Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Ai máu mần quan


Quan là ai, quan là ta
Dẫu không tứ ệ vẫn mê như thường
(Ca dao mới)

Nói cho ngay khái niệm học kỹ ngày nay chỉ là tương đối thôi chứ học kiểu nấu sử lên, đồ xôi kinh sách lên cho nó chín nó nhừ như các cụ ngày xưa vĩnh viễn mất rồi. 
Thứ 2 phải loại trừ là môn bóng đá, thành tích luôn tỷ lệ nghịch với độ khoái, lý do muôn thửa các bạn biết rồi. Đó là yếu, thấp bé nhẹ cân.
Các cụ ta quan tâm câu chuyện gì?
- 1 người lo bằng kho người làm
- Học ăn học nói học gói học mở
Các cụ trọng dân dài lưng tốn vải quá. Kết quả là tới thời mem mém thì bị ghét:
- Chúa trai là chúa hay lo, đêm nằm cắt việc cho ra mà làm
Tới thời cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh thì:
- Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ
(Nhiều người bây giờ cứ loay hoay hỏi CNH, hiện đại hóa đất nước theo cách nào. Cách vững bền nhất là dựng lại 4 cột trụ nói trên trong xã hội.)
Nên chuyện cải cách ruộng đất xảy ra là tất yếu thôi.
Giờ nói chuyện quản trị, tổ chức.
Các cụ trước học theo Tàu thôi, nhưng tới khi các cụ sáng chế thì cũng khiếp: đó là mô hình vua Lê chúa Trịnh nức tiếng. 
Mô hình này dở trên cả dở, nước Nhật nhờ thoát được mô hình này mà họ Duy tân thành công.
Tới thời XHCN thì tất nhiên ta lại rập khuôn mô hình tổ chức của Nga, Tàu. Mô hình này có ưu điểm chiến rất tốt, tất cả cho tiền tuyến.
Nếu nói theo kiểu quản trị thì mô hình ưu tiên cho song trùng, nhiều lớp dự trữ, người này ngã xuống, người kia tiến lên. Nói theo kiểu kinh tế là chi phí tối đa cho mở rộng thị trường.

Hết bao cấp, chuyển sang kinh tế thị trường định hướng. Làm ăn kiểu thị trường thì ưu tiên cao nhất là chi phí tối thiểu, ngược hẳn. Hạ tầng thay đổi nhưng tổ chức bộ máy thượng tầng giữ nguyên. Vẫn ưu tiên cho hàng hàng lớp lớp.
Nói ví dụ trong công ty thì có phòng nhân sự, nhưng các bộ ban ngành thì lại gọi là vụ tổ chức cán bộ. 2 cái tên khác nhau, thể hiện 2 tầm nhìn, trọng tâm khác nhau, phải không?
Như vậy món tổ chức song trùng là món người Việt chú trọng và có truyền thống. Đem ra hành giờ nó rối, chồng chéo...mà không biết giải quyết làm sao.
Vậy món tổ chức đã đầu bảng chưa? Theo tôi là chưa. 
Mọi người từ bé được cha mẹ, người lớn chỉ đạo làm cái này cái kia. Lớn đi làm được sếp chỉ đạo cái chung cái riêng. Lấy vợ, chồng lại được chồng (vợ) chỉ đạo blabla. Rồi về già bị con chỉ đạo bố trí cho con chức to chức nhỏ nữa.
Vậy môn chỉ đạo chính là môn người Việt học kỹ nhứt mà hành thì ý ẹ. Nhìn kết quả kinh tế xã hội thì chẳng ai phản bác được.
Thực ra, điều này thực dân Pháp biết từ lâu, họ đã nhận ra mỗi người Việt là 1 ông quan ẩn trong đó, chỉ chờ cơ hội.
Note: mâm chuột này thiếu 2 con






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét