớm bước qua hướng khác rồi.
Một lý do cụ thể cho giả thuyết lạc quan này là sau năm năm hoạn nạn, các doanh nghiệp Mỹ đã trả nợ và tích lũy được một khối hiện kim hay bạc mặt tới cả ngàn tỷ đô la. Trong khi ấy, so với các thị trường khác thì Mỹ vẫn là nơi đầu tư an toàn và có lời nên tiếp tục đón nhận được đầu tư hay "tiết kiệm nhập khẩu" của nước ngoài.
Vì vậy, sau một năm 2013 có nhiều khó khăn không tránh khỏi, tình hình năm 2014 sẽ khả quan hơn những gì đã thấy từ năm năm qua. Về dài thì lãnh đạo chính trị xứ này cũng phải ý thức được yêu cầu cải cách đó, nếu không thì họ sẽ thất cử. Để kết luận, tôi thiển nghĩ là trong trung hạn từ hai đến năm năm, Mỹ sẽ thoát xác và đấy là lúc ta nên so sánh với khả năng xoay chuyển của các xứ khác, là điều mình sẽ tìm hiểu trong mấy kỳ sau.