Có người học dở, thi tốt và có kẻ học tốt thi dở.
Đi làm cũng vậy. Có người việc hàng ngày tốt nhưng việc quan trọng lại kém và có kẻ hàng ngày làm buồn ngủ và cú quyết định lại ăn.
Vd như Trump và Biden nhỉ
Ngôi nhà fomai
Chuột và mèo sống chung nhà nhưng mèo thỉnh thoảng lại bắt chuột nên chuột suốt ngày phải lo đối phó.
Thoạt tiên chuột đi kiếm cá về nộp cho mèo, đỡ được 1 dạo nhưng rồi mèo được cá lại đòi cá giếc tươi nên lại phải tìm kế mới.
Hội đồng chuột bàn 3 ngày 3 đêm quyết định tìm cách treo chuông vô cổ mèo.
Kế này do gsts đề xuất nên trên mây, không khả thi nhưng hội đồng vẫn thông qua.
Ngày lại ngày không làm sao treo chuông được và đàn chuột xì xào hội đồng ủ mưu giữ ghế.
1 con chuột cống ở bến kim lăng to bằng cả con mèo tiến lên nói:
Chuột to thì không sợ mèo, như tôi đây mèo thấy là né nhưng nghặt số to con ít quá.
Hội đồng ồ lên, phải rồi, giống như gà chọi mang từ Mỹ về đá cho gà tre chạy mặt sạch.
Chúng ta nên mời đàn chuột ở chéc nô bửn về. Bọn nó bị nhiễm xạ to bằng cả con chó. Chó nhìn thấy còn sợ nữa là mèo.
Kế mở cổng đón chuột hột nhơn được thi hành mĩ mãn. Giờ mèo thấy chuột là đi nhẹ nói khẽ không dám nhìn thẳng vô mặt chuột.
Thiên hạ thái bình, chuột vui vẻ đẻ đàn đẻ lũ, cấu nhau chí chóe.
Từ nay mèo xuống nhà dưới nằm sưởi nắng đói giơ xương mắt đầy ghèn.
Còn tiếp
Ngôi nhà fomai 2
Đàn chuột cứ thế sinh sôi nảy nở và đông quá nên luật Maltus thể hiện. Chúng tranh ăn đánh nhau chí chóe rồi cũng ốm trơ xương. Chuột cống Tréc nô bửn 1 hôm phát hiện ra ngôi nhà này tuy trông cũ kỹ nhưng sau lớp sơn xỉn màu thì toàn là fomai, 1 kho báu thực sự.
Thế là đường sống lại rạng rỡ, nhóm chuột tiên phong đào xúc đóng gói mang ra chợ bán.
Lần 1 lần 2 chúng bị nhóm chuột canh cửa chặn lại, hôm đó chuột Chéc lại đứng ra kết nạp nhóm canh cửa vô. Công việc lại chạy ro ro. Mấy chuột đầu lĩnh có quyền cắt cử con nào đi bán, con nào khai thác...tất nhiên có phần hậu hĩnh.
Nhưng rồi vẫn nhiều con tham quá lấy quá nhiều fomai phải mang ra xử phạt vì ăn lẹ quá thì đời con đời cháu làm sao còn mà ăn.
Chuột Chéc lại kết nối mấy chuột có quyền bao công đó vô đội để chúng thành bao nuốt chửng luôn.
Lũ chuột phủ phê ca hát véo von tự nhiên chuột ca sĩ ôm mặt khóc rưng rức.
Muốn biết vì sao chuột ca sĩ khóc xem phần sau sẽ rõ
Ngôi nhà fomai 3
Chuột ca sĩ khóc với Chéc đại ca:
Các anh cống, cống nhum, chuột đồng thậm chí nhắt được giao kinh doanh khai thác xnk, canh gác, xử phạt rồi cắt đặt cử người vô chỗ ngon lành cả mà chuột chù ca sĩ tụi em bán nước miếng đói quá.
Chính là điều ta đang lo lắng đây, cùng chuột với nhau cả mà chênh lệch giàu nghèo quá là không được.
Ta nghĩ ra kế sách rồi, cấp quyền cho tụi bay cấp chứng chỉ biết hát các thể loại nhạc cho những con chuột kiếm ăn được từ fomai.
Lại nữa tụi nhạc công thổi kèn đàn sáo nhị, cho phép áp dụng luật chuỗi thức ăn foodchain.
Có nghĩa là chuột nào bò vô khu vực cai quản của chuột khác cũng trở thành thức ăn, hàng hóa cho bọn bay kiếm cháo.
Lũ chuột chù vâng dạ cảm ơn mưa móc hôi lừng 1 góc.
Chuột mưu sĩ mới tổng kết.
Họ nhà chuột chúng ta chia làm 3 loại:
- loại ăn được làm được
- loại ăn mà không làm
- loại vừa ăn vừa ỉa
Vừa nói đến đó thì 1 con vô báo cáo:
Có con cống nhum ăn sập 1 góc nhà, no quá nằm ra đó ỉa luôn vô lọ độc bình, ruồi nhặng bay xung quanh thúi inh, phát khiếp.
1. Hồn
cốt của thủ lĩnh
Thời
thế tạo anh hùng. Xưa khi Tần Thủy hoàng tuần du phương Nam thì chỉ có 2 người
dám nhìn lén vua là Hàn tín và Lưu bang vì nhìn mà bị lộ là chém không tha. Nên
ta thấy mặt rồng được nâng tầm và bảo vệ kỹ như thế nào.
Cho
nên thủ lĩnh phương Đông thường dựa vào mấy thứ sau:
Nho
giáo
Tôn
ti trật tự. Hệ thống quân sư phụ, cái gì cũng của vua, vua bảo chết là phải chết
nên quyền vua vô thượng. Cái uy này nó ghê gớm lắm. Lỗ tấn nói
Ngước
mắt coi khinh ngàn lực sỹ,
Cúi
đầu làm ngựa bé nhi đồng
Nên
thủ lĩnh bao giờ cũng cao ngạo, khí thế bức người còn người dưới thì cúp đuôi sợ
như chó phải hơi cọp. Tự tin và kinh sợ cộng hưởng với nhau thành 1 khoảng cách
quyền lực bao la để thủ lĩnh tha hồ thể hiện uy quyền.
Nên
thủ lĩnh thì luôn kiên định giữ ghế và quần thần chỉ dám vọng động khi có biến
cố đủ lớn làm thủ lĩnh hết thiêng như Tôn Thất thuyết sẵn sàng giết vua khi
Pháp xâm lăng mà nhà Nguyễn vô kế khả thi.
Tam
quốc diễn nghĩa
Muốn
ngồi trên cao thì phải có mưu chia để trị. Tạo ra miếng mồi hấp dẫn để kẻ kế vị
mình, ngay dưới mình phải tranh đấu với kẻ lăm le đoạt lấy vị trí dưới 1 người
mà trên vạn người.
Dưới
cạnh tranh với nhau thì đứa nào cũng phải dựa vào ta và tuân phục ta nhằm củng
cố vị thế của nó.
Thủy
hử
Thủ
lãnh thì phải có chất vô pháp vô thiên, tức là luật chỉ giành cho kẻ dưới chớ
ta đây là luật. Khi trị số ít cấp dưới thì dùng chiêu tam quốc nhưng khi trị cả
đám quần hùng thì phải xài chiêu Thủy hử. Như Mao CT ở Lư sơn vì sai lầm đại nhảy
vọt làm mấy chục triệu người chết đói nên 7000 người từ huyện trưởng trở lên ủng
hộ Lưu thiếu kỳ và bất mãn Mao CT.
Mao
CT bèn dùng tiểu tướng Hồng vệ binh làm cách mạng văn hóa , chỉ dùng học sinh,
sinh viên mà bắt sạch chỉ để lại sinh lộ cho Đặng tiểu bình nhằm mục đích thờ
cúng vì biết Đặng sẽ quản được nước.
2. Từ
đậu phộng tới nhân sâm
Thời
mới đổi mới có doanh nhân Nhật tới Nghệ an tìm hiểu về nông nghiệp. Sau khi ăn
lạc (đậu phộng) thì ổng khoái quá vì loại đậu phộng này hột nhỏ nhỏ nhưng vị đậm
thơm, chắc chắn chớ không như ở vùng khác chỉ được cái to xác.
Doanh
nhân này hỏi các vị có bán đậu phọng này không. CT tỉnh bảo cái ni đặc sản quê
choa, bán chớ, bán lấy tiền mua phân bón, máy kéo còn đi lên công nghiệp hóa.
Các
vị có bao nhiêu tấn. Quê choa đầy, bao nhiêu cũng có. Hợp đồng ký kết, tàu vô cảng
Bến thủy chờ ăn hàng 3k T. 3 tháng sau được có 200T, rốt cục phải đóng nắp hầm
hàng, nhổ neo về.
Đó
là chuyện nay, nói tới chuyện xưa. Ngày xưa vua Quang trung mẹ bệnh mới nhờ bên
TQ mua giùm nhân sâm. Phúc Khang an tổng đốc Lưỡng quảng thay Tôn sĩ nghị lừng
tiếng bèn bụng bảo dạ đằng nào chả phải cho liền gởi 4 lạng. Thư tới vua Càn
long, vua gởi 1 cân (khoảng 0,6kg).
Sau
biết chuyện vua bảo An rằng, cho nhiều quá làm mất tính quí hiếm đi. Dạo đó GDP
TQ bằng 1/3 thế giới và anh em sau cứ nói TQ giàu lắm. Thực ra thời phong kiến nông
nghiệp thì kinh tế nghèo, có mấy hàng hóa trao đổi đâu. Tây khi đó cũng nghèo
nhưng bốc lên rất nhanh nhờ công nghiệp hóa còn TQ vẫn chỉ thế thôi.
3. Tứ
bình quản trị học
Triết
học TQ cổ đại thường mọi người nói nhiều tới Nho giáo. Thực chất đó chỉ là 1
góc nổi nhất và dễ thấy, được quảng bá nhiều nhất mà thôi.
Nguyên
lý gốc của TQ: nhất điểm sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng…Tứ tượng này
chính là 4 góc đây, các bạn vô nhà người Hoa thường thấy họ treo 4 bức tranh gọi
là tứ bình như 4 nghề, 4 mùa, 4 linh…thì phép quản trị đất nước của họ cũng có
tứ bình.
Khổng
tử:
Coi
con người là thiện, chăm làm nên lấy đức làm gốc, tôn ti trật tự lễ giáo làm giềng
mối, giải thích sự thay đổi trong trời đất bằng kinh Dịch. Giáo hóa dân kiểu Thần
nông giáo dân nghệ ngũ cốc…phái Nho gia này là mạnh nhất
Tuân
tử:
Coi
con người bản chất là ác, làm biếng hay ăn nhác làm. Như thế sẽ sinh ra tranh
giành, kèn cựa, chiến tranh…việc quản trị hướng tới kỷ luật, trật tự, phòng bị
quốc phòng, trị an. Các phép đánh trận, phòng bị kiểu Tôn tử, Ngô khởi ...
Lão
tử:
Thừa
nhận bản chất con người là tự nhiên đói ăn khát uống, thuận theo thiên nhiên…thừa
nhận con người cần có khoảng không gian tự quản cho mình mà bây giờ gọi là xã hội
dân sự còn trước là phép vua thua lệ làng, vua chỉ bổ tới quan huyện còn làng
là của dân.
Hàn
phi tử
Đại
diện cho phái Pháp gia, chủ trương lấy luật trị quốc. Như thế Pháp gia sau khi
chừa đất cho 3 phái trên như là tập quán, tục lệ, tự quản thì đề ra luật để quản
trị.
TQ
xưa cũng như VN thì nhà nước PK cũng hầu như chú trọng vô luật hình là chính
nên thực chất khoảng không gian cho phái Nho gia ra làm quan xoay xỏa rất nhiều.
Nhiều tới mức người ta coi đó là chế độ nhân trị chớ chưa được pháp trị. Điều
này cũng giải thích phương Đông thịnh hành và ủng hộ nhà nước to, nhà nước tập
quyền.
4. Hạ mã
4. Hạ mã
Tới
cổng cung điện, đình chùa, cơ quan xưa thì có biển hạ mã có nghĩa là xuống ngựa,
bây giờ là xuống xe dẫn bộ.
Thời
bao cấp học sinh cố thi cho được vô đại học. Vô đó rồi thì chơi là chính vì hầu
như vô được là ra được, tốt nghiệp cả, cũng giống kiểu hạ mã.
Xưa
học trò đi thi, thi đỗ làm quan rồi thì cũng hạ mã, chả cần đọc sách nữa. Đi
làm biên chế suốt đời cũng coi như hạ mã.
Nên
đừng thắc mắc sao GSTS nhiều thế mà không có công trình nghiên cứu ứng dụng. Từ
khi được cấp bằng, phong hàm là họ cũng tự động hạ mã hết rồi. Muốn có công
trình thì họ thuê viết hoặc viết thuê cho người khác thôi.
Thực
ra ngay cả đạo Phật cũng có khái niệm nhập niết bàn. Vô được rồi vô lo vô nghĩ
thơ thới, hân hoan thì cũng là 1 kiểu hạ mã. Đạt được rồi thì nằm im hưởng thụ.
Nên đừng tự hào khi đi học điểm cao hơn bạn. Đó là điểm thi, là kiến thức nền thôi. Nếu không đào sâu kiến thức xuống tầng 2,3 không áp dụng vào thực tế, không nghề dạy nghề thì sau khoảng 10 năm là thua bạn xa lắc.
5. Bẫy 22
Bẫy xuất phát từ cuốn sách cùng tên năm 1961 của Joseph Heller. Chiến tranh là 1 tình trạng cực đoan, điên rồ của con người nên ta thấy chỉ huy thì muốn thành tích cao để lên tướng, phi công thì muốn hoàn thành nhiệm vụ để được về nhà, sỹ quan hậu cần thì lập xanh đi ca để buôn lậu kiếm ăn…và tất cả đều điên rồ theo 1 cách nào đó từ gian lận thành tích, gái gú, say xỉn, đập bệnh, trốn trong rừng, không làm việc, bắt nạt dân…nên phi công bị tâm thần vẫn phải bay, bác sỹ còn sống nhưng vì có tên trong danh sách bay bị tai nạn nên thành liệt sỹ…
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phi đoàn trưởng đặt ra 1 bẫy điều kiện. Phi công nào muốn thoát khỏi những nhiệm vụ nguy hiểm sẽ vướng phải bẫy này:
· Nếu một phi công bị coi là mất trí, họ không cần phải bay.
· Để được coi là mất trí, một phi công phải yêu cầu được đánh giá.
· Nếu một phi công đi yêu cầu được đánh giá, điều này chứng tỏ rằng anh ta khôn nên tất nhiên đủ sức khỏe.
· Do đó, không một phi công nào có thể bị coi là mất trí, và không một phi công nào có thể thoát ra khỏi chuyến bay.
Hay một cô gái điếm giải thích với Yossarian rằng cô ấy không thể lấy anh ta vì anh ta bị điên, và cô ấy sẽ không bao giờ kết hôn với một người đàn ông điên rồ. Cô coi bất kỳ người đàn ông nào là điên rồ khi kết hôn với một người phụ nữ không còn trinh. Vòng lặp logic khép kín này đã minh họa rõ ràng cho Catch-22 vì theo logic của cô ấy, tất cả những người đàn ông từ chối kết hôn với cô ấy đều lành mạnh và do đó cô ấy sẽ tính đến chuyện kết hôn; nhưng ngay sau khi một người đàn ông đồng ý kết hôn với cô ấy, anh ta trở nên điên cuồng vì muốn kết hôn với một người không còn trinh trắng, và ngay lập tức bị từ chối.
Như vậy bẫy 22 là một giả định về tổ chức, một luật bất thành văn về quyền lực phi chính thức nhằm miễn trách nhiệm và trách nhiệm giải trình cho tổ chức, đồng thời đặt cá nhân vào vị trí vô lý là được miễn trừ vì sự thuận tiện hoặc mục đích không xác định của tổ chức. Cùng với " suy nghĩ kép " của George Orwell , bẫy 22 đã trở thành một trong những cách được công nhận tốt nhất để mô tả tình trạng khó khăn khi bị mắc kẹt bởi các quy tắc mâu thuẫn.
Trong đời thường ta thấy bẫy 22 này nhan nhản. Vd muốn nhập hộ khẩu thì phải có nhà, nhưng để mua được nhà thì phải có hộ khẩu hay để được nhận làm cần có kinh nghiệm nhưng làm sao mà có kinh nghiệm khi không được nhận làm…rồi tìm kiếng để thấy đường nhưng không có kiếng thì có nhìn thấy đâu mà đòi tìm được.
Thế giới khoa học có thể trở thành nạn nhân của các vấn đề hợp lý quá.
Trong tính toán lượng tử, bạn phải quan sát một hạt để xác định vị trí của nó. Tuy nhiên, chính hành động quan sát ảnh hưởng đến hành vi lượng tử (và vị trí) của các hạt.
Bạn muốn biết vị trí của hạt, nhưng thực sự bạn không thể "nhìn" trực tiếp vào nó mà không tác động vào vị trí của nó.
Con mèo của Schrodinger
Có một con mèo được nuôi trong một căn phòng. Bạn không biết nó còn sống hay đã chết. Nếu bạn mở buồng để kiểm tra, một chiếc búa nhỏ sẽ làm vỡ một bình axit và giết chết con
Quyền riêng tư trên Internet
Bạn muốn biết liệu phần lớn người dùng internet có mong muốn mức độ riêng tư cao hơn hay không. Để làm được điều này, bạn phải thu thập dữ liệu về người dùng.
Trong tài chính tiền tệ
Vd năm 2019 Fed vừa bơm tiền trên thị trường qua đêm, vừa ngụ ý không cắt giảm thêm lãi suất trong năm 2019 vừa thắt chặt tiền tệ. Tuyên bố chính sách của FOMC kết hợp, bản tóm tắt các dự báo kinh tế và “biểu đồ chấm” có thể sẽ chỉ làm tăng thêm sự nhầm lẫn xung quanh định hướng chính sách (xem biểu đồ).
Hay TQ vừa bơm tiền ra để kích thích kinh tế lại vừa cố tránh không để NDT quá yếu dẫn đến trừng phạt thương mại của Mỹ lại vừa tránh nợ tăng lên quá nhiều từ DN và lạm phát. VN hơi giống nhỉ.
5. Bẫy 22
Bẫy xuất phát từ cuốn sách cùng tên năm 1961 của Joseph Heller. Chiến tranh là 1 tình trạng cực đoan, điên rồ của con người nên ta thấy chỉ huy thì muốn thành tích cao để lên tướng, phi công thì muốn hoàn thành nhiệm vụ để được về nhà, sỹ quan hậu cần thì lập xanh đi ca để buôn lậu kiếm ăn…và tất cả đều điên rồ theo 1 cách nào đó từ gian lận thành tích, gái gú, say xỉn, đập bệnh, trốn trong rừng, không làm việc, bắt nạt dân…nên phi công bị tâm thần vẫn phải bay, bác sỹ còn sống nhưng vì có tên trong danh sách bay bị tai nạn nên thành liệt sỹ…
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phi đoàn trưởng đặt ra 1 bẫy điều kiện. Phi công nào muốn thoát khỏi những nhiệm vụ nguy hiểm sẽ vướng phải bẫy này:
· Nếu một phi công bị coi là mất trí, họ không cần phải bay.
· Để được coi là mất trí, một phi công phải yêu cầu được đánh giá.
· Nếu một phi công đi yêu cầu được đánh giá, điều này chứng tỏ rằng anh ta khôn nên tất nhiên đủ sức khỏe.
· Do đó, không một phi công nào có thể bị coi là mất trí, và không một phi công nào có thể thoát ra khỏi chuyến bay.
Hay một cô gái điếm giải thích với Yossarian rằng cô ấy không thể lấy anh ta vì anh ta bị điên, và cô ấy sẽ không bao giờ kết hôn với một người đàn ông điên rồ. Cô coi bất kỳ người đàn ông nào là điên rồ khi kết hôn với một người phụ nữ không còn trinh. Vòng lặp logic khép kín này đã minh họa rõ ràng cho Catch-22 vì theo logic của cô ấy, tất cả những người đàn ông từ chối kết hôn với cô ấy đều lành mạnh và do đó cô ấy sẽ tính đến chuyện kết hôn; nhưng ngay sau khi một người đàn ông đồng ý kết hôn với cô ấy, anh ta trở nên điên cuồng vì muốn kết hôn với một người không còn trinh trắng, và ngay lập tức bị từ chối.
Như vậy bẫy 22 là một giả định về tổ chức, một luật bất thành văn về quyền lực phi chính thức nhằm miễn trách nhiệm và trách nhiệm giải trình cho tổ chức, đồng thời đặt cá nhân vào vị trí vô lý là được miễn trừ vì sự thuận tiện hoặc mục đích không xác định của tổ chức. Cùng với " suy nghĩ kép " của George Orwell , bẫy 22 đã trở thành một trong những cách được công nhận tốt nhất để mô tả tình trạng khó khăn khi bị mắc kẹt bởi các quy tắc mâu thuẫn.
Trong đời thường ta thấy bẫy 22 này nhan nhản. Vd muốn nhập hộ khẩu thì phải có nhà, nhưng để mua được nhà thì phải có hộ khẩu hay để được nhận làm cần có kinh nghiệm nhưng làm sao mà có kinh nghiệm khi không được nhận làm…rồi tìm kiếng để thấy đường nhưng không có kiếng thì có nhìn thấy đâu mà đòi tìm được.
Thế giới khoa học có thể trở thành nạn nhân của các vấn đề hợp lý quá.
Trong tính toán lượng tử, bạn phải quan sát một hạt để xác định vị trí của nó. Tuy nhiên, chính hành động quan sát ảnh hưởng đến hành vi lượng tử (và vị trí) của các hạt.
Bạn muốn biết vị trí của hạt, nhưng thực sự bạn không thể "nhìn" trực tiếp vào nó mà không tác động vào vị trí của nó.
Con mèo của Schrodinger
Có một con mèo được nuôi trong một căn phòng. Bạn không biết nó còn sống hay đã chết. Nếu bạn mở buồng để kiểm tra, một chiếc búa nhỏ sẽ làm vỡ một bình axit và giết chết con
Quyền riêng tư trên Internet
Bạn muốn biết liệu phần lớn người dùng internet có mong muốn mức độ riêng tư cao hơn hay không. Để làm được điều này, bạn phải thu thập dữ liệu về người dùng.
Trong tài chính tiền tệ
Vd năm 2019 Fed vừa bơm tiền trên thị trường qua đêm, vừa ngụ ý không cắt giảm thêm lãi suất trong năm 2019 vừa thắt chặt tiền tệ. Tuyên bố chính sách của FOMC kết hợp, bản tóm tắt các dự báo kinh tế và “biểu đồ chấm” có thể sẽ chỉ làm tăng thêm sự nhầm lẫn xung quanh định hướng chính sách (xem biểu đồ).
Hay TQ vừa bơm tiền ra để kích thích kinh tế lại vừa cố tránh không để NDT quá yếu dẫn đến trừng phạt thương mại của Mỹ lại vừa tránh nợ tăng lên quá nhiều từ DN và lạm phát. VN hơi giống nhỉ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét