Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

Thiên nga đen, Fractal và bài ngoại


Thiên Nga Đen là một biến cố tưởng chừng như không thể xảy ra với ba đặc điểm chính: không thể dự đoán, có tác động nặng nề và sau khi nó xảy ra, người ta dựng lên một lời giải thích để khiến nó ít ngẫu nhiên hơn, dễ dự đoán hơn bản chất thật của nó. 

Thành công bất ngờ của Google có thể xem là một "thiên nga đen", sự kiện ngày 11 tháng 9 cũng vậy. Với Nassim Nicholas Taleb, "thiên nga đen" ẩn chứa hầu như mọi điều về thế giới này, từ sự trỗi dậy của tôn giáo đến những biến cố trong cuộc sống của chính chúng ta
Vì sao chúng ta không nhận thấy những hiện tượng "thiên nga đen" mãi đến sau khi chúng xảy ra? 
Theo Taleb, một phần là vì con người chúng ta tự trói buộc mình vào những cái chi tiết trong khi lẽ ra nên tập trung vào cái tổng quát. 
Chúng ta tập trung vào những gì đã biết trong khi hết lần này đến lần khác bỏ qua những thứ mình chưa biết. 
Do đó, chúng ta không thể đánh giá được các cơ hội, không thể kháng lại xu hướng đơn giản hóa, tường thuật và phân loại, và không đủ phóng khoáng để tưởng thưởng cho những ai có thể hình dung ra được "những cái không thể"
Tinh tế, bao quát và đầy kinh ngạc, Thiên Nga Đen sẽ thay đổi cách nhìn của bạn về thế giới. Taleb thực sự là tác giả của thể loại sách khai trí với những câu chuyện dí dỏm, ngông cuồng và khác thường. 
Ông là người có kiến thức uyên thâm trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học nhận thức, kinh doanh cho đến lý thuyết xác suất. Thiên Nga Đen là cuốn sách mang tính bước ngoặt - bản thân nó chính là một "thiên nga đen".
02 Ví dụ kinh điển về thiên nga đen:
1. Câu chuyện về hạt lúa và bàn cờ vua
Một lần, có một vị quan trẻ tuổi nghĩ ra một trò chơi mới lạ, là cái bàn cờ vua có 64 ô vuông. Trò chơi thú vị vô cùng, thiên biến vạn hóa, càng chơi càng thích thú và hấp dẫn, lại rất có ích cho việc rèn luyện nhân cách và trí tuệ. 

Nhà vua chơi mãi không biết chán, liền cao hứng muốn thưởng thật lớn cho người phát minh ra nó. Nhà vua liền hỏi viên quan trẻ tuổi.
Trò chơi do nhà ngươi nghĩ ra, quả thật mới và rất hay. Nhà ngươi muốn được thưởng như thế nào. Trẫm nhất định sẽ đáp ứng yêu nguyện vọng của nhà ngươi một cách xứng đáng !
Viên quan trẻ tuổi kia nói không thích vàng bạc hay châu báu, cũng không muốn được phong chức tước hay lãnh địa. Viên quan tâu với nhà vua “ Thần chỉ xin bệ hạ thưởng cho bằng những hạt lúa”.
Nhà vua nghe thất vậy, liền cười ha hả, hỏi: nhà ngươi cần bao nhiêu lúa. Trẫm chấp nhận đáp ứng yêu cầu của nhà ngươi!
Viên quan liền tâu : Bẩm, trên bàn cờ tướng có 64 ô vuông. Bây giờ xin bệ hạ sai người, trong ô thứ nhất bỏ vào 1 hạt lúa. Ô thứ hai bỏ vào 2 hạt, ô thứ ba bỏ vào 4 hạt. ô thứ tư bỏ vào 8 hạt, cứ như vậy đến ô cuối cùng. (Tức là ô sau sẽ gấp đôi ô trước)
Nhà vua nghĩ, mỗi hạt lúa bé tí tẹo, cái bàn cờ có 64 ô cũng bé tí tẹo, theo cách mà viên quan trẻ đề nghị, thì cùng lắm chỉ tốn vài trăm ký lô gam lúa là cùng, không vấn đề gì. Vì thế vua phán bảo quan coi kho lương: "Nhà ngươi đi mang mười bao tải lúa lại thưởng cho người kia!"
Khi quan coi kho lương tính lại số hạt lúa phải giao cho người được thưởng, bỗng cả mặt biến sắc, vội tâu với nhà vua.
Bẩm bệ hạ, số lúa thưởng cho người kia không phải chỉ là hàng chục bao tải lúa đâu ạ! Mà có lẽ toàn bộ lương thực của cả Vương quốc thu hoạch trong một năm cũng không đủ để thưởng cho anh ta.

2. Quy luật Pareto hay quy luật 80/20
(quy luật thiểu số quan trọng và phân bố nhân tố) nói rằng trong nhiều sự kiện, khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra. Nhà tư tưởng quản trị doanh nghiệp Joseph M. Juran đề xuất quy luật này và đặt theo tên của nhà kinh tế người Ý Vilfredo Pareto người đã quan sát 80% đất ở Ý là thuộc sở hữu của 20% dân số. Đây cũng là quy luật phổ biến trong kinh doanh chẳng hạn 80% doanh thu là từ 20% trong số các khách hàng.
Khi xét một thứ gì được sở hữu bởi một số lượng lớn vừa đủ người thì luôn tồn tại một số k (50 < k < 100) sao cho k% của thứ ấy là thuộc sở hữu của (100 – k)% số người trong đó. 
Tuy nhiên k sẽ thay đổi từ 50 trong trường hợp phân bố đều cho đến gần 100% khi một lượng rất nhỏ người sở hữu hầu hết tất cả tài nguyên. Không có điều gì đặc biệt đối với con số 80 nhưng nhiều hệ thống có số k có giá trị ở khoảng này.

Đây chính là điều thú vị: 20 người làm ra 80 phần và giờ 20% của 20 lại làm ra 80% của 80 phần đó và cứ thế tiếp tục....sự chênh lệch rất khủng khiếp.
Và đó là điều chúng ta thấy hàng ngày ở thế giới này: chênh lệch giàu nghèo, tác giả ăn khách và ế khách...

Thuật toán Fractal

(https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_d%E1%BA%A1ng)
Một phân dạng (còn được biết đến là fractal) là một vật thể hình họcthường có hình dạng gấp khúc trên mọi tỷ lệ phóng đại, và có thể được tách ra thành từng phần: mỗi phần trông giống như hình tổng thể, nhưng ở tỷ lệ phóng đại nhỏ hơn. Như vậy phân dạng có vô tận các chi tiết, các chi tiết này có thể có cấu trúc tự đồng dạng ở các tỷ lệ phóng đại khác nhau. Nhiều trường hợp, có thể tạo ra phân dạng bằng việc lặp lại một mẫu toán học, theo phép hồi quy. Từ fractal được nói đến lần đầu vào năm 1975 bởi Benoît Mandelbrot, lấy từ tiếng Latin fractus nghĩa là "đứt gãy". Trước đó, các cấu trúc này (ví dụ bông tuyết Koch) được gọi là "đường cong quỷ".

Phân dạng ban đầu được nghiên cứu như một vật thể toán học. Hình học phân dạng là ngành toán học chuyên nghiên cứu các tính chất của phân dạng; những tính chất không dễ gì giải thích được bằng hình họcthông thường. Ngành này có ứng dụng trong khoa học, công nghệ, và nghệ thuật tạo từ máy tính. Ý niệm cơ bản của môn này là xây dựng phép đo đạc mới về kích thước của vật thể, do các phép đo thông thường của hình học Euclidgiải tích thất bại khi mô tả các phân dạng.
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_d%E1%BA%A1ng)

Từ đây ta có thể đưa ra 1 ví dụ về cặp thiên nga trắng, thiên nga đen chí là con người:
- Thể chất: thiên nga trắng, quy luật phân phối chuẩn được áp dụng và có ít, rất ít sai lệch như cao dưới 01m hoặc cao trên 2m5 chẳng hạn
- Trí óc: cùng là bộ não nhưng ở đây thuật toán Fractal phát huy. Rõ ràng là có bộ não đưa ra thành quả gấp triệu lần 01 bộ não bình thường.

Tức là có 2 thế giới bất đối xứng: thế giới bình quân và thế giới bất thường hay còn gọi là thinking in the box và thinking out the box.
Nhìn quanh ta có thể thấy phân dạng được áp dụng vào mô hình tổ chức đời sống của con người như tổ chức phường xã,tỉnh...doanh nghiệp với phòng ban hay thậm chí như ISO, chi bộ...những phần tử nhỏ nhất được định nghĩa, được ghép nối, được phóng to...nếu gặp thời cứ thiên biến vạn hóa, phóng to lên mãi cho tới ngày xuất hiện thiên nga đen thì tan tành.
1 ví dụ fractal gia đình-chính phủ:

Thế giới quan của hai đảng, theo George Lakoff, đều dựa trên “ẩn dụ ý niệm”: ví von Quốc Gia với Gia Đình (Nation as Family), trong đó chính phủ là cha mẹ. 
Quan điểm chính trị theo khuynh hướng tự do (liberal) của đảng Dân Chủ là “Hiền Mẫu” (Nurturant Parent family = gia đình có cha mẹ bảo bọc); quan điểm theo khuynh hướng bảo thủ (conservative) của đảng Cộng Hòa là “Nghiêm Phụ” (Strict Father family = gia đình có người cha nghiêm khắc). 
Trong lúc “chính phủ như Hiền Mẫu” có trách nhiệm cung cấp đầy đủ mọi thứ cho những nhu cầu căn bản của người dân như đồ ăn, chỗ ở, giáo dục, bảo hiểm sức khỏe…và xa hơn, bảo vệ môi trường, hỗ trợ nữ quyền, đồng tính, ủng hộ phá thai, chấp nhận di dân, trợ giúp dân thiểu số, thực hiện đa văn hóa…thì quan điểm “chính phủ như Nghiêm Phụ” dựa theo luân lý truyền thống. 
Đó là một thế giới có kỷ cương, phép tắc, có tôn ty (hierarchy) đại loại như :Thượng Đế ở trên Người, Người ở trên Thiên Nhiên, Người có kỷ luật (mạnh) ở trên Người vô kỷ luật (yếu), Giàu trên Nghèo, Chủ trên Thợ, Lớn trên Nhỏ, Văn hóa Tây Phương trên các văn hóa khác, Mỹ trên các nước khác, và đi xa hơn: Nam trên Nữ, (da) Trắng trên (da) Màu, Thiên chúa giáo trên phi-Thiên chúa giáo, Dị tính trên Đồng tính, vân vân. 
Khuynh hướng này tìm thấy ở hầu hết những ứng cử viên đảng Cộng Hòa, kể cả Trump và những người bảo thủ. Ít nhất có đến hàng chục triệu người có khuynh hướng bảo thủ, chia xẻ quan điểm Nghiêm Phụ và tôn ty trật tự. 
Nhiều người trong số họ, tuy nghèo hoặc trung lưu, nhưng vẫn thấy họ cao hơn di dân, cao hơn những người da màu.
(https://damau.org/archives/51519)

VN xưa cũng có 1 ví dụ về phân dạng là chùa 100 gian, thoạt tiên có 4 gian, cúng dường tới đâu xây tới đó thành 100 gian. Hay các cụ nói
Tiểu phú do cần
Đại phú do thiên
chính là nói tới thế giới thường và bất thường này.
TQ dụng đạo Khổng, tư duy trên nền kinh dịch lấy trung dung cân bằng hài hòa làm lẽ phấn đấu chính là đỉnh cao của thế giới thường nên không có đột phá, không xuất hiện thiên nga đen.

Bài ngoại
Là sợ hãi hoặc không tin tưởng những người thuộc chủng tộc, sắc tộc, dân tộc khác với mình. Bài ngoại có thể biểu hiện nhiều cách qua mối quan hệ và nhận thức đối với các nhóm dân tộc khác, bao gồm lo sợ bị mất danh tính, nghi ngờ những người khác chủng tộc, xâm lược, hoặc thậm chí là loại bỏ nó để đảm bảo một sự thuần túy giả tưởng. 
Bài ngoại cũng có thể biểu hiện qua việc cho rằng "nền văn hóa của một dân tộc nào đó không văn minh", trong đó nó được cho là "không thực tế, rập khuôn và kỳ lạ".
Các thuật ngữ kỳ thị chủng tộc hay phân biệt chủng tộc đôi khi bị lẫn lộn và được sử dụng hoán đổi cho nhau vì những người có cùng nguồn gốc từ một quốc gia có thể thuộc cùng một chủng tộc. Do đó, bài ngoại thường được hiểu là phân biệt hoặc chống lại nền văn hóa ở nước ngoài. Bài ngoại (xenophobia) là một thuật ngữ chính trị và không được y học công nhận.

Trong loài tinh tinh thứ 3 của Jared Diamond:
Từ khi đưa ra luận thuyết loài người có tổ tiên là loài khỉ không đuôi vào năm 1859, Darwin đã làm rung chuyển cả thế giới Khoa học lẫn Tôn giáo. Dần dần thì cũng ngày càng ít người tin rằng chúng ta được Thượng đế tạo ra một cách đặc biệt. Còn cái phần đại đa số kia tuy vẫn tự coi mình là một động vật cao cấp nhưng trong thâm tâm thì vẫn nghĩ rằng chúng ta - người, có ngôn ngữ, chữ viết và biết chế tạo ra đủ mọi thứ, là khác xa lắm, đặc biệt lắm, so với cả tổ tiên của mình - loài tinh tinh. Thực tế không hẳn như vậy. 
Nhìn bề ngoài, khi không có thứ gì che đậy trên người và không nói, không làm việc, chỉ ăn và đùa nghịch, thì chúng ta chẳng khác lắm so với hai loài tinh tinh khác, (một ở Zaire, một ở châu Phi) mà Jared Diamond gọi nửa thật nửa đùa là loài tinh tinh thứ ba. 
Nhìn bề trong, sự giống nhau giữa người và tinh tinh còn có vẻ thuyết phục hơn: bộ gen người khác bộ gen tinh tinh có 2%.
Tuy nhiên, chỉ với 2% khác biệt về gen ấy đã đủ cho loài người, trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi so với lịch sử phát triển của mình (khoảng 10 nghìn năm so với hàng triệu năm), đã chứng tỏ được một đặc tính vượt trội của mình với tư cách chủ nhân của nền văn minh nhân loại, độc nhất vô nhị không những trên đất, mà rất có thể (có thể thôi) là trong cả vũ trụ mênh mông huyền bí này.
Sau khi nghiên cứu cơ sở sinh học đã khai hóa nên văn minh nhân loại, Jared Diamond lần lượt khảo sát những đặc điểm văn hóa phân biệt con người với động vật (ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ...) và những nguy cơ có thể dẫn đến sự diệt vong của loài người (xu hướng tàn sát lẫn nhau giữa các nhóm người và xu hướng đối xử ngày càng tàn bạo đối với thiên nhiên môi trường).
Thông điệp quan trọng nhất mà cuốn sách gửi đến mọi người trên toàn thế giới là: Hãy cảnh giác; loài người đang tự tăng tốc đến sự diệt vong! 
Jared Diamond cho rằng rằng hãy còn kịp để loài người thức tỉnh và tự cứu lấy mình, ông nói: “Tôi hẳn đã không viết cuốn sách này nếu nghĩ rằng nguy cơ đó còn xa, nhưng tôi cũng sẽ không viết cuốn sách này nếu tin rằng chúng ta sắp đến ngày tận thế”.

Tính bài ngoại có sẵn trong mỗi người. Người gia đình này mang tính bài ngoại gia đình khác, bộ tộc này với bộ tộc khác, làng này với làng khác, vùng này với vùng khác và nước này, chủng tộc này với nước khác như chúng ta vẫn quen nghe: ăn cây nào rào cây ấy...rồi nhóm nhỏ thì thân thiện, trung thành với nhau trong khi nghi kỵ, phá đám nhau ở vòng nhóm lớn hơn.

Như vậy khi tính bài ngoại đưa vô thuật toán Fractal sẽ giải thích được vì sao con người đang hiền hòa lại xảy ra diệt chủng như ở CPC. Dân tộc thông minh, kỷ luật như Đức lại rùng rùng theo Hitler và IS, khủng bố lại hoành hành.
Điều làm tộc người này khác tộc người khác chính là vì con người còn có tính tò mò.
Mối quan hệ giữa bài ngoại và tò mò quy định mức học tập, hòa nhập với thế giới.
Bài ngoại quá thì cũng tan mà tò mò quá thì cũng tành.

4.7.19
Nhiều người đặt câu hỏi vì sao VN độc lập, không bị TQ đồng hóa?
Cái giúp chúng ta trụ vững chính là phân dạng bài ngoại này đây. Không chỉ dân thường bài ngoại mà càng học cao, học nhiều càng bài ngoại mà tiêu biểu là phong trào Văn thân.
Sau 1k năm thuộc TQ thì VN giành độc lập, kể từ đó chỉ còn bị 20 năm thuộc Minh, 100 năm thuộc Pháp còn lại là độc lập.
Không chỉ tôn giáo vô VN cũng bị yếu bị biến dạng như đạo Phật, Công giáo...mà ngay cả đạo Khổng nho cùng chữ viết cũng nhạt nhòa khi có cơ hội. Văn hóa, chữ Pháp, Nga...thì khỏi nói. Từng thấm sâu và ra đi quá nhanh, quá triệt để.
Bài ngoại thành bản năng như thế thì thật khó hấp thu văn minh của nhân loại

16.4.19 
Hóa ra dân VN có máu Taleb skin in the game. Chỉ phục người nói được làm được tức là người trong cuộc. Kiểu như thầy giảng đầu tư chứng khoán thì đầu tư phải có lời, dạy văn thì viết văn phải hay...còn nói được hay viết được thấy hay thì thản nhiên đem về xài mà tuyệt không có hành động hỗ trợ vật chất và tinh thần cho người sáng tạo. Coi thành quả như trái cây mọc hoang vậy, hái được cứ hái, khỏi chăm sóc, nuôi trồng, bảo vệ.

"Ai cũng biết Steve Jobs đã làm thay đổi cả thế giới. Nhưng vì sao ông làm được điều đó?

Chẳng những vì ông có tài, mà điều quan trọng hơn là vì xã hội nước Mỹ tạo điều kiện cho mọi công dân có cơ hội phát triển như nhau, và lãnh đạo nước này biết phát hiện, biết lắng nghe các hiền tài. Ai có tài thực thì tự nhiên sẽ được trọng dụng." 
(Ba câu chuyện hiền tài Tác giả: Hồ Anh Hải)

05.08.19
Chúng ta rất quen thuộc với câu chuyện về hạt lúa và bàn cờ vua (1) đã nói ở trên. Đó là bài toán thuận.
Tuy nhiên trong cuộc sống lại chỉ cho ta thấy bài toán ngược về 64 ô vuông này. Mà ứng dụng của bài toán ngược mới thực ghê gớm.
Đó là coi 64 ô vuông là 1 bàn cờ, một ổ bánh thì người đứng đầu được 1/2, người thứ 2 là 1/4, người thứ 3 là 1/8.
Tức là người dưới luôn có thu nhập bằng 1/2 người đứng trên mình.
Ví dụ:
Trong thể thao, khi Djokovic vô địch Wimbledon được thưởng 2 triệu usd thì Federer á quân được 1 triệu usd
Trong kinh doanh, doanh nghiệp dẫn đầu thị trường sẽ ăn được 1/2 chiếc bánh lợi nhuận toàn ngành. Vd như lợi nhuận của Apple trong smartphone.
Trong thu nhập thực tế của 1 công ty, tổ chức cũng thế. Các bạn thử liên hệ với công ty của mình xem có đúng thế không.
Nếu đúng, công ty, tổ chức họat động bình thường, đúng quy luật. Nếu sai, nhất định có trục trặc.
- Thời bao cấp xảy ra tình trạng, thủ kho to hơn thủ trưởng, tài xế ngạo cả thủ trưởng. Kết quả làm ăn bí bét, và tất yếu mấy ông thủ kho, tài xế bị đá đít
- Thừa tướng Trần Bình chia bánh. Được khen chia giỏi mà vẫn an tòan vì ổng cắt 1/2 cho vua, còn lại mới tới ổng rồi các quan chớ không như gần đây có 3X cắt 1/2 cho mình thì đương nhiên sẽ thua. Ổng đâu đã phải là vua.
- Công ty nào mà sếp đì cấp phó, chia cho TP cao hơn sẽ xảy ra lục đục, bất hòa, đánh nhau khiếu kiện tùm lum
- Công ty, tổ chức nào nhiều tầng nấc quá thì miếng bánh cho kẻ lớp dưới như hạt vừng, chênh lệch thu nhập quá đáng sẽ trì trệ, khó phát triển. Ấn độ là 1 ví dụ, cha đẻ của cờ vua và bài toán thuận nhưng lại đè ra chia 4 đẳng cấp giống như bài toán ngược của 64 ô cờ vua nên giờ bị TQ bỏ xa.
- Theo bài toán ngược này, khi TQ là số 1 đại đông á thì 50% quyền lợi vô túi, biển Đông thật gay go
Kết luận: các bạn nên đọc cuốn này, rất hữu ích

(https://sachhoc.com/marketing/dinh-vi-cuoc-chien-gianh-tam-tri-khach-hang?fbclid=IwAR0jbS02oV55ZsNWPIlh5OQh8VMUqAOugVB7aIfyRX-ifnE2Xu-B2jj6c6Q)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét