Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2023

ĐỒNG TIỀN LẺ

 ĐÔ XANH ĐÔ ĐỎ 

Thời lính Mỹ ở VN thì chính phủ họ đã phát hành đô đỏ để tiêu xài ở miền nam VN phân biệt với đô xanh xài toàn cầu.

Sau 75 thời bao cấp và đầu đổi mới do đồng tiền mất giá dữ quá nên dân trao đổi giao dịch với nhau bằng cây chỉ rồi đô la. Miết rồi xảy ra tình trạng đô la hóa nền kinh tế nên chính phủ dần dần hạn chế, cấm giao dịch vàng, đô.

Tới giờ FDI vô mạnh lại xảy ra tình trạng cần phân biệt GDP nào do kinh tế nội địa góp, phần nào là của FDI giống như câu ca:

Nhà bè GDP chảy chia hai

Ai về nội địa, FDI thì về.

Không biết CP tính toán hòa hợp hỗ trợ 2 dòng này như thế nào? 

Dân VN nhốt mình trong vòng tròn thân hữu, quờ quạng trong vòng tròn tập thể và xa vời với vòng tròn công dân

CÂY NÊU 

Hết tết làm lễ hạ nêu rồi mới nói chuyện về phép dựng nêu trong kinh doanh bất động sản. 

Sự tích cây nêu tóm tắt thế này:

Xưa người ở lẫn với quỷ rồi óc tư hữu của người lớn quá muốn có của riêng mà quỷ thì nhây cứ lấy xài nên người mới mượn áo phật treo lên nhát ma.

Thấy chính nghĩa sáng ngời quỷ sợ vậy là người mới treo áo thiệt cao đặng đuổi quỷ đi cho khuất mắt. 

Kinh doanh bđs mà giá thấp, ít biến động thì không ăn thua nên giới kinh doanh mới mượn tiền ngân hàng, phết thành áo rồi dựng nêu cao. 

Bóng áo tới đâu thì giá cao, kinh doanh bđs sôi động tới đó. Càng có lời thì lại càng vay ngân hàng nhiều, phết áo càng rộng càng sặc sỡ xanh xanh đỏ đỏ cho con nhỏ nó mừng rồi nêu giá thật cao để phủ bóng tới tận nơi chó ăn đá gà ăn sỏi.

Nêu cao quá, áo lớn tới đâu thì cũng tới ngày hạ nêu vì khi cố quá bao trùm hết đất đai thì ngay gốc nêu lại bị hở. 

Mà quỷ thì thừa khôn ranh và kiên nhẫn.


TÔI ĐI DÉP

Trong những thứ VN học từ TQ hình như sót đôi giày vải thì phải. Người mình gần như giống hệt, chỉ khác là chấm nước mắm và đi chân đất chớ không đi giày vải như người TQ: em mặc áo hoa em đi hài ấm.

Rồi tới thời thuộc Pháp dân ta vẫn đa số đi đất trừ số nhỏ học cách đi giày dép của Pháp hoặc đi guốc gỗ trong giới không lao động tay chân.

Bài này cũng chỉ nói về đi giày dép ở miền bắc sau 54 tới thời bao cấp chớ miền nam thì vẫn đi giống thế giới đi.

Sau 54 thì giày dép kiểu Pháp bớt dần. Dân bắt đầu đi dép nhựa, dép cao su. Với người giàu thì là bước lùi còn với người nghèo thì từ đất lên dép. Người lớn, trẻ con cùng đi dép, họa hoằn mới có người đi giày như đi giày vải thối chân của lính hay giày da sỹ quan đi cho tới khi rách há mõm.

Lạ 1 điều mùa đông rét căm căm mà người lớn khuyên đi giày vải bảo hộ lao động cho ấm thì không đi, cứ nhất quyết đi dép cho giống các bạn.

Dép nhựa đi từ khi mới tới khi phải hàn vá đắp đủ chỗ. Cắt mẩu quai, nung đỏ dao, ép mẩu quai và chỗ rách vào lưỡi dao như bánh mì kẹp thịt rồi từ từ rút ra. Ai khéo tay thì nhìn cũng gọn gàng. 

Nói tới bánh mỳ mới nhớ chuyện khi Lăng CT HCM mới khánh thành thì học sinh tiêu biểu mới được đi thăm và đó cũng là lần đầu tiên tôi được ăn bánh mì kẹp thịt. Ngon tới nỗi giờ vẫn nhớ và khi đó tính xếp hàng đi vòng nữa để được ăn lần nữa. Tất nhiên là không ai cho đi lại.

Thời bao cấp đặc điểm là cái gì cũng xếp hàng từ mua gạo, rau thịt cá, chất đốt đến ăn ỉa…nhưng tôi nghĩ đặc trưng nữa là cái gì cũng vá ép quấn từ quần áo, vỏ ruột xe đạp tới dép. Ngày đó tôi đi dép cao su làm từ vỏ xe hơi nên nó cong cong và bền vô kể chỉ tội quai thì hay tụt, đi đâu cũng phải có cây rút dép kè kè. Giờ nhìn mấy ông retro đi dép cao su đúc biết ngay là công tử bột hoặc hồi nhỏ đi đất chưa đi dép cao su bao giờ. 

Ở HP có nhà máy nhựa TNTP chuyên sản xuất dép nhựa trắng, gọi là móng trắng sang chảnh giá bằng cả nửa tháng lương. Có bà đối diện nhà trước làm nhà máy nhựa sau bị cho thôi việc mà chỉ nhờ mua đi bán lại dép nhựa cũng đủ tiền nuôi 2 mẹ còn khá hơn khi đi làm.

Khi nhỏ tôi cũng đua đòi xin đi móng trắng vì thấy cha mẹ được phân phối 1 đôi để trong tủ. Kỳ kèo mãi rồi cũng được nhưng không phải là đôi loại 1 trong tủ mà mẹ đem đổi lấy đôi loại 3. Hóa ra sản phẩm loại 1,2,3 có từ thời đó.

Sau này dép tông lào kẹp ngón từ Thái qua thì cả nước đi dép gần giống nhau chuyện không nói nữa.    

Nãy giờ nói chuyện đi dép của con trai, còn gái thì đi dép nhựa, tất nhiên cũng vá ép như nhau và đi guốc đế cao nhọn hoắt. Có cô gái lớp tôi đánh nhau với 1 cậu trai cùng khóa trong trường. Cậu kia chấp cổ dùng guốc, thế là nhanh như chớp guốc mổ trúng đầu máu chảy be bét, thua trong nhục nhã, mấy hôm sau mới dám vác mặt đi học. 

    

BÁNH CHƯNG HAY BÁNH TRƯNG

Giờ có 2 trường phái, 2/3 nói chưng, 1/6 nói trưng. Vậy cái nào đúng?

Người xưa nói xuân từ, hạ dược, thu thường, đông chưng.

Từ là lễ vật dâng cúng đầu năm. Dược là vật dâng cúng đầu mùa. Thường là tiễn vật chánh mùa gặt hái. Chưng là tế đủ các vật góp để cuối năm.

Vậy bánh chưng là bánh tế lễ vào cuối năm (theo Quan hôn tang tế, tác giả Huỳnh Công Thành). 

CON THỎ BA HANG

Người TQ có thuyết rất thâm sâu là con thỏ có 3 cái hang, 1 dùng cho hiện tại, 1 dự phòng và 1 cho tương lai. 

Trong lịch sử nước nào, người nào áp dụng được thì thành công. Tuy người TQ nghĩ ra chiến lược này nhưng người Anh lại thi hành nó sớm nhất. Họ làm hang ở Mỹ, Úc và lấn át các cường quốc đi trước như Bồ đào nha, Tây ban nha đồng thời chẹn lối của các quốc gia đi sau làm họ tức nghẹn như Đức, Pháp, Nhật…

TQ sau cũng làm được, có đại lục và Đài loan, HK, Ma cao, Singapore tuy mấy hang  hơi nhỏ nhưng không có mấy hang này thì TQ cũng khó lòng phát triển được như ngày nay. 

Giờ Tập CT ra tay áp chế HK, Đài loan là 1 nước đi khó hiểu. Nhất thống thì lại làm lấp mất mấy hang dự phòng và tương lai. Đó là cũng là khó khăn của mô hình hàng dọc so với mô hình hàng ngang chuyển hóa thành đồng minh của Anh Mỹ Úc.

VN VÀ 3 HANG THỎ

Hôm qua nói về thuyết 3 hang thỏ của người TQ và cách các nước lớn áp dụng. 

Hôm nay nói về việc VN áp dụng lý thuyết này như thế nào. 

Sau 75, do thời cuộc đẩy đưa mà 2 hang thỏ lớn của người VN được hình thành ở nước ngoài là Mỹ và châu Âu. 

Kể từ đây 2 hang này tuy mới nhưng là nguồn lực giúp VN phát triển. Chúng không chỉ cung cấp vốn mà còn là nhân lực, tri thức, văn hóa...giúp VN hội nhập với thế giới. 

Hang ở Đông Âu còn cung cấp tinh hoa lãnh đạo cũng như các nhà tư bản dân tộc trong khi đó hang Mỹ mở ra thặng dư thương mại và các knowhow, văn hóa rõ nét hơn.


ĐỒNG TIỀN 

Tiền xu kim loại thì giờ biến mất hoàn toàn rồi. 

Tiền giấy thì tờ 200đ, 500đ cũng không thấy nữa. 

Tờ 1k, 2k đ giờ cũ rích, nhàu nát có lẽ vài năm nữa cũng vắng bóng. 

Tờ 5k thì còn đỡ. Sau này đám tiền giấy lẻ nát hết thì tiền lẻ chỉ còn dưới dạng bút toán và thanh toán ting ting nữa thôi.

Có bạn cho biết Tiền lẻ 1k, 2k, 5k mới xuất hiện nhiều ở nơi hầu đồng, đền, chùa.

Họ còn tích trữ để cho vào quan tài, tiểu sành nữa, cúng ngoài mộ, cúng nhà mới, cúng chúng sinh… đều phải có tiền lẻ mới cứng, cúng dâng sao giải hạn đầu năm… (còn có một loại tiền 13 tờ lẻ mới gọi tiền hành sai)… âm cũng như dương toàn lót tay nhau nhể

BỘ TỨ TỰ BỐ 

Tứ thời xuân hạ thu đông 

Tứ tầng sĩ nông công thương 

Tứ nghề ngư tiều canh độc 

Tứ triệt trí phú địa hào 

Tứ chơi tửu sắc yên đổ 

Tứ bệt thơ ca hò vè

Tứ hiệu cờ đèn kèn trống

Tứ khổ tham sân si sĩ

Tứ khoái ăn ngủ đụ ẻ


PHÉP CHIA

Rất quan trọng từ chính trường với Trần Bình chia thịt tới cấp tự quản làng xã chia đầu gà.

Truyện tàu thì có phép phân thân còn tây có phép vi phân...

Trong kinh doanh khi bạn mua vé vô khu vui chơi giải trí rồi bạn muốn chơi trò nào thì lại mua vé trò đó. 

Đi đình chùa cũng phải có tiền lẻ vì thờ nhiều thần phật nên chỗ thắp nhang rất nhiều, sao cúng ông này bỏ ông kia được. 

Ngay trong tham nhũng thì phe đớp miếng to cũng dễ mắc nghẹn nên ngoài vừa miếng vừa sức lại ăn đều chia đủ như CS biển lại còn phải ăn bền vững, có chừa phần cho lớp sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét