1. Phúc cho ai không thấy mà tin
Thường thì người ta bảo nhìn thấy mới tin: 100 hay không bằng 1 thấy, 100 thấy không bằng 1 sờ nhưng cũng có khi thấy vậy mà không phải vậy. Giống như chuyện đệ của Khổng tử được phân công nấu cơm. Tình cờ Khổng tử quay về thấy cậu chàng đang ăn cơm. Khổng tử ngạc nhiên lắm nhưng không nói, để yên xem sao. Tới bữa ăn cậu kia chia cơm rồi nói con ăn rồi và kể vì giở nồi cơm rớt tro vô nên đã ăn phần cơm dính tro vì sợ thầy ăn phải cơm không sạch.
Vậy nên khi đã biết người đó có tư cách, việc đó là đúng thì tin tưởng dù ai nói ngả nói nghiêng. Sự không thấy mà tin này là quả phúc cho những con người thành tín, rũ bỏ được sự đa nghi, ngờ hết chuyện trên trời tới dưới bể rồi bóp cổ cả vợ mình như Othello.
Có được đức tin như vậy thì mới có thể dĩ bất biến ứng vạn biến chớ đa số thì chỉ vịn vô tiền, quyền lực, thế lực của bên ngoài…mà những cái đó thì vật đổi sao dời, mong manh trước những biến cố nên ai dựa vô đó thì cũng thường hoảng hốt lo sợ chông chênh.
2. Thời gian
Trái đất đánh 1 vòng quanh mặt trời hết chừng 365,25 ngày và tự quay 1 vòng quanh trục của mình hết 24h đó là theo những người lấy mặt trời làm tâm. Còn những người lấy trái đất làm tâm thì thấy mặt trăng quay quanh trái đất hết 1 tuần trăng là 28 ngày.
Như vậy thời gian mang tính tất định và hướng về phía trước. Điều này giải thích tại sao con người ta mê tín, tin ở số phận tất định, luân hồi đồng thời rất thích cách mạng vì tính lạc quan hướng về tương lai 1 cách bản năng.
Tùy theo vị trí địa lý mà người đó sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ mặt trời hay mặt trăng và con người sẽ phụ thuộc hay coi mình là trung tâm hơn.
Khi sinh ra, ai cũng mang 1 đồng hồ vặn sẵn dây cót trên mình, đa số thì vặn bên phải, thiểu số thì vặn bên trái nên luôn luôn có 2 lực lượng kình chống, chê nhau sai là đa số với thiểu số. Trừ số thời gian ăn ngủ để bảo tồn cơ thể thì thời gian còn lại con người lo kiếm ăn, chơi bời, yêu đương và người thì nghĩ cách làm sao dùng thời gian có hiệu quả nhất, người lại muốn giết thời gian nhanh nhất, người lại thích thời gian co giãn giây thun.
Ai dây cót đặt ở chân tay sẽ lắc xắc làm luôn tay suốt ngày, dây cót đặt ở miệng thì nói suốt ngày, ngủ vẫn còn nói mớ…người dây cót đặt ở bụng suốt ngày lo kiếm ăn, tích trữ tiền bạc, của cải, người cót đặt ở đầu nghĩ ra mọi thứ, nằm im lo bò trắng răng kiểu học trò dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. Nằm đó mà suy nghĩ, mà tưởng tượng, sống với thế giới ảo của mình dựng lên.
Khi trẻ dây cót còn căng thì tràn đầy nhựa sống, đâu biết tiếc thời gian tới khi cót lỏng, tuổi xuân hết thì cuống cuồng yêu cuồng sống vội nên càng già người ta càng thấy thời gian đi nhanh, càng muốn níu giữ nét thanh xuân và càng thích tiền mà quan huyện thanh liêm là 1 ví dụ.
Trẻ thì rong chơi già thì thu vén.
Thế thì nên sử dụng cán bộ trẻ hay cán bộ già nhỉ?
3. Huyền thoại quản trị
VN học nước ngoài áp dụng luân chuyển, KPI, ISO, quản trị công ty, văn hóa… vô công tác quản lý điều hành công ty tổ chức mà đa phần đầu voi đuôi chuột, hình thức là bởi lý do gì dù nhiều đơn vị, nhiều người đã tận tâm tận lực mà vẫn bất lực?
Để biết điều này cần xem lại lịch sử phát triển của những món này bên Tây. Tư bản phương tây xuất hiện với phần cứng là máy hơi nước, phần mềm là quyền sở hữu, lòng tin và hợp đồng thương mại. Phần cứng, phần mềm cộng lại mới ra công nghiệp hóa lần thứ nhất và đặc trưng của nó là phân công lao động. CNTB cứ thế tiến hóa dần tới giai đoạn Taylor phát minh ra chuyên môn hóa và dây chuyền sản xuất, tức là ai làm việc gì, phân chia quyền, trách nhiệm tới đâu đều rõ ràng rành mạch chi tiết mà các cụ ta chê là robot hóa con người.
Trong khi ta thì tổ chức theo kiểu tổng thể, dựa trên lòng trung thành và sếp quyết tất, chúng bay thi hành. Trong đơn vị thì các phòng ban có xu hướng trở thành ốc đảo và quản trị theo kiểu cái gì tiện cho sếp thì tốt cho đơn vị. Thậm chí như TQ thời chuẩn bị đánh nhau với Nhật thì Lý hồng chương đã nhập, chế tạo tàu chiến, vũ khí theo chuẩn tây nhưng cách hành binh bố trận vẫn theo kiểu Tôn vũ. Kết quả bị Nhật đánh cho tan tác vì sĩ quan có biết tác chiến hiện đại là thế nào đâu. Nói vậy để thấy năng lực sản xuất luôn đi trước năng lực tổ chức, tức là xã hội công nghiệp hình thành nên con người có tác phong, lối suy nghĩ công nghiệp. Phe XHCN 1 thời tính đảo ngược qui luật này với khẩu hiệu muốn có XHCN thì phải có con người XHCN nên thất bại khỏi đỡ.
Chúng ta bắt đầu xét các tình huống:
Luân chuyển
Tây luân chuyển ngon lành vì công ty, tổ chức đã thiết kế, bố trí hợp lý như 1 cỗ máy. Nhân sự trong đó như các chi tiết. Nhân sự của họ được nhà trường đào tạo theo chuẩn công nghiệp hóa nên không có tính thợ thủ công, bản thân nhân sự được điều chuyển cũng coi đó là cơ hội.
Ta thì như nói ở trên, thiên về đại cục và phát triển nghề nghiệp theo lối thợ thủ công nên khi luân chuyển là cả 1 vấn đề.
Thứ nhất chưa công nghiệp hóa nên thiếu tính đồng bộ, công việc phụ thuộc nhiều vào quan hệ trên dưới, trong ngoài. Sang vị trí mới, những nút quan hệ này bị phá vỡ phải làm lại từ đầu, mất thời gian cho sự tin tưởng.
Vì vẫn mang tâm lý thợ thủ công nhất nghệ tinh nên đa số sang vị trí mới trở thành cán bộ đường lối, chỉ biết chung chung. Điều này lý giải tại sao cán bộ đoàn thăng tiến rất nhanh vì họ phù hợp với tình thế chung chung, chưa cần chuyên môn sâu.
ISO, KPI
Tương tự + tâm lý chủ quan của sếp. Bạn tưởng tượng có bao giờ 1 dây chuyền công việc tự động làm mà sau lại bị sổ toẹt vì ý của sếp. Không, họ đâu ngu. Tốt nhất ý sếp sao thì mình làm vậy. ISO, KPI cốt lõi là tư tưởng phân quyền của phương Tây, về đây với phong cách quản trị tập quyền thì chỏi là đúng rồi nên đa số trở thành trang trí.
Văn hóa công ty
Nhiều người coi văn hóa công ty là chìa khóa cho everything. Nghe rất hay nhưng văn hóa phương Đông là nêu gương là nhìn gương. Lãnh đạo thì làm gương, nêu gương còn nhân viên thì nhìn vô gương mà học tập, cư xử, làm theo. Sếp nói 1 đằng làm 1 nẻo hay vì cơ chế lương thấp mà phải bớt xén, tham nhũng, 2 giá, gởi giá thì nhân viên cũng chỉ có mơ ước vào dây của lãnh đạo để thủ trưởng có cơm, chúng em có cháo thì sao theo văn hóa kiểu Tây này được.
Bancassurance, thẻ tín dụng các loại
Về lý thuyết quá tốt, hợp tác sử dụng điểm mạnh của nhau để tăng doanh thu, phục vụ tốt hơn cho khách hàng nhưng xu hướng ốc đảo thì khó hợp tác nên bank đơn giản áp chỉ tiêu cho nhân viên. Nhân viên ai ép được khách hàng thì ép, ai có mối quan hệ tốt, quyền lực để ép thì ép và ai không có thì quay sang ép người nhà, bạn bè và bản thân. Bạn nào có người nhà làm ngân hàng lúc nào mà chả có hợp đồng bảo hiểm, 1 lố thẻ mở rồi nằm im. Làm cho có vì bị ép chớ có nhu cầu thật đâu, rồi chi phí trăm dâu lại đổ đầu NH thôi, chưa kể dưới con mắt nhất thân vinh thì nghề ngân hàng giờ xuống giá ở tầm sales bảo hiểm. Nên nhớ xã hội VN vẫn là xã hội của những mối quan hệ. Làm gì khi bị hạ cấp vô vũng bùng nhùng quan hệ vốn đã đầy rẫy phức tạp và cạm bẫy gian lận rồi. Thế là xua dê vô miệng sói à, ngẫm ra thì cũng là 1 kiểu đi tắt đón đầu.
Tây luân chuyển ngon lành vì công ty, tổ chức đã thiết kế, bố trí hợp lý như 1 cỗ máy. Nhân sự trong đó như các chi tiết. Nhân sự của họ được nhà trường đào tạo theo chuẩn công nghiệp hóa nên không có tính thợ thủ công, bản thân nhân sự được điều chuyển cũng coi đó là cơ hội.
Ta thì như nói ở trên, thiên về đại cục và phát triển nghề nghiệp theo lối thợ thủ công nên khi luân chuyển là cả 1 vấn đề.
Thứ nhất chưa công nghiệp hóa nên thiếu tính đồng bộ, công việc phụ thuộc nhiều vào quan hệ trên dưới, trong ngoài. Sang vị trí mới, những nút quan hệ này bị phá vỡ phải làm lại từ đầu, mất thời gian cho sự tin tưởng.
Vì vẫn mang tâm lý thợ thủ công nhất nghệ tinh nên đa số sang vị trí mới trở thành cán bộ đường lối, chỉ biết chung chung. Điều này lý giải tại sao cán bộ đoàn thăng tiến rất nhanh vì họ phù hợp với tình thế chung chung, chưa cần chuyên môn sâu.
ISO, KPI
Tương tự + tâm lý chủ quan của sếp. Bạn tưởng tượng có bao giờ 1 dây chuyền công việc tự động làm mà sau lại bị sổ toẹt vì ý của sếp. Không, họ đâu ngu. Tốt nhất ý sếp sao thì mình làm vậy. ISO, KPI cốt lõi là tư tưởng phân quyền của phương Tây, về đây với phong cách quản trị tập quyền thì chỏi là đúng rồi nên đa số trở thành trang trí.
Văn hóa công ty
Nhiều người coi văn hóa công ty là chìa khóa cho everything. Nghe rất hay nhưng văn hóa phương Đông là nêu gương là nhìn gương. Lãnh đạo thì làm gương, nêu gương còn nhân viên thì nhìn vô gương mà học tập, cư xử, làm theo. Sếp nói 1 đằng làm 1 nẻo hay vì cơ chế lương thấp mà phải bớt xén, tham nhũng, 2 giá, gởi giá thì nhân viên cũng chỉ có mơ ước vào dây của lãnh đạo để thủ trưởng có cơm, chúng em có cháo thì sao theo văn hóa kiểu Tây này được.
Bancassurance, thẻ tín dụng các loại
Về lý thuyết quá tốt, hợp tác sử dụng điểm mạnh của nhau để tăng doanh thu, phục vụ tốt hơn cho khách hàng nhưng xu hướng ốc đảo thì khó hợp tác nên bank đơn giản áp chỉ tiêu cho nhân viên. Nhân viên ai ép được khách hàng thì ép, ai có mối quan hệ tốt, quyền lực để ép thì ép và ai không có thì quay sang ép người nhà, bạn bè và bản thân. Bạn nào có người nhà làm ngân hàng lúc nào mà chả có hợp đồng bảo hiểm, 1 lố thẻ mở rồi nằm im. Làm cho có vì bị ép chớ có nhu cầu thật đâu, rồi chi phí trăm dâu lại đổ đầu NH thôi, chưa kể dưới con mắt nhất thân vinh thì nghề ngân hàng giờ xuống giá ở tầm sales bảo hiểm. Nên nhớ xã hội VN vẫn là xã hội của những mối quan hệ. Làm gì khi bị hạ cấp vô vũng bùng nhùng quan hệ vốn đã đầy rẫy phức tạp và cạm bẫy gian lận rồi. Thế là xua dê vô miệng sói à, ngẫm ra thì cũng là 1 kiểu đi tắt đón đầu.
4. Luật hấp dẫn
Newton ngồi dưới gốc cây, trái táo rơi trúng đầu. Vậy là ổng nghĩ ra luật hấp dẫn. Nhờ luật hấp dẫn này mà các thiên thể giữ được quĩ đạo và trật tự giữa chúng trong không gian. Sau phái nữ nhận ra cứ mỗi lần mình đá lông nheo là đàn ông bấn loạn nên họ cũng phát minh ra luật hấp dẫn, đó là sửa soạn người, trang phục, tâm thế, thần thái cho thật hấp dẫn và sự hấp dẫn lạc quan này sẽ tỏa hào quang làm họ càng đẹp hơn hấp dẫn hơn và khiến xung quanh quay quanh họ trong trật tự.
Newton ngồi dưới gốc cây, trái táo rơi trúng đầu. Vậy là ổng nghĩ ra luật hấp dẫn. Nhờ luật hấp dẫn này mà các thiên thể giữ được quĩ đạo và trật tự giữa chúng trong không gian. Sau phái nữ nhận ra cứ mỗi lần mình đá lông nheo là đàn ông bấn loạn nên họ cũng phát minh ra luật hấp dẫn, đó là sửa soạn người, trang phục, tâm thế, thần thái cho thật hấp dẫn và sự hấp dẫn lạc quan này sẽ tỏa hào quang làm họ càng đẹp hơn hấp dẫn hơn và khiến xung quanh quay quanh họ trong trật tự.
23.03.21
Nhiều người hay nói người VN khi học thì giỏi mà khi đi làm kém hơn hẳn tụi Tây rồi kết luận sáng tạo kém. Quả có thế vì đó là chuẩn Khổng giáo nhưng còn 1 vấn đề quan trọng hơn là Tây học xong họ lắp vô hệ thống đang chạy tốt của họ còn người VN học xong thì giống con ốc vít chuẩn khác rất khó lắp vô bộ máy hiện tại của VN hoặc cá biệt con ốc đó đẹp quá thì lại được lắp để trang trí.
Cho nên quan trọng là cái nền, cái hệ thống đang chạy và con người có phù hợp với nhau hay không.
5. Khi Trí thức lớn đi làm
Acsimet nhờ ngâm mình trong bồn tắm mà nghĩ ra cách đo được tuổi vàng của vương miện và từ đó có qui luật mang tên ông về lực nâng của chất lỏng. Trạng lường Lương thế vinh cũng nổi tiếng giỏi toán. Có lần vua đố cân được voi ông liền dắt voi xuống thuyền rồi đánh dấu mực nước, sau chất đá lên thuyền sao cho đúng mực nước của voi. Thế là bài toán giải được. Nhưng ông xin đi làm tri huyện mãi mà chưa tới lượt vì các quan nhận xét cần phải trau dồi kiến thức tứ thư ngũ kinh nhuần nhuyễn hơn nữa.
Nguyễn Trãi được giao làm điển chế trong triều như trang phục quan, nghi lễ thiết triều, báo vua ra…cùng với 1 thái giám. Nguyễn Trãi muốn làm theo điển chế thời Tống nhưng không được thông qua, bị góp ý chỉnh sửa không dứt nên ông chán xin không làm nữa. Thái giám thì cứ copy theo nhà Minh nên xong rất nhanh. Sau có người chê, ông ta bảo tôi chỉ biết có thế, ông giỏi thì đi mà làm.
Nguyễn Du viết Đoạn trường tân thanh như quả bom tấn thời đó. Người thích mê mẩn cũng nhiều mà người chê cũng kịch liệt đơn giản vì nước ta là nước phong kiến đâu dễ chấp nhận chuyện gái lầu xanh. Đàn ông chớ đọc Phan Trần, đàn bà chớ đọc Thúy kiều, Thúy vân. Tới vua Tự đức, cụ Huỳnh thúc kháng đời sau tít còn phê bình nghiêm khắc nhưng ông vẫn là quan được vua cưng, cho đi sứ suốt.
Cao bá Quát nổi tiếng học giỏi, biết nhiều được sánh thần Siêu, thánh Quát. Ông nói: "Cả thiên hạ có 4 bồ chữ, anh Bá Đạt (anh sinh đôi của Cao Bá Quát) và ông Nguyễn Văn Siêu giữ một bồ, một mình tôi chiếm hai bồ, còn một bồ thì phân phối cho cả thiên hạ”.
Cao ngạo thế nhưng vua biết tài nên vẫn dùng dù phạm tội sửa bài thi hay chê thơ của thi xã thúi.
Nhà giáo của nhà giáo Chu văn an đi làm cũng không suôn sẻ lắm. Làm quan được trọng dụng nhưng khi ông dâng thất trảm sớ thì vua lờ lớ lơ. Ông từ quan về quê và VN có ông tổ nghề thầy giáo. Chỉ có Trạng trình Nguyễn bỉnh khiêm là làm quan vừa có quyền vừa có danh. Vì ông giỏi, tất nhiên là thế nhưng ông nổi tiếng là nhà tương lai học với sấm Trạng trình truyền lại cho tới nay và những câu nói như Hoành sơn nhất đái, vạn đại vô cương rồi thờ Phật ăn oản thì người VN phải lạy bố của chúng con đây rồi.
5. Khi Trí thức lớn đi làm
Acsimet nhờ ngâm mình trong bồn tắm mà nghĩ ra cách đo được tuổi vàng của vương miện và từ đó có qui luật mang tên ông về lực nâng của chất lỏng. Trạng lường Lương thế vinh cũng nổi tiếng giỏi toán. Có lần vua đố cân được voi ông liền dắt voi xuống thuyền rồi đánh dấu mực nước, sau chất đá lên thuyền sao cho đúng mực nước của voi. Thế là bài toán giải được. Nhưng ông xin đi làm tri huyện mãi mà chưa tới lượt vì các quan nhận xét cần phải trau dồi kiến thức tứ thư ngũ kinh nhuần nhuyễn hơn nữa.
Nguyễn Trãi được giao làm điển chế trong triều như trang phục quan, nghi lễ thiết triều, báo vua ra…cùng với 1 thái giám. Nguyễn Trãi muốn làm theo điển chế thời Tống nhưng không được thông qua, bị góp ý chỉnh sửa không dứt nên ông chán xin không làm nữa. Thái giám thì cứ copy theo nhà Minh nên xong rất nhanh. Sau có người chê, ông ta bảo tôi chỉ biết có thế, ông giỏi thì đi mà làm.
Nguyễn Du viết Đoạn trường tân thanh như quả bom tấn thời đó. Người thích mê mẩn cũng nhiều mà người chê cũng kịch liệt đơn giản vì nước ta là nước phong kiến đâu dễ chấp nhận chuyện gái lầu xanh. Đàn ông chớ đọc Phan Trần, đàn bà chớ đọc Thúy kiều, Thúy vân. Tới vua Tự đức, cụ Huỳnh thúc kháng đời sau tít còn phê bình nghiêm khắc nhưng ông vẫn là quan được vua cưng, cho đi sứ suốt.
Cao bá Quát nổi tiếng học giỏi, biết nhiều được sánh thần Siêu, thánh Quát. Ông nói: "Cả thiên hạ có 4 bồ chữ, anh Bá Đạt (anh sinh đôi của Cao Bá Quát) và ông Nguyễn Văn Siêu giữ một bồ, một mình tôi chiếm hai bồ, còn một bồ thì phân phối cho cả thiên hạ”.
Cao ngạo thế nhưng vua biết tài nên vẫn dùng dù phạm tội sửa bài thi hay chê thơ của thi xã thúi.
Nhà giáo của nhà giáo Chu văn an đi làm cũng không suôn sẻ lắm. Làm quan được trọng dụng nhưng khi ông dâng thất trảm sớ thì vua lờ lớ lơ. Ông từ quan về quê và VN có ông tổ nghề thầy giáo. Chỉ có Trạng trình Nguyễn bỉnh khiêm là làm quan vừa có quyền vừa có danh. Vì ông giỏi, tất nhiên là thế nhưng ông nổi tiếng là nhà tương lai học với sấm Trạng trình truyền lại cho tới nay và những câu nói như Hoành sơn nhất đái, vạn đại vô cương rồi thờ Phật ăn oản thì người VN phải lạy bố của chúng con đây rồi.