Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Địa linh nhân kiệt


Địa linh nhân kiệt:
Theo quan niệm truyền thống. Những vùng đất có phong thủy tốt, trên có núi dưới có sông sẽ ẩn tàng, phát ra linh khí. Con người do mộ cụ tổ táng vô mả hàm rồng...sẽ trở thành con người kiệt hiệt, xuất sắc vượt trên người khác. Cũng theo quan niệm xưa nhân kiệt tức là làm quan to, làm lãnh đạo.
Vua Tự Đức xưa cũng từng thốt ra:
Huế là nơi núi không cao, sông không sâu
Trai thì đa trá, gái thì đa dâm
Hôm qua lên FB hỏi rằng:
Vì sao lãnh đạo lại thường xuất thân từ tỉnh nghèo như Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh, Huế, Quảng nam, Bến tre..., trong khi những nơi giàu có, đô hội làm ăn tốt, giao thiệp rộng như Hà nội, SG, Hải phòng, Đà nẵng... lại hiếm hè?

Thì được trả lời:
River Vu Tạo điều kiện cho thế hệ sau của các lãnh đạo ấy về HN,SG có chính chủ khẩu hộ SG - HN thì HN - SG hiếm là phải lẽ bác ?
Khoa Mac Địa linh sinh nhân kiệt!
Hùng Trần Ở đó người ta đi làm du kích từ bé,,, theo đảng 53 năm 2 tháng mấy ngày,,,
Anh Tran Tuan Có giống ở công ty mà trưởng bộ phận nhỏ, làm ăn bí bét lại lên làm CEO không?
Hùng Trần Chỉ có một đc nói không xin kg mua thôi,,,
Khoa Phan Sĩ nông công thương =))
Anh Tran Tuan Trí phú địa hào mới chuẩn
Khoa Phan Trí phú địa hào bị đào tận gốc trốc tận rễ từ trước 1945 và sau 1975 thì đáo đâu ra
Tinh Tran Chủ nghĩa lý lịch mà .
Lien Truong Gia Nghèo mới chịu khó, Chịu khó mới có nhiều tài năng...
Quynh Pham Theo em nghĩ thì do các vùng quê nghèo người dân quen ăn ít để dành nhiều mà lại không thích đầu tư nên thanh khoản cao, còn dân thành thị thì có nhiêu chơi nhiêu thậm chí chơi hơn thì lấy đâu ra thanh khoản lúc có cơ hội chứ. :D
Linh Tran Tuan Huế
Toán Lê khi cuốc sống đầy đủ, mấy ai còn hướng gì mà phấn đấu!!!
Trung Sy Tính cạnh tranh cơm ăn áo mặc thuộc hạ tầng nhỏ đi, tính văn chương âm nhạc hội họa kiến trúc...thượng tầng chăm chút nên nó thế.
Nguyễn Trí Thông Đúng chủ đề nghiên kiu của em, "inequality and growth". Nghéo khó sinh ra nghị lực, nghị lực vươn lên thịnh vượng, thịnh vượng sinh ra ỷ lại, ỷ lại sinh ra phụ thuộc và phụ thuộc sinh ra nghèo khó.
Trần Tử Lan Con người ở thế cùng đường có sức bật, bền trí, mong muốn thoát nghèo ngấm trong máu hơn người đủ ăn đủ mặc.
Anh Tran Tuan Các nước văn minh có vậy không hè. Như Bill Clinton cũng thống đốc bang vùng sâu vùng xa, Obama thì may có mẹ Mỹ
Tran Nhat Binh À những nơi đó được gọi là địa linh nhân kiệt, tôi cứ tự hỏi địa linh nhân kiệt sao nghèo đói hòai vậy?
Anh Tran Tuan Tui cũng théc méc vậy
Đỗ Tấn Hiếu Lãnh đạo đâu chỉ có 1 mình mà thành sự nghiệp, còn có hàng chục người đứng sau lưng ông ấy, đó là những người trí tuệ cực cao, điềm tĩnh, nhân ái. Chỉ có Sài gòn mới đủ điều kiện đào tạo ra những người như vậy.
Khoi Dinh To E nghĩ cái này cũng tương đối thôi anh. Cũng có nhiều trường hợp cha truyền con nối (như Bush chẳng hạn). Có thể cha mẹ nghèo hèn, nỗ lực vươn lên đỉnh cao, sau đó giúp con cái trụ lại vì đã có sẵn nền tảng và không muốn con cái khổ như mình ngày xưa. :v
Phan Vĩnh Trị Theo kinh nghiệm thì người xứ Nghệ, kể cả khi IQ không cao, luôn sống có mục tiêu và kiên trì theo đuổi. Sĩ phu Bắc Hà tài hoa nhưng nước chảy bèo trôi, dễ làm khó bỏ nên thường kém thành đạt hơn. Có lẽ đó là do gien.
Anh Tran Tuan Em đang suy nghĩ về gene, sao nghèo lại lãnh đạo. Có lẽ là 1 nguyên nhân nước VN nghèo

Tức là tựu trung lại người chỗ nghèo khó ý chí động cơ phấn đấu cạnh tranh cao hơn. Nhưng có 1 điều sao những nơi địa linh đó rất nghèo. 

Và vì sao dân ta lại có xu hướng lựa chọn, chấp nhận những người đó là giỏi. Điều này giống như trưởng phòng làm ăn bí bét nhất công ty được chọn làm CEO vậy.
Nhìn lại lịch sử, dân VN chưa bao giờ được coi là sản xuất, làm ăn, giao thương giỏi có phải vì vô thức chọn tầng lớp tinh hoa không biết làm ăn không.
Có điều rõ ràng là tinh hoa VN được công nhận thường qua chiến tranh, không phải qua kinh tế. Đến đây các bạn sẽ phản bác rằng do ảnh hưởng phong kiến nho học mà người ta khinh làm giàu, buôn bán. Nếu vậy các nước TQ, Nhật, Hàn...sao khác hẳn?
Tóm lại là dân ta, trong vô thức phục những người giỏi đủ thứ trừ làm kinh tế. Tức là cách chọn tinh hoa của dân ta nói trắng ra ngược với những dân tộc hùng mạnh.
Đó là nước người thì trọng trí, còn mình thì trọng chí.
Note:
Theo tính toán của Giáo sư tâm lý học nổi tiếng Abrham Maslow (Hoa Kỳ), trên thế giới chỉ có khoảng 1% số người cuối cùng có thể đạt đến “cảnh giới trí tuệ”: không bị ràng buộc, sáng suốt, biết số trời, biết lắng nghe, làm theo ý mình nhưng không vượt quá giới hạn.
(http://trithucvn.net/doi-song/tren-the-gioi-chi-co-1-nguoi-dat-den-canh-gioi-tri-tue.html)


Chỉ địa linh nhân kiệt thời Nho học, số liệu chứng minh đây:
1862 thời Nho học: 
Cả xứ đều có người đại diện : 36% miền Bắc, 45% miền Trung và 18% miền Nam. Sĩ phu cựu đô và chung quanh vùng chiếm phần đông : Nam Định (13%), cận Hà Nội và Hà Nội (15%). Miền Trung chia hai nhánh: Thanh Nghệ Tĩnh đứng đầu với 23% trước Bình Trị Thiên (13%). Gia Định đứng đầu trong Nam với 8%, 10% còn lại phân chia cho 5 tỉnh còn lại. 
Các tỉnh nổi bật trong phong trào kháng Pháp cũng là những “vùng văn vật”. Vị trí khiêm nhường của miền Nam đứng về mặt khoa bảng do hoàn cảnh lịch sử, sinh sau đẻ muộn vì chỉ bắt đầu Minh Mạng (1820-1840) nhà Nguyễn mới cho mở mang trường học, tổ chức thi Hương tại Gia Định dù sách vở thư viện chưa được phổ biến rộng rãi.
1907 Nho họ suy tàn
Tới 1907 thì thay đổi Trên mặt địa dư, có thay đổi rõ rệt: miền Nam tụt hậu với 13% (so với 18% hồi 1862), hai tỉnh Gia Định và Biên Hòa nhường chỗ cho các tỉnh miền Hậu Giang (hậu quả của hiện tượng tỵ địa ?), miền Bắc tăng trưởng với 60% (Hà Nội và vùng lân cận 42%), miền Trung 27% (Thanh Nghệ Tĩnh chiếm 20%). Truyền thống làng văn vật vẫn còn với các huyện Hoan Long, Phương Vũ, (Bắc) hay Nam Đàn (Nghệ An)…
Gương mặt xã hội thật cũng không có gì thay đổi giữa thế hệ Cần Vương và Duy Tân. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ thấy xuất hiện một ít con cái tầng lớp điền chủ Nam Kỳ xuất thân nhà trường Pháp.

1925 Tân học thay thế
Miền Bắc đóng vai trò chủ đạo trong hàng ngũ trí thức 1925
Với 28%, Hà Nội và vùng lân cận xứng đáng là thủ đô chính trị Liên Bang Đông Dương. Theo sau có vùng Bắc Hưng Hải (19%) và tỉnh Nam Định (8%). Tuy Thanh Nghệ Tĩnh (7%) còn giữ phong độ ngày xưa, miền Nam với 21% vượt qua Trung Kỳ (20%) nhờ lớp thanh niên Tây học. Thành phố Sài Gòn (8%) trở thành một trong những đô thị văn hóa quan trọng chỉ đứng sau Hà Nội.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét