Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Diễn trình quyết định

1.6.2020
Nhà vật lý Stephen Hawking đã từng nói trong thế kỷ trước “Tôi cho rằng thế kỷ tới sẽ là thời đại của hệ phức hợp. Chúng ta đã khám phá ra các định luật cơ bản chi phối vật chất và thông hiểu mọi hiện tượng thông thường nhưng lại không hiểu các định luật đó tương thích với nhau như thế nào và điều gì sẽ xảy ra ở những thời điểm cực điểm?

Những đặc điểm riêng biệt của hệ phức hợp
Nhìn chung, các hệ phức hợp có những tính chất đặc biệt hơn với 8 đặc điểm mà khó có thể xuất hiện ở các hệ khác:
Tính thích nghi (adapt): 
các phần tử của hệ khi tương tác với các phần tử khác có thể thay đổi hành vi của mình và thích ứng với môi trường.
Tính tự tổ chức (self-organized): 
khi biến đổi thích ứng, các phần tử có thể tương tác và hệ tự diễn biến về một trạng thái dừng (mà không cần bộ phận điều khiển trung tâm).
Tính đột sinh (emergence): 
hệ có thể xuất hiện những hình dạng/cấu trúc và hành vi mới mà không thể đoán được nếu chỉ dựa trên các định luật cơ bản của phần tử thành phần hoặc chính.
Điểm hút (attractor): 
là những trạng thái mà hệ có thể tiến hóa đến mặc dù điều kiện ban đầu của thời điểm tiến hóa khác nhau
Tính hỗn loạn (chaos): 
là những biến đổi không dự đoán được và rất nhạy cảm với điều kiện ban đầu. Sự hỗn loạn này thường không kiểm soát được và phải mất một thời gian hệ mới ổn định lại
Tính tự tổ chức quan trọng (self-organized criticality): 
có một số điểm hút mà hệ tự tiến hóa về và dừng lại, sau đó hệ diễn biến rất đột ngột với cường độ trải dài trong một khoảng rộng và không đoán được. Về dài hạn thì cường độ này tuân theo một phân bố phổ biến là luật hàm mũ.
Sự chuyển pha: 
Tính tự tổ chức quan trọng là điểm xảy ra sự chuyển pha. Sự chuyển pha này thường diễn ra đột ngột, cường độ mạnh và có thể là quá trình không đảo ngược được. (Sự chuyển pha trong các hệ tự nhiên đã được nghiên cứu nhiều như nước đá tan thành nước,… và có thể vận dụng các kiến thức này nhưng sự chuyển pha trong các hệ phức hợp phức tạp hơn).
Tính phi tuyến: 
rất nhiều biến đổi của hệ có tính phi tuyến và để dự báo được cần nhiều các thuật toán phi tuyến phức tạp và các lý thuyết xác suất.

Trong số này, có thể thấy ba đặc điểm tiêu biểu nhất của hệ phức hợp là tính thích nghi, tính đột sinh và tính hỗn loạn.
Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới thường áp dụng hai phương pháp nghiên cứu chính đối với hệ phức hợp là:
1. Mô phỏng đa tác nhân (Agent-based modeling): đây là cách tiếp cận dạng “bottom-up” bằng cách mô phỏng số lượng lớn các tác nhân có tính chất và hành vi của hệ thực cần nghiên cứu. Kết quả mô phỏng sẽ cho ra một hệ ảo và có thể xác định được cấu trúc, hoặc tiếp tục sử dụng để mô phỏng các quá trình động học trong hệ.
Hướng nghiên cứu này có lợi điểm là mô phỏng được số lượng lớn tác nhân, mô phỏng hệ có quan hệ phức tạp,… nhưng lại vấp phải nhược điểm là thiếu các lý thuyết, mô hình hỗ trợ.

2. Khoa học mạng lưới (Network Science): một điều dễ dàng khi áp dụng phương pháp này là hầu hết các hệ phức hợp có thể mô tả bằng một mạng lưới, hay một đồ thị trong ngôn ngữ Toán học.
Cách tiếp cận này có thể tận dụng được các lý thuyết và mô hình từ lý thuyết đồ thị, vật lý thống kê,… Các mô hình được xây dựng từ đơn giản đến phức tạp nên có tính hệ thống hơn.

Một hướng tiếp cận thành công khác là sử dụng lý thuyết thẩm thấu trong các hệ vật chất giải thích sự bền vững nói trên của các hệ phức hợp với sự đóng góp chính của nhóm của GS. Shmolov Havlin, M. N. Newman cùng cộng sự. Đây là một lý thuyết đã được phát triển trong Toán học và Vật lý nhằm trả lời những câu hỏi điển hình như sau: Một viên đá rỗng được ngâm trong nước. Hỏi với tỷ lệ rỗng của đá là bao nhiêu thì nước có thể thẩm thấu đến hầu hết mọi nơi trong thể tích viên đá?; Trên một mặt hồ đóng băng một phần, hỏi xác suất một người có thể đi trên băng từ bờ bên này tới bờ bên kia phụ thuộc như thế nào vào tỷ lệ đóng băng của mặt hồ.
Việc áp dụng khoa học mạng lưới cả khía cạnh lý thuyết và mô phỏng trên dữ liệu các mạng lưới thực, chúng ta có thể nghiên cứu được nhiều tính chất của hệ phức hợp thực tế và trả lời một số câu hỏi sau:
Mạng Internet có bền vững trước những sự cố hỏng hóc hay không? Nếu bị mất đi một số đỉnh (router) thì có thể hoạt động bình thường được không?
Một số sân bay bị đóng/tấn công thì ảnh hưởng đến bao nhiêu lưu lượng hành khách, có dẫn đến ngưng trệ dây chuyền hay không?
Các sự cố mất điện hàng loạt trên lưới điện diễn ra vì sao, như thế nào? làm sao ngăn chặn được sự cố này? (thiết kế lưới như thế nào)
Cần tiêm ngừa bao nhiêu phần trăm dân số để ngăn ngừa lây nhiễm cộng đồng?
Trong y khoa, vì sao một số đột biến gene có thể gây bệnh còn số khác thì không (bản đồ gene).
Các nghiên cứu theo hướng trên mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu và còn hứa hẹn nhiều kết quả quan trọng trong tương lai.
https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Khoa-hoc-he-phuc-hop-Giai-nhung-bai-toan-phuc-tap-cua-khoa-hoc-va-xa-hoi-24236

27.11.2019

Một minh họa của quá trình quyết định. 
Để hiểu rõ hơn các mối quan hệ mật thiết tồn tại trong bất kỳ vấn đề hành chính thực tế nào giữa các phán đoán về giá trị và thực tế, sẽ rất hữu ích khi nghiên cứu một ví dụ từ lĩnh vực của chính quyền thành phố.
Những câu hỏi về giá trị và thực tế phát sinh trong việc mở và cải thiện một đường phố mới? Cần xác định:
(1) thiết kế đường phố,
(2) mối quan hệ đúng đắn của đường phố với quy hoạch tổng thể,
(3) phương tiện tài trợ cho dự án,
(4) liệu dự án có nên được ký hợp đồng hay được thực hiện bằng tài khoản bắt buộc, 
(5) mối quan hệ của dự án này với việc xây dựng có thể được yêu cầu sau khi cải tiến (ví dụ: cắt giảm tiện ích ở con phố cụ thể này) và
(6) nhiều câu hỏi khác giống như tự nhiên. Đây là những câu hỏi mà câu trả lời phải được tìm thấy - mỗi câu hỏi kết hợp giá trị và các yếu tố thực tế. 

Một sự tách biệt một phần của hai yếu tố có thể đạt được bằng cách phân biệt các mục đích của dự án với các thủ tục của nó.
Một mặt, các quyết định liên quan đến những câu hỏi này phải dựa trên các mục đích mà đường phố được dự định và các giá trị xã hội bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng nó - trong số đó,

(1) tốc độ và sự thuận tiện trong giao thông,
(2) an toàn giao thông,
(3) ảnh hưởng của bố cục đường phố đến giá trị tài sản,
(4) chi phí xây dựng và
(5) phân phối chi phí giữa những người nộp thuế.

Mặt khác, các quyết định phải được đưa ra dưới ánh sáng của kiến ​​thức khoa học và thực tiễn về hiệu quả mà các biện pháp cụ thể sẽ có trong việc hiện thực hóa các giá trị này. 
Bao gồm ở đây là

(1) độ mịn tương đối, tính lâu dài và chi phí của từng loại mặt đường,
(2) lợi thế tương đối của các tuyến đường thay thế từ quan điểm về chi phí và sự thuận tiện cho giao thông, và
(3) tổng chi phí và phân phối chi phí cho phương pháp tài chính thay thế.

Sau đó, quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc cả vào trọng số tương đối được đưa ra cho các mục tiêu khác nhau và vào phán đoán về mức độ mà bất kỳ kế hoạch nào được đưa ra sẽ đạt được từng mục tiêu.

Mọi người thường nói về sợi dây kinh nghiệm. Dây chi mà càng rút càng dài, rút hoài không hết. Thực ra rút hoài rút hủy vậy lý do không nằm ở thiếu kinh nghiệm, quái kinh nghiệm hay vấn đề mới mà thường nó lại nằm ở bên sợi dây trách nhiệm.
Vậy sợi dây trách nhiệm là gì? Cái này mấy bạn làm kiểm soát, kiểm toán quen thuộc hơn: đó là audit trail hay còn gọi là kiểm toán quy trình or theo dọi tòa xử mấy vụ án cũng vậy. Tòa sẽ làm rõ trách nhiệm đó thuộc về ai hay ai đã buông lỏng trách nhiệm, vô trách nhiệm...
Nhưng những nhân sự kiểm soát này cụng chỉ săm soi ở phần mục tuân thủ. Tức là anh có làm đúng quy trình không, có làm đúng luật, nghị định, thông tư...hay không.
Vậy còn 1 vế nữa của trách nhiệm thuộc về người thiết kế ra hệ thống hay là người lập pháp, lập quy. Anh đã tính hết, tính hợp lý của trách nhiệm của các bên liên quan chưa.
1 ví dụ đáng tham khảo đây (https://toidicodedao.com/2015/03/24/solid-la-gi-ap-dung-cac-nguyen-ly-solid-de-tro-thanh-lap-trinh-vien-code-cung/).
Quay trở lại vụ MTM (http://cafef.vn/thay-doi-cach-quan-ly-upcom-20160627090403021.chn)
thì với cách đặt vấn đề như bài báo sẽ loay hoay hoài không giải quyết được, tức là sẽ rút kinh nghiệm dài dài.
Vấn đề lại nằm bên sợi dây trách nhiệm cơ, thế mới oái oăm.
Chúng ta đều biết Sở chứng khoán của ta là công ty TNHH 1TV trong đó các công ty chứng khoán là thành viên.
Nhưng những thành viên này thực chất lại chỉ là thành viên tham gia giao dịch, họ không góp vốn, không được quyền bầu ra ban quản trị sở hay xây dựng quy chế hoạt động của SGDCK....
Cho nên khi 1 công ty được đưa lên sàn Upcom (là loại sàn quy định nhẹ nhàng hơn mấy sàn chính) thì việc CTCK có MTM chọn làm công ty tư vấn hay không là quyền của MTM.
Ở đây xảy ra chuyện là ở Mỹ thì 1 công ty tương tự muốn lên Pinksheet thì phải được 1 or 1 nhóm CTCK giới thiệu, cam kết về thanh khoản. Có nghĩa là CTCK đó phải coi giò coi cẳng công ty niêm yết 1 cách kỹ càng vì gánh tránh nhiệm là rõ ràng, không né được.
Vậy sao VN không yêu cầu như Mỹ. Đơn giản là VN không theo hệ luật Mỹ vận hành bắt buộc phải có nhà tạo lập thị trường (market maker).
Như vậy CTCK thành viên ở VN có thể lãnh trách nhiệm như người giới thiệu, cam kết được không. Theo tôi chuyện hybrid là được, đã tới lúc nên giao trách nhiệm thêm cho các CTCK thành viên.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Địa linh nhân kiệt


Địa linh nhân kiệt:
Theo quan niệm truyền thống. Những vùng đất có phong thủy tốt, trên có núi dưới có sông sẽ ẩn tàng, phát ra linh khí. Con người do mộ cụ tổ táng vô mả hàm rồng...sẽ trở thành con người kiệt hiệt, xuất sắc vượt trên người khác. Cũng theo quan niệm xưa nhân kiệt tức là làm quan to, làm lãnh đạo.
Vua Tự Đức xưa cũng từng thốt ra:
Huế là nơi núi không cao, sông không sâu
Trai thì đa trá, gái thì đa dâm
Hôm qua lên FB hỏi rằng:
Vì sao lãnh đạo lại thường xuất thân từ tỉnh nghèo như Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh, Huế, Quảng nam, Bến tre..., trong khi những nơi giàu có, đô hội làm ăn tốt, giao thiệp rộng như Hà nội, SG, Hải phòng, Đà nẵng... lại hiếm hè?

Thì được trả lời:
River Vu Tạo điều kiện cho thế hệ sau của các lãnh đạo ấy về HN,SG có chính chủ khẩu hộ SG - HN thì HN - SG hiếm là phải lẽ bác ?
Khoa Mac Địa linh sinh nhân kiệt!
Hùng Trần Ở đó người ta đi làm du kích từ bé,,, theo đảng 53 năm 2 tháng mấy ngày,,,
Anh Tran Tuan Có giống ở công ty mà trưởng bộ phận nhỏ, làm ăn bí bét lại lên làm CEO không?
Hùng Trần Chỉ có một đc nói không xin kg mua thôi,,,
Khoa Phan Sĩ nông công thương =))
Anh Tran Tuan Trí phú địa hào mới chuẩn
Khoa Phan Trí phú địa hào bị đào tận gốc trốc tận rễ từ trước 1945 và sau 1975 thì đáo đâu ra
Tinh Tran Chủ nghĩa lý lịch mà .
Lien Truong Gia Nghèo mới chịu khó, Chịu khó mới có nhiều tài năng...
Quynh Pham Theo em nghĩ thì do các vùng quê nghèo người dân quen ăn ít để dành nhiều mà lại không thích đầu tư nên thanh khoản cao, còn dân thành thị thì có nhiêu chơi nhiêu thậm chí chơi hơn thì lấy đâu ra thanh khoản lúc có cơ hội chứ. :D
Linh Tran Tuan Huế
Toán Lê khi cuốc sống đầy đủ, mấy ai còn hướng gì mà phấn đấu!!!
Trung Sy Tính cạnh tranh cơm ăn áo mặc thuộc hạ tầng nhỏ đi, tính văn chương âm nhạc hội họa kiến trúc...thượng tầng chăm chút nên nó thế.
Nguyễn Trí Thông Đúng chủ đề nghiên kiu của em, "inequality and growth". Nghéo khó sinh ra nghị lực, nghị lực vươn lên thịnh vượng, thịnh vượng sinh ra ỷ lại, ỷ lại sinh ra phụ thuộc và phụ thuộc sinh ra nghèo khó.
Trần Tử Lan Con người ở thế cùng đường có sức bật, bền trí, mong muốn thoát nghèo ngấm trong máu hơn người đủ ăn đủ mặc.
Anh Tran Tuan Các nước văn minh có vậy không hè. Như Bill Clinton cũng thống đốc bang vùng sâu vùng xa, Obama thì may có mẹ Mỹ
Tran Nhat Binh À những nơi đó được gọi là địa linh nhân kiệt, tôi cứ tự hỏi địa linh nhân kiệt sao nghèo đói hòai vậy?
Anh Tran Tuan Tui cũng théc méc vậy
Đỗ Tấn Hiếu Lãnh đạo đâu chỉ có 1 mình mà thành sự nghiệp, còn có hàng chục người đứng sau lưng ông ấy, đó là những người trí tuệ cực cao, điềm tĩnh, nhân ái. Chỉ có Sài gòn mới đủ điều kiện đào tạo ra những người như vậy.
Khoi Dinh To E nghĩ cái này cũng tương đối thôi anh. Cũng có nhiều trường hợp cha truyền con nối (như Bush chẳng hạn). Có thể cha mẹ nghèo hèn, nỗ lực vươn lên đỉnh cao, sau đó giúp con cái trụ lại vì đã có sẵn nền tảng và không muốn con cái khổ như mình ngày xưa. :v
Phan Vĩnh Trị Theo kinh nghiệm thì người xứ Nghệ, kể cả khi IQ không cao, luôn sống có mục tiêu và kiên trì theo đuổi. Sĩ phu Bắc Hà tài hoa nhưng nước chảy bèo trôi, dễ làm khó bỏ nên thường kém thành đạt hơn. Có lẽ đó là do gien.
Anh Tran Tuan Em đang suy nghĩ về gene, sao nghèo lại lãnh đạo. Có lẽ là 1 nguyên nhân nước VN nghèo

Tức là tựu trung lại người chỗ nghèo khó ý chí động cơ phấn đấu cạnh tranh cao hơn. Nhưng có 1 điều sao những nơi địa linh đó rất nghèo. 

Và vì sao dân ta lại có xu hướng lựa chọn, chấp nhận những người đó là giỏi. Điều này giống như trưởng phòng làm ăn bí bét nhất công ty được chọn làm CEO vậy.
Nhìn lại lịch sử, dân VN chưa bao giờ được coi là sản xuất, làm ăn, giao thương giỏi có phải vì vô thức chọn tầng lớp tinh hoa không biết làm ăn không.
Có điều rõ ràng là tinh hoa VN được công nhận thường qua chiến tranh, không phải qua kinh tế. Đến đây các bạn sẽ phản bác rằng do ảnh hưởng phong kiến nho học mà người ta khinh làm giàu, buôn bán. Nếu vậy các nước TQ, Nhật, Hàn...sao khác hẳn?
Tóm lại là dân ta, trong vô thức phục những người giỏi đủ thứ trừ làm kinh tế. Tức là cách chọn tinh hoa của dân ta nói trắng ra ngược với những dân tộc hùng mạnh.
Đó là nước người thì trọng trí, còn mình thì trọng chí.
Note:
Theo tính toán của Giáo sư tâm lý học nổi tiếng Abrham Maslow (Hoa Kỳ), trên thế giới chỉ có khoảng 1% số người cuối cùng có thể đạt đến “cảnh giới trí tuệ”: không bị ràng buộc, sáng suốt, biết số trời, biết lắng nghe, làm theo ý mình nhưng không vượt quá giới hạn.
(http://trithucvn.net/doi-song/tren-the-gioi-chi-co-1-nguoi-dat-den-canh-gioi-tri-tue.html)


Chỉ địa linh nhân kiệt thời Nho học, số liệu chứng minh đây:
1862 thời Nho học: 
Cả xứ đều có người đại diện : 36% miền Bắc, 45% miền Trung và 18% miền Nam. Sĩ phu cựu đô và chung quanh vùng chiếm phần đông : Nam Định (13%), cận Hà Nội và Hà Nội (15%). Miền Trung chia hai nhánh: Thanh Nghệ Tĩnh đứng đầu với 23% trước Bình Trị Thiên (13%). Gia Định đứng đầu trong Nam với 8%, 10% còn lại phân chia cho 5 tỉnh còn lại. 
Các tỉnh nổi bật trong phong trào kháng Pháp cũng là những “vùng văn vật”. Vị trí khiêm nhường của miền Nam đứng về mặt khoa bảng do hoàn cảnh lịch sử, sinh sau đẻ muộn vì chỉ bắt đầu Minh Mạng (1820-1840) nhà Nguyễn mới cho mở mang trường học, tổ chức thi Hương tại Gia Định dù sách vở thư viện chưa được phổ biến rộng rãi.
1907 Nho họ suy tàn
Tới 1907 thì thay đổi Trên mặt địa dư, có thay đổi rõ rệt: miền Nam tụt hậu với 13% (so với 18% hồi 1862), hai tỉnh Gia Định và Biên Hòa nhường chỗ cho các tỉnh miền Hậu Giang (hậu quả của hiện tượng tỵ địa ?), miền Bắc tăng trưởng với 60% (Hà Nội và vùng lân cận 42%), miền Trung 27% (Thanh Nghệ Tĩnh chiếm 20%). Truyền thống làng văn vật vẫn còn với các huyện Hoan Long, Phương Vũ, (Bắc) hay Nam Đàn (Nghệ An)…
Gương mặt xã hội thật cũng không có gì thay đổi giữa thế hệ Cần Vương và Duy Tân. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ thấy xuất hiện một ít con cái tầng lớp điền chủ Nam Kỳ xuất thân nhà trường Pháp.

1925 Tân học thay thế
Miền Bắc đóng vai trò chủ đạo trong hàng ngũ trí thức 1925
Với 28%, Hà Nội và vùng lân cận xứng đáng là thủ đô chính trị Liên Bang Đông Dương. Theo sau có vùng Bắc Hưng Hải (19%) và tỉnh Nam Định (8%). Tuy Thanh Nghệ Tĩnh (7%) còn giữ phong độ ngày xưa, miền Nam với 21% vượt qua Trung Kỳ (20%) nhờ lớp thanh niên Tây học. Thành phố Sài Gòn (8%) trở thành một trong những đô thị văn hóa quan trọng chỉ đứng sau Hà Nội.



Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Bảo hoàng hơn vua


Bảo hoàng hơn vua nôm na là cực đoan hơn cả chính chủ. Dạo này số người này nhiều (ví dụ http://news.zing.vn/le-nao-nuoc-my-khong-con-ai-ngoai-bob-kerrey-post654209.html) nên tôi đi tìm thử lời giải tại sao.
Trong năm 93 Victor Hugo có kể chuyện 1 chàng trai rất tôn sùng Nã Phá Luân. Từ nhỏ chàng say mê tìm hiểu, ước ao xã hội quay trở lại thời huy hoàng đó. Lớn lên, với bầu máu nóng sôi nổi, chàng đến quán cafe nói cho bạn bè, người lạ, già trẻ về công cuộc phục hưng như thời Nã Phá Luân.
Chàng hết sức ngạc nhiên thấy mọi người lơ đãng, rồi khó chịu...cho đến 1 hôm 1 chàng trai nói thẳng với chàng rằng món đó nó xam xám như là lông của 1 con chuột chưa hết sợ.
"Bạn ơi, có 1 thứ hơn gấp nhiều lần, đó là cộng hòa, là tự do" (Năm 93 Trương Tửu dịch).
Các bạn có nghe Trương Tửu quen không. Nếu không mời Gúc.
Vẫn chưa thỏa mãn thì đọc được bài của thiền sư Thích Nhất Hạnh bèn chép ra đây vì nó cơ bản:
(http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/kinh-gi-ng/39-trai-tim-ca-bt/241-ttcb-03-phap-thoi-u?showall=&start=8)

Khổ và lạc
Học mà không cẩn thận chúng ta có thể có khuynh hướng lý thuyết hóa giáo pháp của Bụt. Lý thuyết hóa giáo pháp là một điều không có lợi cho đạo, cho bản thân mình hay cho người khác. Rất nhiều người trong chúng ta thích lý thuyết hóa. 

Chúng ta muốn chứng minh giáo lý này là đúng, là hay, là chân lý, chứ không thao thức tìm hiểu và hành trì giáo lý ngõ hầu đem lại an lạc cho mình và cho người. 
Chúng ta chỉ muốn làm những nhà truyền giáo. Chúng ta chỉ muốn khoe với người khác rằng ta có một tôn giáo rất đặc biệt, rất hay ho; rồi tìm mọi cách để chứng minh rằng tất cả những điều Bụt nói đều là chân lý tuyệt đối cả. 
Ví dụ Bụt nói sự thật thứ nhất là khổ. Ta bèn dùng tất cả tài năng của mình, ngôn ngữ của mình để chứng minh rằng tất cả đời này đều là khổ hết. 
Và cứ thế, tốn biết bao nhiêu giấy mực, bao nhiêu thời giờ để chứng minh một sự thật mà Bụt không cần chứng minh, là cuộc đời này có khổ. Nhưng đời có khổ mà cũng có vui. 
Bụt cũng nói có khổ thọ và có lạc thọ. Các lý thuyết gia mới tìm cách chứng minh thêm rằng cái lạc thọ đó chẳng qua cũng chỉ là khổ thôi. 
Khuynh hướng muốn giải thích, chứng minh, biện luận và bênh vực này nằm trong tất cả chúng ta, và nhiều thế hệ liên tiếp đã làm công việc lý thuyết hóa đó.

Có sự phân biệt ba loại khổ là khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. 
Có người không hiểu chữ khổ khổ, nói rằng đã khổ rồi lại chồng chất thêm cái khổ nữa, cuộc đời chỉ có khổ thôi, không có gì là niềm vui nữa. Thực ra đây chỉ là một cách phân loại có thể giúp ta dễ tìm căn nguyên của khổ. 
Loại đầu tiên, khổ khổ (duhkha duhkhata) có nghĩa là một cảm thọ khó chịu (unpleasant feeling), chữ Hán là khổ thọ. Như đau răng, cảm giác đau nhức vì răng hư, hoặc khi bị người ta chọc giận, chúng ta đỏ mặt tía tai, tức muốn vỡ ngực, đó là những khổ thọ. Trời lạnh quá mà không có đồ ấm, không có lò sưởi, ta run lên cầm cập, cảm thọ đó là một khổ thọ. Khổ thọ là loại khổ thứ nhất, khổ khổ.

Loại khổ thứ hai là hoại khổ (viparunamam duhkhata). Hoại khổ nghĩa là có những thứ vốn không khổ, nhưng khi tiêu hoại thì sẽ tạo ra khổ. Ví dụ lá gan của ta, bây giờ không có bệnh, nhưng thế nào cũng sẽ yếu, sẽ già, cũng sẽ mất khả năng làm tiêu chất cholesterol, thì lá gan đang hàm chứa hoại khổ. 
Từ ý tưởng này người ta dễ đưa tới những cách nhìn bi quan. Những thứ bây giờ tốt cách mấy cũng mang sẵn mầm khổ ở trong, vì đó cũng là hoại khổ. Bây giờ anh cười đó, anh vui đó, nhưng một ngày kia anh cũng khóc, cho nên nỗi vui của anh không có thật, chỉ nỗi khổ có thật mà thôi. 
Đó gọi là hoại khổ. Tất cả các pháp có sinh có diệt, cho nên khổ là tính chất phổ biến của vạn pháp.

Thứ ba là hành khổ (samskara duhkhata). Hành là các hiện tượng kết tập mà thành, dịch tiếng Anh là formation. 
Chúng ta đã học ‘‘chư hạnh vô thường’’ (all formations are impermanent). Vô thường, thay đổi thì thế nào cũng đưa tới sự tan rã, vì vậy nên khổ. Trong các hành, các hiện tượng, đều chứa sẵn hạt giống của khổ đau cả, đó gọi là hành khổ.

Cắt nghĩa như vậy thì người ta thấy tất cả đều là khổ, và những thứ mà chúng ta gọi là lạc, là không khổ, đều không có thật. 
Cách giải thích đó đem một đám mây u ám tới che phủ cả giáo lý tứ diệu đế. Khổ bao trùm tất cả. Nhưng nếu đem bó đuốc của đạo lý duyên khởi mà soi chiếu, thì chúng ta thấy thế nào? 
Ta sẽ thấy rằng khổ cũng là một hiện tượng được tập thành, được kết tạo bởi những thứ không phải là khổ. Trong những thứ đó tất nhiên có lạc. Chúng ta đã biết, nếu không có bên trái thì không có bên mặt, nếu không có trên thì không có dưới, đó là lý duyên khởi. 
Làm sao chúng ta có thể công nhận chỉ có mặt khổ thôi, và bỏ mặt không khổ? 
Nguyên lý duyên khởi sửa chữa nhận thức sai lầm này. Khổ cũng do duyên sinh. ‘‘Thử hữu tức bỉ hữu, thử vô tức bỉ vôì, nếu không hề có cái không khổ thì làm sao có cái khổ? 
Nếu không có ngày thì làm sao có đêm? Nếu chưa bao giờ biết ấm thì ta biết thế nào là lạnh? 
Chưa bao giờ no cả thì làm sao biết thế nào là là đói? 
Vì vậy sự có mặt của khổ chứng tỏ có tình trạng không khổ. 
Đó là giáo lý duyên khởi, rất đơn sơ và rõ ràng.

Hơn nữa, sau khi nói sự thật thứ nhất là khổ, Bụt lại nói sự thật thứ ba là Diệt. 
Diệt là sự vắng mặt của khổ đau, tức là không khổ. Tại sao người ta lại muốn bảo hoàng hơn vua, và nói tất cả chỉ có khổ thôi? 
Sự thật thứ ba là hết khổ, tức là an lạc. Bụt có nói về an lạc rất nhiều. Ngài nói tới hiện tại lạc trú, nghĩa là trú trong an lạc ngay ở đây, ngay giờ phút hiện tại. Đó là một lời tuyên bố rất mạnh mẽ. 
Cho nên chúng ta phải dẹp bỏ khuynh hướng tìm cách lý luận, chứng minh tất cả chỉ là khổ, là một điều Bụt không chủ trương. 
Bụt chỉ muốn nói rằng ta phải công nhận sự có mặt của những đau khổ, phải tiếp xúc trực tiếp với những đau khổ, phải quán chiếu chúng thì mới tìm ra đường thoát. 
Bụt không bao giờ nói rằng: ‘‘Tất cả đều là khổ, anh không có đường thoát !’’

Về sự thật thứ nhất, Bụt nói khổ cần phải được nhận thức, cần phải được công nhận. 
Đây không phải chỉ là một lời diễn tả thực tại, mà chính là một ánh đuốc soi đường. 
Kinh Chuyển Pháp Luân nói: đây là khổ, cái này là khổ. Nghĩa là phải nhận diện cái khổ. 
Đây là một lời khuyên thực tập chứ không phải là một lý luận. 
Nếu anh khổ mà không nhận diện được thực trạng đau khổ thì anh làm sao đi xa hơn được. Nếu anh bị ho lao mà không biết rằng anh có cái khổ ho lao thì bệnh lao sẽ càng trầm trọng. 
Vì vậy, việc đầu tiên là phải nhận thức tình trạng khổ của anh. Nỗi khổ của anh là nỗi khổ nào, anh phải nhận diện. 
Người say thường nói rằng: ‘‘Tôi đâu có say !’’ Người đang giận thì nói: ‘‘Tôi đâu có giận !’’ Thái độ thông thường của chúng ta là như vậy. ‘‘Việc gì đâu mà tôi phải giận? Tôi như thế này mà anh nói tôi say à?’’ 
Thường thường chúng ta cũng không mấy ai công nhận nỗi đau khổ của mình. 
Muốn nhận diện khổ đau chúng ta phải sử dụng năng lượng của chánh niệm. Chúng ta phải sử dụng tuệ giác. Chúng ta phải nhờ đến tăng thân. Chúng ta phải biết nương vào thầy, vào bạn và vào sự quán chiếu của chúng ta, để có thể nhận diện niềm đau, nỗi khổ của chúng ta. Phải biết đó là niềm đau, nỗi khổ nào. Đó là hành động đầu tiên để chuyển bánh xe pháp.

Nhà Nguyễn nhất nhất cái chi cũng học TQ nên mới có cảnh này
"Nước ta cũng vậy, đương hồi Tự Đức là hồi mà nho học có tiếng là thạnh hơn hết từ xưa đến nay, thì người Pháp vừa chạy tàu xồng xộc sang. Bất kỳ thành nào, xổ súng bắn chơi một vài giờ đồng hồ, ấy là thành bị đổ, đua nhau kẻ đầu, kẻ chạy, kẻ chết. Triều thần có ông nào hơi biết một chút, xin biến pháp tự cường, thì bệ hạ ở trên phán xuống rằng: “Lẽ nào văn hiến như nước ta mà lại trở theo di địch”(!)
Một là tại Tống nho, hai là tại nhà vua. Nhà vua số là lợi dụng Tống nho làm mềm thần dân đi cho dễ cai trị, không ngờ mềm riết rồi không giữ được nước nữa! Kết quả đáng thương tâm thay!"
(Cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta · PHAN KHÔI)

Yếu nhớt mà vẫn nghĩ mình ngon bởi mình là trung tâm vũ trụ. Đó là cái hại nhứt của đạo Khổng