Tây có câu: bánh xe thứ 5 trong cỗ xe để tả người, tổ chức bị thừa ra trong bộ máy lâm vào cảnh bỏ thì thương, vương thì tội.
Các cụ nhà mình tuy không phát minh ra bánh xe nhưng cũng có biệt tài lắp bánh này.
Ví dụ như chữ nôm. Lịch sử VN rất thiệt thòi trong việc chứng minh quá khứ huy hoàng, cái nôi văn minh từ 4.000 năm trước 1 phần lớn ở việc không có chữ viết, không chế ra được chữ viết.
Tới khi TQ qua đô hộ, dần dần chữ tàu trở thành chữ viết của dân Việt.
Nhưng các cụ tính vốn tự tôn dân tộc rất cao, cái này ta biết rồi. Các cụ bèn chế thêm nét để chữ tàu thành chữ nôm.
Chữ nôm này đậm đà bản sắc dân tộc nhưng khó kinh khủng vì muốn học chữ nôm phải biết chữ tàu. Sau khó quá có ông mới bảo đúng là vẽ rắn thêm chân. Thành ngữ vẽ rắn thêm chân ra đời từ đó-về nghĩa nó na ná bánh xe thứ 5.
Sau tới đời Lê trung hưng ông cha ta còn phát minh ra 1 lối quản trị mà sau gần trăm năm Nhật mới học được. Đó là mô hình vua Lê chúa Trịnh. Chúa thực quyền nhưng vua lại chính danh. Đến thời Duy tân Minh trị thì Nhật bỏ, còn xứ ta thì vẫn còn nồng nàn.
Đó là chuyện xưa. Giờ đến chuyện nay. Ta biết rằng luật xứ ta mới xây từ quãng 1985 tới nay, tức tròm trèm 30 năm. Công nghệ chế biến luật thường lấy luật Tây tàu về cải biến, chỉnh sửa, bỏ bớt cho đơn giản để thành luật ta (na ná cách làm chữ nôm nhưng với hy vọng đơn giản hơn).
Đơn cử luật Doanh nghiệp rất cởi mở, rất được đánh giá cao như nếu để ý sẽ thấy luật này không có hướng dẫn xử lý vi phạm trong quá trình quản trị, họp ĐHCĐ, chuyển nhượng CP... Điều này làm tranh chấp trong quản trị, đại hội cổ đông, con dấu...thiếu căn cứ giải quyết, mà dân mình ai cũng khôn.
Giờ xin nói về bánh xe thứ 5 của doanh nghiệp, đó chính là ban kiểm soát, một thứ vẽ rắn thêm chân hoàn toàn đặc thù VN.
Tham khảo tại http://trantuananh9.blogspot.com/2013/09/luat-doanh-nghiep-va-quan-tri-cong-ty.html
Việc lắp bánh xe thứ 5 này làm cho sự vận hành rối beng, mọi thứ trông xa thì tưởng luật tây, lại gần lại hóa đặc thù ai ơi.
Vậy nên có thể kết lại rằng thói quen ráp bánh xe thứ 5 là thói quen tai hại cần phải bỏ nhất nhưng hỡi ơi, nó quá thâm căn cố đế.
Các cụ nhà mình tuy không phát minh ra bánh xe nhưng cũng có biệt tài lắp bánh này.
Ví dụ như chữ nôm. Lịch sử VN rất thiệt thòi trong việc chứng minh quá khứ huy hoàng, cái nôi văn minh từ 4.000 năm trước 1 phần lớn ở việc không có chữ viết, không chế ra được chữ viết.
Tới khi TQ qua đô hộ, dần dần chữ tàu trở thành chữ viết của dân Việt.
Nhưng các cụ tính vốn tự tôn dân tộc rất cao, cái này ta biết rồi. Các cụ bèn chế thêm nét để chữ tàu thành chữ nôm.
Chữ nôm này đậm đà bản sắc dân tộc nhưng khó kinh khủng vì muốn học chữ nôm phải biết chữ tàu. Sau khó quá có ông mới bảo đúng là vẽ rắn thêm chân. Thành ngữ vẽ rắn thêm chân ra đời từ đó-về nghĩa nó na ná bánh xe thứ 5.
Sau tới đời Lê trung hưng ông cha ta còn phát minh ra 1 lối quản trị mà sau gần trăm năm Nhật mới học được. Đó là mô hình vua Lê chúa Trịnh. Chúa thực quyền nhưng vua lại chính danh. Đến thời Duy tân Minh trị thì Nhật bỏ, còn xứ ta thì vẫn còn nồng nàn.
Đó là chuyện xưa. Giờ đến chuyện nay. Ta biết rằng luật xứ ta mới xây từ quãng 1985 tới nay, tức tròm trèm 30 năm. Công nghệ chế biến luật thường lấy luật Tây tàu về cải biến, chỉnh sửa, bỏ bớt cho đơn giản để thành luật ta (na ná cách làm chữ nôm nhưng với hy vọng đơn giản hơn).
Đơn cử luật Doanh nghiệp rất cởi mở, rất được đánh giá cao như nếu để ý sẽ thấy luật này không có hướng dẫn xử lý vi phạm trong quá trình quản trị, họp ĐHCĐ, chuyển nhượng CP... Điều này làm tranh chấp trong quản trị, đại hội cổ đông, con dấu...thiếu căn cứ giải quyết, mà dân mình ai cũng khôn.
Giờ xin nói về bánh xe thứ 5 của doanh nghiệp, đó chính là ban kiểm soát, một thứ vẽ rắn thêm chân hoàn toàn đặc thù VN.
Tham khảo tại http://trantuananh9.blogspot.com/2013/09/luat-doanh-nghiep-va-quan-tri-cong-ty.html
Việc lắp bánh xe thứ 5 này làm cho sự vận hành rối beng, mọi thứ trông xa thì tưởng luật tây, lại gần lại hóa đặc thù ai ơi.
Vậy nên có thể kết lại rằng thói quen ráp bánh xe thứ 5 là thói quen tai hại cần phải bỏ nhất nhưng hỡi ơi, nó quá thâm căn cố đế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét