Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

3 loại quyền lực, 3 cách tư duy và 3 làn sóng

26.08.20
Main Street, Wall Street và Digital Street 
Sản xuất, tài chính và số hóa
Nền sản xuất hàng hóa ra đời, rất nhanh sau đó người ta nhận ra không có tài chính thì không làm gì ra tấm ra miếng được. Thế là sản xuất và tài chính cùng nhau đi như 2 chân của 1 cơ thể. Cntb thắng lợi cũng vì biết sử dụng tài chính. 
Ngày nay số hóa ra đời phủ bóng và kiểm soát cả main Street lẫn Wall Street. 3 cột trụ thay thế cho 2 chân  


05.08.19
Viết thêm về quyền lực. Các nhà học thuật hay nói tới quyền lực mềm, quyền lực cứng và quyền lực thông minh
Trong chính trị quốc tế, có “quyền lực” nghĩa là có khả năng khiến một chủ thể, không còn cách nào khác, phải hành động theo những cách thức mà mình mong muốn. Quyền lực cứng là khả năng ép buộc họ phải làm như vậy.
Các chiến lược của quyền lực cứng tập trung vào can thiệp quân sự, ngoại giao cưỡng bức và trừng phạt kinh tế để gia tăng lợi ích quốc gia (Art 1996; Campbell and O’Hanlon 2006; Cooper 2004; Wagner 2005). 
Theo các bài viết học thuật, cách tiếp cận theo chủ nghĩa tân hiện thực có xu hướng nhấn mạnh vào quyền lực cứng, đặc biệt là quyền lực cứng của các quốc gia, trong khi đó các học giả theo chủ nghĩa tự do lại nhấn mạnh vào quyền lực mềm như là nguồn lực chính trong nghệ thuật quản lý đất nước (cùng với sức mạnh thiết lập luật chơi – yếu tố thường bị bỏ qua một cách kỳ lạ trong những cuộc đối thoại hiện nay về quyền lực cứng và mềm).

Trái với quyền lực cưỡng bức, quyền lực mềm là khả năng thuyết phục người khác làm theo những gì mình muốn. 
Là khái niệm có ảnh hưởng to lớn được Joseph Nye giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1990 và mở rộng hơn trong những nghiên cứu sau này của ông, thuật ngữ quyền lực mềm đã trở thành trọng tâm phân tích trong các cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại. 
Nye định nghĩa quyền lực mềm là khả năng đạt được những gì mình muốn thông qua thuyết phục hoặc hấp dẫn thay vì cưỡng bức (Nye 1900). Nó tạo ra sự hấp dẫn và bao gồm hầu hết mọi yếu tố ngoài sức mạnh kinh tế và quân sự (Cooper 2004). Nye (2004) cho rằng: “Xét về mặt các nguồn lực, thì nguồn lực của quyền lực mềm là những thứ tạo nên sức hấp dẫn này”[2]
Thuật ngữ này không phải là chưa từng bị chỉ trích, cũng như gây sự bất mãn về khái niệm hoặc tính ứng dụng của nó. Ví dụ, một tác giả người Canada đã cho rằng khái niệm thông thường về quyền lực cứng và mềm là không phù hợp với Canada; dẫn đến kết quả thất bại khi các nhà phân tích “cố gắng ghép một khái niệm có nguồn gốc từ Mỹ vào bối cảnh chính trị của Canada” (Smith-Windsor 2005). Như đã thấy trong công trình hợp tác giữa Nye và Ủy ban CSIS, ông cũng đã cố gắng tiếp cận ý tưởng về quyền lực thông minh.

Quyền lực thông minh là khả năng một chủ thể kết hợp các thành tố quyền lực cứng và quyền lực mềm thông qua các phương thức tác động qua lại nhằm đạt được mục đích mình mong muốn một cách hiệu quả.

Một khuôn khổ cho quyền lực thông minh vững chắc về mặt khái niệm và liên quan chặt chẽ với chính sách cần được xây dựng dựa trên một số xem xét bổ sung mang tính cốt lõi như sau:
Mục tiêu mà chủ thể hướng tới khi thực hiện quyền lực – bản chất bên trong và bối cảnh toàn cầu rộng hơn của nó. 
Quyền lực không thể gọi là thông minh khi những người sử dụng nó không biết gì về nhóm đối tượng và các khu vực mục tiêu.
Nhận thức về bản thân của chủ thể, cũng như hiểu biết về những mục đích và khả năng của họ. Quyền lực thông minh đòi hỏi người sử dụng nó phải biết rõ đất nước hoặc cộng đồng của họ đang tìm kiếm điều gì, cũng như ý chí và khả năng đạt được mục tiêu của họ.
Bối cảnh khu vực và quốc tế, trong đó hành động sẽ được thực hiện
Những công cụ được sử dụng, cũng như khi nào cần tách biệt hoặc kết hợp chúng và bằng cách nào.
(http://nghiencuuquocte.org/2014/03/04/quyen-luc-thong-minh/)

Tuy nhiên quyền lực thông minh nói thì dễ nhưng thế nào là thông minh thì phải xảy ra xong rồi mới biết mà điều giới học giả không ngờ là quyền lực xám lại xuất hiện.
"Vùng xám là chiến lược được một quốc gia sử dụng để đạt được một lợi ích nào đó, thường là về lãnh thổ, nhưng không muốn dùng vũ lực một cách quy mô và trực tiếp.

Chiến lược này có 2 đặc trưng căn bản. Thứ nhất là không để xung đột vượt ngưỡng thành chiến tranh nóng. Thứ hai là từ từ tịnh tiến. Chủ quyền là vấn đề lâu dài. Đối với Trung Quốc, để càng lâu thì càng có lợi" - ThS Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu quốc tế ĐH KHXH&NV TP.HCM, nhận định với Tuổi Trẻ.

Tàu cá đi trước, tàu chiến theo sau
Chiến lược "vùng xám" liên tục được thử nghiệm và điều chỉnh qua những cuộc đối đầu với lực lượng chấp pháp của các nước, đặc biệt ở Biển Đông từ năm 2006. 

Mục đích của những hành động quấy rối đó nhằm thay đổi hiện trạng, biến vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp và gây lúng túng cho các nước trong việc phản ứng.
(https://tuoitre.vn/nhan-dien-chien-luoc-vung-xam-cua-trung-quoc-o-bien-dong-20190723215222456.htm)

Tờ Pravda (Nga) mới đây cho công bố tài liệu ghi nội dung cuộc gặp của Hội đồng Quốc phòng An ninh Ukraine (NSDC) hôm 28/2/2014, chỉ một ngày sau khi các tay súng không xác định danh tính chiếm giữ trụ sở chính quyền, quốc hội tại vùng lãnh thổ này.

Tại phiên họp, những quan chức Ukraine vừa mới lên nắm quyền sau “Cách mạng nhân phẩm” (tức chính biến Maidan) đau đầu với câu hỏi làm sao để ngăn cản Crimea sáp nhập vào Nga. Quyết định cuối cùng là đành chấp nhận kịch bản này, vì mọi lựa chọn khác đều đưa tới hệ quả xấu hơn. Oleksandr Turchynov, người lúc đó là quyền Tổng thống kiêm Chủ tịch Quốc hội, có nêu khả năng chiến tranh để giữ Crimea, nhưng Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk phản bác luận điểm này.




Các tay súng không rõ danh tính phong tỏa đường vào sân bay trong căn cứ Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol, Crimea. Ảnh: AP

“Chúng ta đang nói đến việc tuyên chiến với Nga. Ngay sau hành động này, người Nga sẽ ra tuyên bố với nội dung ‘Bảo vệ công dân và những người nói tiếng Nga có quan hệ sắc tộc’… Kịch bản đó đã được Nga soạn sẵn và hành động của chúng ta chỉ đưa tới việc kích hoạt trên thực tế”, tài liệu giải mật cuộc gặp ghi. 
Ông Yatsenyuk chỉ ra rằng, tại thời điểm đó, ngân khố quốc gia trống rỗng và Ukraine không có nguồn lực quân sự để bảo vệ Kiev trước khả năng Nga đưa quân tham chiến. Thủ tướng Ukraine đề xuất kêu gọi đàm phán chính trị qua kênh trung gian nước ngoài theo hướng trao quyền tự trị nhiều hơn cho Crimea, trong khoảng thời gian đó xây dựng lại quân đội.
(https://baotintuc.vn/ho-so/tiet-lo-viec-ukraine-mat-crimea-va-tai-sao-nga-khong-dan-them-20160224145529253.htm)

Như vậy đây chính là chiêu đánh chó phải ngó chủ nhà hay mày có biết tao là ai không đẩy thế giới vào tình hình giống như trước Thế chiến 2, khi Đức tung hoành ra yêu sách, cưỡng bức sáp nhập lãnh thổ.


Có 3 loại quyền lực chính:
- Thứ nhứt: bạo lực, nôm na súng đẻ ra chính quyền, luật rừng xanh
- Thứ 2: tiền lực. Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, nén bạc đâm toạc tờ giấy, vai mang túi bạc kè kè...hình như ông cha mình tổng kết hơi nhiều loại quyền lực này dù miệng nói ưa thanh bần lạc đạo.
- Thử 3: trí lực. Càng ngày thì con người hiện đại càng nhấn mạnh đến chữ trí. Ta một dạo cũng rầm rộ diễn thuyết, hội thảo, hội nghị về nền kinh tế trí thức nhưng sau 1 thời gian im tịt, có lẽ hiểu rằng trí tuệ không đến được từ mấy cái nói khoác được.

Cùng với 3 loại quyền lực đó là 3 cách tư duy của con người cho phù hợp với thời đại:
- Cách suy nghĩ thứ nhứt là suy nghĩ theo kiểu thầy mo, biết tuốt. Cái chi cũng biết. Kiểu như có người hỏi sao con vịt lại nổi thì bảo rằng vì nó có lông. 
Cách suy nghĩ này phù hợp với hình thức bản làng. Nếu chịu nghe đài đọc báo thì thấy ở ta có một số chuyên gia kinh tế cái gì cũng giải thích được, hội nghị, hội thảo nào củng đăng đàn, biết tuốt từ kinh tế vĩ mô, tài chín tiền tệ đến thương mại quốc tế...rồi lợi thế so sánh, lợi thế người đi trước, đi sau, đủ cả. 
Hay trong quản lý thì những người đứng đầu cái chi cũng tài cũng giỏi, luôn là số 1 nên nếu sếp có 9 lính thì tổng sức mạnh là 01 mà nếu sếp có 999 lính thì sức cũng sẽ là 0001.

- Cách suy nghĩ thứ 2: hình dung xã hội, con người như cỗ máy cơ khí, như dây chuyền sản xuất. Vài đại diện tiêu biểu như Mác, Lenin phát biểu về đại công trường, cả nước là 1 trust...hay bên tư bản là Ford với dây chuyền sản xuất...mấy người này chắc bị máy hơi nước ám ảnh.
Tuy vậy nếu quốc gia chậm tiến mà chịu áp tư duy này vô (nói theo kiểu chuyên ngành là kỹ trị) thì cũng ngon lành.
Ví dụ như Trung Hoa. Nếu để ý, từ khi Đăng Tiểu Bình đề 4 hiện đại hóa năm 1979 thì sau đó dàn tổng bí thư, thủ tướng đều xuất thân từ kỹ sư Thanh Hoa, Bắc Kinh như Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ, Tập Cận Bình...
Những người này với tư duy kiểu cơ khí đã biến TH thành công xưởng gia công cho cả thế giới.

- Cách tư duy thứ 3: lên men. Với những người này họ coi thể chế như cái nồi ủ, bên trong là nguyên liệu với 2 loại men chính là lòng tin và sự sáng tạo. Từ sữa họ chế yaourt, từ ngũ cốc tạo nên bia rượu...
Trung Hoa ngày xưa cũng có thời trăm hoa đua nở cũng nhà nhà đua tiếng sau bị Hán Vũ Đế tôn Nho mà trăm hoa kia lụi hết. 
Mỹ là 1 ví dụ sinh động cho lối tư duy này. Việt Nam ngày xưa xửa xừa xưa cũng từng manh nha, chỉ tiếc là cũng định áp dụng vào đánh nhau qua câu chuyện lẩy bẩy như Cao Biền dậy non. Bị hư nên không tin, xoay qua Nho cho chắc.

Thêm:
Alvin Toffler nói thế giới có 3 làn sóng. Việt Nam cũng có 3 làn sóng:
- Làn sóng 1: Bị Bắc thuộc và thấm đẫm văn hóa Khổng Mạnh đến TK19
- Làn sóng 2: Bị Pháp thuộc và văn hóa phương Tây từ 1884 đến 1954 ở miền Bắc và 1975 ở miền Nam.
- Làn sóng 3: sau làn sóng 2 là văn hóa XHCN thuần đến 1985, có định hướng từ 85 đến nay.
3 làn sóng này va chạm nhau nhưng phần lớn là cocktail


Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015
Bộ ba siêu đẳng
Bộ 3 thứ nhất, trứ danh: Táo quân. 1 ông 2 bà.
Bộ 3 lên phim xong mọi người cứ xuýt xoa, tài thiệt tài, phá án như thánh. Cứ mong đời có Bao thanh thiên đi kèm 2 đệ tử Triển Chiêu và Công Tôn Sách, 1 ông giỏi võ, 1 ông giỏi văn và 1 ông dám quyết.
Bộ 3 từ con nít tới người lớn cứ tới giờ cơm những năm 90 lại canh coi: Tây du ký như Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng, Sa Ngộ Tịnh
Bộ 3 anh em kết nghĩa vườn đào Lưu Quan Trương, theo tam quốc diễn nghĩa thì gắn bó như răng với môi mà 1 số học giả hiện đại lại phân tích ra thành cắn phải môi.
Từ nãy giờ liệt kê thấy toàn bộ 3 siêu đẳng gốc Tàu. Còn ta thì sao:
Thời bao cấp xưa bộ 3 siêu đẳng chính là công nông binh.
Công nhân là lực lượng tiên phong, nông dân đông đảo còn binh sỹ là nòng súng.
Từ bao cấp chuyển qua thị trường thì đồng tiền ngày càng mạnh lên, xuất hiện bộ 3 siêu đẳng mới gồm sếp, chánh văn phòng, kế toán trưởng. Mà bộ 3 này hầu hết xuất thân từ bảo vệ, kế toán, hành chính mới siêu đẳng.
Chỉ không biết bộ 3 này múa ra cái chi.

Thực ra thì còn nhiều thứ nữa như bia 333, hay cụ 33 ở Hồ Gươm mà ta cứ gọi là cụ rùa.
33 thì gọi là rùa
Cây mai chiếu thủy lạc vào họ mai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét