Trong tâm thức người Việt có 1 sự đồng thuận ngấm ngầm rằng không nam tiến thì đói. Nên nam tiến là chính nghĩa, ác hồn nhiên vì là mục đích tốt.
Thời Trần, nhà Nguyên đánh Chiêm thành mới ngỏ lời mượn đường. Nhà Trần không chịu nên mới xảy ra trận chiến long trời lở đất.
Nhà Trần không cho mượn đường vì lý do dễ hiểu: sợ nhà Nguyên chơi chiêu mượn đường diệt Quắc.
Vậy tại sao nhà Nguyên lại muốn thịt Chiêm thành mà không phải Đại Việt. Theo lẽ thông thường thì ngoạm Đại Việt xong xử Chiêm Thành luôn theo thế cuốn chiếu chẳng khỏe?
Lý do chính vì Chiêm Thành giàu, có nhiều sản vật. Người Chiêm buôn bán khắp nơi, người ta nói thủy thủ, thuyền Chiêm thành chớ có nói tới Đại Việt bao giờ đâu.
tại sao? đơn giản nghèo quá ai rớ.
Hồi đó chưa có khái niệm địa chính trị.
Dạo đó biên cương Đại Việt tới Hoan Ái tức cực Nam là Quảng Bình.
Thời Hai Bà Trưng thì 2B khởi nghĩa tuốt bên trên, tới đời Tây sơn còn tính đòi lại Lưỡng Quảng.
Tức là cha ông ta chạy dần về phía nam.
Qua thời gian Trung hoa tiến về Nam nhập đất Bách Việt vô, còn người Việt trước sức ép đó thì lùi tới biên giới bây giờ và lại tiến về phía Nam.
Dần dà Chiêm Thành bị mất đất, Miên bị lấn. Thời Minh Mạng thì nước Việt đã đặt Miên thành quận huyện 1 thời gian sau đó dân Miên mới vùng lên lật đổ ách thống trị này.
Vì sao Việt lùi trước TH và Chiêm, Miên lùi trước Việt?
Lý do thật giản dị. Do dân đông hơn nhiều lần, mật độ dân số cao quá nên phải thiên di. Trên đường đi xứ nào người thưa thì thua, người đông thì xông lên.
Câu chuyện biển người đó có những minh họa sống động như chiến tranh Triều tiên 1950 giữa Mỹ và TQ.
TQ xử biển người khiến Mỷ hòa mà khiếp vía, sau chiến tranh VN tự giác không dám đổ bộ binh lên miền Bắc.
Hay 1979 TQ chơi biển người ở chiến tranh biên giới.
Tất nhiên với chiến tranh hiện đại này nay, chiến thuật biển người là tự sát giống như người da đỏ gục ngã trước mũi súng máy Maxim của quân Anh.
Trong lĩnh vực kinh tế thì chiến thuật biển người cũng phát huy tác dụng.
TQ sau 79 dần trở thành công xưởng thế giới, chính phủ tập trung được ngoại tệ tiến hành chiến thuật biển người trong kinh tế. Tới khi Mỹ nhận ra thì đã giống chiến tranh Triều tiên rồi.
VN có theo kịp trào lưu không?
Ở Điện Biên Phủ thoạt tiên VN cũng chơi biển người sau thấy không êm mới chuyển qua chiến thuật chuột chũi và thành công.
60 năm sau thì VN lại thất bại ở chiến thuật biển người trong kinh tế. Các tập đoàn kinh tế nhà nước - quả đấm thép gục ngã hàng loạt nên thê đội này phải nhường bước cho chiến thuật mới - kinh tế tư nhân.
Người ta tổng kết rằng cứ 30 năm thì chiến lược lại xoay vần:
1954-1984: mô hình kinh tế chỉ huy, bao cấp. Chào 61 đỉnh cao muôn trượng
1985-2015: Thời của đổi mới. Quả đấm thép
2016- 2046: Thời của tư nhân hóa. Nhưng trước đó phải dọn bãi bằng đốn củi cũ cho rừng cây mới nảy mầm.
Thời Trần, nhà Nguyên đánh Chiêm thành mới ngỏ lời mượn đường. Nhà Trần không chịu nên mới xảy ra trận chiến long trời lở đất.
Nhà Trần không cho mượn đường vì lý do dễ hiểu: sợ nhà Nguyên chơi chiêu mượn đường diệt Quắc.
Vậy tại sao nhà Nguyên lại muốn thịt Chiêm thành mà không phải Đại Việt. Theo lẽ thông thường thì ngoạm Đại Việt xong xử Chiêm Thành luôn theo thế cuốn chiếu chẳng khỏe?
Lý do chính vì Chiêm Thành giàu, có nhiều sản vật. Người Chiêm buôn bán khắp nơi, người ta nói thủy thủ, thuyền Chiêm thành chớ có nói tới Đại Việt bao giờ đâu.
tại sao? đơn giản nghèo quá ai rớ.
Hồi đó chưa có khái niệm địa chính trị.
Dạo đó biên cương Đại Việt tới Hoan Ái tức cực Nam là Quảng Bình.
Thời Hai Bà Trưng thì 2B khởi nghĩa tuốt bên trên, tới đời Tây sơn còn tính đòi lại Lưỡng Quảng.
Tức là cha ông ta chạy dần về phía nam.
Qua thời gian Trung hoa tiến về Nam nhập đất Bách Việt vô, còn người Việt trước sức ép đó thì lùi tới biên giới bây giờ và lại tiến về phía Nam.
Dần dà Chiêm Thành bị mất đất, Miên bị lấn. Thời Minh Mạng thì nước Việt đã đặt Miên thành quận huyện 1 thời gian sau đó dân Miên mới vùng lên lật đổ ách thống trị này.
Vì sao Việt lùi trước TH và Chiêm, Miên lùi trước Việt?
Lý do thật giản dị. Do dân đông hơn nhiều lần, mật độ dân số cao quá nên phải thiên di. Trên đường đi xứ nào người thưa thì thua, người đông thì xông lên.
Câu chuyện biển người đó có những minh họa sống động như chiến tranh Triều tiên 1950 giữa Mỹ và TQ.
TQ xử biển người khiến Mỷ hòa mà khiếp vía, sau chiến tranh VN tự giác không dám đổ bộ binh lên miền Bắc.
Hay 1979 TQ chơi biển người ở chiến tranh biên giới.
Tất nhiên với chiến tranh hiện đại này nay, chiến thuật biển người là tự sát giống như người da đỏ gục ngã trước mũi súng máy Maxim của quân Anh.
Trong lĩnh vực kinh tế thì chiến thuật biển người cũng phát huy tác dụng.
TQ sau 79 dần trở thành công xưởng thế giới, chính phủ tập trung được ngoại tệ tiến hành chiến thuật biển người trong kinh tế. Tới khi Mỹ nhận ra thì đã giống chiến tranh Triều tiên rồi.
VN có theo kịp trào lưu không?
Ở Điện Biên Phủ thoạt tiên VN cũng chơi biển người sau thấy không êm mới chuyển qua chiến thuật chuột chũi và thành công.
60 năm sau thì VN lại thất bại ở chiến thuật biển người trong kinh tế. Các tập đoàn kinh tế nhà nước - quả đấm thép gục ngã hàng loạt nên thê đội này phải nhường bước cho chiến thuật mới - kinh tế tư nhân.
Người ta tổng kết rằng cứ 30 năm thì chiến lược lại xoay vần:
1954-1984: mô hình kinh tế chỉ huy, bao cấp. Chào 61 đỉnh cao muôn trượng
1985-2015: Thời của đổi mới. Quả đấm thép
2016- 2046: Thời của tư nhân hóa. Nhưng trước đó phải dọn bãi bằng đốn củi cũ cho rừng cây mới nảy mầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét