Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Trận đánh may mắn nhất trong lịch sử VN

15.11.20
Buôn mê thuột, trận đánh định mệnh của 1 người. 1975, miền bắc quyết định chọn BMT là điểm đột phá để chiếm Tây nguyên. 
Ý đồ được giữ tuyệt mật, các động tác nghi binh đều nhằm đánh lạc hướng Pleiku. 
 Phía VNCH, TT Thiệu dặn đệ tử là tướng Phú là VC sẽ đánh BMT, CIA cũng nhận định như vậy, tình báo quân đội cũng dự đoán vậy. 
 Tất cả ngón tay đều chỉ vào BMT trừ tướng Phú, tư lệnh quân đoàn 2, chỉ huy trực tiếp lại đoan chắc vc đánh Pleiku. 
 BMT thất thủ, Phú muốn lập công chuộc tội nhưng TT Thiệu lại từ chối. 
 Trò sai tầm chiến dịch còn thầy sai chiến lược là từ thua BMT lại tùy nghi di tản dẫn đến thua trắng. 
 Thua đến nỗi a 3D ngạc nhiên không ngờ luôn

Chiến thuật biển người thay đổi như thế nào 
 Mấy năm trước Iran đóng hàng loạt xuồng tên lửa, ngư lôi, dkz rồi bô bô Mỹ vào eo biển hẹp Hozmut là iran chơi chiến thuật bầy đàn Mỹ chỉ có chết. Không thấy Mỹ nói gì, chắc nhớ lại quá khứ đụng độ với chiến thuật biển người khủng khiếp của TQ ở Triều tiên. 
 Nhiều người cho rằng iran nổ. Nhưng gần đây Thổ nhĩ kỳ dùng uav đánh ở Xiri, Azerbaijan đánh Armenia sấp mặt bằng uav chứng tỏ chiến thuật bầy đàn trên không rất hiệu quả. 
 Nhớ hồi trước a Phạm tuân nói hải quân đóng xuồng tên lửa dùng chiến thuật du kích bắn rồi chạy nghe viển vông. 
Nếu có tiềm lực công nghiệp quốc phòng thì làm như iran, Azerbaijan cho 1 đàn uav ở TS là 1 cách phòng thủ hợp lý.

14.01.20
Trên chuyến xe đông người lại qua: 
Khung gầm Liên xô, động cơ TQ, bộ truyền động Mỹ, tay lái tự chế



2. Những bí ẩn của lịch sử:
Công cha như núi Thái Sơn, 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Núi Thái Sơn nằm ở bên TQ chớ không ở VN
Vậy các cụ đã dùng:
a. Tục ngữ của người TQ hoặc
b. Dùng điển tích của TQ. Món này các cụ hay sử dụng ví dụ như trong Hịch tướng sỹ chẳng hạn.
Theo bạn thì a hay b?



Mai Thúc Loan gánh vải
Mai Thúc Loan gánh vải từ Hưng Yên sang tận Trường An (TQ) mất bao ngày mà trái vải vẫn tươi để Dương Quý Phi xơi? Trong khi Nữ hoàng Anh từng muốn ăn xoài của thuộc địa Ấn độ mà tàu hơi nước mang về tới nơi đã hư.
Câu này cũng khó nên có học giả cho rằng khởi nghĩa Mai thúc loan xảy ra bên TQ nhưng sao giờ đền thờ vua lại ở VN đây?
Sau hóa ra các cụ quá hâm mộ Dương Quí Phi vì nghe nói đẹp lắm nên ké vô cho nó hấp dẫn. Còn chuyện nữa chính các cụ chôm giống vải từ TQ về trồng chứ đâu.
Vậy có lẽ đây chính là khởi nguồn của lối viết truyền thuyết đẹp

Hành quân bằng võng 2 người cáng 1 người. Hay quá nên sau này các sỹ quan cao cấp trong chiến tranh cũng dùng lối này.
Nguyễn Huệ hành quân ra bắc bằng cách luân phiên 2 người cáng, 1 người nằm võng. Chạy như bay đánh tan 20 vạn quân Thanh. Cách đó một ngày di chuyển được bao nhiêu km?

Hành quân bộ làm sao nổi. Hóa ra quân ông hành quân bằng thuyền theo đường biển là chính. Nhờ đó mà quân như từ dưới đất chui lên, từ trên trời rơi xuống, mới có đầy đủ sức lực mà chiến chớ.
Sau nhà Tây sơn thua cũng chính vì thua trận thủy chiến đầm Thị nại làm mất lực lượng thủy binh.

Note: Ông Nguyễn Công Hãng đi sứ nhà Thanh đã giúp VN bỏ được lệ cúng người vàng thế Liễu Thăng từ đời nhà Lê và lệ cúng nước giếng Trọng thủy.


Vì sao vua Gia long trả đất Bồn man cho Ai lao?
Theo chính sử chép thì người Ai lao giúp Nguyễn Ánh chống Tây sơn rất tích cực và còn có lý do này nữa:
Xưa Nguyễn Kim ông tổ nhà Nguyễn chống nhà Mạc chạy qua Ai lao lập căn cứ địa và đưa vua Lê lên ngôi ở đó bắt đầu cho thời kỳ Lê trung hưng.


Trận mù u và Lê Văn Tám tẩm xăng chạy vô đốt kho bom thì không còn là bí ẩn lắm nữa nhưng kinh ngạc về sức lan tỏa và ảnh hưởng của chúng.
Đuốc sống rồi chạy được bao xa?...
Có vụ kho bom ở Thị nghè nổ thiệt và GS sử học Trần Huy Liệu dựng ngay hình tượng Lê Văn Tám để cổ vũ phong trào kháng chiến. Cho tới nay hiếm có nhà văn VN nào dựng hình tượng nhân vật thành công được như ông.


Đây là điều GS.Trần Văn Giàu coi là bí ẩn:
Tôi không viết được vì đã bao năm nay tôi cứ loay hoay đi tìm câu trả lời cho một chuyện nhỏ mà không nhỏ nhưng không tìm ra. 
Đó là vì sao mà chỉ với 11 thằng lính Pháp, trong đó có một thằng ốm mà Pháp lấy được tỉnh Ninh Bình? Vì sao chỉ có vài trăm lính mà Pháp lấy được thành Hà Nội trong khi đó chúng ta có đủ quân đội, lương thực, vũ khí không thiếu. Bằng ấy lính thì chỉ cần thanh niên một làng biết bảo nhau chúng nó đã hết đường về rồi. Vậy có phải do vận mệnh lịch sử hay còn có điều gì khác nữa? Tôi đã cố giải thích điều này mà chưa được.http://www.vanhoanghean.com.vn/component/k2/30-nhung-goc-nhin-van-hoa/13873-giao-su-tran-van-giau-nhu-toi-biet


Trần Văn Giàu không lấy vàng từ ngân hàng đông dương
Ổng lãnh đạo Nam kỳ khởi nghĩa thành công. Cả SG nằm trong tay nhưng có 1 điều lạ là quân khởi nghĩa rất cần tiền để hoạt động, mua vũ khí nhưng vàng của Pháp vẫn nằm an toàn trong kho.
Ngân hàng Đông dương hồi đó trong kho có khỏang 34 tấn vàng. Lấy thì tha hồ tiền mua vũ khí, cho tướng tàu…

1. Trần Khát Chân đánh Chế Bồng Nga
Nhà Trần 3 lần thắng quân Nguyên Mông vô cùng hiển hách nên Chiêm thành sợ muốn giao hảo. Vua Chiêm đưa cả sính lễ là 2 châu Thuận Hóa để cưới Huyền Trân công chúa. Thời đó Đại Việt có chừng 3 triệu dân và Chiêm thành khoảng 1 triệu.
Sau khi Chế mân chết, Chế Bồng Nga lên thay thì thời thế thay đổi. Người Chiêm thạo thủy binh cứ theo mùa gió ra tận Thăng long đánh vua quan nhà Trần chạy tóe khói, có đợt chiếm Thăng long tới 9 tháng.
Năm đó nghe quân Chiêm tiến đánh, các tướng đùn đẩy nhau và chỉ chực chạy. Hồ Quí Lý ghét Trần Khát Chân nên xúi vua cử đi đánh (Hồ quí ly đánh trận nào thua trận đấy nha)
Trần Khát Chân nhà nghèo, gạt nước mắt từ biệt vua giống như đi tàu khống số vậy rồi dẫn quân đi, trong lòng biết lành ít dữ nhiều.
Nào hay  thằng hầu của Chế Bồng Nga bị đánh đã tới chỉ điểm thuyền vua Chiêm. Trần Khát Chân dồn hết máy bắn đá vô, Chế Bồng Nga chết.
Quân Trần chiến thắng huy hoàng, TKC thành thượng tướng trụ cột triều đình và Chiêm thành từ đó suy sụp không gượng được nữa.
Nhiều bạn nói là pháo, đánh giá cao trình làm pháo xưa quá. Nó đây:
Máy bắn đá
Pháo 砲/礮 nghĩa gốc trong tiếng Hán là máy bắn đá. Khang Hy từ điển định nghĩa chữ 礮 rằng: “Tục viết là pháo 砲, là máy ném đá” [7]. Về sau khi hỏa khí thay thế vai trò của máy bắn đá trong công-thủ thành thì cái tên “pháo” được chuyển sang áp dụng cho hỏa khí cỡ lớn (“cannon”), nhưng viết là 炮 với bộ Thạch 石 đổi thành bộ Hỏa 火.
Ghi nhận về máy bắn đá của người Việt khá mơ hồ, nhưng có hai trường hợp nhiều khả năng là đề cập về thứ vũ khí này. Một là ghi chép của Nguyên sử trong cuộc xâm lược nước ta năm 1285:
“[Trần] Nhật Huyên bày binh thuyền ven sông, dựng hàng rào gỗ, thấy quan quân đến sát bờ liền phát pháo, hô lớn khiêu chiến.” [8]
Chữ “pháo” 砲 này được viết bằng bộ Thạch, và xét việc kĩ thuật hỏa khí Đông Á nói chung vào cuối thế kỉ 13 còn khá sơ khai thì “pháo” ở đây có lẽ là máy bắn đá thì đúng hơn là hỏa khí.
Ghi nhận thứ hai đến từ sử sách nước ta. Đại Việt sử ký toàn thư đầu năm 1427 viết về một thứ vũ khí của nghĩa quân Lam Sơn gọi là “Cổn Dương pháo”:
“Chế tạo pháo Cổn Dương, lệnh các tướng chiếu theo kiểu mà làm.” [9]
Bản dịch cũ viết thành “súng Cổn Dương”, hàm ý chỉ hỏa khí. Tuy nhiên chữ Cổn 衮 vốn nghĩa là một loại y phục của vua chúa, chẳng ăn nhập gì để mà đặt tên cho vũ khí. Vì vậy nhiều khả năng sử đã chép nhầm chữ Tương 襄 thành Cổn 衮, và tên đúng của nó phải là “Tương Dương pháo” (Đại Việt thông sử sau này cũng sửa lại là “Tương Dương”). Tương Dương pháo hay Hồi Hồi pháo là tên gọi người Trung Quốc dành cho máy bắn đá đối trọng, vốn được nhà Nguyên sử dụng trong cuộc trong cuộc vây hãm thành Tương Dương. Với việc hỏa khí lớn ở Đông Á đương thời còn sơ khai, thì việc quân Lam Sơn chế tạo máy bắn đá nhằm vây đánh các thành của quân Minh cũng là điều dễ hiểu. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét