Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

Stalin và trật tự thế giới sau 1945


Stalin thì quá nổi tiếng rồi. Nhưng ổng còn là tay thương lượng quái kiệt, điều này ít người nhắc tới vì phương Tây sau này nhận ra mình bị hố, bị hớ quá nặng trong cú đàm phán lịch sử phân chia thế giới tại Yanta 1945.

Thực ra, trước 45 Stalin đã là nhà thương lượng quái kiệt rồi.

Đó là cuộc thượng lượng với Hitler. Hitler trước 1939 mải mê thu phục các nước châu Âu, đánh Anh, nuốt Pháp. Để làm được điều ấy thì Hitler phải tìm kiếm đồng minh là Ý, Nhật và đồng minh ngầm là LX vì đang đánh mấy ông kia mà LX thọc sườn thì mệt.

Vậy là 2 bên ký hòa ước bí mật, Đức tung quân chiếm nước này thì LX cũng lặng lẽ ôm nước kia. Êm tới mức Hitler lồng lộn lên vì 1 thằng ăn vất vả, còn thằng kia ăn sướng mồm. LX cả thời kỳ đó chỉ vướng hạt sạn Phần lan, dân đó đánh kinh quá.

Sau khi 2 bên chia đôi Ba lan thì Hitler nhận ra phải chiến Stalin thôi vì đây là đối thủ khó nhai nhất.

Vậy làm sao để đánh LX trong khi vẫn đánh Anh. Đức phải tìm cách né Mỹ, không cho Mỹ cớ nhao vô cuộc chiến.

Vô tình lại trúng ý Mỹ, chỉ muốn tọa sơn quan hổ đấu. Cho vay, bán vũ khí, mọi thứ cho Anh nhưng dứt khoát không tham chiến. Mỹ cứ vậy nên Churchill tìm mọi cách để lôi Mỹ vô vòng chiến. Anh đã sắp đặt kỳ công cả 1 kế hoạch Anh Mỹ phối hợp đánh Đức rồi giả bị lộ mà Mỹ vẫn lưỡng lự.

Không ngờ Nhật tính ẩu, tiên hạ thủ vi cường hạm đội 7 của Mỹ. Khi đánh thì nghĩ rằng đánh sập hạm đội này thì Nhật làm chủa TBD, Mỹ chắc không dám làm gì nữa.

Không ngờ tính sai, Mỹ nổi điên nhảy vào vòng chiến. Phe trục sml chỉ còn là thời gian.

Từ đó, Churchill - dưới con mắt của Roosevelt là 1 tay lắm mưu nhiều kế, nham hiểm và TT Mỹ lại rất ghét cái trò thực dân, ổng muốn giải thực trên toàn thế giới.

Chiến thắng gần kề, 3 bên quyết định gặp nhau phân chia thế giới hậu chiến.

Stalin rất khôn ngoan cứ lần lữa câu giờ, tới giờ chót lại chọn nhà mình là Yanta để tổ chức hội nghị. Vậy là hội nghị được tổ chức với:

- Stalin: chủ nhà, có thói quen làm việc ban đêm

- Roosevelt: chủ chi, rất phục Stalin, ghét Churchill và có sức khỏe yếu

- Churchill: kẻ ăn theo, hiểu rõ bài của Stalin nhưng phải nương theo Roosevelt

Chủ nhà thì lợi đủ đường, nghe lén chẳng hạn, phao tin ly gián do đội nhà đông đảo...

Cứ thế, với chiến thuật dằng dai họp đêm, đánh lấn, chia rẽ Mỹ&Anh...kết quả Roosevelt đồng ý hầu hết với những đề nghị quan trọng của Stalin.

Từ vị thế tay chơi thứ 2, sau Roosevelt thì Stalin đã thắng ván bài. Anh tối tăm mặt mũi vì sẽ bị giải thực, Pháp tất nhiên cũng sẽ bị. Với việc phân chia như vậy thì Mao thắng ở TQ cũng chỉ là ngày 1 ngày 2.

Các lãnh tụ phương Tây, giàn trợ lý tinh hoa, không 1 ai nhận ra câu chuyện ấy...đó là 1 điều kỳ lạ...và trật tự thế thới do Stalin vẽ ra, thương lượng thành công tồn tại tới 1989 và chỉ bị sụp đổ bởi chính người trong nhà của mình- chứ không phải thua vì đối thủ.

Ngày nay, những điều Putin đang làm rất giống Stalin đã làm. Đó là thế tuy yếu hơn nhưng do lỳ và quái mà nhận được miếng bánh to hơn.

Xem thêm

(https://nghiencuulichsu.com/2016/03/25/hoi-nghi-yalta-1945-trat-tu-moi-va-ke-thang-nguoi-thua/)

"...Chúng ta hãy bắt đầu bằng nước chủ nhà với nguyên thủ Stalin. Trong suốt cuộc đời thanh niên Stalin thường trực sống trong sự đe dọa của đối thủ chính trị cho nên đã hình thành trong con người ông một bản tính không khoan nhượng. Đối với Stalin, hoặc là liên kết hành động, hoặc là đập tan đối thủ. Thỏa hiệp chưa hề được Stalin coi trọng (xem [19] trang 78).

Khác với Roosevelt và Churchill đã sống trên nhung lụa và theo học các trường tinh hoa (Elite schools) từ thưở nhỏ, Stalin từ lúc vị thành niên đã biết tổ chức các băng đảng khủng bố, đã có kinh nghiệm về những vụ cướp ngân hàng tại quê hương Georgia của ông. Nếu như Stalin ít khi công kích hai đồng minh trong những lần gặp gỡ từ trước, điều đó không có nghĩa rằng Stalin sẵn sàng thỏa hiệp với hai đối tác này, mà chẳng qua đó là một sự tính toán khôn ngoan. Stalin biết rằng để giữ sức bật mạnh của quân đội và để chiến thắng Hitler, Liên Xô hoản toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí khổng lồ từ Hoa Kỳ. Stalin cũng không quên dặn dò các chính quyền lâm thời ở Đông Âu là phải dấu bớt bộ mặt cộng sản cho đến lúc chấm dứt chiến tranh.

Quan tâm hàng đầu của Stalin là chiếm toàn bộ khu vực Đông Âu để làm vòng đai an ninh đồng thời làm bàn đạp để bành trướng sang phía tây. Nơi đó sau khi đẩy lùi quân Đức ra khỏi các nước Đông Âu, Liên Xô đã thiết lập được những chính phủ lâm thời do các nhóm du kích thân cộng sản điều khiển. Anh và Mỹ cũng không dễ dàng gì mà thay đổi được cục diện chính trị ở đây, chỉ có vùng đất còn lại để thương thuyết là lãnh thổ Ba Lan sẽ thế nào? Quan tâm thứ hai của Stalin là việc chia vùng kiểm soát nước Đức. Đối với Stalin, nước Đức từ thế kỷ trước đã trở thành mối đe dọa đối với an ninh Liên Xô, ngoài ra việc bành trướng thế lực sang Tây Âu sẽ dễ dàng hơn nếu Liên Xô khống chế được nước Đức. Sau cùng là chuyện thuần vật chất: bồi thường chiến tranh, tháo gỡ cơ sở công nghiệp, kiểm soát sản lượng than ở vùng Ruhr và Saarland ở phía tây v.v…Những giải pháp chính trị khác chỉ là vấn đề thứ yếu, và Stalin chỉ dùng nó như là để mặc cả với hai nguyên thủ kia mà thôi...."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét