Qui luật Pareto và Tiên rồng
Trong đời sống có rất nhiều con số ký lạ, nó chi phối đủ thứ như tỉ lệ vàng 1,61 thì cứ tuân theo đó tự nhiên thấy cân đối, đẹp đẽ hẳn. Hay số e, số Pi...nhiều.
Hôm nay ta nói tới số ăn chia từ Tây sang Đông. Tỉ lệ ăn chia phản ánh tương quan lực lượng và quan niệm của con người về công bằng.
Chúng ta thường nghe tỉ lệ 80:20, 50:50, 6:4
Vậy thì 80:20 chính là luật do Pareto tìm ra. Ổng nói rằng trong 100 người thì 20 người sẽ chiếm 80% thu nhập.
Còn 50:50 là luật Tiên rồng. Chắc các bạn đều nghe truyện Lạc long quân và Âu cơ li dị chia nhau mỗi người 50 đứa con.
Còn 6:4 là lối chia của buôn voi cho Đức ông. Ta làm mọi việc vất và nhưng khi chia thì ta 4 còn Đức ông 6.
Theo các bạn thì lối chia nào công bằng nhất, lối chia nào đem lại ấm ức nhất?
Trước khi đánh giá, kể thêm chuyện chia 6:4. Quản trọng đi buôn với bạn, bao giờ bạn cũng lấy phần hơn. Ai cũng bất bình nhưng Quản trọng giải thích bạn lấy phần hơn vì gia cảnh khó khăn, còn mẹ già phải nuôi.
Vậy nên phải rõ chớ nhìn khơi khơi thì dễ lộn
(còn tiếp)
Luật Pareto và Tiên rồng (tiếp theo)
Vậy luật nào công bằng hơn?
Luật Pareto lần chia thứ 1 thì 20 người được 80%, lần 2 thì 4 người được 64%, lần 3 thì 0,8 người được 51,2%.
Chưa đủ 1 người mà xơi hơn 1 nửa. Haha, tây thật tinh vi mà xảo quyệt mà.
Còn chia theo kiểu tiên rồng: lần 1 thì 1người được 50%, 99 người 50%. Lần 2: người 2 được 25% và 98 người được 25%...vậy là trên đỉnh xơi 50% thôi nhưng trung gian cũng xơi 1 nửa của phần còn lại. Chả trách trung gian lắm tầng nấc thế.
Còn 6:4 hay 7:3
Thoạt nhìn thì thiệt thòi nhưng sao nhiều người thích đánh quả lẻ kiểu này. Hóa ra vì đơn tuyến, chia có 1 lần nên tính ra lợi hơn 2 kiểu trên.
Nên ăn mảnh cũng là món khoái khẩu
1. Luật cân bằng
Cân bằng là 1 trong những luật quan trọng nhất trong vũ trụ. Nhờ nó mà không 1 loài, 1 quốc gia nào có thể duy ngã độc tôn, nhất thống thiên hạ được. Như thời chiến tranh lạnh thì có đối đầu giữa LX và Mỹ. Tới khi LX sụp đổ thì chỉ trong thời gian rất ngắn có TQ thay thế. Quan hệ Mỹ-TQ và sự cân bằng âm dương:
"Ô, Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây không bao giờ gặp gỡ
Cho đến một khi Đất và Trời chưa về ngày phán xử
Nhưng sẽ chẳng có Đông và Tây, không quê hương, bộ tộc, giống nòi
Khi hai người đàn ông lực lưỡng từ đường biên mặt đối mặt không thôi."
(Rudyard Kipling)
Như vậy, đối trọng là luôn có, ông này thua thì có ông khác thay và Mỹ chỉ an tâm khi TQ chịu nhì, tức là đạt mức cân bằng. Còn khi chưa cân bằng được thi cứ sung sung sục, sung sục, còn trả đũa lôi kéo phe này phe nọ chán. Mà kinh nghiệm cho thấy, mấy nước gốc Nho giáo cực lỳ, thua lấm lưng trắng bụng mới chịu chớ không có kiểu thua trong hạn mức.
2. Tân Việt vương Câu tiễn
Việt vương Câu Tiễn nhờ nhịn nhục nếm cứt mà thắng vua Ngô Phù sai nhưng cũng vì vậy bị bệnh thối mồm. Mồm thối thì tất nhiên Tây Thi chê, lẻn trốn cùng Phạm Lãi. Tức quá VVCT quay sang giết Văn Chủng vì tội thầy dùi.
KL: ở cạnh kẻ nhẫn nhịn quá thật nguy hiểm
Sau nhiều kiếp luân hồi thì Câu Tiễn và Phù Sai lại làm vua lấy tên Câu Tiền và Phú Sái.
Phú Sái lại tẩn Câu Tiền. Nhớ bài xưa Câu Tiền lại nếm cứt lấy lòng không ngờ bị Phú Sái đá đít quát:
- Thằng thối mồm, lại định giở bài cũ ra hả. Tao dại một lần thôi chớ.
Bây giờ đại dịch Covid, hóa ra thối mồm lại lợi hại vì đáp ứng tốt luật giãn cách xã hội nên các cụ mới nói dụng nhân như dụng mộc ha.
3. Thơ ngành
Ngành nào cũng có thơ tình ngành hay là chuyện 3 anh chàng đi tán gái.
Lính: nếu biết ngày mai em lấy chồng, anh về tỉnh đội mượn cà nông, thụt về hướng ấy 300 quả, em ở quê chồng có khiếp không?
Cô gái khen, anh giỏi tính đạo hàm quỹ đạo quá, chắc giỏi cả big data
CA: dù cho Covid hay không, trai lạ tới nhà phải báo công an
Cô gái: Anh này chắc giỏi AI, tốt quá
Nhà thơ: trái tim anh đó, rất chưn thật chia 3 phần tươi đỏ
Cô gái: nhà thơ giỏi tính chia, chắc làm kinh tế giỏi
Ra về cả 3 anh đều vui vì đều được khen.
2. Tân Việt vương Câu tiễn
Việt vương Câu Tiễn nhờ nhịn nhục nếm cứt mà thắng vua Ngô Phù sai nhưng cũng vì vậy bị bệnh thối mồm. Mồm thối thì tất nhiên Tây Thi chê, lẻn trốn cùng Phạm Lãi. Tức quá VVCT quay sang giết Văn Chủng vì tội thầy dùi.
KL: ở cạnh kẻ nhẫn nhịn quá thật nguy hiểm
Sau nhiều kiếp luân hồi thì Câu Tiễn và Phù Sai lại làm vua lấy tên Câu Tiền và Phú Sái.
Phú Sái lại tẩn Câu Tiền. Nhớ bài xưa Câu Tiền lại nếm cứt lấy lòng không ngờ bị Phú Sái đá đít quát:
- Thằng thối mồm, lại định giở bài cũ ra hả. Tao dại một lần thôi chớ.
Bây giờ đại dịch Covid, hóa ra thối mồm lại lợi hại vì đáp ứng tốt luật giãn cách xã hội nên các cụ mới nói dụng nhân như dụng mộc ha.
3. Thơ ngành
Ngành nào cũng có thơ tình ngành hay là chuyện 3 anh chàng đi tán gái.
Lính: nếu biết ngày mai em lấy chồng, anh về tỉnh đội mượn cà nông, thụt về hướng ấy 300 quả, em ở quê chồng có khiếp không?
Cô gái khen, anh giỏi tính đạo hàm quỹ đạo quá, chắc giỏi cả big data
CA: dù cho Covid hay không, trai lạ tới nhà phải báo công an
Cô gái: Anh này chắc giỏi AI, tốt quá
Nhà thơ: trái tim anh đó, rất chưn thật chia 3 phần tươi đỏ
Cô gái: nhà thơ giỏi tính chia, chắc làm kinh tế giỏi
Ra về cả 3 anh đều vui vì đều được khen.
Theo bạn cô gái thích anh nào?
4. 3 nấc thang Kierkegaard trong tình yêu
Nấc đầu tiên là ái mỹ, yêu cái đẹp.
Gái ham tài, trai ham sắc là chuyện tự nhiên nhưng đôi khi chiều ngược lại vẫn xảy ra là trai ham tài, gái vẫn mê trai đẹp như thường.
Vd tiêu biểu của trường hợp này là Romeo và Julliet gặp là yêu bất chấp xung khắc giữa 2 nhà hay Thúy Kiều Kim trọng 2 bên cùng liếc, 2 lòng cùng ưa.
Với kẻ ái mỹ, nguồn gốc của sự tồi tệ là nỗi chán chường, vì thế luôn tìm cách làm cho sự vật trở nên thích thú, hấp dẫn. “Chiến lược” ở đây là sự luân phiên như trong kỹ thuật canh tác. Hoặc “quảng canh” như Don Juan (từng quyến rũ 1001 phụ nữ ở Tây Ban Nha!), hoặc “thâm canh” vào một lạc thú, nhưng với nguy cơ sẽ đi vào cam kết (chẳng hạn, hôn nhân hoặc ly dị), cả hai đều gây hối tiếc, khổ đau.
Nấc thang thứ 2: lối sống đạo đức
Từ yêu sắc, tài mới tiến tới tôn trọng nhau, muốn điều tốt cho nhau và cư xử đạo đức với nhau. Các cụ nói tình và nghĩa là lẽ vậy. Giống như vua Tự đức yêu vương phi thị Bằng:
Ớ Thị Bằng ơi đã mất rồi,
Ớ tình ớ nghĩa ớ duyên ôi
Vĩnh cửu là sức mạnh của sự cam kết lâu bền, phải phấn đấu và giành phần thắng trong cuộc vật lộn bất tận với thời gian. Tình yêu lãng mạn biết cách “giết thời gian” như vị vua biết chinh phục, trong khi hôn nhân làm chủ thời gian mà không giết chết nó, như vị vua biết cai trị thiên hạ!
Bản thân đời sống đạo đức cũng có khả năng tự lừa dối bởi lòng tự mãn và kiêu mạn, rồi sẽ dẫn đến sự “thất vọng”, không khác gì trong lối sống ái mỹ trước đây.
Nấc thang thứ 3: niềm tin
Othello yêu mê đắm Desdemona nhưng trúng đòn khích bác liền nổi cơn ghen giết vợ của mình là 1 minh chứng cho Othello không bước tới được nấc thang niềm tin. Không coi người yêu thuộc sở hữu của mình nữa là 1 biểu hiện của niềm tin. Hoàng Việt trong Tình ca viết:
Giữ lấy đức tin bền vững em ơi
Giữ lấy trái tim đòi sống yêu đờiNhư vậy, cấp độ ái mỹ muốn ở bên dưới cái phổ quát để được tự do tận hưởng khoái lạc; cấp độ đạo đức sống trong cái phổ quát và đứng vững trong thực tại khắc nghiệt; cấp độ đức tin tiến hành bước nhảy, dấn mình vào sự cô độc của quan hệ với Thượng đế, tự phơi mình trước cái vĩnh cửu vượt khỏi thân phận làm người. Nếu sự tái diễn ở cấp độ ái mỹ là sự chán chường, ở cấp độ đạo đức là ý thức về sự yếu đuối của ý chí thì ở cấp độ cao nhất này sẽ được thánh Phao lô gọi là sự sống lại lần thứ hai.
TLTK: http://www.vanhoanghean.com.vn/component/k2/30-nhung-goc-nhin-van-hoa/14273-doc-abraham-ve-ban-dich-kinh-so-va-run-ray-cua-s-ren-kierkegaard
5. Bẫy chuột
Bẫy ở nhà dạo này hay bắt được chuột to. Mồi chả cá để mấy ngày lăn lóc toàn gián xớ rớ mới đem bỏ đi mắc miếng khoai lang luộc vô. Sáng mai ra 1 chú sập bẫy. Lại mắc 1 miếng bánh mì, chưa được 5 phút bẫy sập, tiếng chân chuột cuống cuồng hoảng loạn, Chú chàng đã thoát. Lại giương bẫy, sáng ra miếng bánh mất biến. 1 chú tinh ranh lấy được miếng bánh êm thấm. Chuột rất khôn, rất nhanh và cảnh giác. Nhưng mồi cứ mắc để đấy thì khôn cỡ nào rồi cũng dính vì có nhịn được đâu.
Dạo này quan ăn đất dính bẫy nhiều
6.TK17, Amsterdam (Hà Lan) phát triển vượt bực, là nơi phát xuất kinh tế thị trường hiện đại. Sau sử gia kinh tế kết lại có 3 yếu tố lõi là lòng tin, hợp đồng thương mại và quyền sở hữu. Các bạn thử xem giờ VN đạt được mấy yếu tố?
4-4-2 Năng suất thực tế của nlđ vn cao nhưng phải 1 người làm cõng 4 chỉ đạo, 2 giám sát, 2 bảo vệ
7. Hiệp sỹ Bàn tròn
4. 3 nấc thang Kierkegaard trong tình yêu
Nấc đầu tiên là ái mỹ, yêu cái đẹp.
Gái ham tài, trai ham sắc là chuyện tự nhiên nhưng đôi khi chiều ngược lại vẫn xảy ra là trai ham tài, gái vẫn mê trai đẹp như thường.
Vd tiêu biểu của trường hợp này là Romeo và Julliet gặp là yêu bất chấp xung khắc giữa 2 nhà hay Thúy Kiều Kim trọng 2 bên cùng liếc, 2 lòng cùng ưa.
Với kẻ ái mỹ, nguồn gốc của sự tồi tệ là nỗi chán chường, vì thế luôn tìm cách làm cho sự vật trở nên thích thú, hấp dẫn. “Chiến lược” ở đây là sự luân phiên như trong kỹ thuật canh tác. Hoặc “quảng canh” như Don Juan (từng quyến rũ 1001 phụ nữ ở Tây Ban Nha!), hoặc “thâm canh” vào một lạc thú, nhưng với nguy cơ sẽ đi vào cam kết (chẳng hạn, hôn nhân hoặc ly dị), cả hai đều gây hối tiếc, khổ đau.
Nấc thang thứ 2: lối sống đạo đức
Từ yêu sắc, tài mới tiến tới tôn trọng nhau, muốn điều tốt cho nhau và cư xử đạo đức với nhau. Các cụ nói tình và nghĩa là lẽ vậy. Giống như vua Tự đức yêu vương phi thị Bằng:
Ớ Thị Bằng ơi đã mất rồi,
Ớ tình ớ nghĩa ớ duyên ôi
Vĩnh cửu là sức mạnh của sự cam kết lâu bền, phải phấn đấu và giành phần thắng trong cuộc vật lộn bất tận với thời gian. Tình yêu lãng mạn biết cách “giết thời gian” như vị vua biết chinh phục, trong khi hôn nhân làm chủ thời gian mà không giết chết nó, như vị vua biết cai trị thiên hạ!
Bản thân đời sống đạo đức cũng có khả năng tự lừa dối bởi lòng tự mãn và kiêu mạn, rồi sẽ dẫn đến sự “thất vọng”, không khác gì trong lối sống ái mỹ trước đây.
Nấc thang thứ 3: niềm tin
Othello yêu mê đắm Desdemona nhưng trúng đòn khích bác liền nổi cơn ghen giết vợ của mình là 1 minh chứng cho Othello không bước tới được nấc thang niềm tin. Không coi người yêu thuộc sở hữu của mình nữa là 1 biểu hiện của niềm tin. Hoàng Việt trong Tình ca viết:
Giữ lấy đức tin bền vững em ơi
Giữ lấy trái tim đòi sống yêu đờiNhư vậy, cấp độ ái mỹ muốn ở bên dưới cái phổ quát để được tự do tận hưởng khoái lạc; cấp độ đạo đức sống trong cái phổ quát và đứng vững trong thực tại khắc nghiệt; cấp độ đức tin tiến hành bước nhảy, dấn mình vào sự cô độc của quan hệ với Thượng đế, tự phơi mình trước cái vĩnh cửu vượt khỏi thân phận làm người. Nếu sự tái diễn ở cấp độ ái mỹ là sự chán chường, ở cấp độ đạo đức là ý thức về sự yếu đuối của ý chí thì ở cấp độ cao nhất này sẽ được thánh Phao lô gọi là sự sống lại lần thứ hai.
TLTK: http://www.vanhoanghean.com.vn/component/k2/30-nhung-goc-nhin-van-hoa/14273-doc-abraham-ve-ban-dich-kinh-so-va-run-ray-cua-s-ren-kierkegaard
5. Bẫy chuột
Bẫy ở nhà dạo này hay bắt được chuột to. Mồi chả cá để mấy ngày lăn lóc toàn gián xớ rớ mới đem bỏ đi mắc miếng khoai lang luộc vô. Sáng mai ra 1 chú sập bẫy. Lại mắc 1 miếng bánh mì, chưa được 5 phút bẫy sập, tiếng chân chuột cuống cuồng hoảng loạn, Chú chàng đã thoát. Lại giương bẫy, sáng ra miếng bánh mất biến. 1 chú tinh ranh lấy được miếng bánh êm thấm. Chuột rất khôn, rất nhanh và cảnh giác. Nhưng mồi cứ mắc để đấy thì khôn cỡ nào rồi cũng dính vì có nhịn được đâu.
Dạo này quan ăn đất dính bẫy nhiều
6.TK17, Amsterdam (Hà Lan) phát triển vượt bực, là nơi phát xuất kinh tế thị trường hiện đại. Sau sử gia kinh tế kết lại có 3 yếu tố lõi là lòng tin, hợp đồng thương mại và quyền sở hữu. Các bạn thử xem giờ VN đạt được mấy yếu tố?
4-4-2 Năng suất thực tế của nlđ vn cao nhưng phải 1 người làm cõng 4 chỉ đạo, 2 giám sát, 2 bảo vệ
7. Hiệp sỹ Bàn tròn
Chuyện vua Arthur, nhờ sự giúp đỡ của một người thợ mộc ở Cornwall [thuộc vùng Tây Nam của Anh - ND], phát minh ra đồ vật kỳ diệu của triều đình ông ta:
Chiếc “Bàn Tròn” thần diệu mà khi ngồi xung quanh các hiệp sĩ không đánh nhau nữa. Trước đó, “do đố kỵ bần tiện”, trong những trận ẩu đả ngu xuẩn, các trận song đấu và các trận chém giết đã làm đẫm máu các bữa tiệc đẹp nhất.
Không hiệp sĩ nào có thể giao chiến, bởi vì người có chức tước cao cũng ngang hàng với người có chức tước thấp.” Bởi vì không có “đầu bàn” nữa, do đó không có những cuộc gây gổ nữa.
Bất cứ nơi nào mà Arthur đem Bàn của mình đến, những người đi theo vua đều vui vẻ và bất bại. Chính nhờ làm như vậy mà, ngay cả hiện nay, các quốc gia trở thành giàu mạnh, sung sướng và tốt đẹp.
Cái làm VN nghèo: bất cứ ai có quyền với người khác cũng coi người đó như con nít
8. Hạnh phúc
Phần lớn con người theo đuổi khoái lạc dữ đến mức họ vượt luôn qua nó. Số phận của họ cũng giống số phận tên lùn nơi lâu đài của hắn trông coi một nàng công chúa mà hắn đã bắt cóc về. Một hôm, hắn ngủ trưa. Một tiếng sau, khi hắn tỉnh dậy, công chúa đã biến mất. Hắn vội đi đôi hài bảy dặm vào chân - chỉ đi một bước thôi, hắn đã vượt xa nàng rất nhiều (Kierkegaard)
Hạnh phúc theo đức Phật thì con người phải đạt được:
- Nhất nghệ tinh: tài khéo, có hiệu năng, hăng hái, nghị lực và tinh xảo trong nghề nghiệp mình làm
- Bảo vệ được thu nhập, tài sản của mình
- Giao du với bạn tốt trung thành, có tri thức, đức hạnh, phóng khoáng và thông minh theo chánh đạo tránh đường tà
- Tiêu dùng chừng mực theo khả năng của mình, không hoang phí, không hà tiện ki bo.
Suy ra phương diện quốc gia thì là nước đó phải có sức cạnh tranh, quốc phòng vững, liên minh tốt và ngân sách, cán cân thương mại ổn định thặng dư
Chiếc “Bàn Tròn” thần diệu mà khi ngồi xung quanh các hiệp sĩ không đánh nhau nữa. Trước đó, “do đố kỵ bần tiện”, trong những trận ẩu đả ngu xuẩn, các trận song đấu và các trận chém giết đã làm đẫm máu các bữa tiệc đẹp nhất.
Không hiệp sĩ nào có thể giao chiến, bởi vì người có chức tước cao cũng ngang hàng với người có chức tước thấp.” Bởi vì không có “đầu bàn” nữa, do đó không có những cuộc gây gổ nữa.
Bất cứ nơi nào mà Arthur đem Bàn của mình đến, những người đi theo vua đều vui vẻ và bất bại. Chính nhờ làm như vậy mà, ngay cả hiện nay, các quốc gia trở thành giàu mạnh, sung sướng và tốt đẹp.
Cái làm VN nghèo: bất cứ ai có quyền với người khác cũng coi người đó như con nít
8. Hạnh phúc
Phần lớn con người theo đuổi khoái lạc dữ đến mức họ vượt luôn qua nó. Số phận của họ cũng giống số phận tên lùn nơi lâu đài của hắn trông coi một nàng công chúa mà hắn đã bắt cóc về. Một hôm, hắn ngủ trưa. Một tiếng sau, khi hắn tỉnh dậy, công chúa đã biến mất. Hắn vội đi đôi hài bảy dặm vào chân - chỉ đi một bước thôi, hắn đã vượt xa nàng rất nhiều (Kierkegaard)
Hạnh phúc theo đức Phật thì con người phải đạt được:
- Nhất nghệ tinh: tài khéo, có hiệu năng, hăng hái, nghị lực và tinh xảo trong nghề nghiệp mình làm
- Bảo vệ được thu nhập, tài sản của mình
- Giao du với bạn tốt trung thành, có tri thức, đức hạnh, phóng khoáng và thông minh theo chánh đạo tránh đường tà
- Tiêu dùng chừng mực theo khả năng của mình, không hoang phí, không hà tiện ki bo.
Suy ra phương diện quốc gia thì là nước đó phải có sức cạnh tranh, quốc phòng vững, liên minh tốt và ngân sách, cán cân thương mại ổn định thặng dư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét