Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Củ hành bao lớp



Dọc bằng đòn gánh,

Củ bằng bình vôi,

Ai mua hành tôi,

Thì thương tôi với!


Văn hóa người Việt được hình thành từ thời tối cổ, trải hàng ngàn năm mới có ngày hôm nay.

Từ xa xưa có 3 câu chuyện theo tôi hình thành nên lõi tính cách người Việt:

- Thánh Gióng: Khát vọng từ nhỏ yếu, câm nín bỗng 1 hôm bằng chi phí, viện trợ tối đa mà trở thành khổng lồ, lập được kỳ công

- Sơn tinh Thủy tinh: Tài giỏi gì thì đi thi cũng phải có giám khảo cùng phe chớ võ mà bắt thi văn là trớt quớt. Điều đó nó lên sự mất tự tin tuy rằng quan hệ giỏi

- Chử Đồng tử: mơ mình có lợi thế hơn người dù hoàn cảnh cùng quẫn

Với 1 nghìn năm giặc tàu thì lớp vỏ thứ nhất được hình thành nhưng từ đây lõi phản ứng, tiết ra 1 kháng thể cực mạnh giúp cho giành độc lập, tránh bị đồng hóa:

Đó là người Việt cứ ở với ai lâu là không sợ người đó nữa mà các cụ vẫn hay mắng: gần chùa gọi Bụt bằng anh.

Khoảng 800 năm độc lập sau hình thành lớp vỏ thứ 2 với sự du nhập đạo Phật, Nho, Hồi...nhưng quan niệm trần sao âm vậy rồi đám cưới dứt khoát phải có thịt chó thì chứng tỏ đạo vô VN cũng chỉ nằm ngoài vỏ chứ không vô được lõi.

100 năm Pháp đô hộ, quá trình bài Nho học văn minh Tây phương bắt đầu hình thành nên lớp vỏ thứ 3 nhưng lớp vỏ này mỏng mảnh. Đa số, đặc biệt giới trí thức khó chịu khi mang lớp vỏ này. Họ khó chịu, họ cựa quậy nên khi có cơ hội là lớp vỏ này bể.

Cho tới ngày nay, hầu như chỉ còn di sản kiến trúc minh chứng cho 1 thời còn lại từ tiếng Pháp, văn hóa, pháp luật...tóm lại những thứ phi vật thể đã trôi vào dĩ vãng.

Sau 45 lớp vỏ thứ 4 hình thành, bao cấp phù hợp tâm thức Việt nên ngấm vô tận lõi. Sự mạnh mẽ của lớp vỏ này xóa tan cả lớp vỏ thứ 3 còn lại ở miền nam.

Đến nhanh nhưng đi cũng nhanh, ngày nay những thói quen kế hoạch hóa, bao cấp cũng trở thành dĩ vãng và lớp vỏ thứ 5 hình thành sau 85.

Như vậy, với lịch sử chúng ta có 5 lớp vỏ nhưng điều kỳ lạ của người Việt là lớp vỏ thứ 3,4 không tồn tại lâu nên vẫn chỉ có lõi và lớp 1,2 và 5.

Thế nên chúng ta thật cổ xưa và mong manh.

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

Khi CEO quá tự tin


- Khi CEO quyền to quá thì quản trị công ty trở nên yếu ớt
- 1 số quản lý thường gặp nhiều thuận lợi trong công việc cũng như trong đời sống và họ trở nên quá tự tin
- Quản lý quá tự tin thì có xu hướng tự nhiên tìm kiếm rủi ro. Tiếng Việt gọi là mua dây buộc mình
- Công ty luôn có những ràng buộc chính thức và không chính thức giữa quản lý và nhân viên, công ty và khách hàng, người cho vay, người bảo hiểm, cổ đông và người liên quan. Để cân bằng nhà quản lý phải thỏa mãn từng đó điểm quan hệ
- Người khởi nghiệp thường tự tin và lạc quan quá về cơ hội thành công. Sau 3 năm thì họ thận trọng hơn nhiều và chỉ 1/2 là còn tồn tại
- Chi phí thực tế thường gấp đôi so với dự toán
- CEO càng lạc quan thì dòng tiền càng dễ bị tổn thương
- Khi nhà quản lý tin tưởng 80% vào mức sinh lãi của cổ phiếu sau 1 năm thì thực ra mức độ đạt được chỉ là 33%
- CEO lạc quan và quá tự tin thì làm được nhiều cuộc sáp nhập hơn, đặc biệt M&A ngoài ngành
- Nhà đầu tư thường bi quan về thông báo này
- Cái tôi tự yêu mình của CEO làm họ giải quyết bằng được thương vụ
- Công ty có HĐQT tinh gọn thường đạt giá trị cao hơn
- HĐQT tinh gọn và ủy viên độc lập thực chất sẽ làm giảm ảnh hưởng thú vui M&A của CEO quá tự tin
- CEO nắm nhiều CP thì quan tâm tới phát hành và sẵn lòng trả phí cao hơn


Bộ 3 conflict của CFO DN niêm yết là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, tối đa hóa giá cổ phiếu, điều chỉnh sai lệch giá
- Khi cổ phiếu bị định giá cao or thấp quá thì người ta rất muốn phát hành thêm
- Khi bị định giá thấp thì tự nhiên muốn mua vào (repurchases)
- Khoái vay khi lãi suất thấp
- Phát hành xuyên biên giới bởi lãi suất ở đó ngon ăn
- Tổ chức tài chính trung gian giúp dòng tiền chạy, nó mà ngừng chạy thì khó khăn to
- Công ty càng hạn chế quyền của cổ đông thì giá cp thường thấp
- Agency thì mâu thuẫn quyền lợi giữa quản lý và nhà đầu tư bên ngoài. Còn nhà quản lý lởm khởm thường tối đa hóa lợi ích cá nhân của anh ta.

TLTK: http://pages.stern.nyu.edu/~jwurgler/papers/bcfsurvey2v20.pdf