Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Vì sao người miền Trung được cho là giỏi

Đơn giản là khi có phong trào cổ phần hóa, cán bộ lên giải thích mãi mọi người chưa hiểu, chưa thông. 
Tới khi bác miền trung nói thì mọi người nhất trí duyệt luôn vì bác nói nôm na thành Cỗ phần hóa. Nghe tới cổ thì trù trù chứ cỗ ai không ham.

Ngồi lâu trên xe lửa, ông miền Trung ngứa quá, gãi buột mồm kêu:
- Ngựa địt quạ
Chuyện hay chuyện lạ à nha. Cả toa tàu nhao nhao nhòm cửa sổ hòng xem cảnh giao cấu giữa loài có cánh và loài có 4 chân. Tất nhiên hoài công.

Anh Bắc, anh Trung ngồi quán ăn thịt ngựa. Món mới, ngựa tơ, mền, ngon. Chợt anh Trung làu bàu
- Ngựa dai quá
Anh Bắc thấy kỳ quá, mình thấy mềm, nó thấy dai là sao.
Hóa ra chữ tác chữ tộ, anh kia ngứa dái. 

Thắt chặt hay chặt chẽ
Chặt chẽ theo chữ viết thì không có gì đáng bàn. Rắc rối ở chỗ 3 miền Bắc Trung Nam phát âm lại khác nhau.Miền Bắc: chặt chẽ
Gốc của từ này có nghĩa: khi bà con bó lúa thu hoạch về nhà thì phải bó thậc chặt cho chắc chắn, không bị xổ ra. Tức là phải bó chặt tới mức hai đầu không được chụm mà phải chẻ ra.
Vậy từ này có gốc thuần nông, thuần Việt.
Phát âm cũng thể hiện tính cách Bắc mền dẻo, sỹ phu:
Lạt mềm buộc chặt lưng con ếch.

Miền Trung: Chặt chẻ
Dân miền Trung dấu hỏi dấu ngã phát âm cố đến mấy chỉ được một trong hai. Trong ví dụ trên khi chặt đã hạ bằng dấu nặng thì chỉ còn khả năng phát ra âm "chẻ".
Chặt chẻ làm biến đổi hoàn toàn ngữ nghĩa.
Chặt đây làm người ta liên tưởng tới băm chặt, chặt chém...sau rồi lại còn chẻ ra tiếp. Nghe giống quy trình làm tăm làm đóm.
Miền trung cứng rắn quyết liệt hơn nên đâm ra chặt chẻ.
Hehe. Chặt chẽ...chặt chẻ chữ ra làm tư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét