1. Móc xích ẩu khó
Đi nộp hồ sơ nhập học THPT với con. Các thày cô kiểm tra rất kỹ học bạ . Bảng điểm học kỳ mà giáo viên môn nào ký nhưng ghi không rõ họ tên là PTTH trả về bắt xác nhận lại liền.
Vậy đó, vài gv ẩu bị ngay gv khó bắt giò. Ngặt là phụ huynh và học sinh lãnh nợ. Đúng là ít ra 1/3 thời gian bận rộn của đời người để phục vụ cho móc xích người ẩu gặp kẻ khó này đây. Thể nào người việt cứ lu bu tất bật
2. Qui hoạch
Đô thị phát triển tự phát sẽ giống như vết dầu loang nên phải có qui hoạch mới ngay hàng thẳng lối được. Sếp A qui hoạch phía nam thế là cả 1 nhóm nhào vô phía nam. Sếp B lên tất nhiên phải ngắm chỗ khác nên phía bắc được chọn. Sếp C thì đông, sếp D thì tây...cứ thế.
Vậy là theo nhiệm kỳ đô thị vẫn phát triển cân đối mà ai theo sếp cũng ngon lành cả chỉ trừ chú nào tham quá. Việc thay đổi thế cũng thế hiện tân quan tân chính sách, rồi rút củi đáy nồi, lần lượt có phần. Trật tự này bị lộn xộn khi xảy ra trường hợp 1 sếp ngồi lâu quá như biển xanh chẳng hạn sẽ chắc như kim cang bất hoại hoặc ngắn quá như a# chửa kịp mần chi ra tấm ra miếng.
3. Long tranh hổ đấu
Người TQ rất giỏi về tổng thể. Hễ làm cái gì là họ vạch ra đường hướng trước, mà chiến lược này rất phù hợp với hệ thống, luôn nhất quán, không có chuyện trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
VD như họ đưa ra 1 vành đai 1 con đường phù hợp với chiến lược phát triển 100 năm ĐCSTQ sau khi TQ đã thành công xưởng của thế giới. Còn đường lưỡi bò được vạch ra từ thời Tưởng và khi có cơ hội là họ thực thi liền như đánh chiếm Hoàng sa, Trường sa vì 2 quần đảo này như cột sống cho đường lưỡi bò. Có nó thì mới có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, biến đường 9 đoạn khơi khơi thành 1 thực thể.
Vì làm chiến lược như thế nên các bước kín kẽ, lien hoàn lắm nhưng khi đã lộ chiến lược thì các móc xích kế tiếp thường cũng bị bắt bài nên sau khi TQ xây căn cứ quân sự ở Trường sa thì Mỹ mới ngã ngửa vì biết mình bị hố và tiến hành phản công. 1 chiến lược quá hoàn hảo, kín đáo dẫn tới sự phản ứng quá trễ của Mỹ
Ngược với người TQ thì người Mỹ lại chú ý vô chi tiết, coi việc làm từng bước nhỏ sẽ hoàn thành việc lớn. Xem cách người Mỹ làm sẽ thấy họ loay hoay, giống như bị bí lối, đôi lúc hỗn loạn trống đánh xuôi kèn thổi ngược không thuận măt với người mình chút nào và nghĩ rằng thằng này yếu, thua tới nơi rồi.
Thực ra cách làm lộn xộn này lại tiềm ẩn 1 bất ngờ mà những đầu óc ưa hoạch định chiến lược bó tay là họ sờ lần mò mẫm tự nhiên trúng điểm chết, điểm nhạy cảm, điểm bùng phát làm thế trận bày sẵn tan nát hết.
VD: Trump thấy nguy, bày ra thương chiến, đánh thuế…1 hồi không ăn thua liền nhao qua công nghệ mũi nhọn 5G khóa cổ Hoa vi. Rồi lại nhắp vô mạng xã hội, hệ thống thanh toán như Wechat, Tencent, Alibaba…có nghĩa là cứ cái gì của TQ nhú lên là họ mò mẫm. Kiểu như TQ có võ gồng cho Mỹ lấy dao chém vô bụng thoải mái, nhưng Mỹ lại tò mò, sau 1 hồi chém không ăn thua thì lại vác dao ra chọc, cắt lung tung , cứ hở ra là thử-đó là phép đánh kiểu chi tiết của người Tây.
4. Vua nghe vợ thì mất nước
Chúng ta thường nghe câu này như 1 lời răn làm than con trai phải tự mình xét đoán, đừng có nghe đàn bà tính trước mắt, chi li tủn mủn mà hỏng việc. Nghe nam tính nhưng vì sao mà cứ dặn đi dặn lại hoài thế. Mà lại còn câu lệnh ông không bằng cồng bà nữa. tất đằng sau nó phải có lý do lý trấu chi đó chớ.
Phụ nữ VN thường được đánh giá nhanh nhẹn, tháo vát, quảng giao và cương quyết hơn đàn ông. Lý do vì sao?
- Do thung thổ làm con người nóng ẩm, dễ ra mồ hôi, ăn được ít nên phù hợp với nữ giới hơn. Trai VN nhìn cũng hơi giống nữ
- Truyền thống mẫu hệ từ thời 2 bà Trưng. Giờ đạo Mẫu là 1 minh chứng
- Do truyền thống nam đối ngoại, nữ là nội tướng. Theo quản trị hiện đại thì nội tướng chính là thủ tướng, đối ngoại chỉ là bộ trưởng ngoại giao thôi.
Cho nên ta thấy đàn ông VN thường đi cà nhổng, đá gà, nhậu nhẹt dứt lác còn vợ lo chuyện kinh tế từ ông Tú Xương gánh gạo nuôi chồng nước mắt nỉ non tới cô gái Huế mở quán bún bò lo chồng đi nhởi, cô gái Nam định nấu rượu cho chàng đi đi bán say lọt xuống mương….
VD cụ thể: cô Tư Hồng chả là nhà doanh nhân hiện đại đầu tiên, bà Nguyễn thị Năm chả bị bắn đầu tiên trong CCRĐ. Đều đàn bà cả chớ có thấy ông nào đâu.
Nữ hơn nam thì cũng chẳng sao nhưng ngặt 1 nỗi thế giới ít nhà bác học, tư tưởng nữ hơn hẳn nam mà nam VN lại kém nữ nên tới đây giải đáp được câu hỏi vì sao VN ít, quá ít nhà bác học, phát minh thế.
Vậy nên, nữ VN giỏi hơn nam là có thật và điều này làm cho VN nghèo, kém phát triển.
5. Công bằng
Theo Lối mòn của tư duy cảm tính của Ori Brafman thì Công bằng là 1 khái niệm được hiểu khác nhau tùy vào nền văn hóa. Cho nên đôi khi ta thấy thế là công bằng rồi thì người khác lại trề môi ra hoặc phản kháng quyết liệt.
Với người Nga, là không công bằng nếu 1 người bỗng nhiên trở nên giàu có. Ở Mỹ công bằng chỉ được khẳng định nếu người quyết định tỉ lệ phân chia đưa ra đề nghị 50:50 còn thổ dân da đỏ thì người nào tìm thấy trước có quyền giữ cho mình, chia cho người khác bao nhiêu là tùy hỉ vì họ được nắm quyền chia.
Người TQ: sư cụ sờ được thì tớ cũng sờ được
VN: cờ đến tay ai người ấy phất
6. Sao chữ Tín
Tín, tín nghĩa:
Tín, tôn trọng lời hứa là giềng mối cơ bản của 1 xã hội ổn định. Khi không còn tin nhau thì con người với con người nhiều chiện lắm, tràn đầy cảnh giác và mưu kế
Tín điều:
Tín điều:
niềm tin trùm vũ trụ, lấn át hết mọi thứ giống như Mao CT đưa xã hội vô đại nhảy vọt rồi cách mạng văn hóa nhằm phá tan truyền thống
Tín ngưỡng:
Tín ngưỡng:
sau thời phê Lâm phê Khổng (tử) tín điều thì biết là dại rồi nên quay lại tín ngưỡng Khổng Nho, như ở ta là quay lại thờ tổ tiên ông bà, Phật, đạo mẫu…giờ quay lại náo nhiệt hơn cả xưa
Tín nhiệm:
Tín nhiệm:
muốn làm lãnh đạo, hay muốn hoạt động trong 1 lãnh vựa nào đó thì cá nhân, tổ chức phải được sự tín niệm của những người, xã hội…xung quanh. Tín nhiệm là người thực việc thực, nói được làm được. Bổ nhiệm cán bộ thì có đánh giá tín nhiệm rồi nhưng những ngành khác như y tế, giáo dục, thậm chí kinh tế thì việc đánh giá qua xếp hạng vẫn còn đang manh nha mờ mịt.
Tín dụng:
Tín dụng:
đời ai chả có lúc vay trả, trả vay. Không thế chấp bằng tài sản thì phải có uy tín, có người bảo lãnh. Nợ xấu là bệnh trầm kha của ngành ngân hàng còn ở xã hội là nợ ân tình, nợ ơn nghĩa, đề bạt…đủ thứ nợ nhằng nhịt nên xem ra thứ tư nợ đòi này còn đem xuống tuyền đài chưa tan.
7. Nhìn 1 con bò
Nhìn bò thấy gì?
Ông Vina giày chẳng hạn thấy tấm da bò là được bao nhiêu đôi giày, túi xách. Bà Vinamilk ngắm bao lít sữa rồi bầu Đ lại ược nó được mấy bãi phân…
Cứ thế, tùy vào ngành nghề sẽ thấy con bò giống cái chi. VD bảo vệ môi trường sẽ tính rắm bò làm thủng bao nhiêu % tầng ozone, người thích trang trí thì thấy cặp sừng bò, ông bán thịt bán phở thì tái nạm gầu gân còn nhà nước lẩm nhẩm tính tăng mấy GDP, thuế các loại là bi nhiêu…
7. Nhìn 1 con bò
Nhìn bò thấy gì?
Ông Vina giày chẳng hạn thấy tấm da bò là được bao nhiêu đôi giày, túi xách. Bà Vinamilk ngắm bao lít sữa rồi bầu Đ lại ược nó được mấy bãi phân…
Cứ thế, tùy vào ngành nghề sẽ thấy con bò giống cái chi. VD bảo vệ môi trường sẽ tính rắm bò làm thủng bao nhiêu % tầng ozone, người thích trang trí thì thấy cặp sừng bò, ông bán thịt bán phở thì tái nạm gầu gân còn nhà nước lẩm nhẩm tính tăng mấy GDP, thuế các loại là bi nhiêu…