Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Nobita vs. Chaien

Tụi Tây cứ khoái những chuyện cân bằng như lý thuyết trò chơi, tức là làm gì thì làm thì hai bên hoặc nhiều bên cũng phải tương đương với nhau.

"Lý thuyết trò chơi là một nhánh của Toán học ứng dụng. Ngành này nghiên cứu các tình huống chiến thuật trong đó các đối thủ lựa chọn các hành động khác nhau để cố gắng làm tối đa kết quả nhận được. Ban đầu được phát triển như là một công cụ để nghiên cứu hành vi kinh tế học, ngày nay Lý thuyết trò chơi được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, từ Sinh học tới Triết học. Lý thuyết trò chơi đã có sự phát triển lớn từ khi John von Neumann là người đầu tiên hình thức hóa nó trong thời kỳ trước và trong Chiến tranh Lạnh, chủ yếu do áp dụng của nó trong chiến lược quân sự, nổi tiếng nhất là khái niệm đảm bảo phá hủy lẫn nhau (mutual assured destruction). Bắt đầu từ những năm 1970, Lý thuyết trò chơi bắt đầu được áp dụng cho nghiên cứu về hành vi động vật, trong đó có sự phát triển của các loài qua chọn lọc tự nhiên. Do các trò chơi hay như Song đề tù nhân(prisoner's dilemma), trong đó lợi ích cá nhân làm hại cho tất cả mọi người, Lý thuyết trò chơi đã bắt đầu được dùng trongChính trị học, Đạo đức học và triết học. Cuối cùng, Lý thuyết trò chơi gần đây đã thu hút được sự chú ý của các nhà Khoa học máy tính do ứng dụng của nó trong Trí tuệ nhân tạoĐiều khiển học.

Bên cạnh các mối quan tâm có tính chất hàm lâm, lý thuyết trò chơi đã nhận được sự chú ý trong văn hóa đại chúng. John Nash, một nhà lý thuyết trò chơi, người đã nhận được giải thưởng Nobel, đã là chủ đề trong cuốn hồi ký năm 1998 của tác giảSylvia Nasar và trong bộ phim Một tâm hồn đẹp (A Beautiful Mind) năm 2001. Một số trò chơi truyền hình (game show) đã sử dụng các tính huống của lý thuyết trò chơi, trong đó có Friend or Foe?Survivor."...

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_thuy%E1%BA%BFt_tr%C3%B2_ch%C6%A1i#Tr.C3.B2_ch.C6.A1i_.C4.91.E1.BB.91i_x.E1.BB.A9ng_v.C3.A0_b.E1.BA.A5t_.C4.91.E1.BB.91i_x.E1.BB.A9ng


Or chí ít cũng như cờ vua, trắng được đi trước và co ưu thế hơn. Nhưng trong đòi thường or địa chính trị chẳng hạn thì quan hệ kiểu Nobita và Chaien mới hay gặp.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_nh%C3%A2n_v%E1%BA%ADt_trong_truy%E1%BB%87n_Doraemon


Nobi Nobita (Nhật: 野比 のび太 Nobi Nobita?, Dã Bỉ Đại Hùng) là nhân vật chính trong bộ truyện nổi tiếng Doraemon của tác giả Fujiko F. Fujio và là trung tâm của câu chuyện. Nobita được tác giả xây dựng như là một cậu bé thất bại về mọi mặt như rất lười học, ham chơi, chậm chạp lại yếu đuối, vẻ ngoài không có gì nổi bật (thậm chí hơi ngốc nghếch ngớ ngẩn), cực kỳ đen đủi và rất kém chơi thể thao.

Mặc dù có nhiều khuyết điểm như vậy, Nobita cũng có một số ưu điểm như cậu có tài bắn súng thiện xạ và rất giỏi chơi xếp hình bằng dây thun. Tuy thường được khắc họa là một nhân vật rất nhút nhát, sợ sệt, nhưng trong những lúc hiểm nghèo, cậu trở nên dũng cảm và không ngại hy sinh bản thân để giúp đỡ người khác. Cậu còn có một số đức tính tốt như thương người, yêu thiên nhiên động vật và có một trái tim biết rung cảm.

Jaian (Nhật: ジャイアン Gian; tên thật là Gōda Takeshi?, Cương Điền Võ) Bạn cùng lớp, người hay bắt nạt Nobita. Jaian là một cậu bé to béo và rất khỏe mạnh, tính tình thích gây gổ, bắt nạt, trấn lột đồ vật của người khác, luôn tự hào về giọng hát kinh khủng của mình và tài nấu ăn cũng được xem là khủng khiếp. Tuy hay bắt nạt bạn bè, nhất là Nobita nhưng Jaian rất yêu thương em gái mình là Jaiko và luôn xả thân bảo vệ bạn bè khi họ gặp nguy hiểm. Jaian có một đặc điểm tiêu biểu: cái rốn của cậu lồi đến 3.5 cm!!! Ước mơ của cậu là trở thành ca sĩ nhưng cũng rất thích làm người mẫu.

Dù Chaien hay bắt nạt Nobita nhưng theo thời gian khi trưởng thành thì quan hệ trở nên hòa bình, còn giờ đang con nít thì Nobita vẫn bị Chaien bắt nạt suốt.

Nhớ rằng Nobita còn có thứ này

" Cuộc sống của Nobita bắt đầu có thay đổi tốt hơn từ khi chú mèo máy Doraemon đến từ thế kỉ 22 cùng với những bảo bối thần kỳ với mục đích giúp cậu bé Nobita cải thiện được những khuyết điểm của mình."

Nobita mà không có món đó chắc phải chờ đến khi lớn thôi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét