Cuối cùng thì cũng có 1 bài mừng Xuân, mừng nhậu.
1 cách tình cờ, năm mới là năm con dê theo lịch ta. Theo thần thoại HiLa thì ông thần rượu nho Dyonyos cũng mang hình tượng con dê. Ổng đây:
Trở lại nội dung chính thì bài này chỉ nói về cách uống rượu, không bàn đến loại rượu, ly uống rượu...rất phức tạp.
Võ Tòng sau khi làm 7,8 bát (tô) rượu thì phăm phăm lên núi. Bỗng thấy 1 con cọp già nhào ra (già yếu rồi mới ăn thịt người, tụi cọp trẻ săn hươu nai...). Trong cơn hăng say rượu chàng bèn vung gậy bổ xuống. Nào ngờ xui, gậy vướng cành cây gãy cái rắc, còn cách nào khác là thuận tay thúc đoạn gậy nham nhở thẳng vô mặt hổ. May sao trúng mũi nó tóe máu, đau choáng ngã vật.
Sẵn đà chàng nện liên tiếp vô cổ làm hổ chết tốt.
Bỏ qua chuyện đánh hổ thì ta thấy VT uống rượu bằng bát. Nhiều người lè lưỡi khâm phục, uống vậy mới đập được hổ chớ.
Sự thật rượu xưa do trình còi nên độ cồn thấp, chỉ quãng như rượu Sochu Hàn Quốc mà thôi nên VT uống vậy cũng là thường thường bậc trung, đủ phê phê chứ chưa tới nỗi say.
Ngày nay do rượu nặng hơn nên dân nhậu quay ra uống bằng ly, chén. Tập tục uống bằng tô còn sót lại ở những nơi rượu nhẹ như nếp cẩm, rượu ngô của đồng bào dân tộc, rượu nhìn như nước vo gạo của tụi Nhật, Hàn.
Cách uống cứ vậy cho tới khi Pháp qua xách theo rượu của họ. Ai được họ mời tiệc mới thấy cách uống kiểu Pháp nhiêu khê quý tộc.
Thoạt tiên khai vị, họ mời sâm banh, vừa nhẹ, vừa nổ lốp bốp lấy vui tạo đà. Sang món chính thì vang trắng vang đỏ tùy xem đó là hải sản hay bò cừu. Đến cuối mới xách chai cognac ra mỗi người 1 ly cho thơm mồm, chơi thêm điếu xì ga cho giống quý ông lịch lãm (khi đó chưa biết thuốc lá có hại cho sức khỏe).
Về đến nhà hương cognac được hỗ trợ bởi vang tiết ra thơm lừng cho tới sáng hôm sau, khác hẳn mùi hôi của lòng lợn tiết canh + đế mà dân ta khoái.
Đến thời 54 bao cấp thì phía Bắc đa phần trở về nông dân: quốc lủi, dân gạo sổ ở phố thì Tết mới có chai rượu mùi hương cam hương chanh gì đó, uống dở ẹt, nhưng có còn hơn không.
Trong khi đó ở miền Nam thì dân chơi uống sao?
Họ lấy cognac như Remy...cứ 2 rượu, 1 sô đa pha lẫn, thêm cục đá, nhấm nháp thơm lừng (cũng như trên, hồi đó chưa biết trộn vậy hại bao tử nên sau thay bằng nước suối).
Cùng với lối sống ào ào thì cognac lùi bước trước dòng whisky, single malt. Thay vì uống nhâm nhi thanh nhã thì nay không say không về.
Và cũng như mọi khi, dân Bắc khoái rượu hơn trong ngày đông. Dân Nam do nóng bức vẫn bia là nhất mà rượu ba xị đế chỉ còn mạnh ở miệt quê, còn dân SG tiến tới uống bia bằng tô trong tiếng dô dô sôi nổi, âu cũng là 1 cách hoài niệm uống rượu bằng bát của các cụ xưa chăng.
1 cách tình cờ, năm mới là năm con dê theo lịch ta. Theo thần thoại HiLa thì ông thần rượu nho Dyonyos cũng mang hình tượng con dê. Ổng đây:
Trở lại nội dung chính thì bài này chỉ nói về cách uống rượu, không bàn đến loại rượu, ly uống rượu...rất phức tạp.
Võ Tòng sau khi làm 7,8 bát (tô) rượu thì phăm phăm lên núi. Bỗng thấy 1 con cọp già nhào ra (già yếu rồi mới ăn thịt người, tụi cọp trẻ săn hươu nai...). Trong cơn hăng say rượu chàng bèn vung gậy bổ xuống. Nào ngờ xui, gậy vướng cành cây gãy cái rắc, còn cách nào khác là thuận tay thúc đoạn gậy nham nhở thẳng vô mặt hổ. May sao trúng mũi nó tóe máu, đau choáng ngã vật.
Sẵn đà chàng nện liên tiếp vô cổ làm hổ chết tốt.
Bỏ qua chuyện đánh hổ thì ta thấy VT uống rượu bằng bát. Nhiều người lè lưỡi khâm phục, uống vậy mới đập được hổ chớ.
Sự thật rượu xưa do trình còi nên độ cồn thấp, chỉ quãng như rượu Sochu Hàn Quốc mà thôi nên VT uống vậy cũng là thường thường bậc trung, đủ phê phê chứ chưa tới nỗi say.
Ngày nay do rượu nặng hơn nên dân nhậu quay ra uống bằng ly, chén. Tập tục uống bằng tô còn sót lại ở những nơi rượu nhẹ như nếp cẩm, rượu ngô của đồng bào dân tộc, rượu nhìn như nước vo gạo của tụi Nhật, Hàn.
Cách uống cứ vậy cho tới khi Pháp qua xách theo rượu của họ. Ai được họ mời tiệc mới thấy cách uống kiểu Pháp nhiêu khê quý tộc.
Thoạt tiên khai vị, họ mời sâm banh, vừa nhẹ, vừa nổ lốp bốp lấy vui tạo đà. Sang món chính thì vang trắng vang đỏ tùy xem đó là hải sản hay bò cừu. Đến cuối mới xách chai cognac ra mỗi người 1 ly cho thơm mồm, chơi thêm điếu xì ga cho giống quý ông lịch lãm (khi đó chưa biết thuốc lá có hại cho sức khỏe).
Về đến nhà hương cognac được hỗ trợ bởi vang tiết ra thơm lừng cho tới sáng hôm sau, khác hẳn mùi hôi của lòng lợn tiết canh + đế mà dân ta khoái.
Đến thời 54 bao cấp thì phía Bắc đa phần trở về nông dân: quốc lủi, dân gạo sổ ở phố thì Tết mới có chai rượu mùi hương cam hương chanh gì đó, uống dở ẹt, nhưng có còn hơn không.
Trong khi đó ở miền Nam thì dân chơi uống sao?
Họ lấy cognac như Remy...cứ 2 rượu, 1 sô đa pha lẫn, thêm cục đá, nhấm nháp thơm lừng (cũng như trên, hồi đó chưa biết trộn vậy hại bao tử nên sau thay bằng nước suối).
Cùng với lối sống ào ào thì cognac lùi bước trước dòng whisky, single malt. Thay vì uống nhâm nhi thanh nhã thì nay không say không về.
Và cũng như mọi khi, dân Bắc khoái rượu hơn trong ngày đông. Dân Nam do nóng bức vẫn bia là nhất mà rượu ba xị đế chỉ còn mạnh ở miệt quê, còn dân SG tiến tới uống bia bằng tô trong tiếng dô dô sôi nổi, âu cũng là 1 cách hoài niệm uống rượu bằng bát của các cụ xưa chăng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét