Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Linh vật của người Việt là con nào?


Các nước đa phần có linh vật của mình. Cái này bắt nguồn từ truyền thống thờ con vật mà ra. Như Nga là con gấu, Mỹ, Ba Lan con đại bàng, Trung quốc con rồng, Cam bốt con rắn, Lào con voi... Tôi ngờ TQ đa nhân cách, họ tự nhận là rồng - con vật không có thật, nhưng có lẽ họ giống gấu trúc hơn. 2 anh em gấu Nga, gấu trúc dạo này đang nắm tay nhau quây đại bàng Mỹ.
Vậy người Việt mình thì linh vật là con gì?
Cái này dân ta cãi nhau chí chóe. Hồi Sea game 23 chọn trâu là biểu tượng nhưng thú thất là thấy không hợp. Trâu chỉ là con vật thân thiết, bạn của nhà nông thôi chứ đâu có giống nhà nông.
Có người hàn lâm thì lại nói là con nghê. Tôi ngờ rằng đó sinh ra do ý chí thoát Trung của các cụ mà ra thôi. Họ có con lân thì ta có con nghê, họ có chữ tàu thì ta có chữ nôm. Ngoài ra còn có như tứ linh, rùa, hạc, trâu chó...Tham khảo tại đây:
http://lichsuvn.net/forum/showthread.php?t=4809

Tham vọng không thành vì chẳng ai khoái linh vật mình như chó, kể cả cách điệu. Mà các cụ cũng thâm, đặt là Nghê, nghe cũng đã ngô nghê rồi phải không.
Vậy hóa ra các cụ xưa không nghiền ngẫm món này à. Xin thưa, các cụ đã có ý cả, xa thì thật xa, gần ngay trước mắt. Phải sắc sắc không không vậy thì mới tránh được cái nạn Tàu hóa. Tạo ra, sử dụng hàng ngày mà lại không đúc thành tượng, không đưa ra để thờ cúng, đó là thuật của người xưa tránh đồng hóa.
Nếu chúng ta để ý thì lịch âm 12 con vật của người Trung Quốc khi xuống VN được cải đúng 1 con, từ con thỏ sang con mèo. 
Ngày nay, TQ, Nhật, Hàn đều là con thỏ nhưng Việt ta lại là con mèo. Tại sao các cụ lại chọn con mèo biểu tượng cho người Việt - đơn giản vì nó giống lạ lùng người Việt.
- Đẹp: mèo đẹp, cân đối. Người Việt đẹp, đặc biệt phụ nữ, xem bác 6P phát biểu mời quý zị về VN đầu tư đi, con gái VN đẹp lắm thì rõ. Phải đẹp thì mới tự tin vậy chớ.
- Người nhỏ, không khỏe: xem bóng đá thì biết. Đá ở vùng Đông Nam Á yếu nhất thế giới mà sức còn chịu không nổi Sing, Thái.
- Thích tự bươn chải, độc lập: mèo nhà là con vật nuôi hiếm hoi mà gia chủ không cho ăn nó vẫn sống khỏe, tự kiếm ăn bên ngoài được. Do vậy, nó cũng dược tiếng hoang đàng, đang ở nhà tự nhiên bỏ đi vài hôm, vài tháng chuyện thường.
- Tính khôn vặt, khoái đi tắt đón đầu vì quen rình mồi. Cứ tưởng dân Việt thuần nông hóa ra tính cách lại có phần giống người đi săn. Chưa học bắt chuột đã học ỉa bếp.
- Tính khoái ăn vụng, hay dấu diếm. Dấu như mèo dấu cứt. Đừng ngạc nhiên sao ta hay tham nhũng nhé, giống mèo mà.
- Làm biếng. Tôi mèo mũi đỏ, tôi không làm tôi chỉ muốn ăn.
- Khó dạy. TQ đô hộ 1000 năm vẫn không đồng hóa được, Pháp 100 năm cũng không, cứ xem giáo dục Pháp nổi tiếng thế mà bây giờ giáo dục VN thế nào thì biết, Mỹ nổi tiếng làm việc hiệu quả, còn dân ta ngược lại. Người Việt từ xưa đã thế, học phần vỏ bỏ qua phần lõi, học để bắt chước, biến báo mà nhiều khi chẳng cần biết tại sao như thế.
- Tự cao, hung hãn mặc dù sức yếu nhưng vẫn vỗ ngực là sư phụ của hổ. Thế mới ác. 
Em bổ sung thêm 1 đặc tính của con mèo nữa, đó là vô ơn (nghĩa đen hoàn toàn). Khi mình đã cho nó ăn no thì kêu nó nó không bao giờ quay lại, nó chỉ quay đầu lại nhìn mình 1 chút rồi ve vẩy đuôi đi tiếp. Vậy mới tức (Tô Đình Khôi bổ sung).

Vậy con mèo đích thị là linh vật của người Việt. Vậy ra ước mơ hóa rồng khó thật rồi. Mèo già chỉ hóa cáo - truyền thuyết nói thế.

Xem thêm
http://www.tonggiaophanhanoi.org/suy-niem/tan-man/945-tet-tan-mao-tan-man-chuyen-con-meo


Tết Tân Mão, tản mạn chuyện con mèo
SATURDAY, 29 JANUARY 2011


Canh Dần qua, Tân Mão tới. Mão là năm thứ tư trong chu kỳ tính âm lịch theo mười hai địa chi. Mèo chỉ có trong 12 con giáp của Việt Nam. Trong khi đó "nhân vật" thứ tư này đối với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn độ, Thái Lan...lại là thỏ.

Nhiều quan niệm khác nhau về mèo.

Người Trung Quốc tin rằng con mèo là sứ giả của điềm lành. Nhiều nơi trên đất nước rộng lớn này, người ta còn mô phỏng động tác của mèo trong các điệu múa cầu mong cho mùa màng. Người Campuchia thường dùng mèo như vật dâng cúng trong các lễ hội cầu mưa. Ở Nhật Bản, mèo là con vật báo điềm dữ. Người Nhật tin rằng mèo có khả năng giết chết đàn bà và nhập hồn vào thân xác họ. Ở Ấn Độ, mèo tượng trưng cho kẻ khổ hạnh đi tìm phúc lạc. Những người cổ Hylạp và Lamã đã nuôi mèo để diệt loài gặm nhấm. Tại Rôma, mèo đã là biểu tượng của tự do và được coi là thần bảo hộ cho các bà nội trợ. Người Đông phương hâm mộ vẻ đẹp và sự huyền bí của mèo. Con vật này trở thành chủ đề hấp dẫn cho các nghệ sĩ và văn sĩ tại Trung Hoa và Nhật Bản. Người Ai cập cổ đại khắc họa mèo như một vị thần có khả năng ban phúc và bảo hộ. Mèo là con vật huyền bí. Họ đã thờ thần tình ái Bastet bằng một pho tượng đồng người phụ nữ có đầu là đầu mèo. Nếu ai giết một con mèo, người ấy sẽ bị tử hình. Khi con mèo họ nuôi bị chết, người Ai cập xưa cạo đôi lông mày như một dấu hiệu để tang cho mèo. Họ đem ướp xác con mèo đó và chôn cất tử tế. Các nhà khoa học đã tìm được tại Ai cập một nghĩa địa cổ chôn đến hơn ba trăm ngàn con mèo đã được ướp xác cẩn thận

Trong thế giới đạo Phật, mèo được xem là kẻ vô cảm, không biết xúc động. Đạo Hồi dành cho mèo một vị trí của kẻ được trọng vọng, ngoại trừ mèo đen. Người Hồi giáo tin rằng con mèo có bộ lông đen mượt cùng với cặp mắt xanh lè là kẻ có nhiều ma thuật.Trong một vài nền văn hóa ở Châu Phi, mèo tượng trưng cho sự tài giỏi, có khả năng thấu thị, giống như những nhà tiên tri. Mèo đặc biệt được quý trọng ở Bắc Mỹ. Tại đây, người ta coi mèo tượng trưng cho kẻ có chí lớn, biết cách đạt được mục đích.

Sở dĩ có sự không đồng nhất trong quan niệm về mèo, ngoài vấn đề văn hóa, có lẽ còn bởi sự mâu thuẫn từ hình thức đến đời sống của mèo.

Tính cách hai mặt của mèo.

Mèo là con vật dễ thương, gần gũi với con người, dáng nhỏ nhắn, cử chỉ đáng yêu. Nơi mèo đầy sự mâu thuẫn ngay từ hình thức bề ngoài của nó. Mèo là con vật đẹp và có tính cách hai mặt đối kháng. Mèo thật hiền lành khi nó nằm dài ngủ yên, khi nó cạ nhẹ vào chân người. Mèo cũng thật dữ dằn khi nó nhe răng gầm gừ và giơ móng nhọn chiến đấu với chó, hay vồ chuột nhanh như chớp. Uyển chuyển, nhẹ nhàng nhưng cũng đầy sự vờ vĩnh. Vẻ đài các từ màu sắc, độ óng mượt của bộ lông, cho đến mỗi bước đi, nhưng kèm theo là khả năng cắn xé tàn bạo, giết con mồi trong chớp mắt. Một thực tế cay nghiệt là mèo chỉ thực sự hấp dẫn, có thiện cảm khi lao thẳng vào con chuột với những móng vuốt sắc nhọn. Từ hành động khả ái nhất này cũng đã hàm chứa sự ghê tởm của kẻ rình rập gieo tai họa cách bất ngờ cho đối phương.Cứ xem mèo vờn chuột và thịt chuột mới thấy sự tàn bạo của hành vi kẻ mạnh hiếp kẻ yếu. Vờn uy hiếp cho chuột mất vía để kích thích dịch vị ăn cho ngon, mèo tung chuột văng xa rồi nhảy theo vồ lấy rèn luyện kỷ năng săn mồi, sau đó mới chén chuột đã tả tơi.

Phim "Tom và Jerry" coi mèo Tom là nhân vật phản diện, đần độn to xác đáng ghét, còn chuột nhắt Jerry lí lắc dễ thương. Con người ghét kẻ mạnh hiếp kẻ yếu nên thường mượn chuyện ngụ ngôn để dạy đời. Mèo to xác mà ăn hiếp con chuột nhắt bé tí. Nếu mèo vồ con hổ, người ta lại bốc thơm mèo ngay.

Theo truyện cổ của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, khi Ngọc Hoàng mở cuộc thi chọn 12 con vật để làm đại diện cho 12 năm thì chuột (Tí) đã lừa mèo (Mão) bằng cách thông báo sai thời gian thi khiến hôm ấy mèo ngủ quên. Mèo không có mặt trong 12 con giáp và đó là nguyên nhân khiến mèo thù chuột!

Riêng với 12 sự tích của Việt Nam thì mèo cùng chuột đi thi. Khi đi ngang qua con sông lớn, cả hai phải nhờ trâu để quá giang. Giữa dòng, chuột lựa mèo lúc sơ ý bèn đạp mèo ngả xuống sông, còn trâu cõng chuột đến cửa thiên đình sớm nhất. Lúc ấy cửa hé mở và chuột đã nhanh nhẹn lẻn vào trước, trâu chậm hơn đành xếp thứ hai. Riêng phần mèo may mắn khi rớt xuống sông thì gặp hổ cứu và cặp này chiếm vị trí thứ ba và thứ tư trong 12 con giáp. Cái kết của sự tích 12 con giáp ở Việt Nam hay các nước đều giống nhau: mèo thù chuột do cuộc thi này mà ra!

Trong văn học nghệ thuật, nhất là mảng dân gian, mèo thường đóng vai trò nhân vật phản diện. Người ta phủ nhận mọi sự tu dưỡng của mèo! Mèo già... chỉ có thể hóa cáo, một cấp độ còn cao hơn về sự suy đồi đạo đức, bởi cáo bị ví như kẻ gian xảo, tiểu nhân. Khi cần diễn đạt sự hư hỏng, người ta nghĩ ngay đến những con mèo hoang sống lang thang ở những nơi tăm tối, nhơ bẩn.

Ngay bản thân từ mèo khi được dùng trong ngữ cảnh bình thường của đời sống, dùng một cách "vô tư", cũng không hàm ý một cái gì nghiêm túc, tử tế. Nói chung, hình tượng mèo phần lớn gắn với những gì đáng phê phán. Trong trường hợp phải ẩn dụ kín đáo thì mèo biểu tượng cho thói khuê các không phải lối, ám chỉ những người sống không đúng với vị thế, tư cách của mình "Mèo khen mèo dài đuôi". Thông thường hơn cả là người ta gán mèo cho những gì gần với sự thô lậu về tính cách. Vì thế, mèo luôn là hình tượng dùng khi cần đả kích chế giễu. Đặc sắc nhất về mặt hài hước gắn với mèo, có lẽ là bài đồng dao: "Con mèo mà trèo cây cau...". Con mèo ở đây chứa tất cả những phẩm chất của một kẻ võ biền, cậy quyền lực nhưng ngu dốt và lố bịch. Có lẽ mèo trở thành hình tượng bất hủ về sự hung ác, nguy hiểm, đáng ghét hơn cả chính là ở bức tranh "Đám cưới chuột". Nội dung bức tranh có thể còn nhiều cách hiểu như đa phần những tác phẩm nghệ thuật có thể rộng lớn, thú vị và sâu sắc hơn nội dung tố cáo thói tham tàn của các bậc "đèn Trời" được mệnh danh là "cha mẹ dân", hoặc đả kích thói hèn hạ của đám nịnh thần... nhưng nếu chỉ xét những nội dung dễ thấy ấy thôi, thì con mèo cũng không có mảy may cơ hội được hiểu như một kẻ vô tội, vô can hay lương thiện. Ở góc độ nào, nó cũng là nhân vật xấu xa và đáng sợ, cần phải cảnh giác bằng cách tránh xa. (x.Tạ Duy Anh, báo Tuổi trẻ cười, số Xuân Tân Mão,).

Mèo, nguồn cảm hứng của võ thuật.

Mèo là loài vật có biệt tài săn mồi. Tất cả mọi sinh hoạt của mèo có đầy đủ tố chất cần thiết để có thể nghiên cứu, chuyển hóa, phổ quát thành những bài võ, bài thế tự vệ, chiến đấu hữu hiệu, nhất là trong những tình huống lấy nhu hóa cương. Đặc biệt ưu điểm của loài mèo là "đánh nhanh, rút êm", có khả năng quan sát tinh tế, phán đoán linh ứng, phóng cao, chạy nhanh, xoay chuyển linh hoạt, uyển chuyển, mềm mại, nhanh nhạy, tinh khôn...nên mèo trở thành nguồn cảm hứng của võ thuật. Đi không tiếng động, nhảy vọt, leo trèo cực giỏi, khi lâm trận có những cú tát bằng hai chân trước rất nhanh.Theo ông Phạm Đình Phong, Phó chủ tịch liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam thì những đặc tính đó của loài mèo đã khiến nó trở thành nguồn cảm hứng của võ thuật. Ông viết trong báo Tuổi trẻ, số Xuân Tân Mão thật đặc sắc về võ mèo.

Chúng ta thường thấy võ khỉ, võ hổ, võ đại bàng... Và mèo, đương nhiên cũng là nguồn cảm hứng cho võ thuật khi con vật này có quá nhiều ưu điểm để các bậc võ sư học theo. Này nhé, dáng đi uyển chuyển không tiếng động là nguồn cảm hứng cho những ai nghiên cứu khinh công, những cú tát mạnh mẽ với hai bộ vuốt sắc như dao và ra đòn nhanh như chớp giật là cảm hứng cho những ai chuyên về trảo.Tuy nhiên, đối với những người nghiên cứu khoa học về những võ thuật như chúng tôi, chuyện võ mèo cần phải được chứng minh cụ thể chứ không chỉ nghe kể là như thế này hoặc thế kia. Còn nếu có thì võ mèo ra đời từ lúc nào và những quyền năng đặc biệt của nó ra sao? Qua nhiều năm nghiên cứu dựa theo các tư liệu, hiện vật, bài võ có liên quan đến võ mèo sưu tập ở một số bảo tàng, thư viện, vùng đất võ, môn phái võ nổi tiếng trong cả nước, tôi được biết ở nước ta võ mèo xuất hiện rất sớm.Trước hết, người Việt xưa rất giỏi võ vì xuất phát từ nhu cầu đấu tranh sinh tồn nhằm chống chọi với thiên nhiên, thú dữ, trộm cướp và kẻ thù luôn rình rập, xâm hại. Điều thú vị là trong thời kỳ sơ khai, võ nghệ của người Việt cổ chủ yếu dựa theo các thao tác lao động hằng ngày như: săn bắt, leo trèo, ném đá, phóng lao, bắn nỏ của người miền núi; cày bừa, mang vác, đâm chém, hái lượm, chạy nhảy của người miền xuôi và chèo chống, kéo đẩy, bơi lặn, chài lưới của người miền biển. Đồng thời con người còn tập trung quan sát, mô phỏng (bắt chước) theo các tính năng di động, tư thế rình mồi, vờn mồi, vồ mồi, bắt mồi, tấn công, phòng thủ của một số loài động vật. Và dĩ nhiên trong đó không thể thiếu con mèo loài vật rất gắn bó với con người. Chính vì vậy võ mèo không chỉ tồn tại như một tất yếu khách quan trong buổi đầu manh nha của các hình thái võ thuật sơ đẳng, cùng với các loại hình võ khác mang tính đặc thù của một số động vật có khả năng tương tự, như: võ hổ (hổ quyền), võ khỉ (hầu quyền), võ rắn (xà quyền), võ gà (kê quyền)...mà còn được các nhà nghiên cứu võ học chuyển tác, xây dựng thành các bài võ, đòn thế võ tuyệt chiêu, với vô số tính năng độc đáo, đa dạng. Võ mèo thực sự đã góp phần làm phong phú các loại hình võ thuật chiến đấu, góp phần bổ sung vào kho tàng võ cổ truyền dân tộc và sau này là nền võ học chân truyền Việt Nam thêm đồ sộ, phong phú hoàn mỹ.Tuy nhiên, do phần lớn bài võ, thế võ được mô phỏng, tạo tác từ các loài vật chủ yếu truyền khẩu là chính và trải qua hàng ngàn năm không được sưu tầm, đúc kết, bảo tồn nên bị mai một rất nhiều. Trong khi đó các vị võ sư tiền bối am hiểu sâu về võ mèo đều lần lượt qua đời nên hầu hết đã bị "tam sao thất bản" hoặc mất dần theo thời gian. Đến nay các bài võ mèo còn lại không nhiều và cùng không được phổ biến rộng rãi. Theo ghi nhận của các nhà chuyên môn, có lẽ bài "miêu tẩy diện" (mèo rửa mặt) là một trong những bài võ mèo tồn tại lâu đời trên đất nước ta. Năm 1965, tôi có học qua thầy Huyền Ấn Khoa và thầy Nghĩa Hiệp, sau đó có xem lão võ sư Quách Cang, Tạ Cảnh Thâm (ở An Thái) cùng một số thầy võ ở Bình Định biểu diễn bài "miêu tẩy diện". Bài này có khoảng 32 động tác, được phân thành các thế liên hoàn, biến hóa linh diệu, phối hợp nhịp nhàng giữa bộ tay với bộ chân theo nguyên lý âm dương tương tác và cương nhu phối triển, trong đó có phần nghiêng về nhu thuận. Các tư thế di chuyển, né tránh, lập chủ, đảo "ngựa" (chân), phát động tấn công, lui về phòng thủ, phá giải các đòn thế... thường mô phỏng theo các đặc tính của loài linh miêu là hết sức nhẹ nhàng, biến hóa khôn lường, không nghe tiếng động, tựa như chiếc lá đang bay. Trong đó có một số động tác mang hình tượng "mèo đang rửa mặt". Ngoài ra, bài này còn phối kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa các bộ pháp như: thần pháp, tâm pháp, khí pháp, nhãn pháp... tạo nên bài võ cực kì độc đáo, hóc hiểm, hội đủ các yếu tố về nội công lẫn ngoại lực theo phương châm "mền nhưng không yếu, cứng nhưng không gẫy". Nhờ vậy, bài võ không những thích ứng với mọi tình huống chiến đấu, tự vệ, nhất là các chiêu thức ẩn mình mai phục, tiến đánh cận chiến, mà còn góp phần bồi bổ sức lực, điều hòa khí huyết cho những người thường xuyên luyện tập đúng phương pháp. Bên cạnh các bài võ mèo, còn có nhiều đòn thế tạo tác từ tính năng đặc thù của mèo như: thế võ "linh miêu mai phục, tấn thích ngưu" (mèo đang mai phục rình mồi, tiến đánh thế đâm trâu), trong bài "Thái sơn thảo pháp", thế "Thoái bộ kim cương, Miêu tẩy diện" (lui về đứng bộ thương vàng, rồi chuyển thế mèo rửa mặt), trong bài hầu quyền, hay trong 18 đường quyền tuyệt kỹ võ công có thế " Linh miêu tróc thử" (mèo vồ chuột), hoặc trong bài "Trường côn thế pháp" có thế "Trích thủy linh miêu, thôi sơn tắc hải", "Hắc miêu lưỡng đả tầm xà"... là những đòn thế cực kỳ lợi hại, mang tính sát thương cao.Mặc dù bị thất truyền rất nhiều do tính chất truyền khẩu của các bài võ cổ truyền, nhưng tôi biết có một số lò võ cố gắng sưu tầm, gìn giữ những bài võ mèo. Ví dụ, võ đường Hà Trọng Ngự và Hà Trọng Khánh (đệ tử của võ sư huyền thoại Hà Trọng Sơn) ở Gò Vấp, Tp. HCM còn lưu giữ và truyền dạy một số bài võ mèo tiêu biểu như "Linh miêu độc chiến" và "Bạch miêu quyền".

Người tuổi mèo

Con người đã nuôi mèo từ rất xa xưa. Vì dáng điệu con mèo dịu dàng, nhanh nhẹn khôn khéo, coi như nhàn hạ nên được chọn làm biểu tượng cho chi Mão trong 12 địa chi, đề tính thời gian theo âm lịch. Giờ Mão từ 5 giờ đến 7 giờ sáng, giờ con mèo no nê ngơi nghỉ sau khi săn mồi, giờ rạng đông và bình minh của một ngày mới. Ngày Mão thường là những ngày có nhiều điều nên làm mà ít điều cấm kỵ. Tháng Mão là tháng giữa mùa Xuân, thời tiết mát mẻ cây cối đâm chồi nẩy lộc xanh mầu xanh non lá mới, cũng là tháng mà mèo cái xốn xang muốn được truyền giống. Năm Mão là năm thứ bốn theo cách tính âm lịch, qua chu kỳ 12 năm lại tới năm Mão, năm có vũ điều phong thuận, khiến nhà nông được mùa.

Chi Mão có con mèo cầm tinh, nên để đoán thời vận cho người tuổi mão, người ta tìm ra những tính nết của con mèo, rồi bàn rộng ra áp dụng cho cái gọi là vận mệnh của người sinh năm mão. Trong 12 con giáp, mèo là con vật dịu dàng nhất. Ảnh hưởng của thiên nhiên vũ trụ dường như cũng theo chu kỳ mà lặp lại, khiến cho người sinh ra trong năm Mão tuy không thuộc loại nghiêng nước nghiêng thành, nhưng lại toát ra một khí chất đặc biệt, rất dịu dàng, không thích gây gỗ, luôn mong muốn mọi người đều là bạn, nên cũng được nhiều người thương mến. Tuy nhiên, người tuổi mão cũng rất hiếu động, quyết không ngồi yên khi họ bị chèn ép, mà ngay lập tức họ có phản ứng thích hợp. Đó là một số những nhận xét của những nhà tướng số khi đoán vận mệnh cho người tuổi mão, tin hay không tin là tuỳ theo nhận thức của từng người.

Năm nay nhiều người mang tuổi Mão hẵn đã vui vì hầu hết các lá số bói đầu năm đều cho rằng người tuổi Mão thông minh, ôn hòa, giàu nhân ái và nên cẩn trọng trong cuộc sống. Các lời giải bói toán có điểm giống và khác nhau theo từng tuổi, nhưng tựu chung đều có sung sướng, có may mắn và cũng có rủi ro, xui xẻo để đề phòng; và rồi tất cả đều tai qua nạn khỏi nếu biết "ăn hiền ở lành", vì rõ ràng là "đức năng thắng số".

Năm cũ đang qua đi, năm mới đang đến gần. Xuân đã về trước sân nhà. Xuân bước nhẹ qua mọi nẻo đường lối ngõ. Nguyện xin Thiên Chúa ban phúc lành cho mọi người, mọi nhà.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Gõ chiêng ở HOSE


Bài viết kỷ niệm 14 năm ngày khai trương sàn giao dịch chứng khoán, 12 năm ngày gõ chiêng chào sàn.

Thực ra tiếng chiêng khai trương niêm yết được gióng lên lần đầu khi Hose còn có tên là Hostc 
(Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM). 
Sau đổi tên thành sở giao dịch chứng khoán cho nó giống Tây thì đơn giản bỏ đuôi -stc đi và thay bằng -se. 
Sự cắt dán này làm cho tên mất béng chữ city (tên chính thức: Hochiminh Stock Exchange) và sang Mỹ thì nó là họng nước PCCC. 
Thể nào mà hồi phỏng vấn xin visa sang đó em nhân viên LSQ cứ cắc cớ hỏi mày có biết Hose là gì không?
Chị Mai Thanh Ree, anh Trắc Sam có thể tự hào là công ty niêm yết đầu tiên ở VN nhưng người gõ chiêng đầu tiên lại là anh Phương TS4 (chào sàn ngày 8 tháng 8 năm 2002).
Hồi đó lên sàn là giao dịch thôi, chẳng lễ lạt gì, cứ trống trống thế nào nhưng mọi người lại sợ công ty niêm yết không ưng, kêu phiền nhiễu.
Trong đợt ra bắc làm thủ tục xác minh lý lịch vào đảng cho Đông, Trang có anh Sinh - giám đốc Hostc, Giao, Đông và tôi.
Đi liên hệ với địa phương mới thấy mạng lưới ngân hàng nông nghiệp phủ xuống tới từng huyện thật lợi hại. 
Đi tới đâu anh Sinh chỉ cần xưng danh cựu giám đốc nhà khách Bảo Lộc là cả đoàn được tiếp đón niềm nở, giúp đỡ liên hệ công việc nhiệt tình ( cả hệ thống NH nông nghiệp chỉ có 02 nhà khách, cái còn lại ở Sầm Sơn).
Đường xa mới ngồi nói chuyện trên trời dưới đất. Lần hồi tới chuyện khai trương niêm yết, tây sao, ta sao. Hết đợt công tác Hostc liền họp bàn về chuyện này.
Ý kiến tham gia sôi nổi như Trà đề nghị xài chuông điện (giống NYSE), anh Phúc thì muốn trống cho nó dân tộc nhưng cuối cùng anh Sinh chọn chiêng. Có thể hiểu được lý do vì thực ra anh gắn đến nửa người xứ Tây nguyên. Nhưng sao lại là chiêng mà không phải cồng.
Cồng 2 mặt có núm, chiêng thì chỉ có một mặt, có núm hoặc không. Cồng khó kiếm, chiêng dễ mua và rẻ tiền.
Anh Lý Xuân Hải, hồi đó là giám đốc CTCK Á châu xung phong tài trợ vụ này. Anh Truông Khahomex nghe gõ chiêng đánh cồng thì khoái lắm, muốn làm người gõ chiêng đầu tiên nhưng cuối cùng phải nhường anh Phương TS4 trong ngày 08-08 cực đẹp.
Vì là tác giả vụ này nên tôi được phân công đọc bài chào mừng TS4. Kể từ đó, gõ chiêng thành thông lệ chào sàn. Khi TTGDCK Hà nội đi vào hoạt động thì họ cũng gõ chiêng mừng công ty chào sàn.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, nhiều tên tuổi vang lừng như anh Thành Sacombank, ông Bush đều gõ chiêng chào sàn (Anh Hải đã thay bộ chiêng cũ với khung nhỏ, đơn sơ bằng bộ chiêng mới hoành tráng hơn).
Gõ chiêng thực ra cũng không quy ước gõ mấy cái nên các Chairman, CEO người thì gõ 3 cái, người thì 5 cái...nhưng các bác cũng kiêng phết, không bao giờ gõ chẵn. 
Bác tính cẩn thận thì nhấp nhấp rồi mới gõ, bác quyết đoán thì cheng luôn, khỏi nhấp. Bác Bush thì tay trái lại Tây nên khỏe, cú đầu văng ngược cả cái chiêng.
Được gõ vào giờ linh, ngày giờ được cúng kiếng, người gõ lại VIP nên chiêng cũng có thần có linh. Nhiều bác gõ chiêng gặp vấn đề như anh Phương TS4 sau vướng vòng lao lý, anh Thành phải bỏ STB về với đường là chốn xuất thân của ảnh hay Anh Lý Xuân Hải vụ anh Kiên đầu bạc mới đây. Đấy là những ca nặng, còn công ty khó khăn, thua lỗ, lên sàn chẳng lợi thì còn nhiều.
Đó là chuyện VIP, còn trong nhà như tôi là người đưa ý tưởng, đọc lời mừng trong ngày đầu tiên giờ cũng chuyển khỏi Hose, anh Phúc người phụ trách món này cũng bệnh chữa mất cả năm trời mới hồi phục.
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Trước, trong và sau khi gõ chiêng cũng có lẽ phải kiêng, phải cữ đúng phép tắc theo lối xưa hay due dilligence như cách nói hiện đại (bộ chiêng của anh Hải cũng đã thay vì tự dưng nó bị rè tiếng - điềm báo chăng). 

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Món khoái khẩu và làm ăn

24.06.21
Ẩm thực Việt 
 Nãy đọc bài của GS Trần văn khê so sánh món ăn VN với TQ thấy ổng viết hay quá, chí lý như toàn diện, âm dương, heo thì, mắm đặc trưng...mới nhớ lại nhỏ ăn cơm mẹ nấu, lớn ăn cơm vợ nấu, giờ là con nấu hay mình tự nấu rồi ra ăn quán ăn tiệm đều thấy ngon trừ cơm bếp tập thể nấu là dở ẹt. 
Góp thêm về khác biệt ăn uống Hải phòng và Hà nội. Hôm đó lên ăn cơm nhà cậu thấy có mấy miếng giò chả lụa kho, rau muống luộc. Ngon nhưng mới vừa 1/3 bụng. Chẳng bù ở HP thường xuyên ăn 4,5 bát cơm với rạm kho rau luộc. 
 Có lẽ người việt ăn uống nhẹ nhàng cân bằng nhưng ít quá làm người hầu hết nhỏ nhỏ, còi rí còi rị kể cả mấy cô ở Huế nấu ngon tới nỗi mở quán bán luôn mà người cũng xíu xiu.

16.12.2019
Vì coi trung đạo, trung dung là con đường đi đúng nhứt nên dẫn đến nước cũng đặt tên là TQ, Trung hoa, chữ Tâm cũng mang hình tượng người lái đò giữa dòng sông rồi dân miền trung cũng được coi là giỏi hơn vùng miền khác...
Tới bụng nằm khúc giữa cũng mang chữ Phúc cho tới món ăn đặc sắc cũng là nội tạng tim gan phèo phổi, dồi lòng:
Sống trên đời ăn miếng dồi chó...


Dân ta khoái những món dai dai, gặm mút xương xẩu. Vì sở thích này mà vừa rồi ăn phở được bữa no nê món gà thải từ Hàn Quốc mà cứ ngỡ được xơi món gà thả vườn. 
Các bác cứ nói tao bị lừa vì thấy đùi nhỏ thịt dai chứng tỏ chạy suốt ngày mà quên béng lớp da dày cui. Quên vì trong bụng mình cũng khoái thế nên quên mất gà có già thì da mới dày chớ.
Ngẫm cho muôn sự không bằng cái mà mình khoái, mình thích. Cứ đúng ý là nhược thành ưu, xấu không thấy, chỉ cò nét đẹp. Món đó người ta gọi là đại cục hay đại cuộc.
Còn món xí quách hay ngoài Bắc gọi là bốc mả. Xương gà, xương bò, xương dê...kính thưa các loại xương...sau khi hầm chán chê, cuối nồi với ra lai rai, cắn cắn, mút mút miếng thịt vụn, gân bám, tủy hút xì xụp.  Món này chỉ được dành cho người quán hoặc khách quen.
Nói tới nói lui giờ nói chuyện món khoái khẩu thì ảnh hưởng gì tới chuyện làm ăn?
Xưa các cụ khoái miếng gan miếng tiết nên các cụ cũng làm ăn nhẹ nhàng. Nhịn đói nằm co còn hơn ăn no vác nặng. 
Tốt nhất là cứ học ra làm quan là chắc nhất, nhẹ nhàng nhứt, xứng với miếng gan miếng tiết nhứt. Nhưng giờ ghế ít đít nhiều nên cần phải chọn thêm ngành nghề khác vì làm quan ngon nhưng quá khó.
Thích dai, gặm xương nên hết khôn dồn dại chọn toàn ngành nghề xương xẩu, dai nhách, giá trị gia tăng thấp đứng cuối bảng trong chuỗi giá trị gia tăng mà cứ tưởng là mình khôn, là đi tắt đón đầu. Âu cũng là do cái tật khoái dai, khoái xí quách mà ra, đừng than vãn nữa.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Sỹ, Sợ và Sàm


Mới rồi xem ý của mấy anh về 3 điều không dám nói thật thú vị, chứng tỏ không phải vì ta không biết phân biệt đúng sai phải trái mà còn vì đâu?

Trích comments:
" Giáo Sỹ Thu nhập, Tuổi tác, Sự thật

Dũng Nguyễn Quan điểm của người nước ngoài và của VN về những điều không dám nói ra khác nhau nhiều lắm. 

Về phía người VN mình, 3 điều thường không dám nói ra, theo quan điểm cá nhân nhé, gồm: 
Sự thật; Tài sản; Ý kiến cá nhân về thủ trưởng. 
Có phải thế không

Giáo Sỹ Tóm lại là sự thật anh ạ :))

Tại sao không dám nói sự thật vì chúng ta sỹ, sợ và sàm:
- Sỹ thì dân mình khét tiếng: Ra đường võng giá nghênh ngang, về nhà hỏi vợ cám rang đâu mày rồi miếng giữa làng hơn sàng xó bếp...


- Sợ: có thơ minh họa
Người ta sống khỏe sống vui
Tôi nay đang sống là lo nhiều bề
Sợ trời sợ đất sợ mây
Sợ mưa, sợ nắng, sợ ngày, sợ đêm
Sợ đâm chân cứng đá mềm
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng.


Cái chi cũng sợ thế thì còn dám làm việc gì.
Nhớ hồi đi học, mỗi lần đi thi cứ lấp ló ở cửa chờ không có bóng gái mới dám bước chân phải ra khỏi cửa. Chả bù cho ngày thường thấy chị em là tươm tướp, tươm tướp.

Vừa sỹ vừa sợ nên đâu dám nói thật, dối lòng, dối mình dối người nên đâm ra thành ba láp ba sàm. Ghét thằng đó quá trời mà gặp nhau vẫn bắt tay bạn bè, ôm hôn thắm thiết để rồi đi với người khác lại nói xấu thằng vắng mặt nhem nhẻm. 
Miết rồi cũng tin ở những lời ba láp ba sàm mà mình phun ra rằng mình thật hay, nó thật xấu. Thành công bằng móng tay thì kể đi kể lại, lợi dụng người thì nói ta khôn ngoan, thất bại thì tại thiên tai, do người hại ta...khà khà.