Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

5 anh em nhà họ Y

Bắt đầu những chuyện từ thời bao cấp
9. Chọn lối sống nhạt?


Kể từ ngày mở cửa, nhiều người nhận ra rằng lối sống Á đông là thích sống theo kiểu quân bình, trung dung...việc nào cũng không dám đẩy tới tận cùng kiểu như người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo, rồi không đuổi cùng giết tận...
So với kiểu sống phương Tây thích phiêu lưu mạo hiểm thì rõ ràng là ta sống kiểu nhạt, lấy vô vi, vô sự là điều thỏa mãn nhất. Sống vậy thì dễ vô tích sự nhỉ?
Câu hỏi đặt ra vì sao trung dung được các bậc thức giả xưa coi trọng và ngấm vô máu cách hành xử này?
Chúng ta nhớ Khổng tử nói: Quân Sư Phụ
Quân là vua, con trời, nhất nhất mọi thứ là thuộc về vua, vua là đạo đức, thế thiên hành đạo.
Có bạn bảo nam tả nữ hữu thì ta phân biệt thế nào? Từ ta nhìn vô hay từ đối phương?
Các bạn nhớ trung tâm là vua, sư, phụ. Nghĩa là luôn lấy nhân là trung tâm. Khi nói vậy là lấy ta là trung tâm.
Sư là thầy: vua trong cõi học, lời thầy từ sách thánh hiền, chỉ có đúng
Phụ là cha: trong nhà cha là vua. Từ đó mới có lối nói quản trị theo kiểu gia trưởng hay chế độ 1 thủ trưởng.
Tức là theo Khổng giáo thì những người được chọn như vua sư phụ là quyền uy tuyệt đối. Mà quyền uy tuyệt đối thì rất dễ lạm quyền, cực quyền nên Nho giáo đã đề cao chữ đức để ràng buộc, để quân bình lại.
Nên chúng ta mới nghe câu ca ngợi vua sáng tôi hiền. Vua sáng suốt thì quốc gia được nhờ. Còn người ta không yêu cầu bề tôi giỏi vì qua thi cử, họ dứt khoát giỏi. Cái cần là họ phải hiền, vì không hiền thì rất dễ trở thành bạo ngược, lạm quyền.
Như vậy Khổng tử và các Nho gia biết rõ khiếm khuyết của cấu trúc cực quyền này nên đã dùng Trung dung như 1 giải pháp để khống chế, kiểm soát.
Trong lịch sử TQ có mấy vị vua thoát ra sự ràng buộc này và trở thành cực quyền như Tần Thủy Hoàng, Mao CT. Mỗi khi những nhân vật như vậy xuất hiện thì trật tự xã hội kiểu Khổng giáo biến loạn. Ngày nay Tập CT cũng có xu hướng đó. 

Kết luận: chọn sống nhạt là vì nếu bứt ra khỏi vị trí đó thì lập tức trở thành lạm quyền, cực quyền vì cấu trúc của hệ thống Nho giáo coi người được chọn luôn cao hơn người khác.

8. Quan võ thì ghét quan văn dài quần


Kể từ sau 1945 ca dao tục ngữ về chế độ phong kiến, đặc biệt về quan lại thường được hiểu dưới góc độ phê phán, trong số đó đa phần là chê bôi, nói xấu thậm chí tố điêu.
Như Ông huyện thanh liêm là tiếng cười tiểu nhân hả hê trước cảnh 1 người quân tử hối hận vì đã không tham nhũng hay kể chuyện ông huyện về quê, có 2 hòn dái kéo lê trên đường là 1 dạng phỉ báng, tố điêu người quan thanh liêm quân tử.
Việc hiểu sai, hiểu nhầm ảnh hưởng rất tai hại tới công việc quản trị của VN. Không dưng mà chế độ PK tồn tại hàng ngàn năm, trong thời gian đó các chuẩn mực kinh nghiệm quản trị là tinh hoa của cha ông truyền lại cho chúng ta.
Đáng tiếc, vì bốc đồng, ta đã phủ nhận, sổ toẹt bất kể hay dở đúng sai. Như trên là cười cợt về chữ đức nên vô tình cho rằng tham nhũng là đương nhiên.
Để tiếp tục mạch ấy, hôm nay chúng ta nói về câu:
Trâu buộc thì ghét trâu ăn
Quan võ thì ghét quan văn dài quần
Thường ta diễn giải về tính đố kỵ mà thực ra đây là lối quản trị nhất quán xuyên suốt của các cụ.
Đó là văn phải trên võ, phải điều khiển được võ. Khi lâm triều, quan văn luôn ngồi bên tả, võ ngồi bên hữu mà xưa tả là số 1, hữu là số 2.
Vì sao các cụ định vậy. Vì thừa hiểu võ là bạo lực nên bảo vệ, giữ trật tự, trấn áp là nghề của chàng còn muốn xã hội, kinh tế, văn hóa phát triển 100 hoa đua nở thì phải là văn.
Khổng tử chế định rõ ràng: quân tử động khẩu không động thủ để nói lên phương cách quản trị văn minh này.
Trong mỗi người, nhóm, tổ chức, đất nước, thế giới đều có thể chia thành 2 phe chính là phe đụng chuyện thì giải quyết bằng bạo lực, nắm đấm tượng trưng cho võ còn phe ưa đàm phán, thương thuyết làm ăn tượng trưng cho văn phái.
Nhìn mỗi tổ chức, mỗi quốc gia, chừng nào văn trên võ thì xã hội thái bình thịnh trị còn ngược lại võ ngồi trên văn chứng tỏ ngược lại.
Các cụ hay nôm na mách qué, nên 1 câu giản dị vậy bao hàm trật tự quản trị rất sâu sắc.


7. Bình trị thiên khói lửa


Thời chống Pháp chống Mỹ thì dải đất Quảng bình, Quảng trị Thừa thiên thường được gọi là Bình trị thiên khói lửa anh dũng kiên cường...dép lốp anh Phạm Tuân lên tàu vũ trụ cũng xuất xứ từ đây. 
Trong chiến tranh là 1 khối nên sau 75 a 3D sáp nhập 3 tỉnh lại thành tỉnh Bình trị thiên. Cú tích phân của con người học ĐH có mấy tháng này đầy hi vọng BTT sẽ tiếp tục truyền thống oai hùng như hồi chiến tranh.
Nhưng cơm áo gạo tiền là 1 trạng thái ngược với đánh nhau. Giờ đây trong mâm cơm xuất hiện 3 người với văn hóa, lối sống hoàn toàn khác biệt:
- Quảng bình như anh tiều phu chặt cây đốt than  
- Quảng trị như chị hàng cá. Trẻ nhưng nằm đất với chị hàng hương còn hơn nằm giường với chị hàng cá
- Thừa thiên Huế với cố đô Huế như ông từ giữ đền ôm khư khư đồ cổ.
Người này đương nhiên chê người kia cứ thế 3 người sao ngồi chung mâm được. 
Kết quả là tới 1989, sau 13 năm đồng sàng dị mộng thì lại tách ra ai về nhà đấy cho êm đẹp.
Phát huy cú chia này a 3X làm quả vi phân 63 tỉnh bé như huyện rồi lại quay lại đòi tích phân như a 3D nhập Hà đông vô HN. 
Cú giỏi toán vừa vi phân vừa tích phân này gây ra vòng xoáy hất ngay a 3X ra theo đúng lý thuyết lực ly tâm.

6. Học tiếng Anh kiểu nhòm mồm


Hồi học phổ thông, lứa tụi tôi không được học ngoại ngữ. Khóa trước tiếng Trung nhưng do chiến tranh biên giới 79 nên bỏ mà tiếng Nga thì chưa có giáo viên nên giờ vô ĐH được học ngay tiếng Anh rất lấy làm sung sướng.
Dạo đó hầu như không có phương tiện, đứa nào mà có radio nghe BBC, VOA là thuộc diện khá giả còn có cassette nghe thì chỉ mấy con nhà chợ Sắt. Nói thế để biết học chủ yếu qua sách và giáo viên nên đa số khả năng nghe nói đều tệ.
Hôm đó, đang giỏng tai nghe cô giảng tự nhiên thấy cô mặt tái đi, mồm tự nhiên lắp bắp. Không hiểu chuyện gì. Đột nhiên cô mặt đỏ phừng phừng chỉ tay vô mặt cậu ngồi ngay bên cạnh quát cậu đi ra ngoài.
Thằng bạn cũng mặt đỏ như gấc cãi em có làm gì đâu mà cô bảo em ra. Cứ thế cô đuổi trò lắc nhùng nhằng mấy phút mới xong. Cả lớp ngơ ngác không hiểu chuyện chi, cô cũng hỏng nói.
Cô làm quyết liệt, ban giám hiệu phải làm việc với cả 2, hóa ra nguyên nhân là do cô giáo mới ra trường, hơn tụi tôi có mấy tuổi mà lại chưa chồng, cô bảo: khi em giảng cậu ấy cứ nhìn chằm chằm vô mồm em, rồi lại còn uốn éo môi nhái lại làm em dạy không nổi. Sinh viên chi mà vô duyên, kỳ cục.
Còn thằng bạn phân trần: em nghe thầy dạy ngoại ngữ bên ngoài (thầy có số má HP) bảo muốn phát âm tốt thì phải bắt chước cách phát âm của giáo viên. Mà thế thì chỉ nhìn mồm cho kỹ rồi nhái theo cho thật giống mới tiến bộ được.
Tôi thì nhớ hồi còn bé, 1 đứa ăn quà thì 1 lũ bạn đứng xung quanh nhòm mồm xin ăn, nước dãi tứa ra ròng ròng. Chắc cô giáo cũng nhớ thế.



5. Bí kíp chọn vợ


Thấy tôi gần 30 mà vẫn lông bông, ông anh quê Tiên lãng mới gọi vào bảo phải lấy vợ thôi em ạ, không thì không có sự nghiệp đâu.
Ảnh bảo, đời người đàn ông có 3 việc lớn, nhưng việc lấy vợ thực ra là quan trọng chiến lược, chiếm đến 1/2 việc lớn. Anh nghiệm ra rồi, đàn ông VN thành công hay không nhờ ở vợ là chính.
Theo anh, chú cần chú ý 3 điều sau:
- 1 là không cần vợ đẹp, mà cần khỏe mạnh. Vì ốm yếu về suốt ngày chăm bệnh khổ lắm, mà còn cần sức khỏe để sinh con chăm con tốt. 
- 2 là nhà đừng nghèo quá, mình đã nghèo mà về còn lo cho nhà rồi nhà vợ nữa thì còn làm được việc chi, suốt ngày cơm áo gạo tiền
- 3 là có nghề nghiệp ổn định đi làm về giờ hành chánh như giáo viên, công chức...để có thời gian lo việc gia đình, chăm sóc con cái
Những lời gan ruột ảnh nói ra là kinh nghiệm thời bao cấp của chính ảnh. Những bạn trai giờ đang chưa vợ thấy nó còn đúng hay không, cần update cái chi.
Note: mục đích của ảnh là sự nghiệp, thời bao cấp đó chưa biết khái niệm về hạnh phúc nha.

4. Cú gắp bá đạo
(Ngồi thế này thì đâu có sự cố)


Hồi bao cấp, đặc biệt là ở miền bắc đàn ông không mặc quần con mà mặc quần đùi ống rộng hớ hênh nên hàng xóm hay chọc nhau. Các bà các chị toàn dụ các ông leo lên ghế thang cột dây, chọc trái hay phụ giúp các anh lợp mái nhà, giằng dây chống bão... Dưới các bả dòm thấy hàng lấp ló bèn vỗ tay, đỏ mặt cười, đấm lưng nhau thùm thụp.
Tới giờ tôi vẫn nhớ anh hàng xóm ở nhà tập thể 5 tầng khu Bách khoa, Hà nội. Ảnh hơn tôi khoảng 6,7 tuổi tóc xoăn, mặt xương nhìn rất manly. Đi làm rồi. Hôm đó dẫn người yêu về ra mắt gia đình. Ăn thì trải chiếu ngồi, ảnh mặc xà lỏn màu đỏ ngồi kiểu 1 chân xếp dưới đất chân kia đầu gối quá tai. Mải ăn mải nói chuyện râm ran nên mới không để ý bị lòi chim ra. Ông già nghịch lấy đũa gắp làm ông con mặt đỏ tía tai dỗi ầm ầm.

Cũng may không sao vì hồi hổi dẫn được người yêu về ra mắt coi như chắc chắn rồi.
Note: thực ra ăn ngồi bệt dưới đất tốt hơn ngồi ghế đó. Chỉ có điều giờ bụng bự quá nên ngồi khó chịu thôi.


3. Ăn nhanh uống lẹ

Hồi ĐH ăn cơm tập thể mâm 6 người, thường có 1 dĩa thịt 5 miếng mỏng như lá, 5 người nhanh tay thì cơm có thịt, người thứ 6 chan nước thịt. Canh thì lõng bõng nước, 1 gắp là hết.
Ăn uống khan hiếm thế nên câu nào cũng trang bị cho mình bát sắt (chén sắt) TQ to gọi là B.52 và có chiến thuật lấy cơm nghiêm túc.
Thường sẽ là chén đầu xới đầy ăn cho lẹ, chén 2 vơi thôi và ăn cũng lẹ còn chén 3 lại xới đầy và giờ thì ăn từ từ vì hết cơm rồi. Chiến thuật này gọi tắt là đầy vơi đầy ứng với 4-2-4 trong bóng đá hoặc có người thì lại thi triển đầy đầy vơi theo dạng 4-4-2...
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thế hệ 5X, 6X tranh ăn ngày nào giờ cũng ông nọ bà kia, tiếp khách giao tế ầm ầm, lễ nghi thông tỏ nhưng tật ăn lẹ vẫn rất khó bỏ, nhớ được 1 lúc rồi quên hoặc cứ quen mồm ăn như máy. 
Nhìn các ông này biết ngay xuất thân ăn cơm tập thể thời bao cấp. Vậy tật ăn lẹ có những cái hại chi mà khó bỏ rứa?
Thứ nhứt, ăn vội ăn vàng nhai trệu trạo mấy cái rồi nuốt sẽ làm bao tử phải hoạt động bao sân 1 phần cho cái hàm. Lâu dài rất dễ đau bao tử, mà đau thế thì dễ thối mồm.
Thứ 2, ăn nhồm nhoàn, phùng mang trợn mắt thế mất hết cả phong thái lịch sự, từ tốn. Nam thực như hổ có nghĩa là ăn nhiều chớ không phải là ăn như ăn cướp, ăn sợ đứa khác giành mất phần. Các cụ gọi đây là bức ăn nuốt lưỡi.
Thứ 3, ăn lẹ thế đâm ra có biết thưởng thức món ăn đâu. Thực bất tri kỳ vị như lão Trư nuốt trái đào tiên xong ngẩn ngơ không biết mùi vị nó thế nào. Và ăn nhanh thế cũng dẫn tới là ăn chừng được nửa đường là no rồi chống đũa ngồi nhìn, các món sau ngó. Khi tiếp khách, khách đang muốn nói chuyện thì ông chúi mồm vô ăn, tới khi khách đang ăn thì ông lại hỏi dồn dập
Thứ 4, chị em vốn thực như miu nên hay đánh giá các ông qua lối ăn uống. Ăn uống như rứa sẽ bị họ chê là không tinh tế, thô lậu. Mà NCKH cho biết ăn lẹ thì món ấy các anh cũng lẹ, thô lậu trên bàn ăn thì chả tinh tế trên giường nổi, những cái đó chị em lại nhớ nằm lòng mới nghiệt.

2. Chị Xinh lấy chồng

Mấy hôm nay cả xóm mừng cho chị Xinh lấy được giai giàu. Cách đó chừng năm thì ảnh đã chạy Cub vô xóm.
Ngày đó xe Cub còn hơn căn nhà mặt tiền phố Lạch tray. Nói thế để thấy rằng chàng trai cao giá, rất có giá. Thằng em chị Xinh, trong đội điền kinh của trường cấp 3 đã thử chạy thi với xe và bị chị cằn nhằn phải để cho ảnh thắng không ảnh tự ái.
Anh là thủy thủ sà lan. Ngày đó tài xế xe tải liên vận chạy lào là số 1 của nam, mà chưa chắc ăn được cánh sà lan, đơn giản vì sà lan chở hàng mấy trăm tấn hàng. Tiền bán dầu, tiền buôn hàng, tiền bán hàng chôm trên tàu...đủ món mang lại mức sống còn cao hơn cả CT khu phố (quận).
Mà chị thì như tên, xinh thôi, phốp pháp, dáng đi yểu điệu nên thế là coi như sa hũ nếp. Trở thành thần tượng của xóm, chị sung sướng nói với mấy đứa: lấy chồng thì phải thế chứ em.
Mấy tháng sau chợt thấy chị ngày ngày gánh rau ra chợ bán, chị gánh cũng vẫn yểu điệu lắm nhưng rõ ràng là vất vả mà bụng thì nhú nhú rồi. Khổ thân chị, lấy chồng chưa được tháng thì cả đoàn thủy thủ trên sà lan đó bị bắt khi đang bán bớt hàng mà họ chở.


Các bạn thường nghe 5 anh em trên 1 chiếc xe tăng, còn đây là 5 ae nhà họ Y, một họ nổi tiếng
Anh đầu chính tên là Y, hay còn gọi là Nguyễn Y Vân. Vì là anh cả nên tính không thích thay đổi, cứ theo nếp cũ mà làm.
Kể từ ngày bình dân học vụ thì Ảnh được gọi là I tờ nên làm bất cứ việc gì, ở vị trí nào ảnh cũng i tờ hồn nhiên chỉ biết có tiền. Xem xa con cháu nhà i tờ là đông đảo nhất. Gần đây thì lại muốn đổi thành IT cho sánh vai các nước nhưng thực ra vẫn là i tờ thôi
Hai anh kế là song sinh: anh Ỳ và anh Ý. 2 anh đi học cùng phối hợp làm nên thương hiệu truyền thống của người Việt là thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý. Thầy nói chi, hỏi chi cũng đồng ý nhất trí với thầy, bảo phát biểu thì ỳ ra đó. 
Sau đi làm, 2 anh cứ thế, mà lạ sếp rất quý 2 anh, bảo tính tổ chức cao, hay làm hơn nói
Anh thứ tư, tức là a 5 theo lối gọi của người Nam tên Ỷ.
Cái chi anh cũng ỷ, khi ở nhà thì ỷ cha ỷ mẹ. Đi học đánh nhau ỷ vô mấy anh. Đi làm ỷ gia thế, có tiền ỷ tiền, có vợ ỷ vợ...Anh học võ, món chi cũng chê. Nói chúng bay luyện võ hình, võ thế rồi võ tâm võ ý sao bằng tau chơi võ ỷ.
Có gạch tau chơi gạch: 3 năm võ tàu không bằng 1 chầu củ đậu
Còn anh út im im khi nhỏ 7 tuổi còn ỷ đùn nên gọi là anh Ỵ. Như tên, nên đi đâu anh cũng ị, ăn đâu ị đó, làm chi ị đó nên giờ ô nhiễm tùm lum tà la là do a ni 

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Du lịch Cồn Sơn

30.11.20
Những cánh đồng miền trung Cuối tuần có việc đi Cam ranh.
 Rời khỏi vùng vườn sầu riêng Long khánh là tới rừng cây cao su (not tự nhiên) của Đồng nai. 
 Tiếp đến vùng đất đỏ, đất cát là những cánh đồng thanh long, cánh đồng nho, cánh đồng muối truyền thống Ninh thuận, Bình thuận. 
 Xen kẽ là những cánh đồng phi truyền thống điện gió, điện mặt trời trải dài vài km. Và chưa hết, nhà máy nhiệt điện Vĩnh tân mới tinh hứa hẹn sẽ có cánh đồng trữ than và xỉ than sau này. Trời mưa tầm tã, đường tối om vì không đèn. Sao không lắp đèn năng lượng mặt trời ở xứ năng lượng mặt trời nhỉ? 1 bên là núi Cam ranh bên bờ biển, 1 bên là dãy núi ngăn cách đồng bằng dài hẹp với Tây nguyên. Thể nào mà mưa nhiều, gió lớn, lốc các loại là 1 lý do cả phi đội bay đầy kinh nghiệm của Nga đã đâm vào núi khi bay từ singapore về căn cứ Cam ranh

08.11.20
Ao bà Om và chùa Âng 
 Ao bà Om to đẹp do đào thắng ông Òm. Giờ ao ông Òm cạn thành ruộng lúa. Bên cạnh đó là chùa Âng trước là cung vua bà Om cũng có 2 ao tượng trưng, 1 ao có nước còn 1 ao cạn khô tượng trưng cho tích này. Chùa Âng có từ tk10, thuộc hàng cổ nhất tỉnh. Sự tích ao đôi này ngoài bắc cũng có và cũng tượng trưng cho chế độ mẫu hệ. Các bà khoe thế thôi chớ đằng nào chả thắng, giờ vẫn thắng mà. Tỉnh Trà vinh nghèo nhưng trường ĐH rất cầu thị, hoạt động như doanh nghiệp theo style Tôn đức thắng nên rất khởi sắc, lương TS 40 triệu, tất nhiên cũng phải làm việc xứng đáng. 
 Đến chùa tuy xanh xanh đỏ đỏ cho con nhỏ nó mừng nhưng không khí vẫn là buồn, u tịch đúng kiểu khmer. Nếu có chỗ nào còn chưa đạt, nhếch nhác thì chính là bảo tàng di tích này. Có lẽ hoạt động theo kiểu bao cấp nên nó thế. Chả tương xứng với 1 nền văn minh từng rực rỡ 1 thời.
09.11.20

Câu như gái ngồi phải cọc là xuất xứ từ tích Tiên dung gặp Chử đồng tử?
Tiên dung công chúa giong thuyền dọc sông. Trời nóng nực mà bãi cát đẹp quá nàng bèn xuống bãi quây màn tắm cho mát mẻ. 
 Búi tóc lên nàng dội nước lên người thật đã. Rồi nàng ngồi xuống bãi cát cho thoải mái. 
 Tự nhiên lói 1 cái đờ cả đẫn. Hóa ra nàng ngồi lên đúng cọc của Chử đồng tử. Thật là như cọc sông Bạch đằng. 
 Từ ấy câu như gái ngồi phải cọc ra đời để đánh dấu ngày chàng nàng gặp nhau


4. Ông Huyện về quê


Ban ngày quan lớn như thần. Khi quan đang yên ổn thì tới nhờ vả, nịnh nọt nhưng hễ nghe quan sắp bị tội thì lại nhảy cẫng lên reo hò là đặc tính của người VN. Cũng vậy quan về quê thì cả làng cả nước xúm xít tới thăm, mỗi khi TV báo đài đưa hình ảnh lên là ồ à tự hào lắm. Người con quê tôi đó...nhưng coi chừng khi quan nghèo, quan không giúp gì được cho dân làng thì lập tức bị bỉ bôi chê, chế thành thơ ca hò vè chế giễu ngay. Về quê thì coi như đi không biết, ở không hay vì coi như ảnh vác có cặp dái khô về làng. Thật xấu hổLàm quan thời PK cũng có nhiều điều không sướng. 1 trong những điều đó là ổng không được làm quan ở quê nhà, không được lấy vợ nơi ổng trị nhậm...nên đây là 1 trong những lý do triều Nguyễn bị dìm sau này
Bài thơ kể chuyện ông Huyện về quê rất nổi tiếng vì lẽ xưa 1 người làm quan cả họ được nhờ, vợ cũng thơm lây võng anh đi trước võng nàng theo sau cho bõ những khi chưa thi đỗ chỉ là đồ ăn hại:
Ai ơi chớ lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm
Dĩ nhiên là dân làng phải phục dịch khiêng cáng chớ ai vô đây nữa và nha dịch phải làm cỗ bàn mừng quan. Lễ ngày xưa nó phải thế
Vậy mà thơ đánh cái đùng làm đời sau luận lung tung: 

Kể chuyện ông huyện về quê,
Có hai hòn ngọc kéo lê dọc đàng,
Bà huyện cứ tưởng hòn vàng,
Đánh trống đánh phách cả làng ra khênh.

Nào là ổng bị bệnh sa đì, vợ tưởng chồng giấu vàng trỏng giống như mấy ông nghiên cứu sinh đi LX xưa mặc tới 4 lớp quần jean kêu làng ra khiêng... Thực là sai quá đi.
Bài này thuộc dòng nói xấu quan huyện kiểu quan huyện thanh liêm.
Bạn biết dân gian mà, ai làm quan mà không giúp được cho làng, cho người làng thì họ khinh ra mặt. Ý là quan này chỉ có 2 hòn dái khô, chả có của nả chi mà bày đặt bắt làng đón rước, ghét cả cái con mụ vợ quan nỏ mồm.
Đó người ta phục dịch mà không giúp gì lại được là bị lưu danh như vậy đó.
Vậy nên làm quan thanh liêm thật khó do dân thấy quan nghèo thì khinh 

3. Tao đàn
Dạo này không đi đâu nên cứ thơ thẩn ở công viên Tao đàn. Sáng thấy cây này ngồ ngộ mới hỏi mấy chị em bên cạnh thì họ mím môi nói không biết. Biểu hiện vậy là họ nghĩ mình biết mà đi chọc họ đây. Đây cây, mời mọi người chộ:
(Nó là cây dứa dại, mà chị em cứ nghĩ mình nói lái)
Rồi đúng ngày 20.11, phát hiện ra con cá biểu tượng cho các nhà giáo: kiến thức nhiều, thậm chí cản trở cả tầm nhìn, nói nhiều nên môi phát triển và trên mình còn mang cả chữ. Tạm đặt là cá GS 
Cuối cùng, đi Tao đàn nhiều mới phát hiện ra dòng người đi bộ 99,99% đi ngược chiều kim đồng hồ. Không chỉ ở Tao đàn mà các công viên khác cũng thế, các bạn thử quan sát xem. Nói thế vì mấy hôm nay có 1 hotgirl đi xuôi chiều kim, rất kiêu hãnh và hấp dẫn.
Lý do đi ngược chiều kim do đa phần thuận tay phải nên bên phải nhỉnh hơn bên trái chút, do đó xoay về trái thì thuận chiều thoải mái hơn là khi cua phải.

2. Hôm qua giới thiệu về nhà vườn Nam bộ, hôm nay giới thiệu với bạn về vườn số. 
Trên mạng, tôi vẫn hay đọc bài của anh Trần Công Tâm. Nhớ 1 hôm khi bàn về tính cách người Việt, các ý kiến đa phần thiên về tính xấu. Anh nói 1 câu tôi nhớ mãi:


- Người thành đạt nhận ra ưu điểm của người khác, còn người thất bại nhận ngay ra nhược điểm.
Khi nhận ra nhược điểm là 1 luồng năng lượng tiêu cực nhen nhóm. Từ đó sinh ra nghi kỵ, lấn lướt, khinh nhờn không tôn trọng đối tác, đối phương. Như các cụ thường nói chân mình giây cứt bê bê lại cầm bó đuốc đi rê chân người.
Lần thứ 2 tôi đưa hình về nhà công chúa thứ 4 của vua Minh mạng trên đường Nguyễn Công Trứ Huế. 

Tôi bình: dấu xưa người ngựa hồn thu thảo ảnh sửa: Dấu xưa võng lọng hồn cây cỏ. Chỉ sửa vậy thôi, cũng là mượn thơ Bà huyện thanh quan mà lời bình đúng cảnh đúng mực ngay lập tức

Xin đưa bài của anh về danh dự quý tộc mà anh xứng đáng là 1 người trong đó (https://www.facebook.com/profile.php?id=100005025792996&epa=SEARCH_BOX)

TINH THẦN DANH DỰ QUÍ TỘC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Chào các bạn thân mến. Trừ Nhật Bản, ở Châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng không có chế độ phong kiến bao gồm các lãnh chúa sở hữu điền trang thái ấp như ở Châu Âu. Từ thời Hồ Quí Ly, việc thi hành triệt để chính sách “hạn điền hạn nô” đã khiến cho tầng lớp quí tộc non trẻ nhà Trần đã biến mất hoàn toàn. Vì vậy, trong chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam, không có tầng lớp quí tộc kiểu Châu Âu, mà chỉ có tầng lớp thượng lưu.


Đồng thời cũng từ thời Hồ Quí Ly, việc tuyển chọn quan chức vào bộ máy chính quyền được tiến hành chặt chẽ thông qua những cuộc thi cử Nho học và khảo hạch các nhà khoa bảng. Từ đó, trong tầng lớp thượng lưu Việt Nam ngày xưa, chỉ còn lại các quan chức là những người làm công ăn lương, hưởng bổng lộc của triều đình, cùng một số vương thân quốc thích.

Nhìn chung vương thân quốc thích, quan chức của tất cả các vương triều Việt Nam cũng chỉ là những người hưởng bổng lộc rất khiêm tốn. Chẳng ai được phép có điền trang thái ấp, nông nô, tước quí tộc cũng chỉ tập ấm được 3 đời, mỗi đời giảm một trật.

Mặt khác cũng chẳng ai bắt họ phải có những truyền thống, qui tắc hành xử và sống chết vì danh dự, phẩm giá, như các nhà quí tộc Châu Âu. Bắt đầu từ thời nhà Lê “thái bình văn trị”, ở Thăng Long chỉ những ai không biết làm thơ (mà loại này thì thực là hiếm) mới cam tâm đi làm quan võ. Lời Thánh hiền dặn “Quân tử (thật, rỏm không quan trọng) động khẩu, không động thủ”, chính là câu nằm lòng của giới thượng lưu Thăng Long Đại Việt.

Tuy nhiên, trong giới thượng lưu vẫn có những người tiếp nối xuất sắc truyền thống thượng võ và “hào khí Thăng Long”. Hẳn là khi vào trấn thủ Thuận Hóa (và dự liệu công cuộc Nam Tiến), Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng, một võ tướng trưởng thành (34 tuổi) đã cân nhắc rất kỹ, khi chọn những giá trị Thăng Long nào xếp vào hành trang Nam Tiến của mình.

Thứ nhất, dứt khoát từ bỏ truyền thống hư học khoa bảng Thăng Long Lê Trịnh (học để làm quan), mà chọn trọng võ và đề cao thực học. Thứ hai, từ bỏ tư tưởng trọng nông ức thương Lê Trịnh, mà chọn khuyến khích thương mại, đặc biệt là ngoại thương. Đồng thời, tích cực học tập kinh nghiệm sản xuất hàng hóa để trao đổi buôn bán của người Hoa.

Thứ ba, chăm chú học tập, thừa kế kinh nghiệm và kỹ thuật hàng hải của người Chăm, xây dựng đội hải thương, hạm đội hùng mạnh. Thứ tư, từ bỏ Tống Nho độc tôn Thăng Long, chọn chấn hưng Phật Giáo, khuyến khích Phật Khổng Đạo đồng lưu như thời Lý Trần. Chủ động giao thoa văn hóa, kết giao và hòa huyết với người Chàm, Hoa, Khmer, Tây Nguyên, tạo nền tảng cho việc xây dựng một nền văn hóa mới đa nguyên, bao dung, dung nạp hơn.

Thứ năm, khác với cuộc chinh phạt Chiêm Thành đẫm máu năm 1471 của Lê Thánh Tông, nhờ những tiền đề ở trên và việc kết hợp các chính sách chính trị, kinh tế và quân sự khôn ngoan, cân bằng và hợp lý của Nguyễn Hoàng và các Chúa Nguyễn, mà cuộc Nam Tiến trên thực tế, là một cuộc di dân mở đất khá nhịp nhàng, ít xung đột.

Kết quả là cuộc Nam Tiến này đã diễn ra theo cách thức “di dân đi trước khai phá làm chủ đất đai trên thực tế, chính quyền đi sau định chế hóa lãnh thổ” và kết thúc bằng việc năm 1757, khu vực Nam Kỳ ngày nay được chính thức định hình trong cương giới Xứ Đàng Trong.

Trong lịch sử Việt Nam, nửa sau thế kỷ 18 là một giai đoạn đầy ắp những sự kiện “vật đổi sao dời” ở Đại Việt. Ở Xứ Đàng Trong, đó là nạn quyền thần Trương Phúc Loan (1765) và cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (1771), nhà Trịnh đưa quân vào Phú Xuân (1775), Nguyễn Nhạc lên ngôi vua (1778), Nguyễn Ánh xưng vương ở Gia Định (1780), quân Tây Sơn đánh thắng trận Rạch Gầm-Xoài Mút (1785) và đuổi được quân Xiêm ra khỏi Đại Việt, quân Tây Sơn chiếm lại Phú Xuân (1786), Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định (1787).

Trong khi đó ở Thăng Long, sau khi Trịnh Sâm chết (1782), kiêu binh Thanh Nghệ giết Quận Huy và tự chuyên lập Trịnh Khải thay Trịnh Cán, Nguyễn Hữu Chỉnh bỏ chạy vào Đàng Trong, “cõng” Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long (1786) “phù Lê diệt Trịnh”, Nguyễn Huệ ra Bắc lần 2 dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm, Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang China cầu viện nhà Thanh (1788).

Tiếp theo là Tôn Sỹ Nghị vào Thăng Long (1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế (1788) và đưa quân Tây Sơn ra Bắc đuổi quân Thanh ra khỏi Thăng Long (1789), Nguyễn Huệ thành lập nhà Tây Sơn từ Lạng Sơn đến Phú Yên (1789), và ông mất không lâu sau đó (1792).

Cuối cùng, là việc Võ Tánh đưa đạo quân 10.000 người của mình về hội quân với Nguyễn Ánh ở Nước Xoáy Sa Đéc (1788) làm thay đổi cục diện cuộc chiến Tây Sơn – Nhà Nguyễn. Từ đó quân Tây Sơn không bao giờ tiến quân vào Nam Kỳ được nữa.

Trong nửa cuối thế kỷ 18, cùng với những diễn tiến lịch sử khốc liệt ở Đại Việt, là sự đảo lộn ghê gớm các giá trị đạo đức tinh thần cốt lõi Khổng Nho. Tôi xin phép điểm lại một vài sự kiện tiêu biểu. Trước hết, là sự tha hóa của quan chức cuối thời các Chúa Nguyễn.

Theo Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục “… từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa – dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lượt, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng…”.

Còn ở Thăng Long, thì đó là việc lộng hành (hay là văn hóa mõ lên ngôi) của chị em Đặng Thị Huệ. Chẳng hạn, Đặng Mậu Lân đã dám quây màn trướng ban ngày giữa phố để xâm hại đàn bà con gái, mà Trịnh Sâm vẫn phải làm thinh và nhận làm phò mã. Còn kiêu binh Thanh Nghệ không những dám lộng hành cướp phá phủ đệ của các quan, mà còn dám “phế Chúa Trịnh Cán, lập Chúa Trịnh Khải”.

Bản thân Lê Chiêu Thống cũng “quyết liệt trả thù” các Chúa Trịnh. Ông này cho người đốt Phủ Chúa, một công trình kiến trúc đẹp đẽ kỳ vỹ bậc nhất trong lịch sử Thăng Long, cháy đến hơn 10 ngày chưa tắt.

Nhưng điển hình nhất, có lẽ là câu chuyện về Nguyễn Khang học trò Lý Trần Quán. Được Lý Trần Quán nhờ coi sóc Trịnh Khải đang lẩn trốn quân Tây Sơn, Nguyễn Khang đã báo quân Tây Sơn bắt ông này. Khi bị Lý Trần Quán trách mắng, y đã phát biểu xanh rờn “Sợ thầy không bằng sợ giặc, yêu chúa không bằng yêu mình”.

Tuy nhiên, ở một bộ phận trong tầng lớp thượng lưu xã hội Việt Nam, tinh thần quí tộc bảo toàn danh dự và phẩm giá vẫn luôn được bảo tồn và truyền từ đời này, sang đời khác. Trong một số hoàn cảnh và thời điểm lịch sử nhất định, một vài cá nhân đã thể hiện tinh thần quí tộc bảo toàn danh dự này một cách mạnh mẽ. Nhờ vậy, những truyền thống này không bao giờ mất đi hoàn toàn.

Có thể nói, trường hợp tiêu biểu nhất của tinh thần quí tộc bảo toàn danh dự là Võ Tánh (1768-1801). Ông là một người xuất thân bình dân (con cháu các võ quan trung cấp nhà Nguyễn), về sau trở thành Đại Tướng của Nguyễn Ánh, giữ chức Chưởng Hậu quân, tước Quận Công. Ông cũng là Phò mã, chồng Công chúa Ngọc Du em gái Nguyễn Ánh.

Năm 1799, sau khi quân nhà Nguyễn do Võ Tánh thống lĩnh chiếm được thành Qui Nhơn của Tây Sơn, Nguyễn Ánh đổi tên thành là Bình Định và giao cho Võ Tánh cùng Lễ bộ tham tri Ngô Tùng Châu ở lại trấn giữ. Vì thành Qui Nhơn là đất phát tích của nhà Tây Sơn, nên Quang Toàn lập tức sai Thiếu phó Trần Quang Diệu mang hơn 45.000 quân bộ và Đại Tư đồ Võ Văn Dũng mang 24.000 thủy binh tìm cách giành lại.

Do lực lượng quá chênh lệch (quân nhà Nguyễn ở Qui Nhơn chỉ khoảng hơn 10.000 người), Võ Tánh đã quyết định đóng chặt cửa thành phòng thủ. Trần Quang Diệu đã cho quân đắp lũy vây chặt thành Qui Nhơn, còn Hạm đội của Võ Văn Dũng khóa chặt cửa biển Thị Nại Qui Nhơn.

Tuy Nguyễn Ánh và Lê Văn Duyệt đã đưa ngay quân ra giải vây Qui Nhơn, nhưng cuộc chiến kéo dài suốt năm 1799 không kết quả. Ngày 27/02/1801, trong một trận thủy chiến khốc liệt ở đầm Thị Nại (cũng là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam), thủy quân nhà Nguyễn do Lê Văn Duyệt chỉ huy đã tiêu diệt hầu như toàn bộ Hạm đội Tây Sơn của Võ Văn Dũng. Tuy nhiên Nguyễn Ánh và Lê Văn Duyệt vẫn không thể nào giải vây được thành Qui Nhơn.

Nhận thức được tình hình, Võ Tánh đã cử người đưa thư ra cho Nguyễn Ánh. Trong thư, ông khuyên Nguyễn Ánh nhân lúc binh lực Tây Sơn tập trung ở Qui Nhơn và hải quân Tây Sơn đã bị đánh tan, nên lập tức kéo quân đi đường biển ra đánh Phú Xuân. Nghe lời Võ Tánh, Nguyễn Ánh đưa quân ra Phú Xuân đánh Quang Toản và chiếm được Phú Xuân ngày 13/06/1801. Quang Toàn phải chạy ra Bắc Hà.

Sau khi thất bại trong việc đưa quân ra Phú Xuân cứu viện, Trần Quang Diệu dồn toàn lực tập trung ngày đêm đánh thành Qui Nhơn. Sau 14 tháng bị vây hãm, trong thành Qui Nhơn binh lương đã cạn, quân lính ốm đau nhiều. Cùng lúc đó, Võ Tánh lại nhận được tin Nguyễn Ánh đã chiếm được Phú Xuân và cuộc chiến 25 năm Tây Sơn - Nhà Nguyễn coi như đã ngã ngũ.

Võ Tánh quyết định không phá vây do lực lương quá chênh lệch, quân dân Qui Nhơn chắc chắn sẽ chết hết. Khi thuộc hạ khuyên Võ Tánh nên vượt vòng vây trốn thoát, ông nói "Không thể được. Ta phụng mạng giữ thành này, nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành mà hèn nhát trốn lấy một mình, thì sau này còn mặt mũi nào trông thấy chúa thượng?".

Sau khi bàn bạc với Ngô Tùng Châu, Võ Tánh quyết định mở cửa thành Qui Nhơn đầu hàng Trần Quang Diệu. Ông gửi cho Trần Quang Diệu một bức thư nói rằng sẽ mở cửa thành đầu hàng, nhưng thỉnh cầu Trần Quang Diệu không giết hại quân dân Qui Nhơn.

Sau khi biết chắc Trần Quang Diệu đã nhận được thư, Võ Tánh nói với Ngô Tùng Châu, là sẽ tự sát để bảo toàn khí tiết, và khuyên Ngô Tùng Châu không cần làm như ông, vì Ngô Tùng Châu là quan văn. Nhưng Ngô Tùng Châu không đồng ý, ông nói rằng văn võ có gì khác nhau, ông cũng sẽ tự sát để bảo toàn khí tiết.

Sau khi từ biệt Võ Tánh, Ngô Tùng Châu về nhà sửa mình, mặc lễ phục, rồi từ biệt gia quyến và uống thuốc độc tự vẫn. Còn Võ Tánh sau khi mặc lễ phục, đã lên Lầu Bát Giác chính điện thành Qui Nhơn sai quân chất rơm và củi khô, rắc thuốc súng, rồi bình thản ngồi châm lửa tự thiêu, đó là ngày 27/07/1801.

Khi vào được thành Qui Nhơn, Trần Quang Diệu tỏ ra rất xúc động trước sự trung dũng của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Ông sai người tẩm liệm chu đáo thi hài hai ông và chôn cất tử tế, rồi theo lời yêu cầu của Võ Tánh, và không giết hại hàng binh nhà Nguyễn.

Phải nói là ở thời điểm đó, việc Võ Tánh và Ngô Tùng Châu tuẫn tiết là một sự kiện rất đặc biệt, chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Ý nghĩa trực tiếp của sự kiện này, trước hết là việc hàng chục ngàn sinh mạng binh lính nhà Nguyễn được cứu thoát, trong đó có hàng ngàn con em Gò Công, đất phát tích của Võ Tánh.

Trong lịch sử 25 năm nội chiến Tây Sơn-Nguyễn Ánh, đã có không ít trường hợp quân tướng hai bên chạy sang hàng ngũ nhau. Châu Văn Tiếp, Nguyễn Văn Trương, Lê Chất các danh tướng của Nguyễn Ánh đều vốn là những hàng tướng Tây Sơn. Riêng Lê Chất về sau còn thay Võ Tánh làm Chưởng Hậu quân và thay Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Hà.

Còn Chưởng Hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức của Nguyễn Ánh, người theo Nguyễn Ánh từ ngày đầu khởi binh, từng bị Tây Sơn bắt làm tù binh, ông cũng đã từng làm tướng trong hàng ngũ Tây Sơn. Phải hơn 3 năm sau, Nguyễn Huỳnh Đức mới trốn được để quay về theo lại Nguyễn Ánh. Nghĩa là việc đầu hàng “phe địch” không phải là một biệt lệ.

Như vậy có thể nói, rằng Võ Tánh có ý thức rất đầy đủ về danh dự, phẩm giá và thân phận đặc biệt của mình. Trước hết, đó là thân phận của một người trước khi hội quân với Nguyễn Ánh (1788), đã từng “hùng cứ một phương”, chống lại cả Tây Sơn lẫn Nguyễn Ánh. Sau nữa, đó là thân phận cao quí của một Phò mã, một thành viên Hoàng tộc Vương triều Nguyễn. Ông không thể đầu hàng, không thể để mình trở thành tù binh và chịu nhục nhã.

Vì vậy, việc Võ Tánh quyết định tuẫn tiết để cứu sinh mạng quân dân Qui Nhơn, để bảo toàn danh dự, phẩm giá và tiết tháo của mình, là một hành động với đầy đủ nhận thức về trách nhiệm cá nhân. Hành động này đã trực tiếp tôn vinh sự chính danh, uy danh của Vương triều Nguyễn trong con mắt người dân Đại Việt khắp cả Nam Hà và Bắc Hà.

Cuối cùng phải nói rằng, việc tuẫn tiết của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu đã góp phần nâng tầm vóc kẻ sỹ Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung lên một mức (chuẩn mực) mới, trong quan niệm về trách nhiệm, danh dự, phẩm giá, khí tiết và lòng trung thành.

Một chuẩn mực không những đúng với tinh thần Nho gia Việt Nam truyền thống, mà có lẽ còn hơn thế nhiều. Đó là một chuẩn mực về danh dự, phẩm giá, khí tiết, trách nhiệm và lòng trung thành, tương xứng với tinh thần quí tộc cao quí nhất ở bất cứ thời đại nào, trong bất cứ nền văn hóa và ở bất cứ quốc gia nào.

Đồng thời có thể nói, tinh thần quí tộc của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu là một giá trị không đổi của văn hóa Việt Nam. Trong thế kỷ 19, những người thừa kế xứng đáng giá trị này, là Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương và Phan Thanh Giản. Trong thế kỷ 20, đó là các tướng lĩnh đã tử tiết trong chiến tranh Việt Nam.

Tôi tin rằng, tên tuổi và sự nghiệp của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu sẽ không bao giờ bị quên lãng. Với thời gian, chắc chắn không chỉ người miền Nam, mà người Việt ở khắp mọi miền đất nước, sẽ biết đến tên tuổi và sự nghiệp của hai ông đầy đủ và trân trọng hơn.

PS. Cuối cùng, chúng ta có thể thấy một điều, rằng khác với cuộc chiến ý thức hệ Nam-Bắc (1954-1975) khốc liệt vừa qua, cuộc chiến Tây Sơn-Nhà Nguyễn (1777-1802) tuy cũng khốc liệt, nhưng là một cuộc chiến tranh giành quyền lực thuần túy giữa người Việt Nam với nhau.

Hai phe tham chiến chia sẻ cùng một hệ các giá trị, một điều chúng ta có thể dễ dàng nhận biết qua quan hệ giữa cặp danh tướng Võ Tánh và Trần Quang Diệu. Phải chăng nhờ vậy, mà trừ việc trả thù cá nhân của Nguyễn Ánh đối với nhà Tây Sơn, việc hòa giải hòa hợp hậu chiến giữa hai phe diễn ra khá thuận lợi . Về vấn đề này, tôi xin phép đề cập đến trong một bài viết riêng.



1. Trong bài viết trước tôi đã so sánh về nhà vườn Huế và nhà vườn Nam bộ. Khác biệt lớn nhất là nhà vườn Nam bộ chuyên về làm kinh tế.
Hôm nay giới thiệu với các bạn khu nhà vườn Cồn Sơn Cần thơ
Thường thì mọi người sẽ xuống Bình thủy để đi đò ngang qua Cồn sơn nhưng chúng tôi muốn kết hợp ngắm cảnh sông nước nên đi từ bến Ninh kiều.


Còn đây là cầu tình yêu ngày và đêm. Xưa bến Ninh kiều nổi tiếng về tình yêu tình báo nên cầu tình yêu chính là minh chứng cho truyền thống này

Đi chừng 30' thì ghé bè cá 7 Bon, bữa đó gặp ông chủ bè cá giới thiệu cho khách du lịch rất hăng say. Bè nuôi từ cá kiểng cá koi tới cá thát lát. Tới đây mới biết chả cá thát lát thuần là cá chớ không trộn với giò nên ăn dai và thơm hơn, dĩ nhiên là mắc hơn. Có cả cá hô nữa nhưng mới tầm 40 kg. 1 bè cá nuôi cũng giống như binh chủng hợp thành ví dụ cá ăn tầng mặt, tầng giữa tầng đáy, rồi có cá chuyên ăn rong rêu...dọn rác, có cá như cá he lại chuyên ăn phân của cá khác...


Lên Cồn, thứ nhìn vô biết ngay cùng là người nông dân bắc trung nam là lối đi hẹp giữa đất nước mênh mông
Cồn chủ yếu nuôi cá do lợi dụng nguồn nước sạch của sông. Có câu Cần thơ gạo trắng nước trong mà mùa này nước đục phù sa không. Dân đây làm nhà vườn thế nên giàu có 
Như thường lệ vô nhà vườn xem cá lóc bay, vườn bưởi...không đi coi chôm chôm, nhãn vì không phải mùa
Quên chưa giới thiệu cá bắn nước. Nó dài chưa tới gang tay mà bắn hạ ruồi muỗi côn trùng bay ngang bằng cách phóng tia nước cỡ 1m, phóng chán, cậu sốt ruột phóng lên tớp mồi
Sau khi lội bộ chừng 4,5km. Vô nhà vườn kiếm chỗ ăn trưa. Nằm võng gặp bà cụ 92 tuổi đi qua cho trái bưởi ăn thử rồi khoe chiều đi Trà vinh ăn cưới. Ăn xong nằm ngủ giữa tiếng gà tiếng chim. Lâu lắm mới có giấc ngủ say giữa thiên nhiên trong lành như vậy.

 Ra về, gặp mưa lớn mới thấy sông rộng và dài, đò hư thả trôi chừng 15' thì nổ máy lại chạy phăm phăm về bến Ninh kiều

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

Cội rễ

11. Sợ 
 Có 1 cậu rất có uy. Vợ con đang nô giỡn trong nhà mà nghe tiếng xe về là tất cả tản ra, ai vào việc nấy rất trật tự. Cậu ta bảo mình áp dụng 2 nguyên tắc: 
- Vợ có thể tự kinh doanh nhưng không cho đi làm ở công sở 
 - Không đưa vợ con tới nhà bạn giàu hơn chơi. Theo bạn vì sao?

10. Mùa xuân gọi 
Nhiều người nói rằng Tết hay mùa xuân cũng chỉ là 1 thời điểm do con người đánh dấu chớ không có khác biệt gì. Hồi trẻ nghe mấy ông này nói tin sái cổ nhưng sau thấy sai sai. Giống nhau thì sao mùa xuân cây trổ bông, lá non bừng dậy tốt tươi. con người thì vào mùa tình yêu, yêu đời hơn, rạo rực hơn. Chỉ nhìn duy lý mà bỏ qua bản năng sinh học của thiên nhiên, của con người là lỗi hay mắc phải trước khi tâm lý học về hành vi ra đời

9. Lập thân hèn nhất ấy văn chương


Trước nay cứ nghĩ do nhà văn nhà thơ cảm thán chuyện viết văn thơ đầy rủi ro nên thốt ra câu đó. Khi đụng húy, khi chạm vô cấm kỵ, rồi nay đúng mai sai...100 hoa đua nở rất dễ bị bứng.
Hóa ra cái hèn nữa là lấy văn thơ để tiến thân. Giống như BT Trương Minh Tuấn đứng chủ biên sách phòng chống diễn biến hòa bình. 
Sách nói 1 đằng ổng làm 1 nẻo, thúi hoắc mà không biết ổng viết mấy trang.
Hay Xã Xệ in liền mấy cuốn sách chứng gà chứng lộn mà xệ có viết chữ nào đâu, toàn lính làm không, tiền in sách thì có nhà tài trợ. 
Hèn nhục là chỗ đó đó, chỉ khác là Xệ chưa bị lộ như ông trên kia.
   
8. Về nhà hỏi trẻ

Nhiều người tin sái cổ câu đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ. Nói con trẻ luôn nói thật, luôn thật thà, chúng là những thiên thần bé bỏng chứ không gian dối, dục vọng thấp hèn như người lớn.
Tuy nhiên đó là 1 sự ngộ nhận. Có đứa nói dối nói xạo là bản năng như Cuội, có đứa lại dấu diếm vì bị nguy hiểm, vì sợ...và có đứa thì đơn giản bị người lớn lừa như người thiếu phụ Nam xương chồng đi lính cứ chỉ vô bóng mình nói ba đó.
Tới khi chồng về thật, anh chàng nhớ nên hỏi con liền. Kết quả vợ bị đòn oan sml.

7. Chả thà nói với đầu gối


Thỉnh thoảng nói với bạn mà mình không hiểu ý họ thì thường nghe làm bèm:
Nói với mày chẳng thà tao vạch đầu gối ra nói còn hơn.
Ý là nói với mày vô ích đấy. 
Thế tại sao lại so sánh với đầu gối mà không phải là nói với khuỷu tay chẳng hạn?
Vì thói quen người Việt ngồi thường đầu gối quá tai? Chắc vậy rồi nhưng có lẽ người mình rất coi trọng đầu gối, thần thánh hóa nó là đằng khác vì nồi cao hổ cốt mà mất cái bánh chè thì coi như mất giá trị hay ăn nhậu thì rất khoái mấy cái cẳng cái chân chỗ gần đầu gối.
Khi trẻ, hiếu động chạy té trầy đầu gối đứng lên chạy tiếp. Khi lớn tối tối đầu gối lâm trận mà nhớ cho rằng xưa làm gì có nệm. Rồi có tuổi đầu gối long xòng xọc báo hiệu trên bảo dưới không nghe ngược với hồi trẻ thằng nhỏ xúi thằng lớn...
Tóm lại dân ta vừa thích vừa ghét thằng đầu gối vì luôn nói không nghe. 

6. Mặt trời mặt trăng


Chúng ta thường nghe 2 vợ chồng nhà ấy, trưởng phó cơ quan ấy như mặt trăng mặt trời. Điều ấy có nghĩa là 2 người không hạp nhau, xung khắc với nhau như nước với lửa. Vậy trong thực tế thì quan hệ mặt trăng mặt trời với trái đất như thế nào?
Mặt trời cung cấp năng lượng cho sự sống trên trái đất, có thể nói không có mặt trời thì trái đất không có sự sống và trái đất là hành tinh quay quanh mặt trời.
Mặt trăng tuy nhỏ, quay xung quanh trái đất. Tuy nhỏ nhưng do gần nên ảnh hưởng trực tiếp tới thời tiết, thủy triều trên trái đất.
Do ảnh hưởng của mặt trăng quan trọng như vậy mà các cụ đã sáng chế ra lịch âm dựa trên sự chuyển động của mặt trăng.
Lịch này rất đúng, đắc dụng trong làm nông nghiệp. Thừa thắng xông lên các cụ mặc nhiên coi trái đất là trung tâm, vẫn rất ổn cho xã hội nông nghiệp.
Từ địa tâm này mà thuyết âm dương, ngũ hành, kinh dịch, thiên địa nhân ra đời giải thích rất nhất quán nhân sinh quan Khổng giáo.
Đó là phương Đông. Bên phương Tây sau 1 thời gian lại thấy lịch tính theo mặt trời chính xác hơn nên liền áp dụng, tới nay được 2019 năm.
Dùng lịch mặt trời mà vẫn theo thuyết địa tâm thì dần dà mâu thuẫn xuất hiện, lỗ hổng ngày càng lớn và phải thừa nhận nhật tâm là đúng đắn hơn. Như vậy dân Tây khi làm nông nghiệp vẫn khoái lang thang bằng thuyền trên biển.
Đi như vậy mới phát hiện ra trái đất tròn và quay xung quanh mặt trời. Nói thêm chút đây chính là toán đã đưa Tây thoát khỏi nên kinh tế nông nghiệp, còn các cụ thì chỉ ở mức100 trâu ăn trăm bó cỏ.
Quay lại nói chuyện con người. Con người cũng vậy, có 2 phần lý trí và phi lý trí giống như mặt trời mặt trăng. Những kiến thức ta thu lượm thì giống mặt trời mà truyền thống bản năng trong người lại như mặt trăng. Diều này giải thích tại sao nước nghèo lạc hậu rất khó rũ bỏ sự lạc hậu của mình.
Các thuyết kinh tế xã hội trước kia hầu như mô phỏng lý thuyết về vật lý tức là theo mô hình duy lý. Từ những năm 80 lại đây thì các nhà kinh tế lại quay lại tái phát minh ra mặt trăng-phi lý trí.
Có thể nói đây chỉ là hành động lấp đầy mà không phải đột phá. Những hoạt động mới như tiền số, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo...cần 1 lối giải thích mới hơn về lý thuyết kinh tế.
Mạt trăng mặt trời cũng có thể áp dụng trong đời sống hàng ngày ví dụ như bạn coi trưởng phòng, giám đốc ai là mặt trăng, ai là mặt trời. Đúng thì ok, trật thì mệt.
Hay quan hệ quốc tế, các cường quốc Mỹ TQ, ai sun ai moon. Hay chặc lưỡi quan xa bản nha gần, muốn thuần nông hay muốn CNH...
  
5. Kỹ thuật thiền định
03.09.20
Sáng chở con đi dợt khai giảng nên làm vài vòng Tao đàn. Xong, như thường lệ là mấy phút thiền định với cây cổ thụ. Bài hôm nay là thải độc.
Ngồi thẳng lưng, nhắm mắt hóa thân vô cây cổ thụ. Tưởng tượng thân mình như gốc cây vững chãi, người lơ lửng trên cao ngang tán cây.
Hít vào làn khí tươi chảy ào ào vô đỉnh đầu. Thở ra khí đen xì xì như bus Samco, nhớ hóp bụng cho khí ra hết. Vài lượt thở ra khí loãng dần lợn cợn sủi bong bóng như nước cống. Thêm vài lượt nữa cho tới khi thở ra thấy khí trong bình thường và trên đầu bắt đầu xuất hiện cầu vồng ngũ sắc là bài tập hoàn thành.
Thu người ra khỏi cây, mở mắt và nhìn thấy bãi cỏ sáng lên, ngọn cỏ non tươi dưới nắng.
Chào 1 ngày mới

Mình như chiếc lá
Sáng bạn chọn 1 chiếc lá dịu dàng đơn giản không rang cưa hay hình phức tạp màu xanh nhẹ nhàng như lá trầu bà chẳng hạn rồi ngồi thẳng lung, bỏ chân tự nhiên không cần chú ý vô xếp bằng và hít thở tự nhiên. Chú ý mọi thứ đều tự nhiên, không phải ráng cố.
Trời xanh mây trắng, yên tĩnh, gió thoảng người vắng. Bắt đầu nhìn vô lá cây và tưởng tượng mình chui vô lá, nhập vô lá. Mắt khép hờ hay hé là tùy bạn, sao cho thoải mái là được. 1 lúc sau bạn sẽ thấy người mềm dần ra, tươi mát. Cứ mềm ra thế rồi không nhận ra chiếc lá nữa vì mình với lá giờ là 1, óc trống rỗng không còn tạp niệm.
Người cảm thấy lâng lâng và năng lượng bên ngoài bắt đầu nhập vô bạn, người thì cảm thấy qua da, người thì qua đầu hay mặt…đồng thời năng lượng tích cực trong người bạn cũng sẽ tỏa ra, tỏa ra.
Vài phút qua đi, hãy hướng chú ý lại vô chiếc lá và thoát ra khỏi nó, vài phút nhập thiền kiểu thôi mien hoàn thành. Người nhẹ nhàng, tâm trí sảng khoái, thơ thới. Dậy bước đi cảm giác đỉnh đầu như được treo, thật giống sư phụ Trương Tam Phong mô tả trong Thái cực quyền luận.
Hãy luôn nhớ: không cố thì sẽ được.     


Chúng ta thường nghe có đặt mình vào vị trí của đối phương thì mới hiểu họ nghĩ gì, hiểu được thấu đáo sự việc để giải quyết có tình có lý hay là win win cho cả 2 bên. Với ích lợi như thế hôm nay xin giới thiệu với các bạn 1 kỹ thuật trong thiền định gọi là nhập thân vào đối tượng.
Gồm các bước sau:
- Chọn đối tượng: thoạt tiên chọn đối tượng dễ, đơn giản, sẵn có và trực quan. Có thể chọn bông hoa, cây, chim...nhưng không nên chọn heo hay chó hoặc gà vì tuy dễ nhưng thoát thân ra khó, khi kỹ thuật chưa cao bị ảnh hưởng nặng.
Đó là tại sao nhiều người tham ăn hiếu sắc và nổ như bom là do dấu vết của mấy con vật kia.
Riêng tôi chọn chai rượu Macallan 12Y, màu đẹp vị thơm chớ không chọn vodka trong vắt vì màu buồn và dễ chìm sâu vô trong biển nước.
- Chuẩn bị: hít vô sâu, thở ra chậm rãi. Nam 7 lần nữ 9 lần. Những con số mặc định cổ xưa này sẽ giúp ta đạt hiệu quả không ngờ.
- Nhập tâm vô đối tượng: tập trung nhìn đối tượng, trong vòng 1 phút sẽ thấy thân mình nóng lên, người tỏa hương thơm, lâng lâng như uống rượu thật 
- Duy trì cảm giác: mới tập thì khi đạt cảm giác mình là chai rượu, người lâng lâng là đạt
- Thoát: hít thở sâu, mở mắt. Xả cảm giác thơm và say bồng bềnh ra. Khi mới tập đừng cố nhập tâm sâu quá, khó thoát ra
- Điều hòa: như thường lệ, thở như pha chuẩn bị.   
Chúc các bạn thành công.

4. Không thể trì hoãn sự sung sướng

Là câu nói thành danh của Chu Văn Quềnh. Nhưng câu nói này có bao nhiêu % sự thật?
Trong Tâm lý học hài hước của R.Wiseman có đưa ra thống kê là nam giới có xu hướng qua đời vào tuần trước sinh nhật của mình và phụ nữ thì thường qua đời vào tuần sau sinh nhật.
Nếu coi sinh nhật là 1 cột mốc thì nam giới không vượt qua được và phụ nữ thì kiên nhẫn vượt qua.
Nên câu nói không thể trì hoãn sự sung sướng đúng là của nam, họ không nhịn được, không đợi được. Trong đời sống tình dục cũng tương tự, nam thì hay bị XTS là 1 thực tế.
Đó là nói về người thường, còn những tinh hoa thì khác. Họ có thể dùng ý chí cầm cự được tới ngày họ mong muốn.
Vd như Mỹ có tổng thống John Adams, Thomas Jefferson và James Monroe, tất cả đều qua đời ngày 4 tháng 7. CT HCM cũng qua đời đúng ngày quốc khánh 2 tháng 9.

3. Bắt rễ


Trong cải cách ruộng đất long trời lở đất thì thành viên đội cải cách (nhất đội nhì giời) về làng chọn nhà nào nghèo khổ nhất, bần cố nông nhất vận động họ đấu tố địa chủ. Nói chung cứ giàu là vô tầm ngắm nên trí phú địa hào là dính. Sau khi bần cố nông đồng ý đấu tố (gọi là bắt rễ) thì tập hợp những người, những nhà này lại (gọi là xâu chuỗi) thành lực lượng đấu tố chính.
Trong thời kỳ này, ai không tố điêu thực sự là anh hùng.   


2. Cắt rễ
Hôm trước nói về cội rễ, hôm nay bàn về chuyện cắt rễ.
Vô vườn cậu bạn thấy 2 cây sầu đâu. 1 cây trưởng thành, lớn trồng trong vườn và 1 cây cao chưa tới gang tay, trồng trong chậu. Bạn bảo cả 2 cây này trồng 1 ngày cách nay hơn 10 năm rồi đó.
Cây sầu đâu, ngoài bắc là cây xoan các thi sĩ hay ngắm như Nguyễn Bính:

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy


Và Du Tử Lê khóc trên ngọn tình sầu cho mối tình không thành vì thành kiến phân biệt bắc nam:
Người trông ngóng hương đưa mùi mái tóc đêm mưa
Nhẹ theo lá oan khiên lả tả mái hiên người


Thấy tôi có vẻ không tin bạn bảo tất cả bí mật trồng bonsai chỉ ở cắt rễ mà thôi. Chậu tôi trồng thủng đáy, cứ rễ ra là tôi cắt nên giờ 10 năm cao có 15cm à.
Hóa ra trồng bonsai cũng hơi giống trồng người. Nhỏ thì bị ép theo ý người lớn, đi học thì theo ý thầy cô.
Hẳn các bạn nhớ ngày mới đi làm, vụng về, hăm hở và nhiệt huyết. Đề xuất ý cải tiến công việc, 1 lần, 2 lần...đều bị bác, vài năm sau đa số trở thành nhân viên thụ động, chỉ đâu đánh đó vì mọc rễ nào ra là bị cấp trên trực tiếp cắt rễ í đó.

Có sếp ghê hơn kiểu Xã xệ ghét ai thì còn cắt hết rễ luôn, tức là chơi đòn cô lập bạn với tất cả mọi người. Có cậu bị cắt rễ tới mức hoang tưởng nhẹ luôn mang nước ở nhà đi uống, không dám uống nước chỗ làm.
Đó chiêu cắt rễ ghê gớm thế, phía sau 1 vườn bonsai càng lớn thì tội phá hoại tư nhiên cắt rễ càng nhiều. 

Như trường hợp thứ trưởng Lê Hải An vừa rồi. Bình thường thì 1 sếp cỡ đó lúc nào cũng có người xúm xít chung quanh. Vậy mà khi ở tầng 8 uống cafe lại chỉ 1 mình. Phải chăng đó là áp lực cắt rễ?




1. Cội rễ

Cội rễ do Alex Haley viết. Niềm khắc khoải khôn nguôi về cội nguồn đã thôi thúc ông bỏ ra mười lăm năm để tìm lại gốc gác tổ tông.
Và kết quả cuộc tìm kiếm lâu dài ấy đã dẫn đến sự ra đời của “Cội rễ”. Chỉ hai tháng sau, gần một triệu bản đã hết ngay. Và bộ phim vô tuyến truyền hình dựng theo tác phẩm ấy đã vượt cả bộ phim nổi tiếng “Cuốn theo chiều gió” về kỷ lục người xem.
Cuốn sách ra đời như một sự kiện làm chấn động cả nước Mỹ. Đó là sự tái tạo một quá khứ, khi mà những người da đen bị bắt cóc và bị bán làm nô lệ, bị tước đoạt. “Cội rễ” đã làm dấy lên ở Mỹ, kể cả trong những người da trắng một trào lưu sôi nổi tìm lại gốc gác tổ tiên của mình.
Nó đã đánh thức ở những người da màu Mỹ nỗi niềm hoài cổ tổ tiên, và ý thức đó từ nay sẽ không bao giờ tắt trong họ.
Haley đã bỏ ra mười lăm năm trời mò mẫm trong hầu hết các thư viện, kho lưu trữ tư liệu khắp nước Mỹ, từ bang này sang bang khác, để cuối cùng tìm đến tận làng Jufure hẻo lánh của Zambia (châu Phi), nơi cách đây hơn 230 năm, Kunta Kinte, ông tổ 7 đời của tác giả đã bị bắt xuống con tàu buôn nô lệ da đen chở sang Mỹ. 

Với “Cội rễ” có thể nói Alex Haley đã dựng một tượng đài cho nỗi đau hàng thế kỷ của bao thế hệ người Phi bị trốc rễ, tìm lại gốc rễ của mình.

Quan trọng hơn, với ý thức cội nguồn mạnh mẽ như vậy là nguồn sáng cho nền văn hóa da màu. Họ đã gìn giữ và phát triển dòng nhạc Jazz, nhạc Phúc âm trở nên nổi tiếng và lan đi khắp thế giới.
Giờ nhìn lại VN, ca nhạc dân tộc từ chèo, quan họ, nhã nhạc cung đình, cải lương dần phôi pha nhỉ. Không biết bao giờ người Việt chợt nhớ rồi khám phá lại cội rễ của mình.