Bắt đầu những chuyện từ thời bao cấp
9. Chọn lối sống nhạt?
Kể từ ngày mở cửa, nhiều người nhận ra rằng lối sống Á đông là thích sống theo kiểu quân bình, trung dung...việc nào cũng không dám đẩy tới tận cùng kiểu như người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo, rồi không đuổi cùng giết tận...
So với kiểu sống phương Tây thích phiêu lưu mạo hiểm thì rõ ràng là ta sống kiểu nhạt, lấy vô vi, vô sự là điều thỏa mãn nhất. Sống vậy thì dễ vô tích sự nhỉ?
Câu hỏi đặt ra vì sao trung dung được các bậc thức giả xưa coi trọng và ngấm vô máu cách hành xử này?
Chúng ta nhớ Khổng tử nói: Quân Sư Phụ
Quân là vua, con trời, nhất nhất mọi thứ là thuộc về vua, vua là đạo đức, thế thiên hành đạo.
Có bạn bảo nam tả nữ hữu thì ta phân biệt thế nào? Từ ta nhìn vô hay từ đối phương?
Các bạn nhớ trung tâm là vua, sư, phụ. Nghĩa là luôn lấy nhân là trung tâm. Khi nói vậy là lấy ta là trung tâm.
Sư là thầy: vua trong cõi học, lời thầy từ sách thánh hiền, chỉ có đúng
Phụ là cha: trong nhà cha là vua. Từ đó mới có lối nói quản trị theo kiểu gia trưởng hay chế độ 1 thủ trưởng.
Tức là theo Khổng giáo thì những người được chọn như vua sư phụ là quyền uy tuyệt đối. Mà quyền uy tuyệt đối thì rất dễ lạm quyền, cực quyền nên Nho giáo đã đề cao chữ đức để ràng buộc, để quân bình lại.
Nên chúng ta mới nghe câu ca ngợi vua sáng tôi hiền. Vua sáng suốt thì quốc gia được nhờ. Còn người ta không yêu cầu bề tôi giỏi vì qua thi cử, họ dứt khoát giỏi. Cái cần là họ phải hiền, vì không hiền thì rất dễ trở thành bạo ngược, lạm quyền.
Như vậy Khổng tử và các Nho gia biết rõ khiếm khuyết của cấu trúc cực quyền này nên đã dùng Trung dung như 1 giải pháp để khống chế, kiểm soát.
Trong lịch sử TQ có mấy vị vua thoát ra sự ràng buộc này và trở thành cực quyền như Tần Thủy Hoàng, Mao CT. Mỗi khi những nhân vật như vậy xuất hiện thì trật tự xã hội kiểu Khổng giáo biến loạn. Ngày nay Tập CT cũng có xu hướng đó.
Kết luận: chọn sống nhạt là vì nếu bứt ra khỏi vị trí đó thì lập tức trở thành lạm quyền, cực quyền vì cấu trúc của hệ thống Nho giáo coi người được chọn luôn cao hơn người khác.
8. Quan võ thì ghét quan văn dài quần
Kể từ sau 1945 ca dao tục ngữ về chế độ phong kiến, đặc biệt về quan lại thường được hiểu dưới góc độ phê phán, trong số đó đa phần là chê bôi, nói xấu thậm chí tố điêu.
Như Ông huyện thanh liêm là tiếng cười tiểu nhân hả hê trước cảnh 1 người quân tử hối hận vì đã không tham nhũng hay kể chuyện ông huyện về quê, có 2 hòn dái kéo lê trên đường là 1 dạng phỉ báng, tố điêu người quan thanh liêm quân tử.
Việc hiểu sai, hiểu nhầm ảnh hưởng rất tai hại tới công việc quản trị của VN. Không dưng mà chế độ PK tồn tại hàng ngàn năm, trong thời gian đó các chuẩn mực kinh nghiệm quản trị là tinh hoa của cha ông truyền lại cho chúng ta.
Đáng tiếc, vì bốc đồng, ta đã phủ nhận, sổ toẹt bất kể hay dở đúng sai. Như trên là cười cợt về chữ đức nên vô tình cho rằng tham nhũng là đương nhiên.
Để tiếp tục mạch ấy, hôm nay chúng ta nói về câu:
Trâu buộc thì ghét trâu ăn
Quan võ thì ghét quan văn dài quần
Thường ta diễn giải về tính đố kỵ mà thực ra đây là lối quản trị nhất quán xuyên suốt của các cụ.
Đó là văn phải trên võ, phải điều khiển được võ. Khi lâm triều, quan văn luôn ngồi bên tả, võ ngồi bên hữu mà xưa tả là số 1, hữu là số 2.
Vì sao các cụ định vậy. Vì thừa hiểu võ là bạo lực nên bảo vệ, giữ trật tự, trấn áp là nghề của chàng còn muốn xã hội, kinh tế, văn hóa phát triển 100 hoa đua nở thì phải là văn.
Khổng tử chế định rõ ràng: quân tử động khẩu không động thủ để nói lên phương cách quản trị văn minh này.
Trong mỗi người, nhóm, tổ chức, đất nước, thế giới đều có thể chia thành 2 phe chính là phe đụng chuyện thì giải quyết bằng bạo lực, nắm đấm tượng trưng cho võ còn phe ưa đàm phán, thương thuyết làm ăn tượng trưng cho văn phái.
Nhìn mỗi tổ chức, mỗi quốc gia, chừng nào văn trên võ thì xã hội thái bình thịnh trị còn ngược lại võ ngồi trên văn chứng tỏ ngược lại.
Các cụ hay nôm na mách qué, nên 1 câu giản dị vậy bao hàm trật tự quản trị rất sâu sắc.
7. Bình trị thiên khói lửa
Thời chống Pháp chống Mỹ thì dải đất Quảng bình, Quảng trị Thừa thiên thường được gọi là Bình trị thiên khói lửa anh dũng kiên cường...dép lốp anh Phạm Tuân lên tàu vũ trụ cũng xuất xứ từ đây.
Trong chiến tranh là 1 khối nên sau 75 a 3D sáp nhập 3 tỉnh lại thành tỉnh Bình trị thiên. Cú tích phân của con người học ĐH có mấy tháng này đầy hi vọng BTT sẽ tiếp tục truyền thống oai hùng như hồi chiến tranh.
Nhưng cơm áo gạo tiền là 1 trạng thái ngược với đánh nhau. Giờ đây trong mâm cơm xuất hiện 3 người với văn hóa, lối sống hoàn toàn khác biệt:
- Quảng bình như anh tiều phu chặt cây đốt than
- Quảng trị như chị hàng cá. Trẻ nhưng nằm đất với chị hàng hương còn hơn nằm giường với chị hàng cá
- Thừa thiên Huế với cố đô Huế như ông từ giữ đền ôm khư khư đồ cổ.
Người này đương nhiên chê người kia cứ thế 3 người sao ngồi chung mâm được.
Kết quả là tới 1989, sau 13 năm đồng sàng dị mộng thì lại tách ra ai về nhà đấy cho êm đẹp.
Phát huy cú chia này a 3X làm quả vi phân 63 tỉnh bé như huyện rồi lại quay lại đòi tích phân như a 3D nhập Hà đông vô HN.
Cú giỏi toán vừa vi phân vừa tích phân này gây ra vòng xoáy hất ngay a 3X ra theo đúng lý thuyết lực ly tâm.
6. Học tiếng Anh kiểu nhòm mồm
Hồi học phổ thông, lứa tụi tôi không được học ngoại ngữ. Khóa trước tiếng Trung nhưng do chiến tranh biên giới 79 nên bỏ mà tiếng Nga thì chưa có giáo viên nên giờ vô ĐH được học ngay tiếng Anh rất lấy làm sung sướng.
Dạo đó hầu như không có phương tiện, đứa nào mà có radio nghe BBC, VOA là thuộc diện khá giả còn có cassette nghe thì chỉ mấy con nhà chợ Sắt. Nói thế để biết học chủ yếu qua sách và giáo viên nên đa số khả năng nghe nói đều tệ.
Hôm đó, đang giỏng tai nghe cô giảng tự nhiên thấy cô mặt tái đi, mồm tự nhiên lắp bắp. Không hiểu chuyện gì. Đột nhiên cô mặt đỏ phừng phừng chỉ tay vô mặt cậu ngồi ngay bên cạnh quát cậu đi ra ngoài.
Thằng bạn cũng mặt đỏ như gấc cãi em có làm gì đâu mà cô bảo em ra. Cứ thế cô đuổi trò lắc nhùng nhằng mấy phút mới xong. Cả lớp ngơ ngác không hiểu chuyện chi, cô cũng hỏng nói.
Cô làm quyết liệt, ban giám hiệu phải làm việc với cả 2, hóa ra nguyên nhân là do cô giáo mới ra trường, hơn tụi tôi có mấy tuổi mà lại chưa chồng, cô bảo: khi em giảng cậu ấy cứ nhìn chằm chằm vô mồm em, rồi lại còn uốn éo môi nhái lại làm em dạy không nổi. Sinh viên chi mà vô duyên, kỳ cục.
Còn thằng bạn phân trần: em nghe thầy dạy ngoại ngữ bên ngoài (thầy có số má HP) bảo muốn phát âm tốt thì phải bắt chước cách phát âm của giáo viên. Mà thế thì chỉ nhìn mồm cho kỹ rồi nhái theo cho thật giống mới tiến bộ được.
Tôi thì nhớ hồi còn bé, 1 đứa ăn quà thì 1 lũ bạn đứng xung quanh nhòm mồm xin ăn, nước dãi tứa ra ròng ròng. Chắc cô giáo cũng nhớ thế.
5. Bí kíp chọn vợ
Thấy tôi gần 30 mà vẫn lông bông, ông anh quê Tiên lãng mới gọi vào bảo phải lấy vợ thôi em ạ, không thì không có sự nghiệp đâu.
Ảnh bảo, đời người đàn ông có 3 việc lớn, nhưng việc lấy vợ thực ra là quan trọng chiến lược, chiếm đến 1/2 việc lớn. Anh nghiệm ra rồi, đàn ông VN thành công hay không nhờ ở vợ là chính.
Theo anh, chú cần chú ý 3 điều sau:
- 1 là không cần vợ đẹp, mà cần khỏe mạnh. Vì ốm yếu về suốt ngày chăm bệnh khổ lắm, mà còn cần sức khỏe để sinh con chăm con tốt.
- 2 là nhà đừng nghèo quá, mình đã nghèo mà về còn lo cho nhà rồi nhà vợ nữa thì còn làm được việc chi, suốt ngày cơm áo gạo tiền
- 3 là có nghề nghiệp ổn định đi làm về giờ hành chánh như giáo viên, công chức...để có thời gian lo việc gia đình, chăm sóc con cái
Những lời gan ruột ảnh nói ra là kinh nghiệm thời bao cấp của chính ảnh. Những bạn trai giờ đang chưa vợ thấy nó còn đúng hay không, cần update cái chi.
Note: mục đích của ảnh là sự nghiệp, thời bao cấp đó chưa biết khái niệm về hạnh phúc nha.
4. Cú gắp bá đạo
(Ngồi thế này thì đâu có sự cố)
Tới giờ tôi vẫn nhớ anh hàng xóm ở nhà tập thể 5 tầng khu Bách khoa, Hà nội. Ảnh hơn tôi khoảng 6,7 tuổi tóc xoăn, mặt xương nhìn rất manly. Đi làm rồi. Hôm đó dẫn người yêu về ra mắt gia đình. Ăn thì trải chiếu ngồi, ảnh mặc xà lỏn màu đỏ ngồi kiểu 1 chân xếp dưới đất chân kia đầu gối quá tai. Mải ăn mải nói chuyện râm ran nên mới không để ý bị lòi chim ra. Ông già nghịch lấy đũa gắp làm ông con mặt đỏ tía tai dỗi ầm ầm.
Cũng may không sao vì hồi hổi dẫn được người yêu về ra mắt coi như chắc chắn rồi.
Note: thực ra ăn ngồi bệt dưới đất tốt hơn ngồi ghế đó. Chỉ có điều giờ bụng bự quá nên ngồi khó chịu thôi.
3. Ăn nhanh uống lẹ
Hồi ĐH ăn cơm tập thể mâm 6 người, thường có 1 dĩa thịt 5 miếng mỏng như lá, 5 người nhanh tay thì cơm có thịt, người thứ 6 chan nước thịt. Canh thì lõng bõng nước, 1 gắp là hết.
Ăn uống khan hiếm thế nên câu nào cũng trang bị cho mình bát sắt (chén sắt) TQ to gọi là B.52 và có chiến thuật lấy cơm nghiêm túc.
Thường sẽ là chén đầu xới đầy ăn cho lẹ, chén 2 vơi thôi và ăn cũng lẹ còn chén 3 lại xới đầy và giờ thì ăn từ từ vì hết cơm rồi. Chiến thuật này gọi tắt là đầy vơi đầy ứng với 4-2-4 trong bóng đá hoặc có người thì lại thi triển đầy đầy vơi theo dạng 4-4-2...
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thế hệ 5X, 6X tranh ăn ngày nào giờ cũng ông nọ bà kia, tiếp khách giao tế ầm ầm, lễ nghi thông tỏ nhưng tật ăn lẹ vẫn rất khó bỏ, nhớ được 1 lúc rồi quên hoặc cứ quen mồm ăn như máy.
Nhìn các ông này biết ngay xuất thân ăn cơm tập thể thời bao cấp. Vậy tật ăn lẹ có những cái hại chi mà khó bỏ rứa?
Thứ nhứt, ăn vội ăn vàng nhai trệu trạo mấy cái rồi nuốt sẽ làm bao tử phải hoạt động bao sân 1 phần cho cái hàm. Lâu dài rất dễ đau bao tử, mà đau thế thì dễ thối mồm.
Thứ 2, ăn nhồm nhoàn, phùng mang trợn mắt thế mất hết cả phong thái lịch sự, từ tốn. Nam thực như hổ có nghĩa là ăn nhiều chớ không phải là ăn như ăn cướp, ăn sợ đứa khác giành mất phần. Các cụ gọi đây là bức ăn nuốt lưỡi.
Thứ 3, ăn lẹ thế đâm ra có biết thưởng thức món ăn đâu. Thực bất tri kỳ vị như lão Trư nuốt trái đào tiên xong ngẩn ngơ không biết mùi vị nó thế nào. Và ăn nhanh thế cũng dẫn tới là ăn chừng được nửa đường là no rồi chống đũa ngồi nhìn, các món sau ngó. Khi tiếp khách, khách đang muốn nói chuyện thì ông chúi mồm vô ăn, tới khi khách đang ăn thì ông lại hỏi dồn dập
Thứ 4, chị em vốn thực như miu nên hay đánh giá các ông qua lối ăn uống. Ăn uống như rứa sẽ bị họ chê là không tinh tế, thô lậu. Mà NCKH cho biết ăn lẹ thì món ấy các anh cũng lẹ, thô lậu trên bàn ăn thì chả tinh tế trên giường nổi, những cái đó chị em lại nhớ nằm lòng mới nghiệt.
2. Chị Xinh lấy chồng
Mấy hôm nay cả xóm mừng cho chị Xinh lấy được giai giàu. Cách đó chừng năm thì ảnh đã chạy Cub vô xóm.
Ngày đó xe Cub còn hơn căn nhà mặt tiền phố Lạch tray. Nói thế để thấy rằng chàng trai cao giá, rất có giá. Thằng em chị Xinh, trong đội điền kinh của trường cấp 3 đã thử chạy thi với xe và bị chị cằn nhằn phải để cho ảnh thắng không ảnh tự ái.
Anh là thủy thủ sà lan. Ngày đó tài xế xe tải liên vận chạy lào là số 1 của nam, mà chưa chắc ăn được cánh sà lan, đơn giản vì sà lan chở hàng mấy trăm tấn hàng. Tiền bán dầu, tiền buôn hàng, tiền bán hàng chôm trên tàu...đủ món mang lại mức sống còn cao hơn cả CT khu phố (quận).
Mà chị thì như tên, xinh thôi, phốp pháp, dáng đi yểu điệu nên thế là coi như sa hũ nếp. Trở thành thần tượng của xóm, chị sung sướng nói với mấy đứa: lấy chồng thì phải thế chứ em.
Mấy tháng sau chợt thấy chị ngày ngày gánh rau ra chợ bán, chị gánh cũng vẫn yểu điệu lắm nhưng rõ ràng là vất vả mà bụng thì nhú nhú rồi. Khổ thân chị, lấy chồng chưa được tháng thì cả đoàn thủy thủ trên sà lan đó bị bắt khi đang bán bớt hàng mà họ chở.
Các bạn thường nghe 5 anh em trên 1 chiếc xe tăng, còn đây là 5 ae nhà họ Y, một họ nổi tiếng
Anh đầu chính tên là Y, hay còn gọi là Nguyễn Y Vân. Vì là anh cả nên tính không thích thay đổi, cứ theo nếp cũ mà làm.
Kể từ ngày bình dân học vụ thì Ảnh được gọi là I tờ nên làm bất cứ việc gì, ở vị trí nào ảnh cũng i tờ hồn nhiên chỉ biết có tiền. Xem xa con cháu nhà i tờ là đông đảo nhất. Gần đây thì lại muốn đổi thành IT cho sánh vai các nước nhưng thực ra vẫn là i tờ thôi
Hai anh kế là song sinh: anh Ỳ và anh Ý. 2 anh đi học cùng phối hợp làm nên thương hiệu truyền thống của người Việt là thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý. Thầy nói chi, hỏi chi cũng đồng ý nhất trí với thầy, bảo phát biểu thì ỳ ra đó.
Sau đi làm, 2 anh cứ thế, mà lạ sếp rất quý 2 anh, bảo tính tổ chức cao, hay làm hơn nói
Anh thứ tư, tức là a 5 theo lối gọi của người Nam tên Ỷ.
Cái chi anh cũng ỷ, khi ở nhà thì ỷ cha ỷ mẹ. Đi học đánh nhau ỷ vô mấy anh. Đi làm ỷ gia thế, có tiền ỷ tiền, có vợ ỷ vợ...Anh học võ, món chi cũng chê. Nói chúng bay luyện võ hình, võ thế rồi võ tâm võ ý sao bằng tau chơi võ ỷ.
Có gạch tau chơi gạch: 3 năm võ tàu không bằng 1 chầu củ đậu
Còn anh út im im khi nhỏ 7 tuổi còn ỷ đùn nên gọi là anh Ỵ. Như tên, nên đi đâu anh cũng ị, ăn đâu ị đó, làm chi ị đó nên giờ ô nhiễm tùm lum tà la là do a ni
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét