18.10.20
Achilles và Ponzi
Achilles là 1 anh hùng hiển hách với 13 chiến công bất tử và anh còn có 1 chiến tích ít người nhắc tới là 1 đêm ngủ với 50 cô gái.
Chàng toàn thân như sắt thép chỉ có 1 yếu điểm duy nhất ở gót chân.
Sau này người ta phát hiện ra 1 việc mà Achilles không thể hoàn thành là chạy từ SG xuống Biên hòa 40km.
Giờ đầu ảnh chạy được 20km, giờ sau mệt chạy được 10km, ...cứ thế cứ mỗi giờ sau ảnh chạy được 1/2 quãng đường...và cứ thế mãi thì Achilles vẫn luôn còn 1/2 quãng đường chưa hoàn thành trước mặt.
Ponzi đọc câu chuyện đó và đem ra thi triển trong kinh tế bằng chiêu thức lừng danh là lấy tiền người sau trả cho người trước và doanh nghiệp hoạt động mãi miễn là dòng tiền không bị đứt.
Nối gót Ponzi có hàng hàng lớp lớp doanh nhân. Lấy khoản sau bù khoản trước, lấy dự án sau nuôi dự án trước...thậm chí có ngân hàng trung ương cũng xử chiêu Ponzi luôn.
Theo bạn với qui mô như TQ mà xài chiêu này thì có gần như là động cơ vĩnh cửu không.
Qui mô to lớn quá nên không thể nào nhận ra nó là Ponzi
17.10.20
Usd nhiều thế mà sao vẫn không giảm giá
Mỹ giờ không mạnh như xưa. Hồi usd được chọn làm phương tiện thanh toán thì GDP Mỹ chiếm gần nửa, giờ chỉ còn chừng 20%, nếu tính theo PPP thì năm nay TQ đã vượt Mỹ.
Nhưng usd vẫn chiếm hơn 80% trong thanh toán quốc tế dù giá trị xnk của Mỹ chỉ là 20% so với tổng.
Là phương tiện thanh toán nên các nước dự trữ luôn usd. Các nước xuất khẩu nhiều, tỉ trọng lớn so với Mỹ nên luôn muốn usd mạnh vì usd mạnh thì hàng của họ càng dễ bán so với hàng Mỹ.
Nên usd được thổi lên từ 10-20% và Fed thực ra có quyền không nhiều như người ta nghĩ. Họ giống như 1 cây to mà các dây leo, phong lan đeo bám chằng chịt.
Họ còn mạnh nhưng chỉ mạnh trong tình thế tối thượng như ra lệnh cấm giao dịch bằng usd nhưng đó lại là quyền lực nhuốm màu hành chính rồi. Còn hàng ngày thì Mỹ vẫn thiệt, muốn usd rẻ cũng đành chịu
16.10.20
Trong quá khứ, giá cổ phiếu trên phố Wall thường phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thực phố Main nên nhiều người còn gọi TTCK là kinh tế ảo. Kể từ ngày các công ty công nghệ lên ngôi thì giá cổ phiếu của nó bắt đầu thoát ly khỏi các phương pháp định giá truyền thống. Lý do vì các nhà đầu tư đã đặt kỳ vọng vào chúng vượt xa các ước đoán truyền thống.
Và Covid đến như 1 cú hích tách rời sự liên kết giữa phố Main và phố Wall. 2 phố giờ vận hành độc lập vì giờ thị trường không chỉ kỳ vọng nữa mà còn có dòng tiền dồi dào giúp cho thị trường độc lập. Tiền sẵn, lãi suất thấp mà khi nào chẳng phải kiếm tiền. Phố Main chạy cầm chừng thì việc phố Wall phố Wall làm. Không đầu cơ thì biết làm gì. Cái này có vẻ thế giới còn đi sau VN.
.................
Ngắn cỡ status nhưng sợ bị trôi đi nên để vào đây
Trường hợp 1:
Tiết kiệm là quốc sách. Câu này có từ ngàn xưa. Các cụ cũng nói tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn, nôm là nhớ tích sẵn gạo, áo phòng lúc eo, lúc lạnh.
Tóm lại những câu khuyên về ăn dè tiết kiệm hằng hà tới mức thành bản chất dân châu Á được ca ngợi hết lời.
Nhưng dưới góc độ thị trường. Ai cũng tiết kiệm, thắt chặt hầu bao không chi tiêu thì kinh tế sao phát triển bình thường được.
Ai cũng chọn việc cầm nhầm, chi trả biết giành phần ai.
Trường hợp 2:
Cá nhân, công ty, quốc gia muốn lành mạnh về kinh tế thì phải có thặng dư mậu dịch, cân bằng thu chi. Nói nôm là thu phải lớn hơn chi.
Tích phân của tất cả thu lớn hơn chi này thì dẫn đến 1 trường hợp: Ai lỗ?
Người nào, nhà nào, nước nào cũng đòi có lãi thì ai chịu lỗ?
Phải có ai đó chịu chớ: lạm phát, nhập siêu, bội chi ngân sách, phá sản, vỡ nợ xảy ra ngày ngày nhưng ai cũng coi như chuyện bên châu Phi và luôn ra nghị quyết:
Em giao cho anh, thu phải luôn lớn hơn chi.
Nghiêm túc đấy.
Trường hợp 1:
Tiết kiệm là quốc sách. Câu này có từ ngàn xưa. Các cụ cũng nói tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn, nôm là nhớ tích sẵn gạo, áo phòng lúc eo, lúc lạnh.
Tóm lại những câu khuyên về ăn dè tiết kiệm hằng hà tới mức thành bản chất dân châu Á được ca ngợi hết lời.
Nhưng dưới góc độ thị trường. Ai cũng tiết kiệm, thắt chặt hầu bao không chi tiêu thì kinh tế sao phát triển bình thường được.
Ai cũng chọn việc cầm nhầm, chi trả biết giành phần ai.
Trường hợp 2:
Cá nhân, công ty, quốc gia muốn lành mạnh về kinh tế thì phải có thặng dư mậu dịch, cân bằng thu chi. Nói nôm là thu phải lớn hơn chi.
Tích phân của tất cả thu lớn hơn chi này thì dẫn đến 1 trường hợp: Ai lỗ?
Người nào, nhà nào, nước nào cũng đòi có lãi thì ai chịu lỗ?
Phải có ai đó chịu chớ: lạm phát, nhập siêu, bội chi ngân sách, phá sản, vỡ nợ xảy ra ngày ngày nhưng ai cũng coi như chuyện bên châu Phi và luôn ra nghị quyết:
Em giao cho anh, thu phải luôn lớn hơn chi.
Nghiêm túc đấy.