Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

SBS và cái giá phải trả cho các khái niệm khác biệt

SBS có giàn lãnh đạo Tây học. Đó là ưu thế hay không. Ưu không thể phủ nhận là rất năng động, táo bạo, theo đúng quan điểm "cái gì pháp luật không cấm thì doanh nghiệp được làm".
Còn nhược, có thể thấy ngay. Trong chứng khoán thì mô hình USA là điển hình, tài liệu tham khảo thì Series 7 là sách gối đầu giường.
Tuy nhiên có một chữ nhưng. Nhưng ở đây là một số khái niệm và mô hình hoạt động của chứng trường Việt khác USA.
Điều này đưa đến một số ước mơ, nhận định và hành động bị sai lệch. Nói nôm là làm theo sách Tây nhưng theo pháp lý Việt là trật, rất nguy hiểm. Ví dụ
- Khái niệm ngân hàng đầu tư: bản thân cái tên nói lên tất cả, ở Mỹ, đầu tư chứng khoán đương nhiên có cho vay tiền; vay và thế chấp chứng khoán...nên mới có tên là ngân hàng dùng cho mục đích đầu tư. Còn ở VN luật tín dụng và tổ chức tín dụng thì CTCK không có tên. 
Mà tên của CTCK Việt cũng xa cách hẳn với ngân hàng đầu tư. Năm ngoái thông tư cho phép giao dịch ký quỹ cũng chỉ là bước nửa vời nếu đứng trên quan điểm ngân hàng đầu tư. Nói nhanh CTCK Việt tới giờ này chẳng thể hoạt động theo đúng nghĩa ngân hàng đầu tư.
Từ khái niệm ngân hàng đầu tư mới dẫn đến 2 khái niệm đi kèm là nhà tạo lập thị trường và chuyên gia. Nom na là có nhiệm vụ tạo thanh khoản, duy trì mức giá hợp lý cho loại chứng mà nhà đó phụ trách.
Dĩ nhiên các quy định chi tiết đi kèm sẽ phân định rõ thế nào là tạo thanh khoản, hỗ trợ giá và thao túng.
Còn TTCK VN làm gì có những khái niệm đó, đơn giản vì hoạt động theo mô hình khác hẳn.
CEO học thuộc sách Tây quá nên có ước mơ về ngân hàng đầu tư, sau mấy năm đưa ra các sản phẩm hơi hướng market maker và specialist.
Sự nhầm lẫn khái niệm này giờ phải trả giá đắt 
http://vietstock.vn/2012/08/sbs-khoi-to-hinh-su-va-he-lo-nhung-tinh-tiet-nghi-an-830-234302.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét