Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên ta ăn gì


- Đại nhân: mất tiền là không mất gì, mất sức khỏe là mất nhiều, mất danh dư mất tất cả (Napoleon)
- Quan nhân: mất danh dự là không mất gì, mất tiền là mất nhiều, mất sức khỏe mất tất cả ( xem mặt dày tâm đen)
- Thường nhân: mất sức khỏe là không mất gì, mất danh dự là mất nhiều, mất tiền mất tất cả (nhà giàu đứt tay bằng ăn mày sổ ruột)


Tuy nhiên, nói là nói vậy chớ rồi mọi người đều công nhận có sức khỏe mới làm việc nọ việc kia được.
Để có sức khỏe tốt thì ăn uống rất quan trọng. Xưa thời chưa có chuyên gia thì các cụ cứ lẩm nhẩm ăn gì bổ nấy. Đến thời nay thì chuyên gia dinh dưỡng CGDD Lại khuyên đừng động vô bộ đồ lòng: gan ăn độc, tiết ăn dơ, còn lại thì tăng colesterol...
Rồi khăng khăng đẹp vàng son, ngon mật mỡ. Tới giờ thì cãi nhau loạn xì ngậu về mỡ. Có 1 dạo nói mỡ động vật ăn rất hại, khuyên mọi người chuyển qua ăn dầu thực vật rồi gần đây lại khám phá ra dầu thực vật mà đem chiên vài phút có khả năng gây ung thư...ôi chuyên gia.
Chuyện còn nhiều như ăn cơm nguội, đồ ăn để trong tủ lạnh cũng gây ung thư luôn. Ông bà xưa sáng ra vét niêu cơm nguội dắt trâu ra cày cả buổi mới có cơm ăn tiếp. Họ lo chết đói hơn chết vì ung thư.
Ngược thời gian quay về thời bao cấp cũng có nhiều chuyện kể.
Chuyện thứ nhất: 3 hột mít bằng 1 quả trứng gà. Hồi đó nhà nào cũng kỳ cạch nuôi gà đẻ trứng, ác nỗi có phải ngày nào nó cũng đẻ đâu nên ước mơ nười 1 trái trứng ngày tương đương đặt 1 chân vô CNXH.
Tới khi có thể ăn trứng thoải mái thì lại nói ăn trứng làm tăng máu, nên giảm ăn trứng ngay.

Chuyện thịt bò hay là chuyện đậu tương còn nhiều protein hơn thịt bò. 
Nói cho ngay hồi đó được miếng thịt heo là ngất ngây rồi, biết gì tới thị bò. Vậy mà tem thịt dần dần không mua được thịt, đổi ngang sang cứ 1 lạng thịt thì bán 3 lạng đậu tương, đậu nành. 
Hồi đó bà con cứ thì thào mả mẹ cái thằng chuyên gia thèm thịt bò nên viết bài bốc thơm đỗ tương để kiếm tiền mua thịt bò ăn.
Thời gian trôi đi, khoa học chứng minh thịt đỏ rất nên là hạn chế ăn vì có thể gây K. Hoá ra chuyên gia vì đi trước khoa học quá xa nên bị chửi oan hàng mấy chục năm ròng.

Chuyện thứ 3: Miếng ăn thần thánh giúp thắng Mỹ.
Chuyện kể anh Triều tiên sang ta cứ khoe mãi sâm Cao ly bổ kinh khủng làm mấy anh hầu chuyện vốn nông dân làm gì có tiêu chuẩn sâm nhung cáu tiết chỉ tay vô đám rau muống mà nói rằng đây là sâm VN làm đám có hiểu biết chút chút cười rung hết cả rốn coi như chuyện tào lao xịt bợp.
Tới khi vô Nam mới biết dân Nam trước 75 không có ăn rau muống. Thấy dân BK vô hái rau muống ăn ào ào họ chê tới: BK rau muống, nó ăn rau muống nó lỳ như trâu.
Chợt khám phá ra 1 bí mật giúp Miền Bắc thắng mà sử sách tổng kết bỏ sót. Đó là món rau muống thần thánh đã giúp tinh thần trở nên lỳ rất lợm, dám chiến và dám thắng chứ vũ khí thì 2 bên chưa biết ai hơn ai.
Thế mới biết ở nước mình nông dân là nhất, cứ tưởng họ sai họ nổ mà cuối cùng lại là kẻ đúng.



  

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Nôn nóng


Xưa có câu:
Dục tốc bất đạt rồi bức ăn nuốt lưỡi để chỉ về sự nôn nóng, vội vàng.
Trong sử Việt có 2 ông vua bị dân ta ghét nhất là Lê Long Đĩnh và Hồ Quý Ly.
Tại sao ghét:

Lê Long Đĩnh
- Lai Chàm (có mẹ là người Chàm)
- Phát triển đạo Phật: dịch kinh Phật Đại tạng 5 ngàn quyển đồ sộ
- Đưa triều chính, quan chế giống nhà Tống

Hồ Quý Ly:
- Gốc Đại Ngu bên Tàu
- Thực hiện hạn điền, hạn nô để giảm quyền lực của tầng lớp quý tộc
- Sử dụng tiền giấy, kỹ nghệ làm pháo, xây thành ngang ngửa nhà Minh

2 ông tài thế sao bị ghét?
Bỏ qua yếu tố huyết thống thì 2 ông có nét tương đồng là nhà cải cách. Cố gắng áp văn minh cho dân, cho đất nước.
Những thay đổi này mạnh bạo quá, nhiều quá, gấp quá mà dân ta vốn tự nhiên tự tại, không khoái học tập, kỷ luật...nói nhanh là bảo thủ nặng, không thích nghi được nên ghét, không khoái 2 ổng.
Bị dân ghét thì khi có cơ hội là bị đổ thôi.
Quay lại gần đây thì Pháp ngoài tội xâm lược ra còn đòi khai hoá mạnh quá, nên tới khi có cơ hội là Pháp cũng thua.


Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Di sản


Mặc dù số người tài năng chiếm khoảng 5% trên tổng số nhưng đáng ngạc nhiên là di sản họ để lại cho đời sau chỉ chiếm khoảng 1%.
Các cụ xưa nay rất đặt nặng di sản:
Làm trai cho đáng nên trai
Qua Đông đông tĩnh, qua Đoài đoài yên
nhưng yên xong thì đời sau mất tăm mất tích. Chẳng có gì để lại, chứng minh cho đời sau.
Cụ Nguyễn Công Trứ thì cụ thể hơn:

Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
Hề hề. Cái danh đó chính là di sản.
Khi khuất núi hầu như trên bia mộ chỉ sinh được năm sinh, ngày mất, quê quán...công trạng là con số không, giống AQ khi ký tên trước khi bước lên đoạn đầu đài.
Đó là nói về bạch đinh, còn những nhân vật quyền thế thì sao?
Nhìn lại gần đây a 6D thì có đường dây 500KV để đời, a 6K thì bỏ ống được chút $, còn a 3X, ưu ái lắm cũng chỉ thấy có nón bảo hiểm cho dân đi xe 2 bánh.
Di sản cũng khó lắm thay
Gần đây có người đề xuất cả nước mắt làm di sản, thương thay, khó thay.