Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Quan Công - sự tích và giải ảo

Tôi có cậu bạn, thờ Quan Công, ca thờ vì ông là người trung nghĩa, tôi thì nghĩ bạn mình khoái Quan Vũ do mặt cũng đỏ giống ổng. Vậy nên cũng tò mò tìm hiểu chút.


Thế nào mà Quan Công, một tướng khá, bị thua chết lại được thờ phượng rộng rãi. Điêu Thuyền, sau khi Lữ Bố thua chết thì đi đâu, vào tay ai.

Hóa ra do một tay Tào Tháo cả.
Sự tích Quan Vân Trường

http://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_V%C5%A9




(Hình lượm trên mạng)

http://xacbacxangbang.blogspot.com/2011/03/quan-cong-ngoi-ghe-au.html


Quan công ngồi ghế đẩu

2011-03-04

Nguyễn Xuân Nghĩa & Đinh Quang Anh Thái - "Giờ Giải Ảo" ngày 20100802


Quan công, ông là ai?


ĐQAThái: Như mỗi tối Thứ Ba, đây là chương trình Giờ Giải Ảo của kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, phát thanh trên làn sóng 1190AM của đài NVR và trên mạng lưới điện toán toàn cầu kxmx.com cùng trang nhà của nhật báo Người Việt. Chúng tôi là Đinh Quang Anh Thái, xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa.


Thưa ông Nghĩa, trong một chương trình trước đây, ông có nhắc đến nhân vật Quan Công của truyện Tam Quốc Chí khiến nhiều thính giả lấy làm thú vị và còn yêu cầu ông vui lòng khai triển thêm. Ông nghĩ sao về lời yêu cầu này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Đây là một chuyên vui buồn lẫn lộn. 


- Vui vì một nhân vật lịch sử lại được coi như ông Thánh nhờ sự tô vẽ của một cuốn tiểu thuyết cực hay là Tam quốc chí Diễn nghĩa. Nó cho thấy sức mạnh của nghệ thuật! Nhưng hơi buồn vì một ông thánh thật của ta, là Đức Thánh Trần, tức là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, nhân vật lịch sử và anh hùng của dân tộc lại không được nhiều người trong chúng ta sùng bái như vậy! Chìm sâu bên dưới là tâm lý lãng mạn của dân mình. Nhưng nói đến điều này thì cũng nên cẩn thận vì chúng ta không nên xúc phạm vào đức tin của người khác. Vì vậy, tôi xin đề nghị là chúng ta xét lại thực chất của nhân vật Quan Công thôi. Còn lại thì mọi người đều có quyền tự do chiêm bái!


ĐQAThái: Ông thận trọng giao hẹn như vậy rồi thì ta bắt đầu tìm hiểu hành trạng và sự nghiệp của nhân vật Quan Công, hay Quan Vân Trường... Như ông vừa nói, đấy là một nhân vật lịch sử, tức là một người có thật?


Nguyễn Xuân Nghĩa: - Đấy là nhân vật có thật vào cuối đời Đông Hán bên Tầu và có góp phần xây dựng lên một trong ba nước của thời phân tranh Tam Quốc - từ năm 220 đến 280. Trong thời kỳ đó, nước ta vẫn còn bị ách Bắc thuộc và thực tế bị cai trị bởi nhà Đông Ngô của Tôn Quyền, một chế độ cai trị thuộc loại hà khắc nhất khiến Bà Triệu đã khởi nghĩa. Bà Triệu có lẽ sinh vào năm 225 và khi khởi nghĩa thì bị Tôn Quyền sai Lục Dận là cháu Lục Tốn sang làm Thứ sử Giao Châu với quân binh qua tiêu diệt sau sáu tháng giao tranh. Bà Triệu phải tự trầm vào năm 248, ở tuổi rất trẻ là 23. Chúng ta đọc Tam Quốc mà ít liên hệ đến chuyện đau thương của đất nước mình vào giai đoạn ấy.


- Trở lại Quan Công, ông ta có thể sinh năm 162 tại tỉnh Hà Đông, nhưng chắc chắn là mất vào năm 220, là khi cục diện tam phân vừa mới bắt đầu. Quan Công có tên tự là Vân Trường hay Trường Sinh, thiếu thời là nhà nghèo, đi bán đậu phụ kiếm sống, nhưng giỏi võ và có tinh thần nghĩa hiệp. Chính là vì tính nghĩa hiệp ấy nên đã giết người và đi trốn. Trong lúc đi trốn tại huyện Trác ở tỉnh Hà Bắc, ông gặp Lưu Bị là người có họ rất xa với Hoàng đế nhưng nhà cửa sa sút nên làm nghề đan dép và bện chiếu để kiếm ăn. Người thứ ba là Trương Phi, cũng sinh tại huyện Trác và là tay khá giả nhất trong ba anh em kết nghĩa ở vườn đào, mà vườn cây trồng đào này nằm trong trang trại của Trương Phi.


ĐQAThái: Như vậy, trong ba anh em kết nghĩa, hai người anh là Lưu Bị và Quan Công đều nghèo cả và khá giả nhất chính là Trương Phi?


Nguyễn Xuân Nghĩa: - Ông ta tánh tình bột trực, nhưng không phải là vô mưu và cũng là người đề nghị lập bàn thờ kết nghĩa anh em. Sau khi kết nghĩa, họ hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình mà đi dẹp loạn Khăn Vàng và dần dần nổi tiềng từ đó. Truyện Tam Quốc dựng ra thành tích đầu tiên của Quan Công là chém tướng Hoa Hùng của Đổng Trác thật ra là chuyện hư cấu. Lưu Bị không dự hội nghị các chư hầu do Viên Thiệu triệu tập để đánh Đổng Trác và Quan Công cũng không tham dự trận này mà Hoa Hùng chết vào tay Tôn Kiên. Chuyện sai khác giữa lịch sử và tiểu thuyết thì nhiều lắm, ta không thể bàn hết ở đây mà chỉ nên tập trung vào con người của Quan Công.


ĐQAThái: Ông thấy Quan Công không được ở những điểm gì?


Nguyễn Xuân Nghĩa: - Mùa Thu năm 198, Tào Tháo và Lưu Bị hợp quân đi đánh Từ châu để trừ Lã Bố. Quan Công dự trận bao vây này và trong bước đường cùng, Lã Bố dâng vợ mình cho Quan Công để lấy lòng và nhờ ông nói giúp với Tào Tháo. Quan Công ngờ nghệch hỏi Tháo rằng mình có được nhận người đàn bà ấy không, Tào Tháo bảo là được. Nhưng vì thấy Quan Công cứ hỏi thêm mấy lần nữa, Tào Tháo bèn để ý và sai ông mang vợ Lã Bố tới xem mặt. Thấy nàng đẹp quá, Tào Tháo giữ lại cho mình!


- Chúng ta đều hiểu là trong chiến tranh thời cổ, đàn bà chỉ là chiến lợi phẩm mà phe chiến thắng có thể chiếm đoạt. Nhưng cách Quan Công xử trí với vợ của Lã Bố thì cũng hơi lạ, cũng háo sắc và ngây thơ khi để nàng lọt vào tay Tào Tháo! Chuyện này cũng vui đấy chứ và có được chép trong bộ sử nhà Thục là Thục chí! Những chuyện lặt vặt ấy có nhiều lắm, nhưng cho thấy con người đạo đức đạo mạo đầy khí tiết của Quan Công khi đốt đuốc suốt đêm đọc kinh Xuân Thu bên ngoài phòng của Nhị Tẩu, hai bà Cam và My phu nhân của Lưu Bị, thì hơi nặng phần trình diễn!


ĐQAThái: Quý thính giả đang theo dõi chương trình Giờ Giải Ảo với ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Nói về Quan Vân Trường, người ta ngợi ca lòng trung dũng nghĩa hiệp, nhưng một kỳ trước ông lại nói đến khí độ kiêu mạn hẹp hòi của nhân vật này. Ông nêu ra vài thí dụ được không?


Nguyễn Xuân Nghĩa: - Phe Tây Thục của Lưu Bị có ngũ hổ tướng là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu, mà Quan Vũ là người đứng đầu vì vừa giỏi võ vừa là em kết nghĩa của Lưu Bị. Nhưng thật ra, nói về tài năng quân sự, chưa chắc ông đã vượt nổi Triệu Tử Long là tay có võ công rất cao mà cực kỳ gan dạ và mưu lược khi thất thế và phải phá vòng vây. Trong suốt câu chuyện, ta không hề thấy Triệu Tử Long kèn cựa với ai, nhưng thấy Quan Công háo thắng và khinh người, kể cả với Triệu Vân mà Triệu Vân vẫn nhịn được. Chính Triệu Tử Long mới xứng đáng là một danh tướng kiệt xuất và có đức độ.


- Về phần Quan Vân Trường, khi nghe tin Mã Siêu đến hàng Lưu Bị ở Tây Xuyên, con người khí độ hẹp hòi ấy lập tức viết thư hỏi Gia Cát Lượng, rằng tài năng Mã Siêu có thể so sánh với ai. Gia Cát Khổng Minh bèn trả lời: "Mã Siêu chỉ có thể sánh với Trương Phi chứ không thể siêu phàm như ngài được!" Quan Công rất khoái và đem thư khoe mọi người! Khi Lưu Bị tự xưng là Hán Trung Vương và phong lão tướng Hoàng Trung làm Hậu tướng quân thì Tiền tướng quân là Quan Vũ bất mãn không nhận ấn tín vì nghĩ rằng mình bị coi như ngang hàng Hoàng Trung!


ĐQAThái: Đó là chuyện bên trong, với bên ngoài, Quan Vụ còn phạm những sai lầm gì khác?


Nguyễn Xuân Nghĩa: - Khổng Minh Gia Cát Lượng có người anh cả là Gia Cát Cẩn làm quan bên triều Đông Ngô. Lúc khởi nghiệp, Lưu Bị chiếm lấy Kinh Châu của Đông Ngô và hẹn là sẽ trả lại sau khi lấy được Tây Xuyên. Sau này, Ngô Tôn Quyền thấy phe Bắc Thục quá mạnh nên sai Gia Cát Cẩn qua gặp trấn thủ Kinh Châu là Quan Vũ để kết thông gia. Gia Cát Cẩn dâng đề nghị của Tôn Quyền là xin con gái của Quan Công lấy con trai của mình. Quan Công ngắt lời: "Con gái ta là hổ nữ làm sao có thể phối hôn với con trai Đông Ngô là khuyển tử được? Ngươi chớ nói thêm, nếu ta không nể ngươi là bảo huynh của quân sư Gia Cát Lượng thì ngươi ắt là mất đầu!" Quan Công quên mất Tôn Quyền thuộc loại thế gia vọng tộc đất Giang Đông khi mình còn đẩy xe đi bán tầu hủ, và càng quên là Tôn Quyền cũng là anh vợ của Lưu Bị chứ có hèn kém gì?


- Quan trọng nhất, Quan Công quên hẳn chiến lược hòa Ngô để cự Ngụy do Gia Cát Lượng vạch ra, lại còn nhục mạ Tôn Quyền và hăm dọa Gia Cát Cẩn! Ông đã vì tánh kiêu mạn gây bất mãn cho một đồng minh và quả nhiên là làm Tôn Quyền nổi điên nên kết hợp với Tào Tháo và dụng mưu cho Quan Công khinh địch mà vào tròng và để mất Kinh Châu. Và mất mạng. Sau đấy, đến lượt Lưu Bị thiếu sáng suốt, quên hẳn chuyện lớn là diệt Bắc Ngụy để khôi phục nhà Hán. Ông ta cho rằng Quan Công đã chết thì mình chẳng còn thiết gì đến phú quý vinh hoa - chẳng hóa ra là muốn làm thiên tử thì vì phú quý chứ không vì bá tánh - lại nhất định cầm quân đánh lại Đông Ngô để trả thù rồi cũng mất mạng! Gánh giang sơn vì vậy lại trút trên vai Gia Cát Lượng!


ĐQAThái: Thưa ông, một trong những lời phê phán nặng nhất về Quan Vân Trường là ông ta đã để thất thủ Kinh Châu và làm hại cho sự nghiệp của Lưu Bị. Như ông vừa trình bày thì đúng như vậy. Nhưng ai là người đề ra chiến lược này?


Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trong bộ Tam quốc, ta biết Lưu Bị đã ba lần tìm tới Khổng Minh qua chuyện "tam cố thảo lư" tức là Lưu Bị ba lần thăm lều cỏ để mời Khổng Minh ra giúp mình, và ta để ý tới sự sốt ruột và kiêu căng của Quan Vũ và Trương Phi. Thật ra, theo bộ sửThục chí thì chính Khổng Minh ở tuổi 27 tìm đến Lưu Bị đã 47 tuổi để đề nghị chiến lược đời sau gọi là "Long Trung quyết sách".


- Long Trung là tên đất ngụ cư của Khổng Minh khi ông nghiền ngẫm cục diện tan nát của nhà Hán và đề ra chiến lược là giúp Lưu Bị củng cố sức mạnh tại đất Thục thành một trong ba lực lượng, sau ta gọi là Ngụy-Thục-Ngô với chủ trương là hòa với phe Đông Ngô của Tôn Quyền để đương cự địch thủ chính và mạnh nhất là phe Bắc Ngụy, của Tào Tháo. Sau trận Xích Bích thì cục diện ấy thành hình, nhưng lại sớm tan vỡ sau khi Khổng Minh giúp Lưu Bị chiếm được gần trọn vẹn đất Tây Xuyên. Sai lầm lớn nhất là giao cho Quan Công trấn giữ Kinh Châu, đó là sai lầm của Khổng Minh vì ông biết rõ tính tình của Vân Trường. Nhưng bản thân Khổng Minh phải đi vào Tây Xuyên nên không thể giao cho ai khác và trước khi đi căn giặn mãi mà không có kết quả cũng vì sự kiêu căng nông nổi của Quan Vân Trường. Đời sau thì nói là vì trời không tựa nhà Hán, thực sự thì vì người chứ không vì trời!


- Trong một kỳ khác, ta sẽ tìm hiểu vì sao Quan Công lại được sùng bái như vậy. Khôi hài nhất là Việt Nam có nhiều nơi thờ Quan Thánh Đế Quân mà cũng chẳng phải là do người Hoa lập ra. Thí dụ như:
1. Đền Ngọc Sơn hồ Hoàn Kiếm trước đây từng là nơi thờ Quan Thánh.
2. Đền Quan Công ở bến Tây Luông, cách cổng thành Thăng Long 2 dặm.
3. Miếu Quan Đế do Bỉnh Trung Công thời Hậu Lê xây dựng ở phường Hà Khẩu, nay là phố Nguyễn Trung Trực ở Hà Nội.
4. Miếu Quan Thánh ở xã Năng Tịnh, huyện Mỹ Lộc tại Nam Định
5. Đền Quan Đế ở xã Vân Trai, huyện Ngọc Sơn ở Thanh Hoá
6. Đền Quan Thánh ở phố Bắc Hà, huyện Kim Động ở Hưng Yên
7. Miếu Quan Đế ở xã Nước Hai, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
8. Đền Quan Công tại cạnh chùa Thiên Mụ ở Huế
9. Đền Quan Công ở Hội An, tỉnh Quảng Nam
10. Đền Quan Công tại huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận
11. Đền thờ Quan Thánh tại Vũng Tàu.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Đo lọ nước mắm


Những công sở thời Pháp thời chế độ cũ thường có thang máy. Sau 1975 hư hỏng dần, tới những năm 2000 đa số phục hồi lại tuy nhiên vẫn nhiều nơi hố thang máy hầu như là nơi vứt rác, để đồ linh tinh.
Vì sao họ không sửa? Chắc không phải vì tiền mà vì 1 thứ lớn hơn trong đầu của họ chính là thói tủn mủn. Thói này cản trở người ta sống đàng hoàng hơn và ở cực đối lập là thói tiêu hoang kiểu công tử Bạc liêu.
Đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành là thành ngữ chê người chi li, bủn xỉn.
Quyển sách sau sẽ lý giải tại sao người ta lại ghét những người này và bí mật của sự giàu có là ở đâu.
http://vi.scribd.com/doc/96288446/Bi-Mat-Kiem-Tien-Vi-Dai-Nhat-Trong-Lich-Su-Joe-Vitale

Bí quyết làm giàu vĩ đại nhất trong lịch sử!

Nếu Bạn muốn có tiền, Bạn chỉ cần làm đúng một điều. Những người giàu nhất trên thế giới này đều

đã và đang làm điều đó. 
Từ cổ chí kim, người ta cũng đã tốn biết bao giấy mực để viết về điều đó.Chính nó là yếu tố sẽ tạo ra tiền bạc, của cải cho tất cả những người dám thực hiện nó, nhưng đồng thời phần lớn người ta lại cũng sẽ ngại làm điều đó.
Đó là điều gì vậy?
John D. Rockefeller đã làm điều đó khi ông còn là một đứa bé. Và ông đã trở thành tỉ phú. Andrew Carnegie cũng đã làm điều đó. Và ông đã trở thành một nhà tài phiệt.
Vậy bí quyết làm ra tiền vĩ đại nhất trong lịch sử là gì vậy? Điều gì đã chứng tỏ rằng nó thực sự có hiệu quả đối với bất kỳ ai? 
Bí quyết đó chính là: hãy cho người khác tiền. Đúng vậy. Hãy đem tiền của Bạn cho người khác. Hãy đem tiền cho những người đã giúp Bạn vẫn còn giữ được cái tâm của Bạn. 
Hãy mang tiền cho những người đang khích lệ Bạn, đang phục vụ Bạn, đang làm lành những vết thương của Bạn và đang yêu mến Bạn.


Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013
Nghề nào cũng có trạng nguyên
Thời bao cấp mọi chuyện đơn giản, mọi người chỉ việc tiến thân theo con đường nhà nước, làm đâu thì cũng là làm cho nhà nước cả. Chính vì đơn giản vậy nên mới rối beng, phải đổi mới.
Khi kinh tế thị trường ra đời thì mọi người có con đường tiến thân khác, đó là làm chủ doanh nghiệp, tự kiếm tiền hay thành chuyên gia, công nhân lành nghề để nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.
Con đường tiến thân càng đa dạng càng chứng tỏ xã hội phát triển.
Tuy nhiên với những ai làm cho khu vực nhà nước thì vẫn chưa đơn giản lắm. Nếu để ý bạn sẽ thấy dân kỹ thuật lép vế so với dân kinh tế tài chính, nói nhanh là người làm kỹ thuật sẽ không thành đạt bằng dân kinh tế.
Nhìn tuyển sinh thì biết những ngành kinh tế tài chính ngân hàng rất hot còn ngành kỹ thuật thì nhì nhằng nhì nhằng, xa dần câu nhất y nhì dược tạm được bách khoa.
Việc đổ xô vào ngành dịch vụ như thế dẫn đến kết quả là dân ta vốn kém về kỹ thuật công nghệ thì lại càng lạc hậu, càng kém. Đó là nói về ngành kỹ thuật.
Ngành dịch vụ lên ngôi kéo theo nhà nhà người người dầu tư vào bất động sản, chứng khoán, vàng...những mong đổi đời, làm giàu nhanh chóng. Mà muốn vậy không có cách gì ngoài đi vay, chiếm dụng vốn cho nhiều, cho lớn.
Chuyện tất yếu là hình thành bong bóng, rồi bóng xẹp, bóng nổ, chấm dứt giấc mơ nấu cháo bằng rìu.
Giống con thuyền chao đảo khi mọi người trên thuyền cùng ào ra một bên mạn, xã hội mà không tạo được cơ hội cho nghề nào cũng có trạng nguyên, nghề nào cũng có cơ hội phát triển, sống được thì bong bóng cứ nổi lên hết nơi này nơi kia, âu cũng là một sự bế tắc, phân phối bố trí các nguồn lực xã hội có vấn đề.


Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Nobita vs. Chaien

Tụi Tây cứ khoái những chuyện cân bằng như lý thuyết trò chơi, tức là làm gì thì làm thì hai bên hoặc nhiều bên cũng phải tương đương với nhau.

"Lý thuyết trò chơi là một nhánh của Toán học ứng dụng. Ngành này nghiên cứu các tình huống chiến thuật trong đó các đối thủ lựa chọn các hành động khác nhau để cố gắng làm tối đa kết quả nhận được. Ban đầu được phát triển như là một công cụ để nghiên cứu hành vi kinh tế học, ngày nay Lý thuyết trò chơi được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, từ Sinh học tới Triết học. Lý thuyết trò chơi đã có sự phát triển lớn từ khi John von Neumann là người đầu tiên hình thức hóa nó trong thời kỳ trước và trong Chiến tranh Lạnh, chủ yếu do áp dụng của nó trong chiến lược quân sự, nổi tiếng nhất là khái niệm đảm bảo phá hủy lẫn nhau (mutual assured destruction). Bắt đầu từ những năm 1970, Lý thuyết trò chơi bắt đầu được áp dụng cho nghiên cứu về hành vi động vật, trong đó có sự phát triển của các loài qua chọn lọc tự nhiên. Do các trò chơi hay như Song đề tù nhân(prisoner's dilemma), trong đó lợi ích cá nhân làm hại cho tất cả mọi người, Lý thuyết trò chơi đã bắt đầu được dùng trongChính trị học, Đạo đức học và triết học. Cuối cùng, Lý thuyết trò chơi gần đây đã thu hút được sự chú ý của các nhà Khoa học máy tính do ứng dụng của nó trong Trí tuệ nhân tạoĐiều khiển học.

Bên cạnh các mối quan tâm có tính chất hàm lâm, lý thuyết trò chơi đã nhận được sự chú ý trong văn hóa đại chúng. John Nash, một nhà lý thuyết trò chơi, người đã nhận được giải thưởng Nobel, đã là chủ đề trong cuốn hồi ký năm 1998 của tác giảSylvia Nasar và trong bộ phim Một tâm hồn đẹp (A Beautiful Mind) năm 2001. Một số trò chơi truyền hình (game show) đã sử dụng các tính huống của lý thuyết trò chơi, trong đó có Friend or Foe?Survivor."...

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_thuy%E1%BA%BFt_tr%C3%B2_ch%C6%A1i#Tr.C3.B2_ch.C6.A1i_.C4.91.E1.BB.91i_x.E1.BB.A9ng_v.C3.A0_b.E1.BA.A5t_.C4.91.E1.BB.91i_x.E1.BB.A9ng


Or chí ít cũng như cờ vua, trắng được đi trước và co ưu thế hơn. Nhưng trong đòi thường or địa chính trị chẳng hạn thì quan hệ kiểu Nobita và Chaien mới hay gặp.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_nh%C3%A2n_v%E1%BA%ADt_trong_truy%E1%BB%87n_Doraemon


Nobi Nobita (Nhật: 野比 のび太 Nobi Nobita?, Dã Bỉ Đại Hùng) là nhân vật chính trong bộ truyện nổi tiếng Doraemon của tác giả Fujiko F. Fujio và là trung tâm của câu chuyện. Nobita được tác giả xây dựng như là một cậu bé thất bại về mọi mặt như rất lười học, ham chơi, chậm chạp lại yếu đuối, vẻ ngoài không có gì nổi bật (thậm chí hơi ngốc nghếch ngớ ngẩn), cực kỳ đen đủi và rất kém chơi thể thao.

Mặc dù có nhiều khuyết điểm như vậy, Nobita cũng có một số ưu điểm như cậu có tài bắn súng thiện xạ và rất giỏi chơi xếp hình bằng dây thun. Tuy thường được khắc họa là một nhân vật rất nhút nhát, sợ sệt, nhưng trong những lúc hiểm nghèo, cậu trở nên dũng cảm và không ngại hy sinh bản thân để giúp đỡ người khác. Cậu còn có một số đức tính tốt như thương người, yêu thiên nhiên động vật và có một trái tim biết rung cảm.

Jaian (Nhật: ジャイアン Gian; tên thật là Gōda Takeshi?, Cương Điền Võ) Bạn cùng lớp, người hay bắt nạt Nobita. Jaian là một cậu bé to béo và rất khỏe mạnh, tính tình thích gây gổ, bắt nạt, trấn lột đồ vật của người khác, luôn tự hào về giọng hát kinh khủng của mình và tài nấu ăn cũng được xem là khủng khiếp. Tuy hay bắt nạt bạn bè, nhất là Nobita nhưng Jaian rất yêu thương em gái mình là Jaiko và luôn xả thân bảo vệ bạn bè khi họ gặp nguy hiểm. Jaian có một đặc điểm tiêu biểu: cái rốn của cậu lồi đến 3.5 cm!!! Ước mơ của cậu là trở thành ca sĩ nhưng cũng rất thích làm người mẫu.

Dù Chaien hay bắt nạt Nobita nhưng theo thời gian khi trưởng thành thì quan hệ trở nên hòa bình, còn giờ đang con nít thì Nobita vẫn bị Chaien bắt nạt suốt.

Nhớ rằng Nobita còn có thứ này

" Cuộc sống của Nobita bắt đầu có thay đổi tốt hơn từ khi chú mèo máy Doraemon đến từ thế kỉ 22 cùng với những bảo bối thần kỳ với mục đích giúp cậu bé Nobita cải thiện được những khuyết điểm của mình."

Nobita mà không có món đó chắc phải chờ đến khi lớn thôi.